Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Đại Từ

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Đại Từ

Bài : Từ đồng nghĩa

I.- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung Ghi nhớ).

- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3).

- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3).

II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng nhóm để học sinh làm bài tập 2 - 3 ( phần luyện tập).

 - Băng giấy viết nội dung phần ghi nhớ.

 

doc 64 trang Người đăng hang30 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Đại Từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học đại từ Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 1 tiết: 1
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu
 Bài : Từ đồng nghĩa 
I.- Mục đích, yêu cầu :
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung Ghi nhớ).
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3).
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3).
II.- Đồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm để học sinh làm bài tập 2 - 3 ( phần luyện tập).
 - Băng giấy viết nội dung phần ghi nhớ.
III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 1’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
2’
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài 
- Giới thiệu tên bài - Viết bảng và nêu yêu cầu, mục đích của tiết học.
- Lắng nghe, ghi vở.
12’
2.2.- Phần nhận xét :
Bài tập 1:
So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:
a) xây dựng - kiến thiết
b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm
Bài tập 2 :
- Gọi 1hs đọc yêu cầu BT1.
- Gọi 1hs đọc các từ in đậm. Ghi các từ in đậm lên bảng.
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó trong đoạn văn b( sự giống và khác nhau).
- GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
- Gọi 1hs đọc yêu cầu BT2.
- Y/c hs làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu BT2.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1hs đọc 
- 1hs đọc.
- Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ một hoạt động; một màu).
- Hs nhắc lại.
- 1hs đọc.
- Hs làm bài - trả lời câu hỏi - hs khác nhận xét.
2.3- Phần ghi nhớ 
* GV gắn băng giấy viết nội dung phần ghi nhớ.
- Y/c hs học thuộc nội dung phần ghi nhớ.
- Gọi 2- 3 hs đưa thêm ví dụ về từ đồng 
nghĩa.
- 2-3 hs đọc - cả lớp đọc.
- 2-3 hs trả lời.
 20’
2.4- Phần luyện tập :
Bài tập 1:
Xếp những từ in đậm thành tong nhóm đồng nghĩa:
nước nhà - hoàn cầu - non sông - năm châu
- Gọi 1hs đọc y/c BT1.
- Gọi 1hs đọc những từ in đậm có trong đoạn văn.
- Y/c hs làm bài và trả lời.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 + nước nhà - non sông
 + hoàn cầu - năm châu
- 1hs đọc.
- 1hs đọc.
- Hs trả lời - hs khác nhận xét.
Bài tập 2: 
Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây:
- đep:
- to lớn:
- học tập:
- Gọi 1hs đọc yêu cầu BT2.
- GV phát bảng nhóm cho hs.Y/c hs thảo luận nhóm 4 thực hiện BT2, 4 nhóm nhanh nhất sẽ lên gắn bảng.
- Hs đọc.
- Hs thảo luận, làm bài, lên gắn bảng.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3:
Đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa em vừ tìm được ở BT2:
* Gọi 1hs đọc y/c BT3.
- GV nhắc hs chú ý: mỗi em phải đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ đồng nghĩa. Nếu em nào đặt 1 câu có chứa cả 2 từ đồng nghĩa thì càng đáng khen.
- GV nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài cá nhân.
- Học sinh nối tiếp đọc các câu văn của mình -- Hs khác nhận xét.
- Hs viết vào vở 2 câu văn các em đã đặt đúng với 1 cặp từ đồng nghĩa
3’
3.- Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2hs đọc lại phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Hs đọc.
Rút kinh nghiệm:
.
.
Trường tiểu học đại từ Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B	
Tuần: 1 tiết: 2
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu
 Bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I.- Mục đích, yêu cầu :
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
II.- Đồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm, bút dạ.
 - BT3 phóng to.
III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ.
- Chữa BT3 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- 2 hs trả lời.
- 1hs chữa bài.
2. Bài mới :
 2’
2.1. Giới thiệu bài :
- GV ghi tên bài và nêu yêu cầu, mục đích của tiết học.
- Hs ghi đầu bài.
 28’
 2.2. Phần luyện tập:
Bài tập 1 :
Tìm các từ đồng nghĩa :
- Chỉ màu xanh :
- Chỉ màu đỏ :
- Chỉ màu trắng : 
- Chỉ màu đen :
- Gọi 1hs đọc y/c BT1.
- Y/c hs thảo luận tổ, làm BT1(1 tổ - 1phần) sau đó viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm rồi lên gắn bảng.
- GV nhận xét,tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được nhanh và nhiều từ đúng - cung cấp thêm vốn từ cho hs.
- 1hs đọc.
- Hs thảo luận - gắn bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2 :
Đặt 1 câu với 1 từ vừa tìm được ở BT1:
- Gọi 1hs đọc y/c BT2.
- Mời các dãy nối tiếp nhau đọc những câu các em vừa đặt.
- GV nhận xét.
- 1hs đọc.
- Hs đọc nối tiếp - hs khác nhận xét.
Bài tập 3 :
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
- GV gắn bảng nội dung BT3 đã được phóng to. Gọi 1 hs đọc y/c BT3.
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở. Nhóm nhanh nhất lên làm trên bảng. 
- GV có thể yêu cầu hs giải thích lí do vì sao các em chọn từ này mà không chọn từ khác.
- GV nhận xét. 
- 1hs đọc.
- 1hs lên bảng làm - các nhóm khác nhận xét.
- 2-3 hs trả lời.
- 2 hs đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh với những từ đúng.
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng
 5’
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Y/c hs về nhà đọc lại đoạn văn Cá hồi vượt thác để nhớ cách lựa chọn các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
- Viết 1 đoạn văn ngắn miêu tả cảnh thiên nhiên có sử dụng từ đồng nghĩa.
Rút kinh nghiệm:
.....
Trường tiểu học đại từ Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 2 tiết: 3
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu 
 Bài : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc.
I.- Mục đích yêu cầu : 
 - Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
II.- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm, bút dạ.
 - Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hoặc Sổ tay từ ngữ tiếng Việt.
III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh đọc đoạn văn có chứa từ đồng nghĩa đã giao ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- 2-3 hs đọc.
- Hs khác nhận xét. 
2. Bài mới :
 2’
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết LTVC gắn với chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em, các em sẽ được làm giàu vốn từ về Tổ Quốc - GV viết tên bài.
- Hs lắng nghe, ghi bài
 30’
2.2. Luyện tập
 Bài tập 1:
Tìm trong “Bài thư gửi các học sinh” hoặc “Việt Nam thân yêu” nhưng từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu BT1.
- GV giao cho 2 tổ đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh , 2 tổ còn lại đọc thầm bài “Việt Nam thân yêu, để tìm từ đồng nghĩa với Tổ quốc trong mỗi bài. Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 làm bài tập.
- Gv nhận xét
- HS đọc
- HS đọc thầm và thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của GV
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến- nhóm khác nhận xét loại bỏ những từ không thích hợp.
Bài tập 2 :
Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- GV nêu yêu cầu của BT2, giao nhiệm vụ cho Hs thảo luận theo tổ rồi thi tiếp viết những từ tìm được lên bảng,
- Cả lớp và Gv nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhiều từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
 * GV cung cấp thêm từ cho hs. 
- Hs thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của Gv - đại diện các nhóm đọc kết quả của nhóm mình.
- Hs sửa bài theo lời giải đúng, viết vào vở.
Bài tập 3 :
Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩ là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu của BT3.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4, viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm, sau đó 3 nhóm nhanh nhất sẽ lên gắn bảng.
- GV nhận xét, cung cấp thêm từ.
- Hs đọc.
- Hs làm bài - Gắn bảng - đọc kết quả của nhóm mình ( Hs có thể sử dụng Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hoặc Sổ tay từ ngữ tiếng Việt.)
- Hs nhóm khác NX. 
- Hs viết vào vở
Bài tập 4 :
Đặt câu với 1 trong những từ ngữ dưới đây:
a) Quê hương
b) Quê mẹ
c) Quê cha đất tổ
d) Nơi chôn rau cắt rốn.
- GV giải thích các từ ngữ trên, so sánh với từ Tổ quốc. Yêu cầu hs làm bài vào vở rồi phát biểu ý kiến. 
- GV nhận xét nhanh, khen ngợi những Hs đặt được những câu văn hay.
-1 Hs đọc y/c BT 4. 
- Hs nối tiếp đọc những câu văn mình vừa đặt.
- Hs khác nhận xét.
 3’
3. Củng cố - dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Khuyến khích các em về nhà tìm những bài văn, bài thơ nói về Tổ quốc mình 
( cảnh đẹp , về t/c với đất nước.)
Rút kinh nghiệm:
....
Trường tiểu học đại từ Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 2 tiết: 4
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu 
 Bài : Luyện tập về từ đồng nghĩa.
I.- Mục đích yêu cầu: 
 - Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
II.- Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ có viết nội dung bài tập 1.
 - Bảng nhóm, bút dạ.
III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1.Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu hs chữa BT4 (trang 18)
- Gọi hs trình bày đoạn văn, đoạn thơ nói về quê hương mà hs tìm được.
- Giáo viên nhận xét, cho 
điểm.
- 2 hs chữa.
- 2-3 hs trình bày.
2.Bài mới :
 2’
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu YC - MĐ của tiết học.
- Lắng nghe.
 30’
2.2. Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1:
Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn
- Treo bảng phụ có nội dung BT1.
- GV y/c hs thảo luận nhóm đôi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một hs đọc y/c BT
- Hs làm bài, đại diện 1 nhóm nhanh nhất làm bài trên bảng phụ (Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn) - Nhóm khác nhận xét.
Bài tập 2:
Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa
- Phát bảng nhóm, y/c hs thảo luận nhóm 4 sau đó 2 nhóm nhanh nhất lên gắn bảng.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- 1 hs đọc y/c BT 2
- Hs thảo luận nhóm làm bài - đại diện nhóm trình bày kết quả - nhóm khác nhận xét.
- 1 Hs đọc lại kết quả
Bài tập 3 :
Viết 1 đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng 1 số từ đã nêu ở BT2. 
- GV nêu y/ ... chia nhỏ y/c - mỗi tổ tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về 1 mối quan hệ).
- GV nhận xét, cung cấp thêm cho hs.
- 1 hs nêu y/c BT.
- Hs làm bài - đọc các câu nhóm mình tìm được - nhóm khác bổ sung.
- Hs làm bài vào vở
Bài tập 3:
Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người.
- Cho hs thực hiện BT3 vói hình thức tương tự như BT1.
- 1 hs đọc y/c BT.
- Hs làm bài
Bài tập 4:
Dùng một số từ ngữ vừa tìm được( ở BT3 ), viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng 1 người thân hoặc một ngưòi em quen biết.
- GV nêu y/c BT4. Y/c hs có thể viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu, không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng. 
- GV nhận xét, sửa chữa
- Hs làm bài
- Hs nối tiếp đọc đoạn văn mình vừa viết – hs khác nx (Về nội dung, cách dùng từ ngữ...)
- Hs viết vào vở.
 3’
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn chỉnh hợăc viết lại đoạn văn ở BT4 cho hay hơn.
Rút kinh nghiệm:
.....
Trường tiểu học đại từ Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 16 tiết: 31
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu
 Bài : Tổng kết vốn từ
I.- Mục đích yêu cầu : 
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).
II.- Đồ dùng dạy học :
- Bảng nhóm kẻ sẵn 3 cột ghi y/c của BT1.
- Bút dạ.
- Bảng phụ ghi kết quả BT1.
III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5 ’
1. Kiểm tra bài cũ
- Y/c hs đọc lại đoạn văn của BT4 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 hs đọc.
2. Bài mới
 2’
2.1.Giới thiệu bài.
- GV nêu MĐ - YC của tiết học
 30’
2.2.Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1:
Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: 
- Mời 2 hs nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa. 
- Phát bảng nhóm có kẻ sẵn 3 cột ( từ cho sẵn, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ).Y/c hs thảo luận nhóm 6 điền từ vào các cột cho phù hợp sau đó lên gắn bảng.
- GV nhận xét, đưa ra bảng phụ có kết quả BT1 
- 1 hs đọc y/c BT1.
- 2 hs trả lời.
- Hs các nhóm làm bài - đại diện nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nx, bổ sung.
- Hs quan sát, bổ sung những từ thiếu cho nhóm mình và làm BT vào vở.
Bài tập 2:
Cô Chấm trong bài văn sau là ngưòi có tính cách như thế nào?Nêu những chi tiết và hình ảnh minh hoạ cho nhận xét của em.
- Cho hs thảo luận nhóm đôi, nêu lên những nét tính cách đặc trưng của cô Chấm và tìm từ ngữ, chi tiết minh hoạ.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- 1 hs đọc y/c BT.
- Hs làm bài – báo cáo kết quả - nhóm khác bổ sung.
 3’
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
.....
Trường tiểu học đại từ Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009
 Lớp : 5
Tuần: 16 tiết: 32
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu
 Bài : Tổng kết vốn từ
I.- Mục đích yêu cầu : 
 - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được câu theo yêu của BT2, BT3.
III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1. Kiểm tra bài cũ
- Y/c hs chữa lại BT1, 2 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 hs chữa bài.
2. Bài mới
 2’
2.1.Giới thiệu bài.
- Nêu MĐ - YC của tiét học.
 30’
2.2.Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài tập 1:
Tự kiểm tra vốn từ của mình:
- GV y/c hs thảo luận nhóm, thực hiện y/c BT. Với phần a, hs trả lời miệng. Với phần b, GV treo phiếu BT khổ lớn, các nhóm lên thi nối tiếp điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- 1 hs nêu y/c BT.
- Hs thảo luận, làm bài - đại diện nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nx.
- Hs làm BT vào vở.
Bài tập 2:
Đọc đoạn văn sau:
Chữ nghĩa trong văn miêu tả.
- GV giúp Hs nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ:
 + Trong miêu tả, người ta hay so sánh. Hãy tìm các h/a so sánh trong đoạn 1?
 + So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Hãy tìm h/a nhân hoá, so sánh trong đoạn 2?
 + Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong t/c, trong tư tưởng. Hãy nhắc lại ví dụ về 1 câu văn có cái mới, cái riêng?
- GV nhận xét.
- 1 hs giỏi đọc bài văn - Hs khác theo dõi.
- 2 - 3 hs trả lời.
- 2 hs trả lời.
- 4 hs trả lời.
- Hs khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
Bài tập 3:
Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:
- GV y/c hs làm việc cá nhân, sau đó đọc miệng những câu văn mình đã đặt. Lưu ý hs chỉ cần đặt được 1 câu. 
- GV nhận xét.
- 1 hs đọc y/c BT3.
- Hs làm bài, nối tiếp đọc những câu văn mình đã đặt - hs khác nhận xét.
 3’
3.Củng cố - Dặn dò.
- Gv nx tiết học.
- Dặn hs học thuộc những từ ngữ tìm đựơc ở BT1a
- Đọc lại các bài LTVC trong các sách để chuẩn bị cho tiết học tới:
 + Từ đơn và từ phức.
 + Từ đồng nghĩa.
 + Từ đồng âm.
 + Từ nhiều nghĩa.
Rút kinh nghiệm:
...
Trường tiểu học đại từ Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 17 tiết: 33
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu
 Bài : Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I.- Mục đích yêu cầu : 
 - Tìm và phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK.
II.- Đồ dùng dạy học :
- Băng giấy có ghi nội dung ghi nhớ về:
 + Các kiểu cấu tạo từ( từ đơn, từ phức...)
 + Khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Bảng nhóm, bút dạ.
- Bảng phụ ghi nội dung BT4, phấn màu.
 III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1. Kiểm tra bài cũ
- Y/c hs làm lại BT1,3 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 hs làm bài.
2. Bài mới
 2’
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu MĐ-YC của tiết học.
 30’
2.2. Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1:
Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.
- Trong tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? 
- GV gắn băng giấy ghi sẵn nội dung ghi nhớ về các kiểu cấu tạo từ cho hs quan sát.
- Y/c hs thảo luận nhóm 4, viết kết quả báo cáo vào phiếu BT khổ lớn đã được phát.
- GV nhận xét, góp ý cho hoàn chỉnh.
- 1 hs đọc y/c BT1.
- 2 hs trả lời - hs khác bổ sung.
- Hs quan sát - 1 hs nhắc lại.
- Hs thảo luận - đại diện nhóm lên gắn bảng, đọc kết quả thảo luận của nhóm mình - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2:
Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
- GV y/c hs nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- GV gắn băng giấy có ghi nội dung phần ghi nhớ về kiến thức vừa hỏi.
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi, thực hiện y/c của BT.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- 1 hs đọc y/c BT2.
- 3 hs nhắc lại.
- 1 hs nhắc lại.
- Hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3:
Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
- Cho hs thảo luận nhóm 4, viết các từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài vào bảng nhóm, sau đó lên gắn bảng.
- GV nhận xét, bổ sung thêm vốn từ cho hs.
- Tại sao tác giả sử dụng những từ ngữ đó mà không sử dụng những từ đồng nghĩa?
- GV giải thích cặn kẽ, chốt ý đúng.
- 1 hs đọc y/c BT( đọc cả đoạn văn).
- Hs thảo luận nhóm - đại diện nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác bổ sung.
- 4 hs trả lời.
Bài tập 4:
Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
- Treo bảng phụ có ghi nội dung BT4.
- GV nhận xét.
- 1 hs đọc y/c BT.
- Hs làm bài cá nhân, sau đó, nối tiếp nhau lên đièn từ vào bảng phụ.
 3’
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà ôn tập lại các kiến thức: Câu hỏi và dấu chấm hỏi; Câu kể; Câu khiến; Câu cảm; Các kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Rút kinh nghiệm:
...
Trường tiểu học đại từ Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009 
Lớp : 5B
Tuần: 17 tiết: 34
 Kế hoạch dạy học môn Luyện từ vàcâu
 Bài : Ôn tập về câu
I.- Mục đích yêu cầu : 
- Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II.- Đồ dùng dạy học :
- 1 tờ giấy khổ lớn viết nội dung kiến thức ghi nhớ về các kiểu câu, 1 tờ giấy viết nội dung kiến thức ghi nhớ về các kiểu câu kể.
- Phiếu bài tập khổ lớn ( BT2)
III.- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1. Kiểm tra bài cũ
- Y/c hs làm lại BT1 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 hs chữa bài.
2. Bài mới
 2’
2.1.Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ - YC của tiết học. 
 30’
2.2.Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1:
Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiêm vụ nêu bên dưới.
Nghĩa của từ cũng.
- GV đặt ra câu hỏi , y/c hs trả lời:
 + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
 + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
 + Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
 + Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì? 
- GV dán tờ giấy to viết sẵn những nội dung cần ghi nhớ về các kiểu câu ( các kiểu câu, chức năng, các từ đặc biệt và dấu câu sử dụng trong mỗi kiểu câu 
- GV cùng hs cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- 1 hs đọc toàn bộ nội dung BT1.
- Hs lần lượt trả lời các câu hỏi gv đưa ra - hs khác bổ sung.
- 1 hs đọc lại toàn bộ nội dung phần ghi nhớ.
- Hs đọc thầm mẩu chuyện vui, viết vào vở các kiểu câu theo y/c. 2 hs lên bảng làm bài. 
Bài tập 2:
Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ).
Quyết định độc đáo
- Các em đã biết những kiểu câu nào?
- GV dán tờ giấy khổ lớn, viết nội dung kiến thức về các kiểu câu kể ( kiểu câu kể, vị ngữ, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào? )
- Dán phiếu BT khổ lớn.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
- 1 hs đọc nội dung BT2.
- Hs trả lời.
- 1 hs đọc lại nôị dung phần ghi nhớ.
- 4 hs lên bảng làm bài - hs khác làm bài vào vở - hs nx bài làm của bạn trên bảng.
 3’
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc hs nắm vững các kiểu câu kể, các thành phần câu.
Rút kinh nghiệm:
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LT C L5 HK I.doc