Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16

$31: Thầy thuốc như mẹ hiền

I/ Mục tiêu:

1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

2- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Về ngôi nhà đang xây.

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc 
$31: Thầy thuốc như mẹ hiền
I/ Mục tiêu:
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. 
2- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Về ngôi nhà đang xây.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc phần một:
+Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
-Cho HS đọc phần hai:
+Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc phần còn lại:
+Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài NTN?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
-Phần 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo củi.
-Phần 2: Tiếp cho đến Càng nghĩ càng hối hận
-Phần 3: Phần còn lại.
-Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng 
-Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra
+)Lòng nhân ái của Lãn Ông.
-Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.
-Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa
+)Lãn Ông không màng danh lợi.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về luyện đọc nhiều.
Tiết 3: Toán
$76: luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
-Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm: +Thực hiện một số phần trăm kế hoạch , vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
-Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (76): Tính (theo mẫu)
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (76): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV Hướng dẫn HS và lưu ý: “Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm”
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (76):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 65,5% b) 14%
 c) 56,8% d) 27%
*Bài giải:
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
 18 : 20 = 0,9
 0,9 = 90%
b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175
 1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã thực hiện vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%
 Đ/ S: a) Đạt 90% 
 b) Thực hiện 117,5% ; Vượt 17,5%
*Bài giải:
a)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 = 1,25
 1,25 =125%
b)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%
 Đáp số: a) 125% ; b) 25%
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 4: Khoa học
$31: Chất dẻo
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Hình và thông tin trang 64, 65 SGK.
	-Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	-Cao su được dùng để làm gì? 
-Nêu tính chất của cao su? 
-Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng cao su cần lưu ý những gì?
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
-Em hãy kể tên một số đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong gia đình?
-GV giới thiệu bài. 
	2.2-Hoạt động 1: Quan sát.
*Mục tiêu: 
Giúp HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS thảo luận nhóm 7 theo nội dung:
+Quan sát một số đồ dùng bằng nhựa các em mang đến lớp, két hợp quan sát các hình tr. 64
+Tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng bằng chất dẻo.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
-HS thực hành theo nhóm 7.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	2.3-Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế. 
*Mục tiêu: 
HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc cá nhân
+HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trả lời.
+Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.115.
-HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
-HS trình bày.
-Nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Mĩ thuật
$16: Vẽ theo mẫu:
Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được đặc điểm của mẫu. 
- Học sinh biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu. 
- Học sinh thích quan tâm yêu quý các đồ vật xung quanh. 
II/ Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị mẫu cóhai vật mẫu.
	- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
	- Giấy vẽ, bút, tẩy, mầu.
III/ Các hoạt động dạy – học:
	1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
-Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét:
+Sự giống và khác nhau của một số đồ vật như chai ,lọ, bình, phích?
+Độ đậm nhạt của từng vật mẫu?.
* Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ.
 +Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
 + Xác định tỷ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
 + Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
 + Hoàn chỉnh hình.
-Giáo viên gợi ý học sinh vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen:
+Phác các mảng đâm, đậm vừa, nhạt.
+Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
-Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. 
- Học sinh quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+Khác nhau: ở tỉ lệ rộng ,hẹp to nhỏ
+Giống nhau: Có miệng cổ, vai thân, đáy 
-Độ đậm nhạt khác nhau.
:* Hoạt động 3: thực hành.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Học sinh thực hành vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, đậm nhạt.
-GV nhận xét bài vẽ của học sinh
-Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
-HS nhận xét bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-Học sinh bình chọn bài vẽ đẹp.
3-Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
 Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Luyện từ và câu
$31: Tổng kết vốn từ
I/ Mục tiêu:
-Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
-Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng nhóm, bút dạ.
	-Từ điển tiếng Việt.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ: 
HS làm bài tập 2,4 trong tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1(156):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (156):
-Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu.
-GV nhắc HS: 
+Đọc thầm lại bài văn.
+Trả lời lần lượt theo các câu hỏi.
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
-HS khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*VD về lời giải :
 Từ
 Đồng nghĩa
 Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân từ, nhân đức
Bất nhân, độc ác, bạc ác,
Trung thực
Thành thật, thật thà, chân thật,...
Dối trá, gian dối, lừa lọc,
Dũng cảm
Anh dũng, mạnh bạo, gan dạ,
Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu,
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó,
Lười biếng, lười nhác,
*Lời giải:
Tính cách
 Chi tiết, từ ngữ minh hoạ
Trung thực, thẳng thắn
-Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng
-Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.
-Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, ai làm kém, Chấm nói ngay
Chăn chỉ
-Chấm cần cơm và LĐ để sống.
-Chấm hay làmkhông làm chân tay nó bứt dứt.
-Têt Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng 2,
Giản dị
Chấm không đua đòi ăn mặc Chấm mộc như hòn đất.
Giàu tình cảm, dễ xúc động
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 2: Chính tả (nghe – viết)
$16: về ngôi nhà đang xây
 Phân biệt các âm đầu r/d/gi, v/d, các vần iêm/im, iêp/ip
I/ Mục tiêu:
 -Nghe và viết đúng chính tả hai khổ thơ đầu trong bài Về ngôi nhà đang xây. 
	-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu r/ d/ gi ; v/ d; hoặc phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn: iêm/ im ; iêp/ ip.	
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS làm bài 2a trong tiết chính tả trước.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài viết.
+Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: giàn giáo, huơ huơ, nồng hăng
- Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý HS cách trình bày theo thể thơ tự do. 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi  ... ất là:
 1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô)
 Đáp số: 1325 ô tô.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (78): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài.
*Bài tập 2 (78): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (78):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Bài giải:
Số HS trường Vạn Thịnh là:
 1590 x 100 : 92 = 600 (HS)
 Đáp số: 600 HS.
*Bài giải:
 Tổng số sản phẩm là:
 732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
 Đáp số: 800 sản phẩm.
*Bài giải:
 Ta có: 10% = 1/10 25% = 1/4 
 Nhẩm:
5 x 10 = 50 (tấn)
5 x 4 = 20 (tấn)
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 4: Địa lí
$16: Ôn tập
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS:
 	-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề dân cư, các ngành KT của nước ta ở mức độ đơn giản.
 	-Xác định được trên bản đồ một số TP và trung tâm công nghiệp , cảng biển nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ trống Việt Nam.	
-Bản đồ: phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 15. 
 2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
-Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 yêu cầu trong SGK.
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung các câu hỏi trên.
 2.2-Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
-Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 114
-HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Âm nhạc
$16: Học bài hát 
do địa phương tự chọn
I/ Mục tiêu:
 -Hát đúng giai điệu và lời ca (Chú ý những chỗ có luyến âm).
 -Cảm nhận được hình tượng đẹp trong bài hát
II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV: Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 2/ HS: Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Học hát bài Nụ hoa cách mạng.
- Giới thiệu bài .
-GV hát mẫu 1,2 lần.
-GV hướng dẫn đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu: 
+Dạy theo phương pháp móc xích.
+HS hát tiếp cho đến hết bài
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến.
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp võ đệm.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
.3-Phần kết thúc:
- Em hãy phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài hát này?
- GV nhận xét chung tiết học 
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
-Lần 2: Đọc theo tiết tấu
-HS học hát từng câu:
Trăm sông về biển đông hát bài ca nước non chan hoà
Quê em dòng kênh mát yêu mến cho đất đai phù sa.
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp.
 Trăm sông về biển đông hát bài ca nước 
 x x x
non chan hoà
 x
Quê em dòng kênh mát yêu mến cho đất 
 x x x
đai phù sa.
 x
-Bài hát thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến của bạn nhỏ với quê hương.
Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Thể dục
$32: bàithể dục phát triển chung 
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập hoặc kiểm tra bài thể dục phát triển chung y êu cầu thực hiện cơ bản đúng từng động tác và thứ tự toàn bài.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và bàn ghế để kiểm tra.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
 Phương pháp tổ chức
 1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy vòng tròn quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
-Trò chơi “Kết bạn”
 2.Phần cơ bản.
*Ôn bài thể dục phát triển chung.
.- Tập liên hoàn 7động tác của bài thể dục.
*Kiểm tra:
-ND: Kiểm tra bài thể dục 7 động tác
*Phương pháp kiểm tra:
-Gọi một lần4 học sinhlên tập
*Đánh giá:
-Hoàn thành tốt: A+
-Hoàn thành : A
-Chưa hoàn thành : B
*Trò chơi “Nhảy lướt sóng”
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
+Ôn bài thể dục.
6-10 phút
1-2 phút
1phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
 4-5 phút
16-18phút
3-4 phút
4-5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: GV @ 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * *
-ĐHKT: 
 GV
 * * * *
- ĐHTC: GV
 * * * * *
 * * * * *
-ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Tiết 2: Tập làm văn
$32: làm biên bản một vụ việc
I/ Mục tiêu:
-HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản một vụ việc.
-Biết làm biên bản về một vụ việc.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Nội dung biên bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 :
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.
-GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. 
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả ra bảng nhóm. 
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản. 
-Cho HS làm bài vào vở. 2 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời một số HS và 2 HS làm vào bảng nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét và nhận xét 2 bài trên bảng nhóm. 
-GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( Đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
*Lời giải:
 Giống nhau
 Khác nhau
Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
Phần mở đầu: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính: T/G, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
-ND của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu.
-ND của biên bản Mèo Vằncó lời khai của những người có mặt.
Phần kết: Ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
-HS đọc, những HS khác theo dõi SGK.
-HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
-HS viết biên bản vào vở.
-HS trình bày.
-HS nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại biên bản.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Khoa học
$32: Tơ sợi
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
	-Kể tên một số loại tơ sợi.
	-Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
	-Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Hình và thông tin trang 66 SGK. Phiếu học tập.
	-Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó ; bật lửa hoặc bao diêm.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: -Chất dẻo được dùng để làm gì? Nêu tính chất của chất dẻo? 
-Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý những gì?
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: Em hãy kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo?
-GV giới thiệu bài. 
	2.2-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS kể được tên một số loại tơ sợi.
*Cách tiến hành:
+)Làm việc theo nhóm:
-GV cho HS thảo luận nhóm 7 theo nội dung:
+Quan sát các hình trong SGK – 66.
+Hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
+)Làm việc cả lớp:
-Mời đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm trình bày một hình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận, sau đó hỏi HS:
+Các loại sợi nào có nguồn gốc thực vật?
+Các loại sợi nào có nguồn gốc động vật?
-GV nói về sợi tơ tự nhiên, sợi tơ nhân tạo.
-HS thảo luận theo nhóm 7.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Sợi bông, đay, lanh, gai.
-Tơ tằm.
	2.3-Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
*Cách tiến hành:
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành SGK trang 67. Thư kí ghi lại kết quả thực hành.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.117.
-HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
-HS trình bày.
-Nhận xét.
	2.4-Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
*Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
*Cách tiến hành: -GV phát phiếu cho HS làm việc cá nhân.
	 -Mời một số HS trình bày.
	 -HS khác nhận xét, bổ sung.
	 -GV nhận xét, kết luận.	
3-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc lại phần thông tin trong SGK - 67.
 -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
$80: luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
 Ôn lại ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
-Tính tỉ số phần trăm của hai số.
-Tính một số phần trăm của một số.
-Tính một số biết một số phần trăm của nó.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
-Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
-Muốn tính một số biết một số phần trăm của nó ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (79): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (79): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số.
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (79):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách tính một số biết một số phần trăm của nó.
-Mời 1 HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09%
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
 126 : 1200 = 0,105
 0,105 = 10,5%
 Đáp số: 10,5%
*Bài giải:
a) 97 x 30 : 100 = 29,1 ; 97 : 100 x 30 = 29,1
b) Số tiền lãi là:
 6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng)
 Đáp số: 900 000 đồng.
*Bài giải:
a) 72 x 100 : 30 = 240 ; 
 hoặc 72 : 30 x 100 = 240
b) Số gạo của của cửa hàng trước khi bán là:
 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000kg = 4 tấn.
 Đáp số: 4 tấn.
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc