Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 31

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 31

I. Mục đích yêu cầu:

Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung và tính cách nhân vật.

Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

Trả lời được câu hỏi SGK.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục đích yêu cầu: 
Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung và tính cách nhân vật. 
Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. 
Trả lời được câu hỏi SGK.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 
 HS đọc bài “Tà áo dài VN”, trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
2.Bài mới: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó).
Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Vì sao muốn được thoát li?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
Út có dám rải truyền đơn không?// 
Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: //
Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! //
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // 
Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
3. Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa bài văn.
4. Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Chuẩn bị: “Bầm ơi.”
Đọc bài và trả lời câu hỏi 1,2
2 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài.
Học sinh chia đoạn.
1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li)
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm khác báo cáo.
Rải truyền đơn.
Cả lớp đọc thầm lại.
Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Vì Uùt đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng.
Nhiều học sinh luyện đọc.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
Bài văn là một đoạn hồi tưởng lại công việc đầu tiên bà Định làm cho cách mạng. Qua bài văn, ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
TOÁN
PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu: 
 Biết thục hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. BT cần làm 1, 2, 3. 
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Bài cũ :
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) ;	
b) 24,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 75,33 + 86,08
2.Bài mới:
* Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ. 
	- GV ghi bảng :	a – b = c
	+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính và tên gọi các thành phần trong phép tính đó. 
	+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
	+ Một số trừ đ 0 thì bằng mấy? * Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1. 
	- HS đọc yêu cầu của bài tập.
	GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 2 : 
	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
	- GV hỏi: Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không, chúng ta làm thế nào?
	- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa: 
b) HS nhắc lại cách trừ hai phân số, HS làm vào bảng con, GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
c) HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân. GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 3. (HS khá giỏi nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết).
	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
3. Củng cố : 
HS nhắc lại các tính chất của phép trừ
4. Dặn dò :
 Xem lại các bài tập, làm bài tập trong vở bài tập
Chuẩn bị : Luyện tập. Làm các bài tập vào vở chuẩn bị
2 HS thực hiện
- (a – b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a – b cũng là hiệu)
-( bằng 0)
- (một số trừ đi 0 thì bằng chính nó).
- HS tự làm vài vào bảng con.
a) 889972 + 96308 = 986280; 	
b) + = 
c) 3 + = 3	
d) 926,83 +549,67 = 1476,5
- Lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng. 
- HS làm bài trên bảng con.
a)	8923 – 4157 = 4766;	27069 – 9537 = 17532
; ;
- HS làm vào bảng con,
7,284 – 5,596 = 1,688 	0,863 – 0,296 = 0,567
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, sửa.
	a) x + 5,84 = 9,16	b) x – 0,35 = 2,55
	 x = 9,16 – 5,84	 x = 2,55 + 0,35
	 x = 3,32	
CHÍNH TẢ - (nghe – viết)
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục đích yêu cầu: 
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn “Áo dài phụ nữ  chiếc áo dài tân thời” trong bài Tà áo dài Việt Nam. Luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. (BT2, BT3 a)
II. CHUẨN BỊ:Bảng phụ ghi sẵn bảng nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Bài cũ: 
- HS viết: Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động
2.Bài mới:
* Hướng dẫn HS viết chính tả
	+ Trao đổi về nội dung đoạn văn 
- 1 HS đọc đoạn văn. 
- Hỏi: Đoạn văn cho em biết điều gì? 
	+ Hướng dẫn viết từ khó : 
- GV yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn lộn, phân tích và viết vào bảng con.
- GV nhắc các em chú ý những chữ dễ viết sai: 
	+ GV đọc. GV theo dõi, đọc chậm cho HS viết (có thể đánh vần những từ khó đã nêu ở trên để các em viết đúng) 
	+ GV đọc, HS soát lại bài.
	+ GV chấm, chữa bài (7 – 8 em), các em còn lại đổi vở soát lỗi nhau và sửa lỗi. GV nhận xét chung 
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì?
GV giúp đỡ HS khó khăn.
	- Cả lớp nhận xét, sửa chữa bài làm trên bảng:
Bài tập 3. 
	- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
	- GV yêu cầu HS: Em hãy đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương được in nghiêng trong 2 đoạn văn.	- HS tự làm bài vào vở.
- 8 HS nối tiếp nhau lên bảng viết lại các tên. Mỗi HS chỉ viết 1 tên. Cả lớp nhận xét, sửa bài làm trên bảng:
3.Củng cố: 
HS viết lại những từ hay viết sai.
4. Dặn dò:
 Chuẩn bị: học thuộc bài Bầm ơi đoạn “Ai về thăm mẹ  tái tê lòng bầm”, viết từ khó, làm luyện tập vào vở chuẩn bị.
- Học sinh viết
- Đoạn văn tả về đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam.
- ghép liền, bỏ buông, thế kỉ XX, cổ truyền.
- HS viết bài
-Điền tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp; viết hoa cac 1tên ấy cho đúng.
- HS làm vào vở , 1 HS làm trên bảng phụ.
a) - Giải nhất: Huy chương vàng.
 - Giải nhì: Huy chương bạc.
 - Giải ba: Huy chương đồng.
 b) – Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ nhân dân.
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ ưu tú.
c) – Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày vàng, Quả bóng vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày bạc, Quả bóng bạc.
-Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Huy chương đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b) Huy chương đồng, Giải nhất tuyệt đối. Huy chương vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
Kể được một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương
Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
Biết giữ gìn, bảo vệ TN thiên nhiên phù hợp khả năng
KNS: GD các kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin ; Tư duy phê phán ; Ra quyết định và trình bày suy nghĩ
II. CHUẨN BỊ:
	- Phiếu bài tập (HĐ 1), phiếu thực hành (HĐ 4), Bảng phụ (HĐ 1, HĐ 3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Bài cũ:
Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì?
	2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- HS làm việc cá nhân trên phiếu bài tập. xác định việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2 HS làm bài
- 1 HS làm trên bảng phụ.
Các việc làm
Bảo vệ tài nguyên
Không bảo vệ tài nguyên
Khai thác nước ngầm bừa bãi
x
Đốt rẫy làm cháy rừng 
x
Phun nhiều thuốc trừ sâu trên đất trồng
x
Vứt rác th ... 
- HS phát biểu, GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung và nhận xét về thành phần của môi trường địa phương.
- HS trình bày ý tưởng hoặc tranh của mình vẽ trước lớp. GV tuyên dương những HS có ý tưởng hay.
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT
DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ - NGHE NHẠC
I. MỤC TIÊU: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- HS nghe bài hát Em đi giữa biển vàng, nhạc Bùi Đình Thảo, lời Nguyễn Khoa Đăng – Bùi Đình Thảo.
II. CHUẨN BỊ:
	HS: Tự sáng tạo một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ : 
 HS hát bài hát Dàn đồng ca mùa hạ.
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Dàn đồng ca mùa hạ 
- HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV sửa lại những chỗ sai, thể hiện sự rộn ràng, trong sáng của bài hát.
- HS xung phong hát kết hợp vận động theo nhạc. GV chọn 2 – 3 em có động tác phù hợp với nội dung bài hát hướng dẫn mẫu cho cả lớp làm theo.
* Hoạt động 2: Nghe nhạc 
- GV giới thiệu bài hát Em đi giữa biển vàng là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX. Bài hát được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ từ bài thơ của tác giả Nguyễn Khoa Đăng. Bài hát có giai điệu mềm mại, uyển chuyển miêu tả rất sinh động về hình ảnh thanh bình, tươi đẹp của cánh đồng lúa quê hương..
3. Củng cố:
HS đọc lại bài TĐN số 7, số 8.
4.Dặn dò:
 Tập hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. Đọc lại bài TĐN số 7, số 8. 
Chuẩn bị : Đọc trước bài át Đi ta đi lên.
2 Học sinh
- Từng tổ trình bày bài hát.
- Cá nhân trình bày bài hát.
- HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnhxướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm::
+ Đồng ca: Chẳng nhìn thấy  màn xanh lá dày.
+ Lĩnh xướng: Tiếng ve ngân trong veo  bao niềm tha thiết.
+ Đồng ca: Lời ve ngân  nền mây biếc xanh.
+ Lĩnh xướng: Dàn đồng ca . ve ve ve. 
- Cả lớp hát kết hợp vận động.
- HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
- HS nghe lần thứ nhất.
- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
- HS nói về những hình ảnh đẹp trong bài hát.
- HS nghe lần thứ hai: HS có thể kết hợp với các hoạt động: hát hoà theo, vẽ tranh (đơn giản) diễn tả cảm nhận về bản nhạc, vận động theo nhạc như đu đưa, lắc lư, nhún nhảy, múa, gõ nhịp 
SINH HOẠT 
ĐÁNH GIÁ TUẦN 31
I. Đánh giá tình hình trong tuần 31.
- HS lễ phép với mọi người.
- Tuyên dương những em học tốt trong tuần.
- Nhắc nhở HS chưa chuẩn bị bài tốt.
- Nghỉ học không xin phép. 
- Hay nói chuyện trong giờ học.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ 
- Vệ sinh cá nhân chưa tốt.
I. Kế hoạch tuần 32:
- Khắc phục lỗi ở tuần 31.
- Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ	
- Rèn luyện chữ viết hàng ngày 
- Giữ trật tự trong giờ học.
- Ăn mặt sạch sẽ gọn gàng 
- Thực hiện tốt phịng chống bệnh theo mùa.
_______________________________
KĨ THUẬT
LẮP RÔ - BỐT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 HS cần phải: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rèn tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
II. CHUẨN BỊ: Mẫu đã lắp sẵn; bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ: Nêu trình tự các bước lắp máy bay trực thăng.
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: HS thực hành lắp rô-bốt 
	a) Chọn chi tiết.
- GV kiểm tra việc chọn các chi tiết của HS.	
 b) Lắp từng bộ phận
	- GV nhắc HS quan sát kĩ từng hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
	- Trong quá trtình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc nhở HS cần lưu ý những điểm sau: 
	+ Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô-bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau. Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ hình 5a và chú ý lắp hai tay đối nhau.
	+ Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau. 
- HS thực hành lắp theo nhóm (tuỳ theo tình hình chuẩn bị của lớp, GV chia nhóm cho phù hợp). GV theo dõi và uốn nắn cho những nhóm còn lúng túng. (nếu còn thời gian, có thể cho HS luân phiên nhau thực hiện)
	c) Lắp rô-bốt (Hình 1 SGK)
	- HS lắp rô-bốt theo các bước trong SGK. GV nhắc HS chú ý khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô-bốt.
* Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm. 
	- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
	- GV nhắc những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK. Mỗi nhóm cử ra 1 bạn để đánh giá sản phẩm của bạn.
	- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức : hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những nhóm hoàn thành sớm, sản phẩm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
	- HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
	3. Củng cố: 
HS nhắc lại các bước lắp rô-bốt.
	4. Dặn dò: Xem lại trình tự các bước lắp rô-bốt.Mang theo bộ lắp ghép .
- 2 Học sinh
- HS nêu tên và chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng trong SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp
- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô-bốt.
- Học sinh lắng nghe
- HS thực hành lắp
- HS thực hành lắp
- 2 học sinh
LUYỆN TOÁN
	ÔN BÀI PHÉP CHIA 
I. Mục tiêu: 
Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhẩm, trong giải bài toán. 
II. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập.
 * Ôn tập về phép chia. 
- GV ghi bảng :	a : b = c
+ Phép tính trên được gọi là phép tính gì? Hãy nêu tên các thành phần của phép tính.
+ Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0. 
Bài 1. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào?	
+ Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không.	
- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 2 : 	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
	- HS nhắc lại quy tắc chia hai phân số
Bài 3. 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS nhắc lại chia nhẩm cho 0,1; 0,001; 0,25; 0,5.
Bài 4. (HS khá giỏi làm)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phép tính chia có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thường (c).
- Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó 	a : 1 = a 
- Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1. 	a : a = 1
- Số 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0	0 : b = 0 (b0)
- Trong phép chia có dư	a : b = c (dư r), ta có a = b c + r (0 < r < b)
-  thực hiện phép chia rồi thử lại để kiểm tra xem phép tính đúng không.
- Muốn kiểm tra một phép tính chia có đúng hay không ta làm như sau: Nếu là phép chia hết thì lấy thương nhân với số chia được tích là số bị chia thì phép chia đúng, nếu khác là phép chia sai. Nếu là phép chia có dư thì lấy tích của thương và số chia cộng với số dư được kết quả là số bị chia là phép chia đúng, kết quả khác số bị chia thì phép chia sai.
- HS tự làm vài vào bảng con.
a) 8192 : 32 = 256; 	
5335 : 42 = 365 dư	 5	
b) 75,95 : 3,5 = 21,7	
97,65 : 21,7 = 4,5	
- HS làm vào bảng con. Cả lớp nhận xét, sửa. 
	a)	b) 
- HS nêu kết quả. Cả lớp nhận xét. 
a) 25 : 0,1 = 250; 	48 : 0,01 = 4800;	95 : 0,1 = 950; 25 10 = 250	
 48 100 = 4800	72 : 0,01 = 7200
	b)	11 : 0,25 = 44	 32 : 0,5 = 64	75 : 0,5 = 150 11 4 = 44	
 32 2 = 64	 125 : 0,25 = 500
- HS tự làm bài vào vở. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, sửa:
a) ;
b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0.75 = 10;
(6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0.75
= 8,32 + 1,68 = 10
PĐ TOÁN
ÔN PHÉP NHÂN
 I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng tính nhẩm, giải bài toán.
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v Hoạt động 1: Hệ thống các tính chất phép nhân.
-Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép nhân: +Tính chất giao hoán
+Nhân 1 tổng với 1 số
+ Phép nhân có thừa số bằng 1
+ Phép nhân có thừa số bằng 0
 Giáo viên ghi bảng.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Học sinh nhắc lại quy tắc nhân phân số, nhân số thập phân.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
Bài 2: Tính nhẩm
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10 ; 100 ; 1000 và giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
-Yêu cầu HS làm bài miệng.
Bài 3: Tính nhanh
Học sinh đọc đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở và sửa bảng lớp.
Bài 4: Giải toán
GV yêu cầu học sinh đọc đề.
a ´ b = b ´ a
(a ´ b) ´ c = a ´ (b ´ c)
(a + b) ´ c = a ´ c + b ´ c
	1 ´ a = a ´ 1 = a
	0 ´ a = a ´ 0 = 0
Học sinh đọc đề.
3 em nhắc lại.
-3 Học sinh làm bài trên bảng lớp, lớp làm vào nháp.
Học sinh nhắc lại.
	3,25 ´ 10 = 32,5
	3,25 ´ 0,1 = 0,325
	417,56 ´ 100 = 41756
	417,56 ´ 0,01 = 4,1756
Học sinh vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập 3.
a/	2,5 ´ 7,8 ´ 4
	= 	2,5 ´ 4 ´ 7,8
	= 	 10 ´ 7,8 
	= 	 78
b/	8,35 ´ 7,9 + 7,9 ´ 1,7
	= 	7,9 ´ (8,3 + 1,7)
	= 	7,9 ´ 10,0 
	=	 79
Học sinh đọc đề.
Học sinh xác định dạng toán và giải.
	Tổng 2 vận tốc:
	48,5 + 33,5 = 82 (km/giờ)
	Quãng đường AB dài:
	1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
	82 ´ 1,5 = 123 (km)
	ĐS: 123 km
Ngày tháng 4 năm 2012
Tổ trưởng (kí duyệt) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31- tu.doc