Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 26

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 26

Tập đọc:

NGHĨA THẦY TRÒ

I) Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ

 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm toàn bài

 3. Thái độ: tôn sư trọng đạo

II) Chuẩn bị:

 - Học sinh:

 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc (SGK)

 

doc 66 trang Người đăng hang30 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2009
Tập đọc: 
NGHĨA THẦY TRÒ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ
	2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm toàn bài
	3. Thái độ: tôn sư trọng đạo
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc (SGK) 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng bài: Cửa sông, trả lời câu hỏi về nội dung bài 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải, hướng dẫn đọc đúng giọng đọc của bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? (Họ đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy)
- Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? (Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu đông đủ ở trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng với thầy “Tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” họ “đồng thanh dạ ran” và theo sau thầy.
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thủa học trò như thế nào? (Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy ông từ thuở vỡ lòng. Thầy Chu mang tất cả các môn sinh đến “tạ ơn thầy”)
- Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
(Tiên học lễ, hậu học văn
Uống nước nhớ nguồn
Tôn sư trọng đạo )
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (Ý chính: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó)
* Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, liên hệ giáo dục học sinh
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc toàn bài, chia đoạn
- Nối tiếp đọc đoạn (3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc đoạn 1
- Trả lời câu hỏi
- 1 học sinh đọc đoạn 2
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- Tìm thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu
- Lắng nghe
- Nêu ý nghĩa của bài
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài
- Lắng nghe
 - Luyện đọc diễn cảm toàn bài
- 1 số học sinh thi đọc 
- Lắng nghe
- Về học bài
Toán: 
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
	2. Kỹ năng: Vận dụng vào giải bài toán
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:	- Giáo viên: Bảng phụ
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập 3 (trang 134) 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Ví dụ:
- Nêu ví dụ, tóm tắt bài toán ở bảng
- Yêu cầu học sinh nêu phép tính
1 giờ 10 phút × 3 = ?
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính rồi tính
×
1 giờ 10 phút 
 3
3 giờ 30 phút
Vậy 1 giờ 10 phút × 3 = 3 giờ 30 phút
* VD2: 
- Hướng dẫn tương tự ví dụ 1
×
3 giờ 15 phút 
 5
15giờ 75phút
75 phút = 1 giờ 15 phút.
Vậy 15 giờ 75phút = 16 giờ 15 phút
- Yêu cầu học sinh nhận xét về cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
c) Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
 a)
×
3 giờ 12 phút
×
4 giờ 23 phút
3
4
9 giờ 36 phút
16 giờ 92 phút
= 17 giờ 32 phút
×
12 phút 25 giây 
5
 60 phút 125giây
 = 62 phút 5 giây
b)
×
4,1 giờ
×
3,4 phút
×
9,5 giây
6
4
3
24,6 giờ
13,6 phút
28,5 giây
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh tự giải bài sau đó chữa bài
Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1 phút 25 giây × 3 = 3 phút 75 giây
3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây
 Đáp số: 4 phút 15 giây
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
- 2 học sinh 
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu phép tính
- Theo dõi, làm bài
- Làm bài
- 1 học sinh nhận xét, nêu cách thực hiện
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Giải bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng phụ
- Lắng nghe
- Về học bài
Đạo đức: 
	EM YÊU HÒA BÌNH
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết giá trị của hòa bình, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình
	2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức
	3. Thái độ: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh, lên án những kẻ phá hoại hòa bình
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Tài liệu, tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em những nơi có chiến tranh
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Khởi động: Cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng em”
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Để Trái Đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin ở SGK
- Yêu cầu học sinh quan sát các tranh, ảnh và đọc tài liệu nói về cuộc sống của người dân và trẻ em vùng có chiến tranh để các em thấy được giá trị của hòa bình
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và thảo luận, trả lời các câu hỏi ở SGK
- Kết luận: Chiến tranh gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,  Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT1 SGK)
- Lần lượt đọc các ý kiến ở BT1, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ
- Kết luận:
+ Ý kiến đúng: a, d
+ Ý kiến sai: b, c
Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Gọi học sinh trình bày ý kiến
- Kết luận về BT2
* Hoạt động 4: Làm bài tập 3, SGK
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm BT3
- Kết luận: Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Ghi nhớ
* Hoạt động tiếp nối: 
- Mỗi học sinh vẽ một bức tranh về chủ đề: Em yêu hòa bình
- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình
-Chuẩn bị sách vở
- Hát tập thể
- Trả lời các câu hỏi
- Quan sát tranh ảnh, đọc tài liệu, hiểu về giá trị của hòa bình
- Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, bày tỏ thái độ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Làm bài
- Trình bày ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Thảo luận nhóm làm bài
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 học sinh đọc
- Thực hành
Chính tả: (Nghe – viết)
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
	2. Kỹ năng: Nghe – viết đúng chính tả bài: Lịch sử ngày quốc tế lao động. Làm đúng bài tập chính tả
	3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, viết đúng chính tả
II) Chuẩn bị:	- Học sinh:	 	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: yêu cầu học sinh viết một số tên riêng nước ngoài ở tiết chính tả trước
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nghe – viết:
- Cho học sinh đọc bài cần viết
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài viết (bài chính tả giải thích sự ra đời của Ngày Quốc tế lao động 1 – 5)
- Lưy ý học sinh một số từ khó: làn sóng, nặng nề, xả súng,  và một số tên địa lí nước ngoài trong bài
- Đọc cho học sinh viết chính tả
- Đọc soát lỗi chính tả
- Chấm, chữa một số bài
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Tìm các tên riêng trong câu chuyện (SGK) và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm câu chuyện (SGK). Viết lại các tên riêng có trong câu chuyện ra giấy và nêu cách viết các tên riêng đó
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
* Đáp án:
Tên riêng
Quy tắc
Pa-ri
- Viết hoa chữ cái đầu của tên riêng tiếng nước ngoài 
Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong mỗi bộ phận được ngăn cách bởi dấu gạch nối
Pháp
- Viết hoa chữ cái đầu vì được phiên âm theo âm Hán Việt
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ cách viết hoa tên riêng của người, tên địa lý nước ngoài
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc
- 1 học sinh nêu
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Nghe – viết chính tả
- Soát lỗi chính tả
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Lớp đọc thầm, làm bài
- Phát biểu ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009
Toán: 
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số
	2. Kỹ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Phiếu để học sinh làm bài tập 1 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Làm 2 ý của bài tập 1(Tr 135) 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Ví dụ:
* Nêu bài toán ở VD1, ghi tóm tắt bài toán ở bảng
- Yêu cầu học sinh nêu phép tính giải
42 phút 30 giây : 3 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính như sau:
42 phút 30 giây
3
12
14 phút 10 giây
 0 30 giây
 0
Vậy 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây
* VD2: 
- Hướng dẫn tương tự VD1:
7 giờ 40 phút
4
3 giờ = 180 phút
1 giờ 55 phút
 220 phút
 20 
 0
Vậy 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số (Khi chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp)
c) Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, phát phiếu để 1 số học sinh làm bài
a) 
24 phút 12 giây
4
 0 12 giây
6 phút 3 giây
 0 giây
b) 
35 giờ 40 phút
5
 0 giờ 40 phút
7 giờ 8 phút
 0
c)
10 giờ 48 phút
9
1 giờ = 60 phút
1 giờ 12 phút
 108 phút
 18 phút
 0
d)
18,6 phút
6
 0 6 phút
3,1 phút
 0
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh nêu hướng giải sau đó tự giải bài
Bài giải
Thời gian để người thợ làm được 3 dụng cụ là:
12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Trung bình mỗi người thợ làm một dụng cụ hết số thời gian là:
4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ cá ... ống trong mỗi đoạn văn là:
a) Nhưng
b) Chúng
c) Nắng, chị, nắng, chị, chị
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết kiểm tra
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Nối tiếp đọc
- Làm bài
- Phát biểu ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Kỹ thuật: 
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (t2)
I) Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được cách lắp máy bay trực thăng đúng qui trình, đúng kĩ thuật
	2. Kỹ năng: Lắp được một số bộ phận của máy bay trực thăng
	3. Thái độ: Cẩn thận khi thực hành
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
	- Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 3: Thực hành
- Chọn chi tiết: yêu cầu học sinh chọn các chi tiết để lắp máy bay trực thăng và để gọn vào nắp hộp
- Gọi học sinh nêu lại mục: Ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ các hình ở SGK và đọc nội dung từng bước lắp
- Lưy ý học sinh một số điểm khi lắp các bộ phận
- Yêu cầu học sinh thực hành lắp máy bay trực thăng theo nhóm 3
- Quan sát, hướng dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh xếp gọn các bộ phận lắp dở vào một túi riêng để giờ sau tiếp tục thực hành
- Chuẩn bị 
- Chọn chi tiết
- Nêu mục: Ghi nhớ
- Quan sát, đọc hướng dẫn lắp
- Lắng nghe
- Thực hành
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu 
Thứ năm ngày
Toán: 
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố về cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
	2. Kỹ năng: Đọc, viết, so sánh, tìm các số tự nhiên
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Phiếu để học sinh làm bài tập 2
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc các số ở SGK (BT1) và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài, phát phiếu để 3 học sinh làm bài
- Yêu cầu 3 học sinh dán bài làm ở bảng lớp
- Gọi học sinh nhận xét
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
a) Ba số tự nhiên liên tiếp
998; 999; 1000
7999; 8000; 8001
66665; 66666; 66667
b) Ba số chẵn liên tiếp
98
100
102
996
998
1000
2998
3000
3002
C) Ba số lẻ liên tiếp
77
79
81
299
301
303
1999
2001
2003
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của các số tự nhiên các số lẻ, các số chẵn liên tiếp
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó chữa bài ở bảng
1000 > 997
7500 : 10 = 750
6987 < 10000
53796 < 53800
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh các số tự nhiên
Bài 5: Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
- Khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
a) Chữ số cần điền là: 2 hoặc 5 hoặc 8
b) Chữ số cần điền là: 0 hoặc 9
c) Chữ số cần điền là: 0
d) Chữ số cần điền là: 5
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức về số tự nhiên, làm bài tập 4
- Làm bài tập 1
- Nêu yêu cầu
- Làm bài
- Dán phiếu, trình bày bài
- Nhận xét
- Theo dõi
- Vài học sinh nêu
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu 
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài, chữa bài
- Học sinh nêu 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Luyện từ và câu: 
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Khoa học: 
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết: Quá trình phát triển của một số côn trùng, đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng
	2. Kỹ năng: Phát hiện những côn trùng có hại, Chỉ sơ đồ
	3. Thái độ: Diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người. Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật
- Kể tên một số động vật đẻ trứng, 1 số động vật đẻ con
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, quan sát các hình trang 114, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm cải
- Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? (mặt dưới)
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? (Giai đoạn trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá và gây thiệt hại nhất)
+ Người ta thường áp dụng biện pháp nào để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra? (Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, )
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát sơ đồ ở SGK trang 115, thảo luận nói về sự sinh sản của ruồi và gián
- Kết luận: 
+ Ruồi thường hay đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật. Trứng nở thành dòi, dòi phát triển thành nhộng, nhộng phát triển thành ruồi
+ Trứng gián nở thành gián con
- Yêu cầu học sinh thảo luận nêu cách diệt ruồi, gián (giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà bếp,  phun thuốc diệt gián)
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
- 2 học sinh 
- Đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK, mô tả
- Thảo luận nhóm, trả lời
- Quan sát, thảo luận, thực hiện yêu cầu 
- Thảo luận, nêu cách diệt ruồi, gián
- Lắng nghe
- Về học bài
Địa lý: 
CHÂU MĨ (Tiếp theo)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết một số đặc điểm của dân cư châu Mĩ. Một số đặc điểm chính của kinh tế Châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì
	2. Kỹ năng: Xác định trên bản đồ vị trí địa lý của Hoa Kì
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bản đồ Thế giới
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
Dân cư châu Mĩ:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 để trả lời câu hỏi:
+ Châu Mĩ có số dân đứng thứ mấy trong các châu lục? (đứng thứ 3)
+ Người dân châu Mĩ đến từ các châu lục nào? (Phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư từ các châu lục khác đến)
+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu? (Ở miền Đông của Châu Mĩ)
- Kết luận HĐ1
Hoạt động kinh tế
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát H4 (SGK), thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ (Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất, Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển)
- Kể tên một số nông sản ở các khu vực kể trên (Bắc Mĩ có lúa mì, bông, lợn, bò sữa, cam, nho, Trung Mĩ và Nam Mĩ có: chuối, cà phê, mía, bông, bò, cừu)
- Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ? (Bắc Mĩ có ngành công nghiệp, công nghệ kĩ thuật cao còn Trung Mĩ và Nam Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng)
Hoa Kỳ:
* Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- Gọi 1 số học sinh chỉ vị trí của Hoa Kỳ và thủ đô Oa – sinh – tơn trên bản đồ
- Yêu cầu học sinh trao đổi, nêu một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới)
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
- Đọc thông tin, trả lời câu hỏi
- Quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Chỉ bản đồ
- Trao đổi, trả lời câu hỏi
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ sáu mgày
Toán: 
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số
	2. Kỹ năng: Thực hành làm các bài tập	
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bảng con
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Làm BT4 (trang 147)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
a) Viết các phân số chỉ phần đã tô màu của hình (SGK)
- Yêu cầu học sinh quan sát từng hình ở SGK, viết phân số vào bảng con
- Nhận xét, kết luận: Các phân số là:
b) Viết các hỗn số
- Thực hiện tương tự ý a
(kết luận: Các hỗn số là: 1; )
Bài 2: Rút gọn các phân số
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số
- Lưu ý: Nên tìm MSC bé nhất
- Yêu cầu học sinh làm bài rồi chữa bài
a) 
; 
b) 
; giữ nguyên 
Bài 5: Viết phân số thích hợp vào vạch ở giữa và trên tia số
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh chữa bài ở bảng; giải thích cách làm
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh làm bài tập 4 (trang 149)
- 2 học sinh 
- Nêu yêu cầu 
- Quan sát, viết phân số vào bảng con
- Theo dõi
- Làm tương tự ý a
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Nêu cách quy đồng
- Ghi nhớ
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài, chữa bài, giải thích cách làm
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập làm văn: 
KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
Địa lý: 
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 	
	2. Kỹ năng: 	
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Về học bài
Địa lý: 
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 	
	2. Kỹ năng: 	
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Về học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docquyen 8 soi.doc