Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25

Tiết 2

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào ca ngợi.

- Trả lời được câu hỏi trong SGK

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết nhớ ơn tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ chủ điểm, minh họa bài tập đọc SGK.

 

doc 41 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Soạn ngày 25 tháng 2 năm 2012
Giảng thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Chào cờ
theo liên đội
____________________________________________
Tiết 2
Tập đọc
Phong cảnh Đền Hùng
i. mục tiêu
1. Kiến thức:
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào ca ngợi.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết nhớ ơn tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học
	Tranh minh hoạ chủ điểm, minh họa bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Sĩ số+ hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc bài: Hộp thư mật và trả lời câu hỏi SGK.
- 2 HS
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
Câu ca dao là sự khẳng định tình cảm của toàn dân hướng về tổ tiên.
- Bài văn phong cảnh Đền Hùng hôm nay chúng ta sẽ giới thiệu các em về cảnh đẹp Đền Hùng nơi thờ các vị vua có công dựng lên đất nước Việt Nam.
3.2. Luyện đọc
- 1 HS khá đọc cả bài
- Lớp đọc thầm
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe, giới thiệu nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung.
- HS quan sát hình nghe giới thiệu 
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đ chính giữa
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
+ Đoạn 2: tiếp đến Xanh mát
+ Đoạn 3: còn lại
+ Cho HS đọc nối tiếp
- 3 HS đọc (1 lần) 
- Lần 1: Đọc nối tiếp + kết hợp phát âm
+ Đọc nối tiếp + phát âm: Chót vót, dập dờn, uy nghi, vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc
- Lần 2: Đọc nối tiếp + kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ ở phần chú giải SGK
- Lần 3: Đọc nối tiếp 
+ HS đọc nối tiếp, ngắt đúng câu, dấu chấm, dấu phảy, ngắt nhịp đúng. 
- Đọc theo cặp
- Đọc cặp 2 em đọc (2 vòng)
- 1 HS đọc toàn bài 
- Lớp chú ý nghe
3.4. Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn 1
- Lớp đọc thầm
- Bài văn viết về cảnh gì? ở đâu?
- Bài văn tả cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh - Lâm Thao - Phú Thọ, nơi thờ các vị vua Hùng tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam 
- Hãy kể về những điều em biết về các vua Hùng
- Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang. Do đó ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ cách ngày này khoảng 4000 năm 
- GV giảng thêm về truyền thuyết về con Rồng cháu Tiên 
- HS nghe
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên của Đền Hùng?
- Những khóm Hải Đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm rập rờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vòi vọi, bên phải là Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước ngã ba Bạch Hạc.
- Những từ ngữ đó miêu tả cảnh đẹp tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên Đền Hùng 
ý đoạn 1 nói lên điều gì?
- ý 1. Cảnh thiên nhiên đẹp của Đền Hùng.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Lớp đọc thầm
Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
- HS có thể kể
+ Sơn tinh, Thuỷ tinh
+ Thánh Gióng
+ Chiếc nỏ thần
+ Con rồng cháu tiên (sự tích trăm trứng)
+ Bánh chưng,bánh giày
- GV chốt lại: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn.
- ý 2 nói lên điều gì ?
- ý 2: những truyền thuyết của dân tộc
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3
- Lớp đọc thầm
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
- Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
 việc gì cũng không quên được ngày dỗ tổ không được quên cội nguồn.
- Câu ca dao gợi truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, thuỷ chung, luôn nhớ cội nguồn dân tộc
- GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây Kim Giao trên đỉnh núi Nghĩa Linh vào ngày 10-3 âm lịch năm 1632 TCN. Từ đấy người Việt lấy ngày mồng mười tháng ba hàng năm làm ngày giỗ tổ. 
- Câu ca trên còn có nội dung khuyên răn mọi người, nhắc nhở mọi người hướng về cội nguồn dân tộc, đoàn kết để giữ nước và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
- ý 3 nói lên điều gì ?
- ý 3: Niềm thành kính đối với tổ tiên. 
- Nội dung bài
- Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên
3.4. Luyện đọc diễn cảm
- 3 HS đọc diễn cảm 3 đoạn 
- 3 HS nối tiếp đọc
- Bài này đọc với giọng như thế nào?
- Đọc với giọng to vừa phải nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng tha thiết.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- 1 HS đọc
- Cho HS dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng
- Kề bên, thật là đẹp, sừng sững, đỡ lấy, dấu chân, đánh thắng, mải miết, xanh mát
- Truyện đọc diễn cảm theo cặp
- Đọc theo cặp đôi (2 vòng)
- Thi đọc diễn cảm theo đoạn
- 3 HS mỗi tổ 1 bạn
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất
- Tuỳ theo học sinh chọn
- Truyện đọc diễn cảm theo cả bài
- 2 HS đọc
- Bình chọn bạn đọc hay nhất
- Tuỳ HS nhận xét
4. Củng cố 
Nội dung chính cuảe bài văn là gì?
a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
b. Bày tỏ niềm thành khính thiêng liêng của con người đối với tổ tiên.
c. Cả hai ý trê.
- GV nhận xét tiết học
5. dặn dò
- Về nhà đọc lại bài, đi thăm Đền Hùng nếu có điều kiện.
___________________________________________________
Tiét 3
Toán
 Đ121
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ II
Phần I : Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( 4 đ) 
1) Đúng ghi Đ, sai ghi S : 
 a) 3000 cm = 3 dm 
 b) 125 dm = 1,25 cm 
2) Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khảng định đúng: 
Hai mươi tám phẩy bảy phần trăm 
15 %
Năm mươi lăm phần trăm 
42,6 %
Bốn mươi hai phẩy sáu phần trăm 
28,7 %
Mười lăm phần trăm
55 %
3) Một tam giác có đáy 3 dm, chiều cao 20 cm thì có diện tích là:
A. 3 dm2	B. 30 dm2	C. 60 dm2	D. 300 dm2
4) Hình tròn có bán kính 2,5 cm thì chu vi là:
A. 1,57 cm	 B. 15,7 cm 	C. 0,15 cm	D. 157 cm.
5) Số hình thang có trong hình dưới đây là:
	A. 5	B. 7	
	 C. 6	D. 3
6) Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 3 cm là:
	A. 54 cm2	B. 36 cm2	C. 9 cm2	D. 5,4 cm2.
 	7) Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 0,22m3 = ... dm3 là:
	A. 22	 B. 0,022	C. 2 200	D. 220
8) Một lớp có 18 nữ và 12 nam. tỷ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp là: 
 A . 18% B . 30% C . 40% D . 60%
 Phần II: 
1) Đặt tính rồi tính ( 2đ )
 a) 39,72 + 4,18 b) 95,64 - 27,35 c) 31,05 2,5 d) 77,5 : 2,5
Bài 6. (1đ) Tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất:
a) 1,245 x 25,6 + 1,245 x 74,4 =	b) 1,245 x 11 - 1,245 =
2) Tính diện tích hình tam giác biết đáy là 12 cm, chiều cao 9 cm: ( 1đ )
3) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm, chiều cao 3 cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính :
 a) Thể tích hình hộp chữ nhật.
 b) Thể tích hình lập phương. ( 2đ )
___________________________________________________
Tiết 4
Lịch sử
Đ25:
Sấm sét đêm giao thừa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Học xong bài này HS biết:
Vào dịp tết Mậu thân năm 1968 quân dân miền Nam tiến hành tổng tiến công và nổi dạy trong đó tiêu biểu là trận đánh Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.
2. Kĩ năng:
- Thuật lại được trận đánh sứ quán Mĩ.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs thêm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- ảnh tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ
H: Mục đích ta mở đường Trường Sơn để làm gì?
H: Nêu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965-1968 Mĩ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là chiến thắng to lớn của cách mạng nước ta tạo ra những chuyển biến mới. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu sự kiện đó.
3.3. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ đồng loạt của nhân dân ta theo các câu hỏi
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày. ( Sử dụng tranh tư liệu)
? Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công của quân dân ta vào dịp tết Mậu Thân năm 1968?
- Bất ngờ: Tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch và các thành phố lớn.
- Đồng loạt: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự ở Sài Gòn là trọng điểm quân ta đánh vào sứ quán Mĩ, bộ tổng tham mưu quân nguỵ Sài Gòn, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, tổng nha cảnh sát, bộ tư lệnh hải quân
? Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn?
+ Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời, suy chuyển sứ quán Mĩ làm sập một mảng tường bảo vệ các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới Sứ quán Mĩ  Bọn chỉ huy hoảng hốt chạy khỏi sứ quán bằng xe bọc thép..
? Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công vào những nơi nào?
+  Quân giải phóng đã tiến công đồng loạt ở thành phố, thị xã, miền Nam như: Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng
- Mĩ thừa nhận thất bại, buộc chấp nhận đàm phán tại Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
ý nghĩa: Là cuộc tập kích chiến lược, một thắng lợi có ý nghĩa lớn, đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam đã giáng cho địch những đòn bất ngờ, những sự choáng váng làm cho thế chiến lược của đế quốc Mĩ, chấp nhận đàm phán tại hội nghị Pa-ri, thay đổi chuyển từ "Chiến tranh cục bộ sang "Việt Nam hoá chiến tranh"
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân năm 1968 có tác động như thế nào đối với cả nước Mĩ?
4. Củng cố 
- HS đọc phần nội dung bài học trong SGK
5. Dặn dò
- Học thuộc nội dung bài học.
- Về nhà chuẩn bị bài 26, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
Tiết 5
Khoa học
 Đ49
Ôn tập: Vật chất và năng lượng (t1)
I. Mục tiêu
1.kiến thức : Nắm được về vật chất và năng lượng.
2. kỹ năng: quan sát thực hành thí nghiệm: bảo vệ môi trường giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.
3. Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các thành tựu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: 
2. HS: Thẻ chọn đáp án A, B, C, D
III. Hoạt động dạy học 
1. ổn định: Cho HS hát 
2. Giới thiệu bài
Chúng ta đã kết thúc một chặng đường tìm hiểu về vật chất và năng lượng. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đã học đó.
- GV ghi đầu bài ... S nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. 
5. dặn dò: 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp mạch điện đơn giản”
_______________________________________
Soạn thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
Soạn thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Thể dục GV chuyên dạy
Tiết 2: 
Tập làm văn
Đ 50:
Tập viết đoạn đối thoại
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS biết thế nào là đoạn đối thoại.
2. Kĩ năng:
.- Dựa vào truyện Thái Sư Trần Thủ Độ biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong lịch.
- Phân vai đọc lại hoặc diễn thử vở kịch
3. Thái độ:
- Giáo dục HS cần cù, sáng tạo khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ phần đầu truyện: "Thái sư Trần Thủ Độ"- ứng với đoạn kịch"Xin thái sư Trần Thủ Độ tha cho" 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định: Hát
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài 
Học sinh nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở lớp 4, 5
- ở Vương quốc tương lai lớp 4
- Lòng dân lớp 5
- Người công dân số 1 lớp 5
- GV nêu: Trong tiết học này các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện: Thái sư Trần Thủ Độ thành một màn kịch bằng biện pháp viết tiếp các lời đối thoại sau đó các em phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch chúng ta sẽ xem nhóm nào viết đoạn đối thoại hay nhất, đọc lại hoặc diễn màn kịch hấp dẫn nhất 
3.2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 1: 
1 HS đọc - lớp đọc thầm 
- GV đọc và hỏi HS 
- HS chú ý nghe 
- Các nhân vật trong đoạn kịch là ai ?
- Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh từ Quốc Mẫu vợ ông. 
- Nội dung chính của đoạn kịch là gì
- Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh từ Quốc mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác. Người ấy sợ hãi, xin rối rít xin tha. 
- Dáng điệu, vẻ mặt, Thái độ của họ lúc đó như thế nào ?
- Trần Thủ Độ nét mặt: Nghiêm nghị, giọng nói sang sảng. Cháu của Linh từ Quốc mẫu: Vẻ mặt run sợ, lấm lép nhìn. 
Bài tập 2: 
- 1 HS đọc 
- 3 HS đọc nối tiếp nhau 
- HS 1: Đọc yêu cầu bài tập 2 tên
 màn kịch (xin Thái sư Trần Thủ Độ tha
 cho) và gợi ý nhân vật cảnh trí thời gian
+ HS 2: Đọc gợi ý về lời đối thoại
+ HS 3: Đọc lời đối thoại
- Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ bài tập 2
- Cả lớp đọc thầm 
- GV nhắc HS
- SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ, nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 7 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch
- Khi viết chú ý tính cách của 2 nhân vật Thái sư Trần Thủ Độ và Phú Nông
1 HS đọc lại 7 gợi ý về lời đối thoại 
- 1 HS đọc lại 7 gợi ý trong SGK
- HS thảo luận nhóm 4 trao đổi viết tiếp các lời đối thoại hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại màn kịch trong SGK)
- HS làm vịêc theo nhóm
- Đại diện các nhóm đứng tại chỗ nối tiếp nhau đọc lời đối thoại của nhóm. 
- GV phát giấy A4 cho HS các nhóm lên làm 
- Cả lớp bình chọn nhóm viết lời đối thoại hợp lý, hay nhất.
- GV giúp đỡ HS yếu làm bài 
- GV chốt lời viết hợp lý nhất, gọi HS đọc lại 
Bài 3: 
- 1 HS đọc 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Phân vai đọc lại 
- Nhân vật chính 
+ Trần Thủ Độ 
+ Phú Nông 
- Người dẫn chuyện 
+ Người dẫn chuyện 
- Tổ chức HS diễn kịch 
3 - 5 nhóm diễn kịch trước lớp học 
- GV cùng HS nhận xét 
4. Củng cố 
- GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
- Về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở 
Tiết 3:
Toán
Đ 125:
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Củng cố kién thức cộng và trừ số đo thời gian 
2. Kĩ năng:
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn Bài 1b, 2, 3.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận trong khi tính toán.
II. Đồ dùng:
- Bảnh nhóm.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu cách thực hiện phép cộng phép trừ số đo thời gian 
- 2 HS lên bảng nêu 
- GV cùng HS nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: 
- 1 HS đọc 
- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- Bài toán yêu cầu chuyển đổi các đơn vị đo thời gian
- Gọi HS lên bảng làm ý b, HS khá làm xong làm ý a vào nhóm, gắn bảng.
- Lớp làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét chốt đúng
a. 12 ngày = 288 giờ 
3,4 ngày = 81,6 giờ
4 ngày 12 giờ = 108 giờ 
b. 1,6 giờ = 96 phút
2 giờ 15 phút = 135 phút 
2,5 phút = 150 giây 
4 phút 25 giây = 265 giây 
Bài 2: Tính 
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm 
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Cộng số đo thời gian 
- Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị chúng ta phải thực hiện như thế nào ?
- Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị chúng ta cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị
- Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào ?
- Thì ta đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- Cho HS lên bảng làm 
- Lớp làm vào vở 
 2 năm 5 tháng
 + 13 năm 6 tháng
 15 năm 11 tháng
 4 ngày 21 giờ 
+ 5 ngày 15 giờ 
 9 ngày 36 giờ 
13 giờ 34 phút 
 + 6 giờ 35 phút
19 giờ 69 phút
Bài 3: 
- 1HS đọc 
- Bài tập 3 yêu cầu các em làm gì ?
- Thực hiện phép tính trừ số đo thời gian 
- GV gọi HS lên bảng làm 
- Làm vở 
- GV nhận xét, chốt đúng 
a. 
4 năm 3 tháng
=>
3 năm 15 tháng
2 năm 8 tháng
2 năm 8 tháng 
1 năm 7 tháng
b. 
15 ngày 6 giờ 
=>
14 ngày 30 giờ
10 ngày 12 giờ
10 ngày 12 giờ
 4 ngày 18 giờ
c. 
13 giờ 23 phút
=>
12 giờ 83 phút
5 giờ 45 phút 
 5 giờ 45 phút
 7 giờ 38 phút
Bài tập 4: HS khá làm bảng nhóm.
- 1 HS đọc bài - lớp đọc thầm 
- GV đọc và phân tích 
- Cho HS thực hiện bài toán tổng hợp
- HS làm xong BT 3 thì làm BT4 vào bảng nhóm, gắn bảng.
Bài giải
Hai sự kiện cách nhau số năm là:
1961 - 1492 = 469 (năm)
Đáp số: 469 năm
4. Củng cố 
23giờ – 20 giờ 15 phút =
a. 3 giờ 45 phút.
b. 3 giờ 15 phút.
c. 2 giờ 45 phút.
- GV nhận xét giờ học 
5. Dặn dò 
- HS về nhà chuẩn bị bài 126
Tiết 4 
Đạo đức
Thực hành giữa học kì II
I. Mục tiêu: 
1. KT: Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, 
2- KN: Biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
3- GD: HS có ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, hệ thống bài tập. 
2- HS: Vở, SGK, ụn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11.
3. Bài mới: 
3.1- Giới thiệu bài: 
3.2- Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
*Bài tập 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương. 
- GV nhận xét.
3.3- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 2: Hãy ghi những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó?
- GV phát bảng nhóm, cho HS thảo luận nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3.4- Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
Cây đa Tân Trào.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: 
- Dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
- 2 HS nêu.
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
__________________________________________________
Hoạt động ngoài giờ
Chủ điểm: “ Cử chỉ đẹp – Lời nói hay”
	I.Mục tiêu:
	- học sinh biết nói lời hay, làm việc tốt.
	- Rèn cho học sinh thói quen nói năng lịch sự, luôn làm việc tốt.
	- Giáo dục học sinh ngoan ngoãn luôn là gnười lịch sự có cử chỉ đẹp, lời nói hay.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nội dung buổi sinh hoạt.
- Một số bài hát, trò chơi.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt ngoại khoá:	
	* Học sinh trả lời câu hỏi: Trò chơi hái hoa dân chủ:
	+ Khi ở nhà khi ra trường, khi ở lớp em có những việc làm gì, nói năng thế nào đẻ thể hiện là có cử chỉ đẹp, lời nói hay? 
- Ăn cơm phải mời ông bà, cha mẹ.
- Khi đi học về phải chào hỏi.
- Đến trường phải biết chào hỏi các thầy cô giáo, các cô bác cán bộ nhà trường,
- Giúp đỡ bạn bè, biết nói lời cảm ơn xin lỗi.
- Không chạy nhảy, xô đẩy bạn.
- Giúp đỡ người già, em nhỏ.
+ Những em nào đã có việc làm đó.
Tuyên dương và nhắc nhở.
 + Câu đố:
	Nếu em mắc lỗi Nếu em đó ngã
	Thì có từ nào Có người giúp em
	ý nghĩa biết bao Em thử nói xem
	Xin em nói thử Từ nào thích hợp
	(Xin lỗi) ( Cám ơn) 
GV bắt điệu cho học sinh hát bài:
 “ Những em bé ngoan”
* Trò chơi: Em chơi ở đâu và nên chơi ở chỗ nào?
- Em hãy gạch bỏ những nơi không nên chơi. Mỗi tổ 5 phiếu, lớp nào đúng nhiều thì thắng.
Dưới bóng cây dâm mát
Dưới đống cát
Cạnh ao sâu
Lòng đường
Sân bóng
Nhà văn hoá
 Cạnh hố vôi đang tôi
Công trường đang xây dựng
 Sân nhà
Sân trường
- TPT: Bắt điệu cho toàn trường hát bài: “ Con chim vành khuyên” 
4. Củng cố – Dặn dò: _ HS nhắc lại buổi hoạt động - Nhận xét buổi 
_______________________________________________
Tiết 6:
Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét chung tuần 25
- Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét
- Lớp bổ xung 
- GV nhận xét 
ưu điểm 
- Lớp duy trì được mọi nề nếp trong học tập, xếp hàng ra về tốt.
- Học sinh tích cực học tập 
- Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài
- Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào chuẩn bị tốt.
- Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy
- Học sinh có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác
Khen: .....................................................................................................................
...............................................................................................................................
Nhược:
- Còn một số học sinh hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài
Cụ thể em: .............................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Kế hoạch tuần 26:
- Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường đội đề ra.
- Duy trì mọi nề nếp
- Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 Tuan 25 CKTKN G Tai.doc