Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 06

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 06

 TOÁN

Tiết 17: Số 7

A. MỤC TIÊU: Giúp hs:

- Có khái niệm ban đầu về số 7.

- Biết đọc, viết các số 7. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 7; nhận biết các số trong phạm vi 7; vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Các nhóm có đến đồ vật cùng loại.

- Mỗi chữ số 1 đến 7 viết trên một tờ bìa.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 06", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
 Toán
Tiết 17: Số 7
A. Mục tiêu: Giúp hs:
- Có khái niệm ban đầu về số 7.
- Biết đọc, viết các số 7. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 7; nhận biết các số trong phạm vi 7; vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Các nhóm có đến đồ vật cùng loại.
- Mỗi chữ số 1 đến 7 viết trên một tờ bìa.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ:(5phút)
 Số?
6
2
1
6
1
- Gv nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới:(34phút)
 1. Giới thiệu số 7:
* Bước 1: Lập số 7.
- Gv cho hs quan sát tranh nêu: Có 6 em đang chơi cầu trượt, một em khác chạy tới. Tất cả có mấy em?
- Cho hs lấy 6 hình tròn, rồi lấy thêm 1 hình tròn và nêu: 6 hình tròn thêm 1 hình tròn là 7 hình tròn.
- Tương tự gv hỏi: 5 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính?
- Gv hỏi: có bảy hs, bảy chấm tròn, bảy con tính, các nhóm này đều chỉ số lượng là mấy?
*Bước 2: Gv giới thiệu số 7 in và số 7 viết.
- Gv viết số 7, gọi hs đọc.
* Bước 3: Nhận biết số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- Cho hs đếm các số từ 1 đến 7 và ngược lại.
- Gọi hs nêu vị trí số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
2. Thực hành:
a. Bài 1: Viết số 7.
b. Bài 2: Số ?
- Cho hs quan sát hình đếm và điền số thích hợp.
- Gọi hs chữa bài.
c. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi hs nêu cách làm.
- Yêu cầu hs tự viết các số vào ô trống.
- Đọc bài và nhận xét.
d. Bài 4: (>, <, =)?
- Yêu cầu hs so sánh các số rồi điền dấu thích hợp.
- Đọc lại bài và nhận xét.
Hoạt động của hs
- 2 hs làm bài.
- Vài hs nêu.
- Hs tự thực hiện.
- Hs nêu
- Vài hs nêu.
- Hs đọc.
- Vài hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Hs tự viết.
- 1 hs nêu yc.
- Hs làm bài.
- 2 hs nêu.
- 1 hs nêu yc.
- 1 hs nêu.
- Hs tự làm bài.
- 4 hs lên bảng làm.
- Hs đọc và nhận xét.
- 1 hs nêu yc.
- Hs tự làm bài.
- Vài hs thực hiện.
III- Củng cố, dặn dò:(3phút)
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà làm bài tập.
.................................................................................................................................
Tuần 6..
Tự nhiên và xã hội
Bài 5: Giữ vệ sinh thân thể
A- Mục tiêu: Giúp hs:
 - Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, tự tin.
- Biết việc nên làm và ko nên làm để da luôn sạch sẽ.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
B- Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong bài 5.
- Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
* Khởi động: Cho hs hát bài: Chiếc khăn tay
- Yêu cầu hs xem và nhận xét bàn tay ai sạch và chưa sạch.
- Gv giới thiệu bài và ghi đầu bài.
1. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu hs nhớ và kể lại những việc đã làm hằng ngày để giữ sạch thân thể, quần áo... cho bạn nghe.
- Kết luận: Hằng ngày các em đã làm nhiều việc để giữ vệ sinh thân thể: Rửa mặt, tắm, gội...
2. Hoạt động 2: Làm việc với sgk
+ Cho hs quan sát hình ở trang 12 và 13 sgk, hãy chỉ và nói việc làm của các bạn trong từng hình.
+ Yêu cầu hs nêu rõ việc nào đúng, việc nào sai. Tại sao?
- Gọi hs trình bày trước lớp.
- Kết luận: Tắm, gội bằng nước sạch và xà phòng; thay quần áo, nhất là quần áo lót; rửa chân, tay,...
3. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Gv hỏi: + Hãy nêu các việc cần làm khi tắm.
 + Nên rửa tay khi nào?
 + Nên rửa chân khi nào?
- Kết luận: Khi tắm cần chuẩn bị nước sạch, xà phòng, khăn tắm... 
Hoạt động của hs
- Cả lớp hát.
- Hs quan sát theo cặp và nhận xét.
- 3 hs nhắc lại đầu bài.
- Nhiều hs kể trước lớp.
- Hs thảo luận theo cặp.
- Hs đại diện trình bày trước lớp.
- Vài hs nêu.
- Vài hs nêu.
- Vài hs nêu.
C- Củng cố, dặn dò:(5phút)
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn hs thực hiện theo bài họ
Tuần 7
Học vần
Bài 27: Ôn tập
A. Mục đích, yêu cầu:
- Hs biết đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: p- ph, nh, g, gh, q- qu, gi, ng, ngh, y, tr.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể tre ngà.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng ôn nh sgk.
- Tranh minh hoạ bài học.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I- Kiểm tra bài cũ: : (5/)
- Cho hs viết: y tá, tre ngà.
- Gọi hs đọc: + y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.
 + bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới: : (35/)
1. Giới thiệu bài: 
- Cho hs nêu các âm đã học trong tuần.
- Gv ghi bảng ôn.
2. Ôn tập: : (15/)
a, Các chữ và âm vừa học:
- Cho hs chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.
- Gv đọc chữ cho hs chỉ bảng.
b, Ghép chữ thành tiếng:
- Cho hs đọc các chữ đợc ghép trong bảng ôn.
- Cho hs đọc các các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang.
c, Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho hs tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhà ga, quả nho, tre già, ý nghĩ.
- Gv sửa cho hs và giải thích 1 số từ.
d, Tập viết:
- Cho hs viết bảng: tre già, quả nho 
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
Tiết 2
3. Luyện tập: : (5/)
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài tiết 1
- Quan sát tranh nêu nội dung tranh.
- Cho hs luyện đọc câu ứng dụng: 
 quê bé hà có nghề xẻ gỗ,
 phố bé nga có nghề giã giò.
b. Kể chuyện: Thỏ và s tử.
Hoạt động của hs
- 2 hs viết bảng.
- 2 hs đọc.
- Nhiều hs nêu.
- Hs thực hiện.
- Vài hs chỉ bảng.
- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs đọc cá nhân.
- Hs lắng nghe.
- Hs viết bảng con.
- Vài hs đọc.
- Hs quan sát và nêu.
- Hs đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Gv giới thiệu: Câu chuyện tre ngà có nguồn gốc từ truyện Thánh Gióng. 
- Gv kể chuyện có tranh minh hoạ.
- Gv tổ chức cho hs thi kể theo tranh.
- Gv tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa: Tuyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam.
c. Luyện viết:
- Cho hs luyện viết bài trong vở tập viết.
- Gv quan sát, nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs theo dõi.
- Đại diện nhóm kể thi kể.
- Hs lắng nghe.
- Hs viết bài
III- Củng cố, dặn dò: : (5/)
- Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.
- Cho hs tìm chữ và tiếng vừa ôn.
- Dặn hs về nhà đọc lại bài.
tuần 8
NS: T7/26/09/2009
Thứ ba / 29/09/2009
Học vần 
Bài28: Ôn tập âm và chữ ghi âm
A- Mục đích, yêu cầu:
 - Hs đọc và viết được các âm, chữ ghi âm đã học trong 6 tuần qua.
- Đọc được chắc chắn các từ và câu ứng dụng trong các bài đã học.
B- Đồ dùng dạy học:
	Bảng ôn tập có chữ ghi âm đã học.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: : (5/)
- Kể lại câu chuyện: Tre ngà
- Gv nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới: : (35/)
1. Ôn các âm đã học:
- Yêu cầu hs viết các âm đã học từ tuần 1 đến tuần 6.
- Gọi hs trình bày trước lớp.
- Gv đưa bảng ôn đã chuẩn bị.
- Yêu cầu hs tự so sánh với nhóm mình.
- Gọi hs đọc các âm trên bảng ôn.
2. Ôn chữ ghi âm:
- Cho hs đọc nhẩm bảng chữ mẫu.
- Cho hs viết chữ ghi âm.
3. Trò chơi: Ghép chữ
- Gv đọc các tiếng cho hs ghép.
- Gv nhận xét sau mỗi lần thi.
Hoạt động của hs
- 3 hs kể chuyện.
- Hs viết theo nhóm 5.
- Hs đại diện nhóm trình bày.
- Hs tự đối chiếu.
- Nhiều hs đọc.
- Cả lớp đọc nhẩm.
- Hs viết vở.
- Hs thi đua theo tổ.
III. Củng cố, dặn dò: : (5/)
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà ôn lại các âm đã học.
Tuần 9
Học vần
Bài 35: uôi ươi
A. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.
B. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa bài học.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: : (5 /)
- Học sinh đọc và viết: ui, ưi, cái túi, gửi quà.
- Đọc câu ứng dụng: Dì Na gửi thư về. Cả nhà vui quá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới : : (5 /)
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Dạy vần: : (20 /)
Vần uôi:
a. Nhận diện vần:
- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uôi
- Gv giới thiệu: Vần uôi được tạo nên từ uô và i.
- So sánh vần uôi với ôi.
- Cho hs ghép vần uôi vào bảng gài.
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Gv phát âm mẫu: uôi
- Gọi hs đọc: uôi
- Gv viết bảng chuối và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng chuối.
(Âm ch trước vần uôi sau.)
- Yêu cầu hs ghép tiếng: chuối
- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- uôi- chuôi- sắc- chuối.
- Gọi hs đọc toàn phần: uôi- chuối- nải chuối.
Vần ươi:
 (Gv hướng dẫn tương tự vần uôi.)
- So sánh ươi với ơi.
( Giống nhau: Kết thúc bằng i. Khác nhau: ươi bắt đầu bằng ư).
c. Đọc từ ứng dụng: : (5 /)
- Cho hs đọc các từ ứng: 
 dụng: tuổi thơ túi lưới
 buổi tối tươi cười
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
d. Luyện viết bảng con: (5 /)
- Gv giới thiệu cách viết: uôi, ươi, nải chuối múi bưởi.
- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Nhận xét bài viết của hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập: : (3 /)
a. Luyện đọc: : (7 /)
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Hs xác định tiếng có vần mới: buổi
- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.
b. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Chuối, bưởi, vú sữa.
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Trong 3 thứ quả này em thích loại quả nào nhất?
+ Nhà em có vườn ko? Vườn nhà em trồng cây gì?
+ Chuối chín có màu gì?
+ Vú sữa chín có màu gì?
+ Bưởi thường có nhiều vào mùa nào?
c. Luyện viết: : (10 /)
- Gv nêu lại cách viết: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.
- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. 
- Gv chấm một số bài- Nhận xét.
Hoạt động của hs
- 3 hs đọc và viết.
- 2 hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- 1 vài hs nêu.
- Hs ghép vần uôi.
- Nhiều hs đọc.
- Hs theo dõi.
- 1 vài hs nêu. 
- Hs tự ghép.
- Nhiều hs đánh vần và đọc.
- Hs đọc cá nhân, đt.
- Hs thực hành như vần uôi
- 1 vài hs nêu. 
- 5 hs đọc.
- Hs quan sát.
- Hs luyện viết bảng con.
- 3 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét. 
- Hs theo dõi.
- 5 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Hs đọc cá nhân, đồng
thanh. 
- Hs qs tranh- nhận xét.
- Vài hs đọc.
+ 1 vài hs nêu. 
+ 1 vài hs nêu.
+ Vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện. 
- Hs viết bài.
III. Củng cố, dặn dò: : (5 /)
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. 
- Gv tổng kết cuộc chơi.
- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 36.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 1tu tuan 5 den tuan 10.doc