Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Cổ Tiết

I- MỤC TIÊU:

Giúp HS thực hiện các phép tính với số thập phân qua đó củng cố các quy tắc chia có số thập phân.

II- ĐỒ DÙNG

-Vở bài tập toán

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Luyện toán:
Luyện tập chung về phép chia số thập phân
I- Mục tiêu:
Giúp HS thực hiện các phép tính với số thập phân qua đó củng cố các quy tắc chia có số thập phân.
II- Đồ dùng 
-Vở bài tập toán
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một STP, chia một STP cho một STP cho một số tự nhiên, chia một STP cho một STP
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Luyện tập:
Bài tập 1 (Vở BTT): Tính
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (Vở BTT): > < = 
- GV hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh 2 số thập phân.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 4 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (Vở BTT): Tìm số dư của phép chia, nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (Vở BTT): Tìm x
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 4 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập 5 (Vở BTT): Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài tập 6 (Vở BTT): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- GV cho HS nêu vận dụng tính chất nào để tính bằng hai cách
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 (Phần b làm tương tự)
Bài tập 7 (Vở BTT): 
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. 
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 8 (Vở BTT): Tìm x
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học kĩ lại các quy tắc chia có liên quan đến số thập phân.
- 3 học sinh nêu
- 3 em lấy ví dụ các trường hợp trên và thực hiện
- Chữa bài 
- Học sinh ghi bài
- Mời 1 HS đọc đề bài.
*Kết quả:
 a) 305,14 b) 45,908
 c) 234,37 d) 507,009
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
 54,01....54ta có 54= 54,01 
Vậy 54 = 54,01
- Tương tự học sinh tự làm tiếp 
*VD về lời giải:
 a) 98,56 25
 23 5
1 06 3,94
 6
Vậy số dư của phép chia trên là 0,06; khoanh vào đáp án c
 (Các phần còn lại làm tương tự )
lời giải:
 a) 9,5 x = 47,4 + 24,8 
 9,5 x = 72,2
 x = 72,2 : 9,5 
 x = 7,6
 (Các phần còn lại làm tương tự )
 Kết quả:
 a) 7,83 b) 13,8
 c) 25,3 d) 0,48
Cách 1: a) 0,96 : 0,12 – 0,72 : 0,12 
 = 8 – 6
 = 2
Cách 2: 0,96 : 0,12 – 0,72 : 0,12 
 = (0,96 – 0,72) : 0,12
 = 0,24 : 0,12
 = 2
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở.
Bài giải:
 Hương phải bước số bước để đi hết 
140 m là:
 140 : 0,4 = 350 (bước)
 Đáp số: 350 (bước) 
lời giải:
 a) x – 1,27 = 13,5 : 4,5
 x – 1,27 = 3
 x = 3 + 1,27
 x = 4,27
 (Các phần còn lại làm tương tự)
Luyện toán
Luyện tập về tỉ số phần trăm, giải toán về tỉ số phần trăm.
I- Mục tiêu: 
Giúp HS: Bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm).
- Luyện kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.
II- Đồ dùng 
- Vở bài tập toán
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
2-Bài mới:
a- Giới thiệu bài 
b-Luyện tập:
Bài tập 1(Vở bài tập toán trang 91): Viết theo mẫu
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét củng cố cách đọc, viết tỉ số phần trăm.
Bài tập 2 (Vở BTT trang 91): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ, sau đó chữa bài. 
Bài tập 4 (Vở BTT trang 91):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 1 (Vở BTT trang 92): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 4 HS lên bảng chưa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (Vở BTT trang 92): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn: 
- Cho HS làm vào vở.Mời1 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (Vở BTT trang 93):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm cách giải:
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 4 (Vở BTT trang 93):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán:
- Cho HS tính nhẩm. 
- Chữa bài bằng cách cho HS chơi trò chơi đố bạn.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tuyên dương những người thắng cuộc. 
3-Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Học sinh ghi bài 
-HS viết vào bảng con.
- Mẫu 1,5127 = 151,27 %
a) 0,37 = 37 %
b) 0,2324 = 23,24 %
c) 1,282 = 128,2 %
- Học sinh đọc các tỉ số % đã viết
*Kết quả: 
 a) 8 : 40 = 0,2 = 20 % 
 b) 40 : 8 = 5 = 50 %
 c) 9,25 : 25 = 0,37 = 37% 
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số HS thích tập bơi và số HS cả lớp là: 
 24 : 32 = 75%
 Đáp số: 75%
Bài giải:
a) 17% + 18,2 % = 35,2 %
b) 60,2 % - 30,2 % = 30 %
c) 18,1 % 5 = 90,5 %
d) 53 % : 4 = 13,25 % 
a) Thôn Đông đã thực hiện được 108 % KH và đã vượt mức 8 % KH cả năm
b) Thôn Bắc đã thực hiện được 84,37 % kế hoạch cả năm
Bài giải
a) Tiền bán bằng số phần trăm tiền vốn là:
 1 720 000 : 1 600 000 = 107,5 %
b) Số tiền vốn là 100%, trong tiền bán người đó lãi số phần trăm là 
 107,5 % - 100% = 7,5 %
 Đáp số: a) 107,5 %
 b) 7,5 %
Khoanh vào a
 Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009
Luyện tiếng việt
Luyện tập tả người
( Tả hoạt động)
I- Mục đích yêu cầu:
-Xác định được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn.
-Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ.
-Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của một bạn nhỏ 
II- Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập Tiếng việt.
III- Các hoạt động dạy học:	
	 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu lại cấu tạo bài văn tả người
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi đề bài
b-Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. 
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở bài tập tiếng việt 
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng 
Bài tập 2
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV hướng dẫn học sinh làm bài 
-GV nhắc HS chú ý:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
-Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
-GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
Bài tập 3:
- Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ .
- Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp nhận xét.
- GV ghi lại những ý chính trong dàn ý , mời 1 HS đọc.
- GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- Cho HS lập dàn ý vào vở bài tập tiếng việt.
- Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
-GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
Bài tập 4:
- Mời 1 HS yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhắc HS chú ý:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
-Cho HS viết đoạn văn vào vở.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
-Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
-GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. 
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 3- 4 học sinh đọc
- Lớp nhận xét
- Học sinh ghi bài
Lời giải:
a)-Đoạn 1: Từ đầu đến loang ra mãi.
 -Đoạn 2: Tiếp cho đến như vá áo ấy.
 -Đoạn 3: Phần còn lại.
b)-Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.
 -Đoạn 2: Tả kết quả làm việc của bác Tâm.
 -Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
c) Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất 
- HS đọc, những HS khác theo dõi SGK.
- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
 -HS đọc.
-HS bình chọn.
- Mời một HS đọc yêu cầu trong vở bài tập 
-HS nghe.
-HS xem lại kết quả quan sát.
-Một HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét.
-HS lập dàn ý vào nháp.
-HS trình bày.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
-HS bình chọn.
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Hướng dẫn thực hành kiến thức
ôn nội dung địa lý: Thương mại du lịch
I- Mục tiêu
-HS biết sơ lược về khái niệm: Thương mại, nội thương, ngoại thương, thấy được vai trò của ngành thương mại trong đồi sốnga và sản xuất.
-Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
-Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
-Xác định được trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.
II- Đồ dùng dạy học
-Bản đồ hành chính VN.
-Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch.
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
1- Kiểm tra bài cũ
- Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
- Chỉ tên hình 2 các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta?
2- Giới thiệu bài mới.
3- Dạy học bài mới
A- Hoạt động thương mại
* Hoạt động 1:
- Thương mại gồm những hoạt động nào?
- Phân biệt nội thương và ngoại thương?
- Vậy em hiểu thế nào là hoạt động thương mại?
- Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta? Hãy chỉ trên bản đồ những địa phương đó?
- Nêu vai trò của ngành thương mại?
* Hoạt động 2:
+ Yêu cầu HS dựa vào SGK để thảo luận
+ Kể tên các ... 
- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- HS thảo luận.
+Xuất khẩu: Khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công nghiệp, nông sản...
- HS quan sát trên bản đồ.
- Nha Trang, Vũng Tầu...
- Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, một số nơi được công nhận là di sản thế giới.
- Vì: đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch được chú trọng.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày .
- HS trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm.
- Nhiều HS đọc phần ghi nhớ
- Gọi HS nêu.
- 2 em lên chỉ bản đồ.
Tuần 17:
 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Luyện toán
 Luyện giải toán về tỉ số phần trăm
I- Mục tiêu: Giúp HS Ôn lại ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
-Tính tỉ số phần trăm của hai số.
-Tính một số phần trăm của một số.
-Tính một số biết một số phần trăm của nó.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu cách tính 3 dạng toán về tỉ số phần trăm 
2-Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
b- Thực hành:
Bài tập 1 ( vở BTT trang 98): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (vở BTT trang 98): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (vở BTT trang 98):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4 ( Vở BTT trang 99)
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
Bài tập 1 (vở BTT trang 99): Tính
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (vở BTT trang 98): Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài tập 3 (vở BTT trang 100):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
-Mời 1 HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (vở BTT trang 98): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách tính rồi khoanh bằng bút chì vào SGK. 
- Chữa bài. 
 3-Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
- Học sinh nêu
- Lớp nhận xét 
Bài giải:
a) 21 : 25 = 0,84= 84%
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của người thứ nhất và số sản phẩm của cả 2 người là:
 546 : 1200 = 0,455 
 0,455 = 45,5%
 Đáp số: 45,5%
Bài giải:
a) 2734 :100 = 9,18 ; 27:100 34 = 9,18
b) Số tiền lãi là:
 5 000 000 :100 12 = 600 000 (đồng)
 Đáp số: 600 000 đồng.
Bài giải:
a) 49 100 : 35 = 140 ; 
 hoặc 49 : 35 100 = 140
b) Số lít nước mắm của cửa hàng trước khi bán là:
 123,5 100 : 9,5 = 1300 (lít)
 Đáp số: 1300 lít
a
b
tỉ số phần trăm của a và b
36.96
42
88%
5,13
19
27%
324
675
48%
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
 - Cho HS làm vào bảng con. 
*Kết quả:
 a) 10; b) 16,8; c) 9,35
Bài giải:
a. (75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 2
 = 53,9 : 4 + 45,64
 = 13,475 + 45,64
 = 59,115
b. 21,56 : ( 75,6 – 65,8 ) – 0,354 : 2
 = 21,56 : 9,8 – 0,177
 = 2,2 – 0,177
 = 2,023
Bài giải:
a) Tỉ số phần trăm số thóc năm 2000 so với năm 1995 là:
 8,5 : 8 = 106,25 %
Số phần trăm tăng thêm là
126,25% – 100% = 6,25 %
b) Năm 2005 thu được số thóc là:
 8,5 106,25 % = 9,03125 (tấn) 
 Đáp số: a)106,25% ; b) 9,03125 tấn
*Kết quả:
 Khoanh vào d.
Luyện Toán:
 Luyện tập giảI toán về tỉ số phần trăm(Tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 	
 - ôn lại 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm
 + Tìm tỉ số phần trăm của hai số
 + Tìm 1 số phần trăm của một số
 + Tìm 1 số khi biết một số phần trăm của số đó
 - Vận dụng vào giải 3 dạng toán cơ bản về tìm tỉ số phần trăm.
II.Đồ dùng dạy học- GV: Bảng phụ ghi cách tìm từng dạng toán 
 - HS: 	nháp 
III.. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- Nêu cách tìm của từng dạng toán về tỉ số phần trăm ?
2. Bài mới: 
Giới thiệu
Bài 1(79): 
Cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số 37 và 42?
Yêu cầu Hs làm bài
+ Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng
+ Kết quả: a/ 88,09 % b/ 10,5 %
Bài 2(79): 
- Gv hỏi: muốn tìm 30% của 97 ta làm nh thế nào?
- Yêu cầu Hs làm bài theo các bớc:
Tìm 30% của 97
 97 30 : 100 = 29,1
Tìm số tiền lãi:
 6.000.000 15 : 100 = 900.000đ
Gv nhận xét và KL
Bài 3(79):
Hỏi: Nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72?
Yêu cầu Hs làm bài
Chấm bài,nhận xét
3.Củng cố- Dặn dò:
- Mở bảng phụ nhấn mạnh cách giải 3 dạng toán về tỉ số phần trăm
- Nhận xét kỹ năng giải toán tỉ số phần trăm	
 - 3 Hs trả lời
 - Lớp nhận xét
Hs đọc đề toán
- 2 HS lên bảng, lớp nháp
Hs nhận xét, hs cả lớp theo dõi và tự kiểm tra lại bài mình
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs trả lời
1 Hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
-Hs nhận xét,bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu bài tập
Hs trả lời
Hs làm vào vở
- Hs nhận xét sửa sai thống nhất bài làm đúng
a/ Số đó là:
 72 100 : 30 = 240
b/ Trớc khi bán cửa hàng có số gạo là:
 420 100 : 10,5 = 4.000 (kg)
 4.000 (kg) = 4 tấn
Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2009
Luyện tiếng việt
Ôn tập cuối học kì I
I – Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho hs về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, ...
- ôn lại các kiểu câu đã học
- Biết lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II- Đồ dùng dạy học:
Vở BT tiếng việt
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết
2- Bài mới:
a- Ôn tập khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, ...
- GV cho học sinh nêu lại các khái niệm trên
Bài tập 1: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
 Nắng, thức, đi, lớn, cười, đen, yêu
VD: Nắng – mưa; lớn- nhỏ....
Bài 2: Đặt câu có từ đồng âmsau
a- đậu: 
b- đánh
c- bò
-Gv chốt lời giải đúng
Bài tập 3: 
Thế nào là từ đồng nghĩa, tìm từ đồng nghĩa với các từ sau
Gan dạ, chết, ăn, con gái
VD: Chết đồng nghĩa với : đã mất, hi sinh, toi ,mất mạng...
*-Bài tập 3: điền những từ ngữ em biết vào bảng sau:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
-Hướng dẫn HS hiểu:
+Thế nào là sinh quyển?
+Thế nào là thuỷ quyển?
+Thế nào là khí quyển?
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-GV quan sát hướng dẫn 
các nhóm còn lúng túng.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
HS nêu
Học sinh làm bài rồi chữa bài 
(nêu miệng)
Nêu yêu cầu của bài
- Học sinh đặt câu vào vở
HS lần lượt đọc câu mình đặt, lớp bổ 
sung chữa lỗi nếu có
HS nêu
 HS làm bài và chữa bài
HS đọc yêu cầu
Lời giải:
Tổng kết vốn từ về môi trường
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường khôngkhí)
Các sự vật trong môi trường
Rừng,con người,thú, chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau, cỏ,
Sông suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi,rạch, lạch,
Bầutrời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,.
Những hành động bảo vệ môi trường
Trôngcây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn,điện, chống săn bắt thú rừng,
Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,.
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí
Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại .
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Hướng dẫn thực hành kiến thức
ôn nội dung khoa học:Chất dẻo
I- Mục tiêu
-HS nhận biết được một số tính chất đặc trưng của chất dẻo và công dụng của nó.
-Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo.
II- Đồ dùng dạy học
-Các hình ảnh và thông tin trang 64, 65.
- Một số vật dụng bằng chất dẻo như sản phẩm từ nhựa.
III- Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kểm tra:
 - Nêu tính chất cơ bản của cao su?
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
a- HD trò chơi:-GV nêu tên trò chơi
* Hoạt động 2: Quan sát.
a- Nêu nhiệm vụ:
- Đưa ra tranh ảnh chụp các vật dụng được làm từ chất dẻo.
b- Tổ chức.
- Trong khi HS thảo luận nhóm thì GV đi quan sát hỗ trợ HS .
c- Thảo luận cả lớp.
- HS lên trình bày mang cả vật mẫu cho sinh động.
- GV đưa thêm tranh ảnh để HS quan sát.
d- GV kết luận và ghi bảng.
* Hoạt động 3: Thực hành, xử lý thông tin.
a- Nêu nhiệm vụ
- Yêu cầu HS đọc SGK để tìm ra tính chất đặc trưng của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
b- Tổ chức thảo luận.
- Yêu cầu HS đọc, làm theo yêu cầu và trả lời câu hỏi trong SGK.
c- Trình bày.
+Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm từ đâu?
+Nêu tính chất chung của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo?
+Ngày nay chất dẻo có thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao?
d- GV kết luận và ghi bảng: Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ.
4- Hoạt động nối tiếp
- Gia đình em đã sử dụng những đồ vật nào làm từ chất dẻo? Nêu cách bảo quản?
- Xem trước bài 32..
- Gọi 2 HS lên bảng.
- HS tham gia trò chơi bằng cách chỉ gọi bạn liên tục.
HS lấy đồ dùng đã chuẩn bị để lên mặt bàn
- HS cùng nhau quan sát đồ dùng bằng nhựa để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- HS quan sát.
- HS để đồ dùng đã chuẩn bị lên bàn.
- HS quay lại nhóm, lắng nghe yêu cầu và lấy đồ vật mình đã chuẩn bị.
- HS làm việc theo nhóm: Thảo luận về tính chất của các đồ dùng bằng nhựa.
- Thảo luận cả lớp, các nhóm lên trình bày kèm theo đồ vật cụ thể
- Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên nó được làm từ than đá, dầu mỏ.
- Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Dùng xong phải rửa sạch, không để nơi có nhiệt độ cao trong thời gian dài.
- Chất dẻo có thể thay thế những vật liệu như thuỷ tinh , gỗ, da, vải, kim loại...để chế ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày. Vì chúng bền, đẹp.
- Nhiều HS đọc kết luận.
- HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc