Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 17

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 17

Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu:

- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Bài tập cần làm: bài 1a, bài 2a, bài 3.

II/ Đồ dùng dạy học: GV: - Bảng phụ, phấn viết.

 HS: Xem trước bài

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17:
Ngày soạn:25/12/2009
 Thứ hai, ngày dạy: 28/12/2009 
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Bài tập cần làm: bài 1a, bài 2a, bài 3.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV: - Bảng phụ, phấn viết.
	HS: Xem trước bài
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 2b, 3a.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B/ Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
2. H. dẫn luyện tập:
Bài 1: Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 1 HS làm trên bảng. 
- Nhận xét.
Bài 2: Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở - 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số % của 2 số và cách tìm một số % của 1 số.
- Cho HS làm bài vào vở, 
- GV thu vở chấm. 
- Gọi HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét, chữa bài sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV HD cách giải BT4 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn bài
- 2 HS làm bài
 - HS lắng nghe.
a) 216,72 : 42 = 5,16
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
Bài giải
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 –15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a) 1,6%
 b) 16129 người
Tập đọc:
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I/ Mục tiêu:	- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn (Trả lời câu hỏi SGK).
 II/ Đồ dùng dạy học:	GV: - Tranh minh hoạ trang 146 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
HS: Đọc trước bài
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Bài cũ:
- Gọi HS bài: Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi 
- GV nhận xét, ghi điểm 
B/ Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh
- GV giới thiệu bài, ghi đề.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1 - HS nêu từ khó
- GV viết từ khó lên bảng - HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp lần 2 - Nêu chú giải
- 3 HS đọc nối tiếp lần 3 
- HS Luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu chú ý cách đọc 
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài và câu hỏi
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước.
- Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung 
=> KL: Ông Lìn là một người dân tộc Dao tài giỏi ...
c) Đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc nối tiếp bài 
- GV h.dẫn đoạn cần luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc - GV nhận xét 
 3. Củng cố, dặn dò:
- Bài văn có ý nghĩa như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ca dao về lao động sản xuất./.
- 3 HS đọc nối tiếp và trả lời
- HS q. sát: tranh vẽ người đàn ông dân tộc đang dùng xẻng để khơi dòng nước Bà con đang làm cỏ, cấy lúa cạnh đấy.
- HS đọc 
- Đ1: Từ đầu...trồng lúa
- Đ2: Tiếp theo...như thế nữa
- Đ3: Phần còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- HS nêu từ khó - HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp - HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- HS đọc thầm đoạn
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã...
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan đã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước...
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả ...
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn môi năm thu mấy chục triệu...
- Ông Lìn chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó.
Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
- 2 HS đọc lại nội dung.
- 3 HS đọc
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- HS nêu nội dung bài 
Thể dục:
TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN
GV bộ môn dạy
Kĩ thuật:
THỨC ĂN NUÔI GÀ
GV bộ môn dạy
Ngày soạn:25/12/2009
Thứ ba, ngày dạy: 29/12/2009 
Chính tả: (Nghe - viết)
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
 - Làm được BT2.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV: Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần BT2.
	HS: Đọc bài viết
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Bài cũ: - GV gọi HS làm bài 3
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài.
2. H.dẫn HS viết bài: 
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 
- GV: Bài viết nói về một người mẹ nhân hậu. Mẹ đã hi sinh hạnh phúc riêng ...
- Luyện viết từ khó: Quảng ngãi, cưu mang, nuôi dưỡng.
- GV nhắc tư thế, cách cầm bút, cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết 
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm 9 bài - GV nhận xét, ghi điểm.
3. H.dẫn HS làm bài tập:
a) HS đọc yêu cầu của bài 2a.
+ Đọc câu thơ lục bát.
+ Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu thơ và ghi vào bảng tổng kết.
- GV cho HS làm bài GV đưa bảng phụ đã kẻ bảng tổng kết theo mẫu trong SGK 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
b) HS đọc yêu cầu của câu 2b.
- Đọc lại câu thơ lục bát.
- Tìm 2 tiếng bắt vần với nhau.
- Cho HS làm bài và trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại những từ viết sai trong bài chính tả./.
- 2 HS lên bảng làm 
- Nghe.
- HS theo dõi SGK
- Nghe.
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- HS từng cặp đổi vở dò bài 
- 1 HS đọc lớp lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ
- Lớp nhận xét kết quả bài làm.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
 Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
- HS làm BT 1, 2, 3.
II/ Đồ dùng dạy học: 	GV: Bảng phụ, phấn viết.
	HS: Xem trước bài
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Bài cũ: HS làm BT1
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Viết các hỗn số sau thành STP
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV h.dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở, 4 em làm trênbảng. 
- GV nhận xét.
Bài 2: Tìm x
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Muốn tìm thừa số và số chia ta làm thế nào?
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
- HS thảo luận nhóm để giải bài toán. 
- Làm xong, gắn bảng
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
- Về nhà hoàn thành BT./.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
Kết quả:
 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 
a) x 100 = 1,634 + 7,357
 x 100 = 9
 x = 9 : 100
 x = 0,09
 b) 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
Bài giải
C1:
 Hai ngày đầu máy bơm hút được là: 35% + 40% = 75% (lượng nc trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
100% - 40% = 25%(lượng nc trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nc trong hồ.
C2:
 Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
100% - 35% = 65%(lượng nc trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nc trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nc trong hồ.
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I/ Mục tiêu: 
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm theo yêu cầu của các BT trong SGK. 
II/ Đồ dùng dạy học: 	GV: Bảng phụ ghi các nội dung BT1, BT2.
	HS: Ôn lại bài đã học
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Bài cũ: 3 HS lên bảng đặt câu bài tập 1, BT 3 tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. H.dẫn HS làm bài tập:
 BT1: HS đọc đề
- HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4:
+ Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ ntn?
- GV mở bảng phụ cho HS đọc.
- Cho HS làm VBT, 3 HS làm trên bảng.
- Nhận xét chốt lời giải đúng
 Bài 2: Thực hiện tương tự BT1
- Lời giải:
Bài 3: HS đọc yêu cầu
- Vì sao không thay từ tinh ranh bằng từ tinh nghịch hay tinh khôn... 
- Vì sao không thay từ dâng bằng những từ đồng nghĩa khác? - Vì sao không thay từ êm đềm bằng những từ đồng nghĩa khác?
Bài 4: Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài.
- HS trình bày, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- H.dẫn HS học ở nhà./.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề
- Có hai kiểu cấu tạo từ là từ đơn và từ phức: từ đơn gồm một tiếng, từ phức gồm hai hay nhiều tiếng; từ phức gồm hai loại là từ ghép và từ láy
- 3 HS đọc
- Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con,...
- Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.
- Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
- Đánh trong các từ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là từ nhiều nghĩa.
- Trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau.
- Đậu trong các từ ở câu c là những từ đồng âm với nhau.
 a) Từ đồng nghĩa với các từ:
- tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, ...
- dâng: hiến, tặng, biếu, cho, đưa...
- êm đềm: êm ả, êm ái. êm dịu ...
- Vì tinh nghịch nghiêng về nghĩa nghịch nhiều hơn, còn tinh khôn nghiêng về nghĩa khôn nhiều hơn.
- Dùng dâng là đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã.
- Dùng từ êm đềm là đúng nhất vì vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của tinh thần con người.
- 1 HS đọc.
- Lớp làm bài vào vở.
- Có mới nới cũ.
- Xấu gỗ, tốt nước sơn.
- Mạnh dùng sức, yếu dùng  ... àm bài tập 5, SGK. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 5, sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh. 
- GV yêu cầu vài HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS.
3.Củng cố - dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới./.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp ngồi cạnh nhau, cùng thảo luận.
- 2 HS trình bày, các bạn khác bổ sung ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS làm tự làm bài tập và trao đổi với bạn
- 3 HS trình bày, 
- Các bạn khác góp ý.
Thứ sáu, ngày 1/1/2010
Nghỉ tết dương lịch
Ngày soạn:25/12/2009
Thứ năm, ngày dạy: 31/12/2009
Toán:
HÌNH TAM GIÁC
I/ Mục tiêu: Biết:
- Đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam gác.
- Bài tập cần làm: bài1, bài2.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV: Các dạng hình tam giác như trong SGK. Ê ke.
	HS: Ê ke.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ: HS làm BT3 tiết trước.
- GV chấm điểm.
B/ Bài mới: 
1. GT đặc điểm của hình tam giác:
- Cho HS quan sát hình tam giác ABC:
+ Em hãy chỉ ba cạnh của hình tam giác?
+ Em hãy chỉ ba đỉnh của hình tam giác?
+ Em hãy chỉ ba góc của hình tam giác?
 2. GT ba dạng hình tam giác (theo góc):
- GV vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng.
B
- Cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác.
3.G thiệu đáy và đường cao (tương ứng):
- GV GT hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH.
- Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì?
- Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác.
4. Luyện tập:
Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV h.dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở. Chữa bài.
Bài 2: 
(Các bước thực hiện tương tự bài tập 1)
5. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học và làm BT./.
- 2 HS lên bảng lam bài.
- HS quan sát.
A
BA
CA
HBA
A
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
C
H
A
C
B
- Gọi là đường cao.
- HS dùng e ke để nhận biết.
*Lời giải:
- Tên 3 góc là: ABC ; DEG ; MKN.
- Tên 3 cạnh là: AB, AC, BC ; DE, DG, EG ; MK, MN, KN.
*Lời giải: 
 + Đáy AB, đường cao CH.
 + Đáy EG, đường cao DK.
 + Đáy PQ, đường cao MN.
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I/Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết 4 đề bài, 1 số lỗi điển hình.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
A/ Bài cũ:
- Chấm điểm Đơn xin học của HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
B/ Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích YC.
2.GV nhận xét chung về kết quả làm bài:
- GV mở bảng phụ viết sẵn 4 đề bài.
a) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Ưu điểm:
- Đa số các em viết đúng nội dung bài văn tả người, đầy đủ 3 phần.
- Nhiều câu văn sinh động, như em: Trang, Tâm, Loan, Lộc,
- Diễn đạt ý trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc.
3. H.dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài cho từng HS.
a. Chữa lỗi: 1số HS lên bảng chữa bài cả lớp tự chữa trên vở BT.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
b.Thông báo điểm: G: ; K: ; TB: ; Y: 
c. H.dẫn HS sữa lỗi trong bài:
- Cho HS đọc nhận xét của cô giáo 
d. H.dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc bài văn hay của em: Trang 
- Yêu cầu mỗi HS chọn đoạn viết lại
C. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học./.
Hoạt động học
- 3 HS nộp vở.
- HS đọc đề bài.
* Tồn tại:
- Một số em viết văn còn vụng, diễn đạt chưa trôi chảy.
- Trình bày chưa rõ ràng, còn viết chung chung, mắc lỗi chính tả nhiều, dùng từ chưa chính xác.
- HS nhận bài.
- HS chữa bài.
- HS sửa lỗi, đổi bài cho bạn rà soát việc sửa lỗi.
- HS tìm cái hay, rút kinh nghiệm.
- HS viết lại một đoạn.
- về nhà luyện đọc để KTHKI./.
Khoa học:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (T2)	
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập các kiến thức về: đặc điểm giới tính, 1 số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân, tính chất và công dụng của 1số vật liệu đã học.
II/ Đồ dùng dạy học: 	GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Bài cũ: 
- Gọi HS trả lời câu hỏi trong BT2
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới:
HĐ 3: Trò chơi “Đoán chữ”
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời đúng được nhiều là thắng cuộc.
1. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là gì?
2. Em bé nằm trong bụng mẹ gọi là gì?
3. Giai đoạn cơ thể bắt đầu phát triển nhanh về chiều cao ... được gọi là gì?
4. Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn ... được gọi là gì?
5. Từ nào được dùng để chỉ giai đoạn hoàn thiện của con người... và xã hội?
6. Từ nào được dùng để chỉ con người bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời?
7. Bệnh nào do một loại kí sinh trùng gây ra và bị lây truyền do muỗi a-nô-phen?
8. Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và bị lây truyền do muỗi vằn?
9. Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra; vi-rút này sống trong ... truyền bệnh sang người?
10. Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và lây truyền qua đường tiêu hoá...chán ăn...?
- Nhận xét trả lời đúng nhiều nhất là thắng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Ôn tập chương trình đã học để KTHKI./.
- 3 HS lần lượt trả lời
- Sự thụ tinh
- bào thai (thai nhi)
- Dậy thì
- Vị thành niên
- Trưởng thành
- Già
- Sốt rét.
- Sốt xuất huyết.
- Viêm não
- Viêm gan A
Địa lí:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu: - Biết hệ thống hoá kiến thức đã học về dân cư, các ngành k.tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ 1 số trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, một số thành phố.
- Biết hệ thống hoá kiến thức đã học về địa lí TN Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc diểm chính của các yếu tố TN như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bản đố địa lí tự nhiên Việt Nam - Hệ thống câu hỏi ôn tập.
HS: Ôn bài
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Bài cũ:- GV gọi 2 HS nêu nội dung 
- GV n.xét, gđ
 B/ Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu giờ học.
2. Tìm hiểu bài: Làm việc cả lớp
- GV cho lớp hái hoa dân chủ.
- Hình thức: 
- Bạn hái hoa trả lời đúng được 1 điểm nếu bạn thứ hai mới trả lời đúng thì được 0,5 điểm. Tổ khác bổ sung đúng được 0,5 điểm. tổ nào đạt nhiều điểm là tổ thắng cuộc - Nội dung các câu hỏi:
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+ Nước ta có khí hậu gì?
+ Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta.
+ Nêu các loại đất chính của nước ta.
+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống nhân dân ta.
+ Nước ta có ? dân tộc, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
- GV tổng kết điểm, tuyên dương 
- GV treo bản đồ, gọi HS lên chỉ các trung tâm công nghiệp, kinh tế, ...
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Ôn tập KTHKI ./.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- Từng tổ lần lượt cử đại diện lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
- Các tổ khác theo dõi, nhận xét,bổ sung.
+ Hình chữ S, hẹp ngang, từ Bắc - Nam, nghiêng từ Tây sang Đông 3/4 là đồi núi.
+ Nhiệt đới gió mùa, nóng lắm mưa nhiều, hay có bão vào mùa thu...
+ Nhiều sông nhưng ít sông lớn, lượng nước thay đổi theo mùa, có nhiều phù sa.
+ Là một bộ phận của biển Đông, bao bọc phía Đông, Nam, và Tây Nam ...
+ Đất phe-ra-lít, đất phù sa.
+ Rừng hạn chế lũ, cung cấp các sản vật quý nhiều nhất là gỗ, trong lành kg khí...
+ Có 54 dân tộc, dân tộc kinh đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng, ...ở miền núi.
+ Không đều, ở đồng bằng đất chật người đông, ở vùng núi đất rộng người thưa.
- Nhiều HS lên bảng thực hiện.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
- Nhằm đánh giá kết quả học tập
- Có biện pháp khắc phục, giúp HS học tập tiến bộ hơn.
- Tuyên dương khen thưởng những HS tiến bộ, nhắc nhở HS chậm tiến bộ.
II/ Chuẩn bị:	Gv : nội dung sinh hoạt tuần 18.
Hs : báo cáo cho kết quả tuần 17.
III/ Nội dung:
1. Các tổ báo cáo điểm thi đua:
- HS được điểm 10: Tâm, Trang, Hiếu, Ly, Liên, Loan, Nhiên, ...
- HS viết chính tả còn sai nhiều: Vũ, Vân, ...
2. Đánh giá kq học tập của HS: 
- HS học tập chăm chỉ, đến lớp thuộc bài và làm bài đầy đủ, đi học đều, tích cực tham gia phát biểu ý kiến: Tâm, Trang, Hiếu, Ly, Liên, Loan, Huy, Nhiên, ...
 	- Những HS nói chuyện trong giờ học, còn thụ động, không tham gia phát biểu ý kiến: Vân, Vũ, Vy, Trinh, ... 
- Chấm VSCĐ đạt loại A: 	Loại B:
- Đón đoàn kiểm tra nghi thức Đội.	
 * Tuyên dương khen thưởng, nhắc nhở HS.
4. Rút kinh nghiệm và kế hoạch tuần tới:
 - Cần luyện đọc, viết ở nhà nhiều hơn, học bài, viết bài để KTHKI.
 - Tham gia tích cực trong các hoạt động: BDHSG, PĐHSY, Bóng đá, vệ sinh... 
 - Nộp các khoản tiền, đi thực tế thôn Tân Chính./.
An toàn giao thông:
Bài 5: EM LÀM GÌ ĐỂ GIỮ AN TOÀN GIAO THÔNG(T1)
	I/ Mục tiêu:
HS hiểu nội dung ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về TNGT.
HS biết phân tích nguyên nhân gây ra TNGT.
Giáo dục HS có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh TNGT.
II/ Chuẩn bị:	GV + HS: Thống kê câu chuyện về TNGT
III/ Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Tuyên truyền TNGT:
- GV Tuyên truyền về TNGT. HS đọc SGK tr.16
- GV phân tích: + Do con người; Do phương tiện GT; Do đường; Do thời tiết; ... 
=> GV: Hàng ngày đều có các tai nạn Gt xảy ra. Ta cần biết rõ ng nhân chính để biết rõ cách phòng tránh TNGT.
* HĐ2: Lập phương án thực hiện TNGT:
- HS nêu phương án thực hiện TNGT: Đi xe đạp an toàn. 
=> GV kết luận, tổng kết phương án thực hiện của HS. 
* Củng cố, dặn dò: - Thi vẽ tìm hiểu về ATGT.	
- HS có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh TNGT./.	 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T 17.doc