Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Mỹ Phước

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Mỹ Phước

TẬP ĐỌC

TIẾT 37 :NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I.Mục tiêu :

- Biết đọc đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê ).

 - Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Hiểu được tâm trạng day dứt , trăn trở tìm con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các câu hỏi 1,2 v câu hỏi 3 (không giải thích lí do )

 -Giáo dục Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

II. Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh SGK phóng to, tranh về Bến nhà Rồng , Bảng phụ viết sẵn đoạn “ Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”

III.Các hoạt động dạy - học:

 1. Bài cũ : Nhận xét kết quả phân môn tập đọc trong học kì 1

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Mỹ Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
TỪ NGÀY 2 / 01 ĐẾN 6 / 01
Thứ /ngày
Mơn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
02/01/12
Tập đọc
Tốn
Khoa học
Đạo đức
37
91
37
19
 Người cơng dân số một
Diện tích hình thang
Dung dịch
Em yêu quê hương(BVMT-KNS)
Thứ ba
03/01/12
L.từ & câu
Tốn
Chính tả
Lịch sử
37
92
19
19
Câu ghép 
Luyện tập 
Nghe-viết :Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực 
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Thứ tư
04/01/12
Tập l.văn
Tập đọc
Tốn
Kỹ thuật
37
38
93
19
 Luyện tập tả người(Dựng đoạn mở bài ) 
Người cơng dân số một
Luyện tập chung
Nuơi dưỡng gà 
Thứ năm
05/01/12
L.từ & câu
Tốn
Kể chuyện
Khoa học
38
94
19
38
Cách nối các vế câu ghép 
Hình trịn .Đường trịn
Chiếc đồng hồ
Sự biến đổi hĩa học (KNS)
Thứ sáu
06/01/12
Tập l.văn
Tốn 
Địa lí
SHTT
38
95
19
19
Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài )
Chu vi hình trịn 
Châu Á(NL)
Tuần 19
 Thứ hai, ngày 02 tháng 01 năm 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 37 :NGƯỜI CƠNG DÂN SỐ MỘT
I.Mục tiêu : 
- Biết đọc đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê ).
 - Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Hiểu được tâm trạng day dứt , trăn trở tìm con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 (không giải thích lí do )
 -Giáo dục Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh SGK phóng to, tranh về Bến nhà Rồng, Bảng phụ viết sẵn đoạn “ Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”
III.Các hoạt động dạy - học:
 1. Bài cũ : Nhận xét kết quả phân môn tập đọc trong học kì 1
 2. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Luyện đọc
Mt: Đọc đúng một số tiếng khó trong bài. Biết đọc đúng một văn bản kịch 
-GV gọi 1 HS khá đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch. 1 HS khác đọc cả bài trước lớp.
GV chia đoạn đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu à anh vào Sài Gòn này làm gì?
+ Đoạn 2: Tiếp à không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
-Lần1: hs nối tiếp đọc, Gvsửa lỗi phát âm 
-Lần 2: HSù đọc, Gv giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ. Kết hợp giải nghĩa:“cơm nuôi” nhà chủ lo cơm cho người làm ăn.
Lần 3: 3HS đọc đúng lời, tâm trạng nhân vật.
-GV đọc mẫu cả trích đoạn kịch. 
Hoạt động2: Tìm hiểu bài.
Mt:Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi.
Đoạn 1: 
(?)Anh Lê giúp anh Thành việc gì? 
(?)Nêu ý 1?
- Ý 1: Anh Thành có ý thôi làm việc ở Sài Gòn .
Đoạn 2.
(?)Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? 
(?) Đoạn 2 cho biết gì?	
Ý 2: Sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
Đoạn 3.
(?) Câu chuyện giữa anh thành và anh Lê nhiều lúc không ăn khớp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy? 
- Đoạn 3 cho biết gì?
Ý 3: Anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
(?) Trích đoạn kịch trên cho ta biết nội dung gì?
Nôïi dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt: trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
Mt: Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Thành, anh Lê), lời tác giả. Đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật, phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 
-Gọi 3 HS đọc phân vai trước lớp.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo gợi ý
-GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
-HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn kịch theo nhóm 3.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS. 
3.Củng cố -Dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung trích đoạn. Nhận xét tiết học
Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Người công dân số một ” tiếp. 
-1 HS khá đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch. 1 HS khá đọc cả bài trước lớp, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn 
+Học sinh nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
+ 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
+ Lắng nghe.
+ 1học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung
-Tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
-“ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ, da vàng với nhau. Nhưng Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” “ Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt.” 
+ 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
-Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. 
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại.
Anh Lê hỏi: 
-Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì?
- Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến Sài Gòn này nữa.
Anh Thành đáp:
- Anh học trường  anh là người nước nào?
-  Vì đèn ta không sáng bằng đèn hoa kì
- Giải thích sở dĩ câu chuyện của hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- 1 học sinh dẫn chuyện, 1là anh Thành, 1 là anh Lê.
- 3 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét .
+ HS lắng nghe 
-HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo nhóm 3.
+3HS xung phong đọc. Lớp nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay .
TOÁN 
TIẾT 91 : DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I.Mục tiêu :
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy - học: - GV: 2 tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học SGK. HS: Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo .
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Bài cũ : (?) Nêu đặc điểm của hình thang ? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề bài .
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Tìm hiểu, hình thành công thức tính diện tích hình thang. 
Mt: Biết hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Yêu cầu hãy tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
Gv hướng dẫn hs quan sát mô hình hình thang ABCD làm bằng bìa
- Hướng dẫn hs xác định trung điểm M của cạnh BC rồi dùng thước nối A với M. Cắt rời hình tam giác ABM. Sau đó ghép với tứ giác AMCD ta được hình tam giác ADK. 
(?)Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
(?)Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
-Diện tích hình tam giác ADK là: 
Mà==
-Vậy diện tích hình thang ABCD là 
=>Rút ra qui tắc, công thức tính diện tích hình thang. 
+Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho 2. 
 + Công thức: S=
-Gọi S là diện tích, a, b là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao. 
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mt: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải được các bài tập 
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, làm bài vào vở .
Đáp số: 50 cm2
Đáp số: 84 m2
Bài 2: Tương tự cách hướng dẫn trên 
a. Chuyển về nhà làm
b. Đáp số: 20 cm2
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi
Tóm tắt: a= 110 m ; b= 90,2 m ;h = trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó?
Chiều cao thửa ruộng hình thang :
(110+ 90,2) : 2 = 100,1 (m2)
Diện tích thửa ruộng hình thang :
(110+ 90,2) x 100,1: 2 = 10020,01 (cm2)
Đáp số: 20 cm2
3.Củng cố- Dặn dò: Nêu qui tắc và viết công thức hình thang? Nhận xét tiết học . Về làm bài 2aai2:”Luyện tập”.
+ 1HS quan sát, dưới lớp làm theo yêu cầu của giáo viên. 
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
+ Vài HS nêu.
+ Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
+1 HS đọc đề, lớp theo dõi, làm bàivào vở, 2 hs làm trên bảng, cả lớp nhận xét, sửa bài.
+ 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ nhận xét và sửa bài nếu sai.
+ 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ Theo dõi và sửa bài nếu sai
KHOA HỌC
TIẾT 37 : DUNG DỊCH
I. Mục tiêu: 
Sau bài học ,học sinh biết:
 -Nêu một số ví dụ về dung dịch 
 -Biết cách tách các chất trong dung dịch.
 -Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 76, 77 SGK. HS 1 ít đường ( hoặc muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Bài cũ : (?)Hỗn hợp là gì ? 
 (?)Nêu các cách để tách các chất ra khỏi hỗn hợp ? 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Thực hành tạo ra một dung dịch .
Mt: HS biết cách tạo ra một dung dịch. Kể tên một số dung dịch.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 với SGK, làm thí nghiệm, tạo ra dung dịch đường ( dung dịch muối), quan sát, ghi kết quả vào bảng
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch, đặc điểm của dung dịch
- Nước sôi để nguội, đường, (muối)
- Dung dịch nước đường có vị ngọt.
- Dung dịch nước muối có vị mặn.
(?)Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
(?)Dung dịch là gì? 
(?)Kể tên một số dung dịch mà em biết?
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Kết luận: Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có từ hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó.
-Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất được hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch 
Hoạt động2: T ...  thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
(?)Vì sao ta không nên đến gần các hố vôi đang tôi? Vì nó tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm
3.Củng cố- dặn dò: (?)Thế nào là sự biến đổi hóa học? Giáo viên nhận xét tiết học.
-HS thực hiện yc của GV theo nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả sau khi thực hiện các thí nghiệm, lớp theo dõi nhận xét
bổ sung.
-Sự biến đổi hóa học.
- HS quan sát, làm việc theo nhóm bàn. 
-Đại diện nhóm trình bày, giải thích. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS tự trả lời theo hiểu biế
 Thứ sáu, ngày 6 tháng 01 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 38 :LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 ( dựng đoạn kết bài )
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được hai kiểu bài kết bài (mở rộng và không mở rộng).
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu BT2.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý người xung quanh và say mê sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy - học:GV: Bảng phụ viết sẵn 2 cách kết bài: kết bài tự nhiên và kết bài mở rộng.
III. Các hoạt động: 
1.Bài cũ: Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)
	Giáo viên chấm vở của 3, 4 học sinh làm bài vở 2 đoạn mở bài tả người mà em yêu thích, có tình cảm.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về đoạn MB.
Mt: Củng cố kiến thức về đoạn kết bài.
Bài 1:	Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài trong SGK.
(?)Trong 2 đoạn kết bài thì kết bài nào là kết bài tự nhiên?
Kết bài nào là kết bài mở rộng?
-Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Đoạn a: kết bài theo kiểu không mở rộng: ngắn gọn, tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
+Đoạn b: kết bài theo kiểu mở rộng, sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, rồi bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Mt: Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng
-Bài 2:Yêu cầu học sinh đọc lại 4 đề bài tập làm văn ở bài tập 2 tiết “luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)”.
- Giáo viên giúp học sinh hiều đúng yêu cầu đề bài:
+ Mỗi em hãy chọn cho mình đề bài tả người trong 4 đề bài đã cho.
+ Sau khi chọn đề bài, rồi viết kết bài theo kiểu mở rộng và kết bài theo kiểu không mở rộng.
-Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố- dặn dò: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết bài đã viết vào vở. Chuẩn bị: “Ôn tập”.
- 2 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-Học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-4 học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài.
+ Tả người thân trong gia đình.
+ Tả một bạn cùng lớp.
+ Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
+Tả một nghệ sĩ nào em thích.
- Lớp đọc thầm lại, suy nghĩ làm việc cá nhân.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài. Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn người viết kết bài hay nhất.
TOÁN
TIẾT 95 : CHU VI HÌNH TRỊN
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
 -Biết quy tắc tính chu vi của hình tròn, và vận dụng để giải toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn .
 -Giáo dục học sinh tính toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy - học: GV:Bìa hình tròn có đường kính là 4cm.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: 3 hs thực hành vẽ hình tròn có d= 6cm, 7cm; r= 4 cm 
 Giáo viên nhận xét chấm điểm.
2. Bài mới: Chu vi hình tròn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hoạt động 1: Hướng dẫn rút ra quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn
Mt:Quan quan sát, thực hành lăn hình tròn => quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn 
-GV cho hs thực hành lăn hình tròn cắt sẵn trên thước đo cm, theo nhóm và nêu kết quả 
=> Chu vi hình tròn là độ dài của một đường tròn 
GV cho hs nhận thấy nếu hình tròn có đường kính = 4cm thì chu vi =12,5 -> 12,5 cm chính = lấy 4cm x 3,14
Nếu hình tròn có bán kính = 2 cm thì chu vi = 2 x 2 x 3,14
=>Nếu biết đường kính.
Chu vi = đường kính nhân với số 3,14
C = d ´ 3,14
(C là chu vi, d là đường kính hình tròn)
*Nếu biết bán kính.
Chu vi = bán kính nhân với 2 rồi nhân với số 3,14
C = r ´ 2 ´ 3,14
( r là bán kính hình tròn) 
Hoạt động 2: Thực hành.
Mt: vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn. 
Bài 1:GV yc hs đọc bài tập 1
-HS tự làm bài, kiểm tra kết quả lẫn nhau
Bài 2: GV yc hs đọc bài tập
Bài 3: Chuyển về nhà làm
 3.Củng cố- dặn dò: - Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn, biết đường kính hoặc bán kính . Nhận xét tiết học . Chuẩn bị: “ Luyện tập ”
-Tổ chức 4 nhóm.
-2 nhóm lăn miếng bìa hình tròn hình tròn có bán kính = 2cm, 2 nhóm lăn hình trón có đường kính = 4cm trên thước đo cm và lần lượt nêu kết quả
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn.
-Hs đọc bài tập 1, tự làm bài, kiểm tra kết quả lẫn nhau
-3 hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét sửa bài
a)Chu vi hình tròn là:
0,6 x 3.14 = 1,884 (cm)
c) chu vi hình tròn là:
4/5= 0,8
0,8 x 3,14 = 2,512 (cm)
-Hs đọc bài tập2, tự làm bài, kiểm tra kết quả lẫn nhau
-3 hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét sửa bài
a)Chu vi hình tròn là:
2,75 x 2 x 3,14= 17,27 (cm)
b) Chu vi hình tròn là:
6,5 x 2 x 3,14= 40,82( dm)
c) Chu vi hình tròùn là:
½ = 0,5
0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 (cm)
Hay ½ x 2 x 3,14 = 3,14 (cm)
Địa lí 
TIẾT 19 : CHÂU Á(NL)
Tích hợp mức độ :Liên hệ
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh:
 -Biết tên các châu lục, đại dương trên thế giới: châu Á, châu Aâu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Aán Độ dương
 -Nêu được vị trí địa lý, giới hạn của châu Á.
 -Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu ÁÙ.
 -Sử dụng quả địc cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
 - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng,sông lớn của châu Á trên bản đồ.
 - Bồi dưỡng lòng say mê học hỏi kiến thức môn Địa lí ; Khai thác dầu cĩ ở một số nước và một số khu vực của Châu Á. Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của Châu Á.
II.Đồ dùng dạy - học GV: + Quả địa cầu va øbản đồ Tự nhiên Châu Á. Sưu tầm tranh ảnh 1 số quang cảnh thiên nhiên của Châu Á.
III.Các hoạt động: 
1. Bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra định kì.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn, diện tích của Châu Á
Mt: Nắm được vị trí, giới hạn Châu Á. Dựa vào lược đồ, bản đồ, nêu được vị trí, giới hạn Châu Á 
GV yc hs đọc thông tin SGK, làm việc nhóm đôi thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
(?) Hãy kể tên các châu lục và các đại dương trên thế giới ?
(?) Hãy mô tả vị trí địa lí và giới hạn của châu Á
(?) Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của châu Á ?
(?) Em có nhận xét gì về diện tích của châu Á ?
Kết luận: 
+Châu Á nằm ở bán cầu Bắc; có 3 phía giáp biển và đại dương .
+Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. 
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên 
Mt:Nắm được một số yếu tố cơ bản về đặc điểm tự nhiên của châu A
Ù- GV cho HS quan sát H 3, tổ chức cho hs làm việc nhóm sử dụng lược đồ, đàm thoại nhận biết các khu vực của Châu Á. Nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi lại tên chúng ra giấy; đọc thầm tên các dãy núi: đồng bằng.
-Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
a) Vịnh biển (Nhật Bản) ở Đông Á
b) Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở Trung Á
c) Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở ĐNA
d) Rừng tai-ga (LB Nga) ở Bắc Á
đ) Dãy núi Hi-ma-lay-a (Nê-pan) cở Nam Á
- Cho Hs nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên .
- GV nhận xét và bổ sung 
Kết luận:
+Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên .
 +Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích . 
3. Củng cố - dặn dò: + Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Châu Á”(tt) 
+ Đọc thông tin, làm việc với hình 1 và với các câu hỏi trong SGK. Đại diện nhóm trả lời yc của GV kết hợp chỉ bản đồ vị trí và giới hạn Châu Á. Cả lớp nhận xét bổ sung:
- Có 6 châu lục :; 4 đại dương: .
- Châu Á có diện tích lớn nhất thế giới .
+ HS quan sát hình 3, sử dụng chú giải để nhận biết các khu vực của Châu Á.
+ HS đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ 
+ HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của H 2 và ghi chữ tương ứng ở các khu vực trên H 3
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận biết sự đa dạng của thiên nhiên châu Á 
nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng
- HS trình bày kết quả.
SINH HOẠT LỚP 
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh có tính tự giác, tự phê bình trong học tập.
Đưa ra kế hoạch tuần 20.
II/Nội dung:
Các tổ lần lượt báo cáo tình hình tuần 19
Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập.
Lớp phó trật tự nhận xét về mặt trật tự.
Lớp trưởng báo cáo tình hình chung: 
Giáo viên nhận xét chung:
Ưu điểm:
Một số Hs học tập tốt: .
..
 +Khuyết điểm:
Lớp còn ồn, không làm đầy đủ bài tập, không học bài.
III/Kế họach tuần 20:
Phát huy mặt tốt.
Khắc phục mặt yếu kém.
Chuẩn bị đầy đủ sách, vở để học tốt học kỳ II
TỔ TRƯỞNG
Soạn , Ngày 2 tháng 01 năm 2012
GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 19.doc