I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn .
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống ,khát vọng hoà bình của trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
*KNS: Xác định giá trị và thể hiện sự cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Lòng dân (đọc phân vai) và trả lời câu hỏi.
1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
3. Bài mới:
TUẦN 4 Thứ 2, ngày 21/ 9 / 2011 TËp ®äc: Tiết 7 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn . - Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống ,khát vọng hoà bình của trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) *KNS: Xác định giá trị và thể hiện sự cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Lòng dân (đọc phân vai) và trả lời câu hỏi. 1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng. HĐ 1: Luyện đọc:(10 phút) +Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp. +Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 4 đoạn như SGK) với các bước đọc sau: *Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp ( lặp lại 2 vòng). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 vòng). * Gọi 1 HS đọc toàn bài. +GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:(10 phút) -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi 1SGK. -GV nhận xét và chốt lại và nêu thêm: Ngoài các số liệu tính đến năm 1951. Đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa-da-cô và sau đó còn tiếp tục. – GV chốt ý 1: Ý 1: Hậu quả 2 quả bom nguyên tử Mĩ ném xuống Nhật Bản. -Yêu cầu HS theo nhóm 2 em đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 2 SGK: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? -Yêu cầu HS nêu ý 2. –GVnhận xét (kết hợp cho HS quan sát tranh) và chốt ý. Ý 2: Khát vọng sống của Xa-da-cô -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK. -Yêu cầu HS nêu ý 3. - GV nhận xét chốt lại và rút ý 3. Ý 3: Ước vọng hòa bình của HS thành phố Hi-rô-si-ma. H: Câu chuyện muốn nói điều gì? – GV chốt và ghi Nội dung : -1 HS khá đọc, lớp đọc thầm. -HS Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. -HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp. -1 HS đọc toàn bài. -HS đọc thầm đoạn 1 và 2; trả lời câu hỏi 1SGK, HS khác bổ sung. -HS nhận xét rút ý 1. - HS đọc thầm đoạn 3; trả lời câu hỏi 1SGK, HS khác bổ sung. -HS nhận xét rút ý 2. -HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK – rút ý 3. -Trả lời câu hỏi – rút ND -Đọc ND HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:(10 phút) a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn: * Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn. * GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. b)Hướng dẫn cách đọc kĩ đoạn 3: *Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu. Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. * Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi). -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. -HS đọc từng đoạn, HS khác nhận xét cách đọc. -Quan sát và nghe GV đọc. -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. -HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 4. củng cố: - Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu ND To¸n: tiết 16 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ) - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị “ hoặc “Tìm tỉ số “ . II. Chuẩn bị: GV: Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. Tổng của 2 số bằng 760. Tìm hai số đó biết số thứ nhất bằng số thứ hai. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Giới thiệu bài. HĐ 1: Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ:(10 phút) -GV treo bảng phụ có viết sẵn viết sẵn nội dung ví dụ, yêu cầu HS đọc. Thời gian 1 giờ 2 giờ 3 giờ Quãng đường đi được 4km 8km 12km - Yêu cầu HS nhận xét về: Quãng đường đi được trong thời gian tương ứng. -GV nhận xét và chốt lại: Một giờ đi được 4km, 2 giờ (thời gian gấp lên 2 lần) thì đi được 8km (quãng đường đi được gấp lên 2 lần), 3 giờ (thời gian gấp lên 3 lần) thì quãng đường đi được 12km (quãng đường đi được gấp lên 3 lần). H: Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được? -GV chốt lại: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. -GV nêu bài toán ở sgk/19 – Yêu cầu HS đọc đề toán, tìm hiểu cái đã cho cái phải tìm. -Yêu cầu 1 em lên bảng tóm tắt, lớp tóm tắt vào giấy nháp – GV chốt lại như tóm tắt ở sgk. -Yêu cầu HS suy nghĩ tìm ra cách giải và trình bày cách giải. Nếu HS lúng túng GV có hể gợi ý: Muốn biết 4 giờ đi được mấy ki-lô-mét, ta phải biết 1 giờ ô tô đi được. Hay là thời gian 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. - GV nhận xét và chốt lại: Tóm tắt: 2giờ : 90km 4giờ : ? km Bài giải Cách 1: Cách 2: 1 giờ ô tô đi được: 4 giờ gấp 2 giờ số lần: 90 : 2 = 45(km) 4 : 2 = 2 (lần) 4 giờ ô tô đi được: 4 giờ ô tô đi được: 45 x 4 = 180(km) 90 x 2 = 180 (km) Đáp số: 180 km Đáp số: 180 km Cách 1: Bước tính thứ nhất là bước rút về đơn vị. Cách 2: Bước tính thứ nhất là bước tìm tỉ số. H: Đối với dạng toán tỉ lệ ta có các cách giải nào? GV chốt: Có 2 cách giải, cách giải thứ nhất dùng bước rút về đơn vị; cách thứ hai dùng bước lập tỉ số. HĐ 2: Luyện tập – thực hành:(20 phút) -Yêu cầu HS đọc, xác định cái đã cho cái phải tìm của bài toán và tìm cách giải phù hợp cho bài toán (HS có thể giải toán bằng một trong 2 cách trên) -GV nhận xét từng bài HS làm, chấm điểm và chốt cách làm: Bài 1: Tóm tắt: 5m : 80 000 đồng 7m : đồng ? Bài giải. Mua 1m vải hết số tiền là : 80 000 : 5 = 16 000 (đồng Mua 7m vải hết số tiền là : 16 000 x 7 = 112 000 (đồng ) Đáp số : 112 000 đồng Bài 2: (Dành cho HS khá giỏi ) Tóm tắt : 3 ngày : 1200 cây 12 ngày : .. cây? Bài giải: Trong 1 ngày trồng được số cây là : 1200 : 3 = 400 (cây) Trong 12 ngày trồng được số cây là: 400 x 12 = 4800 (cây) Đáp số : 4800 cây. . -HS đọc. -HS quan sát nhận xét, HS khác bổ sung. -HS trao đổi nhóm 2 em, sau đó trả lời, nhóm khác bổ sung. -HS đọc đề toán, tìm hiểu cái đã cho cái phải tìm. -1 em lên bảng tóm tắt, lớp tóm tắt vào giấy nháp. -HS trao đổi nhóm 2 em tìm cách giải bài toán. -HS trình bày cách giải của mình trước lớp, nhóm khác bổ sung thêm cách giải. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS nhắc lại. -HS đọc, xác định cái đã cho cái phải tìm của bài toán và tìm cách giải phù hợp cho bài toán. -Thứ tự HS lên bảng tóm tắt và giải, HS khác làm vào vở. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng sửa sai. 4. Củng cố ,dặn dò ChÝnh t¶ : tiết 4 ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ (nghe – viết) I. Mục đích, yêu cầu: - Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi đấu thanh trong tiếng có ia ,iê, (BT2, BT3) II. Chuẩn bị: HS: Vở chính tả, SGK. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng viết các từ: nhiều, của và nhận xét vị trí của dấu thanh trong tiếng có âm chính là nguyên âm đôi. 3. Dạy – học bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu tiết học. HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.(7 phút) -Gọi 1 HS đọc bài: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ (ở SGK/38) - GV hỏi để tìm hiểu nội dung và cách viết đoạn văn: H: Tại sao người lính gốc Bỉ lại có tên Phan Lăng? Ông là con người như thế nào? (Ông là người lính gốc Bỉ làm trong quân đội Pháp, bất bình với cuộc chiến tranh phi nghĩa và chạy sang hàng ngũ quân đội ta lấy tên là Phan Lăng. Có lần anh bị Pháp bắt, chúng dụ dỗ nhưng ông không khuất phục bèn đưa ông về giam ở Pháp, năm 1986 ông và con trai trở lại thăm Việt Nam). -Yêu cầu HS đọc thầm, chú ý đọc kĩ các từ phiên âm: Phrăng-Đơ Bô-en, các từ khó viết : khuất phục, xâm lược, dụ dỗ. -Gọi 1 HS lên bảng viết các từ: Phrăng-Đơ Bô-en, khuất phục, xâm lược, dụ dỗ.HS khác viết vào giấy nháp. - GV nhận xét các từ HS viết. HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.(18 phút) -Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai. -GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. -GV đọc từng câu hoặc chia nhỏ câu thành các cụm từ cho HS viết , mỗi câu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt. -GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. - GV chấm bài của tổ 4, nhận xét cách trình bày và sửa sai. HĐ3: Làm bài tập chính tả.(7 phút) Bài 2: -Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập, nêu 2 tiếng in đậm: nghĩa, chiến. -GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 2 em với nội dung: * Điền tiếng nghĩa và chiến vào mô ... t dùng từ ngữ , hình ảnh gợi tả trong bài văn . II. Chuẩn bị: III. Các hoạt dạy và học chủ yếu: 1.Ổn định. Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trình bày. Đọc đoạn văn tả cơn mưa. 3.Dạy – học bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài a) Xác định yêu cầu đề bài: -Yêu cầu HS đọc các đề ở SGK. H: Em chọn đề nào? Đề bài yêu cầu tả gì? Trọng tâm đề bài là gì? b) Tìm ý lập dàn ý: - Gọi 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một bài văn tả cảnh. - GV nhắc HS chú ý: + Phần mở bài nên giới thiệu cảnh thật tự nhiên. Phần thân bài chú ý tìm cách diễn đạt để người đọc hình dung được cảnh thật sinh động cụ thể, mỗi ý mỗi chi tiết, mỗi đặc điểm của cảnh em cần tìm từ ngữ tả âm thanh, màu sắc, đường nét của cảnh, sử dụng phương pháp so sánh, nhân hoá phù hợp. Phần kết bài nên viết ngắn hơn nêu được tình cảm của mình với cảnh được tả. HĐ2: HS làm bài -Yêu cầu HS làm bài vào vở. -GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài. -Yêu cầu HS đọc lại bài, sửa lỗi và hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách: gạch chân từ viết sai, viết ra ngoài lề trang giấy. -HS đọc các đề ở SGK. -HS nêu đề mình chọn và xác định trọng tâm đề bài. -HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. -Lắng nghe nắm bắt GV hướng dẫn cách làm bài. - HS làm bài vào vở. -HS đọc lại bài, sửa lỗi và hoàn chỉnh đoạn văn. 4. Củng cố - Dặn dò Khoa häc: tiết 8 VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh , bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì . - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì . *KNS: Kỉ năng nhận thức về những việc nên lamfvaf không nên làm để giử vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe, thể chất tuổi dậy thì. Kỉ năng xác định giá trị bản thân, tự chăm sóc cơ thể Kỉ năng quản lí thời gian và thuyết trình ki chơi trò chơi tập làm diễn giả II. Chuẩn bị: - Hình trang 18, 19 SGK. - Phiếu học tập cá nhân. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1.Ổn định nề nếp đầu giờ 2.Kiểm tra: Gọi HS trả lời câu hỏi: HS1: Trình bày đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi vị thành niên? HS2: Trình bày đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi trưởng thành? HS3: Trình bày đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi già? 3.Dạy – học bài mới: -GV giới thiệu bài–ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. (10 phút) Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì. -GV nêu: Ở tuổi dậy thì các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh có thể gây ra mồ hôi, mùi khó chịu. Đặc biệt da mặt trở nên nhờn. Chất nhờ làm cho vi khuẩn phát triển tạo thành mụn. Vậy: H: Ở tuổi dậy thì, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá? -Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời mỗi em mỗi ý ngắn gọn. -GV nhận xét và chốt lại: Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hằng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo, -GV yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm. -Yêu cầu HS làm bài ở vë bµi tập -Tổ chức cho HS trình bày kết quả , GV nhận xét và chốt lại. HĐ 2:Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì.(10 phút) Mục tiêu: HS xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì. -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi sau: *Nêu nội dung từng hình ở SGK trang 19. * Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì? -Tổ chức cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. -GV nhận xét và chốt lại. *Hình 4: vẽ 4 bạn, mỗi bạn: tập võ, đá bóng, chạy, đánh bóng chuyền. Hình 5: Vẽ một bạn đang khuyên bạn khác không nên xem loại phim không lành mạnh, không phù hợp lứa tuổi. Hình 6: Vẽ các loại thức ăn bổ dưỡng. Hình 7: Vẽ các chất gây nghiện. *Ở tuổi vị thành niên, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, cơ thể chúng ta có nhiều biến đổi về thể chất và tâm lý. Các em cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng chất gây nghiện như: thuốc lá, rượu bia, ma túy; không xem phim, tranh ảnh, sách báo không lành mạnh. -Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết ở SGK. -HS lắng nghe. -HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời, HS khác bổ sung. -HS nêu tác dụng của từng việc làm. -HS trình bày nội dung đã làm, HS khác bổ sung. -HS hoạt động theo nhóm bàn, quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung. -HS đọc mục bạn cần biết ở SGK. 4. củng cố- dặn dò: -Gọi 1 HS đọc phần bạn cần biết ở SGK. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS thực hiện những việc nên làm của bài học. Aâm nhạc. Tiết 4 Học hát bài HÃY GIỮ CHO EM BẦU XANH I. MỤC TIÊU : - Hs biết hát theo giai điệu và lời ca . - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát . * Mục tiêu riêng : - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Đàn organ, thanh phách, tranh bài hát. 2. Học sinh :sgk âm nhạc. III. TIẾN TRÌH DẠY - HỌC : Nội dung 1.Ổn định lớp, kt sỉ số 2.Kiểm tra bài củ: Hát bài “Reo vang bình minh” Nd1: Học hát bài:“Hãy giữ cho em bầu trời xanh” Nd2: Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát Hoạt động của giáo viên -Cho hs giử tt, kt sỉ số hs - Gọi 4 hs lên bảng hát - Giới thiệu bài hát - Ghi tựa bài và lời bài hát lên bảng. - Cho hs đọc lời ca -Cho hs khởi động giọng - Hát mẫu bài hát - Dạy hát từng câu ngắn - Cho hs hát lại cả bài . -Hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách. - Hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp - Hướng dẫn hs hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca Hoạt động của học sinh - Giử trật tự, điểm danh - 4 hs thực hiện - Nghe gv giới thiệu bài - Mở sách đọc thầm lời ca . - Đọc lời ca - Khởi động giọng - Nghe gv hát mẫu - Tập hát từng câu - Hát lại cả bài. - Tập hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách. - Tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Tập hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. IV. CŨNG CỐ - DẶN DỊ : - Cho hs nhắc lại nội dung tiết học - Dặn hs về nhà học thuộc bài hát, tập gõ đệm theo phách, nhịp. - Nhận xét tiết học : Kü thuËt: tiết 4 Thªu dÊu nh©n (TiÕt 2) I. Mơc tiªu : - Tiếp tục giúp HS biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được mũi thêu dấu nhân . Các mũi thêu tương đối đều nhau .Thêu được ít nhất năm dấu nhân. - Với HS khéo tay: + thêu được ít nhất tám dấu nhân .Các mũi thêu đều nhau .Đường thêu ít bị dúm + Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản . II. ChuÈn bÞ : HS: Sản phẩm tiết trước, kim, chỉ màu, phấn vạch, thước. III. Lªn líp : 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (khoảng 3-5 phút) : Kiểm tra dụng cụ tiết học. 3. Dạy – học bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học. HĐ 3: HS thực hành: (khoảng 25-30 phút) - Yêu cầu HS nhắc lại hai bước thêu dấu nhân– GV nhận xét và chốt lại: *Bước 1: Vạch dấu đường thêu dấu nhân: Cắt vải, vạch dấu hai đường thêu song song trên vải cách nhau 1cm. *Bước 2: Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu (thêu theo chiều từ phải sang trái). - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và nhận xét. -GV nhắc nhở thêm: Trong thực tế, kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng hoặc kích thước của mũi thêu các em đang học. Do vậy, sau khi học thêu dấu nhân ở lớp, nếu thêu trang trí trên áo, váy, túi áo, các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp. - GV cho HS thực hành thêu dấu nhân (khoảng 25 phút) - GV quan sát, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng kĩ thuật. -Cuối tiết GV cho HS trưng bày sản phẩm – - Nhận xét ,đánh giá 4. củng cố – Dặn dò: (khoảng 2-3 phút ) -HS nhắc lại hai bước thêu dấu nhân. -HS quan sát, theo dõi. -HS theo dõi lắng nghe. -HS thực hành thêu dấu nhân (khoảng 25 phút). -HS quan sát, nêu nhận xét. Sinh hoạt SINH HOẠT CUỐI TUẦN 4 I. Mục tiêu: -Đánh giá các hoạt động trong tuần 4, đề ra kế hoạch tuần 5. -HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 4 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên - Ý kiến các thành viên. -Lớp trưởng nhận xét chung. -GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: + Hạnh kiểm: Đi học đúng giờ; xếp hàng thể dục khi ra về nhanh chóng, không ăn quàû. Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học như: .... + Học lực: Đã có sự chuẩn bị bài, học bài cũ khá tốt. Một vài em còn chưa cố gắng +Công tác đội: -Tham gia vµ ho¹t ®«ng ®éi tèt 2. Phương hướng tuần 5 : + Ổn định, duy trì mọi nề nếp . + Phát động hoa điểm 10. + Duy trì phong tràorèn chữ giữ vở. + Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập. Chuyên môn kí duyệt
Tài liệu đính kèm: