Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường TH Mỹ Phước

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường TH Mỹ Phước

TẬP ĐỌC

Tiết 57 : Một vụ đắm tàu(KNS)

I. Mục đích -yêu cầu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn

-Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu –li-ét-ta;đức hi sinh cao thượng

của Ma-ri-ô(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) -Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).

-Giao tiếp, ứng xử ph hợp.-Kiểm soát cảm xúc.-Ra quyết định

-Giáo dục HS về tình cảm bạn bè

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong sgk .

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường TH Mỹ Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
TỪ NGÀY 26 / 03 ĐẾN 30 /03
Thứ /ngày
Mơn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
26/03/12
Tập đọc
Tốn
Khoa học
Đạo đức
57
141
57
29
 Một vụ đắm tàu (KN)
Ơn tập về phân số (TT)
Sự sinh sản của ếch
Ơn tập 
Thứ ba
27/03/12
L.từ & câu
Tốn
Chính tả
Lịch sử
57
142
29
29
Ơn tập về dấu câu 
Ơn tập về số thập phân
Nhớ - viết :Đất nước 
Hồn thành thống nhất đất nước 
Thứ tư
28/03/12
Tập l.văn
Tập đọc
Tốn
Kỹ thuật
57
58
143
29
 Tập viết đoạn đối thoại
Con gái (KN)
Ơn tập về số thập phân(TT)
Lắp máy bay trực thăng(T3)(NL)
Thứ năm
29/03/12
L.từ & câu
Tốn
Kể chuyện
Khoa học
58
144
29
58
Ơn tập về dấu câu(Dấu chấm,chấm hỏi, chấm than)
Ơn tập về đo độ dài và đo khối lượng
Lớp trưởng lớp tơi(KNS) 
Sự sinh sản và nuơi con của chim
Thứ sáu
30/03/12
Tập l.văn
Tốn 
Địa lí
SHTT
58
145
29
29
Trả bài văn tả cây cối 
Ơn tập về đo độ dài và đo khối lượng(TT)
Châu Đại Dương và châu Nam Cực (NL)
Thứ hai , ngày 26 tháng 03 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 57 : Một vụ đắm tàu(KNS)
I. Mục đích -yêu cầu: 
-Biết đọc diễn cảm bài văn
-Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ơ và Giu –li-ét-ta;đức hi sinh cao thượng 
của Ma-ri-ơ(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) -Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp.-Kiểm sốt cảm xúc.-Ra quyết định
-Giáo dục HS về tình cảm bạn bè 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong sgk .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
1.Bài cũ: 
 - 3 hs đọc thuộc lòng bài Đất nước và trã lời câu hỏiSGK 
2.Bài mới :
a.Khám Phá : Giới thiệu bài 
b.Kết nối :
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mt: Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài Li-vơ-Pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta 
- GV gọi HS đọc bài một lượt :chú ý đọc giọng trang trọng, tha thiết, nhịp điệu khoan thai, nhấn mạnh những từ ngữ: nằm chót vót, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững 
- GV chia đoạn: 5 Đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu => về quê sống với họ hàng 
Đoạn 2 : Tiếp theo => băng cho bạn. 
Đoạn 3: Tiếp theo => Quang cảnh thật hỗn loạn.
Đoạn 4: Tiếp theo => đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng .
Đoạn 5: Phần còn lại .
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp :
- Lần 1: HS đọc yếu đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta
- Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ trong sgk 
-Lần 3: Cho 2HS đọc lại toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài :
 -Đ1: giọng đọc thong thả, tâm tình.
 -Đ2: đọc nhanh hơn, căng thẳng với những câu tả kể.
- Đ3: đọc với giọng gấp gáp, căng thẳng.
- Đ4: Giọng hồi hộp.
- Đ5: lời Ma-ri-ô thể hiện sự giục giã thốt lên từ đáy lòng. Lời Gu-li-ét-ta nức nở, nghẹn ngào.
c.Thực hành :
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mt: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện. 
Đoạn 1+2: Gv cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
(?)Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.? (Ma-ri-ô: Bố mới mất, về quê sống với họ hàng còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.)
-GV: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước anh về I-ta-li-a.
(?)Gu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? ( Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn...)
=> Tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng, của Giu-li-ét-ta
 Đoạn 3+ 4 : Cho HS đọc và trả lời câu hỏi 
(?)Tai nạn bất ngời xảy ra như thế nào ? ( Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển...)
(?)Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn? ( Quyết định nhường chỗ cho bạn./Cậu hét to, Giu-li-ét-ta, xuống đi  nói rồi cậu ôm ngang lưng bạ thả xuống nước...)
(?)Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu? (Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.)
=> Đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
Đoạn 5: HS đọc lướt 
(?)Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện? (Ma-ri-ô là người cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn còn Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm.)
Nội dung : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng, của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
 Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
Mt: Đọc diễn cảm toàn bài. 
- GV cho 5 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, mỗi em đọc một đoạn.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
-GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng dùng phấn màu đánh dấu ngắt giọng, gạch dưới những từ cần nhấn giọng.
-GV cho đọc diễn cảm theo cặp lại đoạn 5.
-Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay .
d.Vận dụng :
 -Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. Học bài, chuẩn bị bài sau “Con gái”
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ .
+ 2 HS đọc bài một lượt.
+ Lớp lắng nghe
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1+2 và trả lời các câu hỏi .Theo dõi và bổ sung.
+ HS lắng nghe
+ 1HS đọc đoạn 3+4 – tiếp tục trao đổi và trả lời câu hỏi 
+ HS đọc lướt và trả lời câu hỏi 
+ HS trao đổi và rút ý nghĩa câu chuyện .
+5 HS đọc 5 đoạn, lớp nhận xét .
+ HS theo dõi 
+ HS lắng nghe 
+ Các nhóm đọc 
+ Đại diện thi đọc, lớp theo dõi bình xét bạn đọc hay 
TOÁN
Tiết 141 : Ôn tập về phân số (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
-Biết xác định phân số ; biết so sánh ,sắp xếp các phân số theo thứ tự .
-BTCL:BT1,2,4,5a
- GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi giải toán .
II.Chuẩn bị: HS: Xem trước bài ở nhà 
III.Các hoạt động:
 1. Bài cũ: 
 Quy đồng MS các p / s sau:
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài + Ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Mt: Ôn tập biểu tượng về phân số, đọc, viết phân số, tính chất bằng nhau của phân số , so sánh phân số .
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Kết quả: Khoanh câu D .
Bài 2: -Yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài.
GV gợi ý thêm cho hs yếu:
(?)Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi?
(?)Xem xét trong các phân số viết được có phân số nào bằng ? 
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng : 
Kết quả: Khoanh câu B .
Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài thảo luận cách làm và tự làm vào vở . GV theo dõi giúp đỡ HS yếu .
- GV gợi ý : Nhận xét các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng quy tắc so sánh nào ?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm, lớp nhận xét sửa bài .
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng :
a. (vì ) b. vì ( 9 > 8 )
c. ( vì )
- GV cho HS nhắc lại cách so sánh phân số khi phân số khác mẫu số, cùng tử số 
Bài 5 : Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận cách làm .
(?)Muốn sắp xếp đúng theo thứ tự ta phải làm gì ? ( Làm cho 3 ps có cùng mẫu số để so sánh và sắp xếp 1a; so sánh PS với 1, so sánh 2 ps có cùng tử sốâ1b) .
- Yêu cầu HS tự làm vào vở . 
- Gọi 2 HS khá lên bảng làm .
-Yc HS nhận xét sửa bài .
GV chốt kết quả đúng :
 a. 
3.Củng cố - Dặn dò:Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “ Ôn tập về số thập phân”
+ 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm theo.
+ HS làm bài vào vở.
+ HS nối tiếp nhau đọc KQbài, nhận xét kết quả của bạn.
+ 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
+ HS đọc kết quả và giải thích cách làmvà nhận xét.
+ 1 HS đề bài.Thảo luận cách làm 
+ 3HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
+ HS nhận xét.
+ HS nhắc lại cách so sánh PS ở các trường hợp khác nhau .
-HS đọc đề bài và thảo luận cách làm. Làm vào vở
-2 HS khá lên bảng làm
- HS nhận xét sửa bài
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 29 :ƠN TẬP 
ĐÃ SOẠN TIẾT 1 TUẦN 28
*******
KHOA HỌC
Tiết 57 : Sự sinh sản của ếch.
I.Mục tiêu : 
Sau bài học, HS biết:
- Vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch .
 - GD học sinh yêu thích môn học .
II.Chuẩn bị : Hình trang 116, 117 SGK.
III.Các hoạt động dạy - học :
 1. Bài cũ :
 2hs lên vẽ vòng đời sự sinh sản của sâu, ruồi 
 2. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Tìm hiểu sự sinh sản của ếch 
Mt:Biết được Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào. Ếch đẻ trứng ở đâu. Trứng ếch nở thành gì ?
 Nòng nọc sống ở đâu?...
-GV cho HS đọc thông tin SGK làm việc theo cặp. GV cho HS đọc mục bạn cần biết SGK sau đó cho hai HS ngồi cạnh nhau quan sát hình cùng hỏi và trả lời các câu hỏi trang 116 và 117 SGK :
(?)Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ?
(?)Ếch đẻ trứng ở đâu ?
(?)Trứng ếch nở thành gì ?
(?) Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc 
(?)Nòng nọc sống ở đâu ? Ếch sống ở đâu ?
- Cho các nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung .
- Hình 1 : Ếch đực đang gọi ếch cái với 2 túi kêu phía dưới miệng phồng to, ếch cái ở bên cạnh không có túi kêu .
- Hình 2 : Trứng ếch .
- Hình 3 : Trứng ếch mới nở .
- Hình 4 :Nòng nọc con ( đầu tròn, đuôi dài và dẹp ).
- Hình 5 :Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra hai chân phía sau .
- Hình 6 : Nòng nọc mọc tiếp hai chân phía trước .
- Hình 7 : Ếch con đã hình thàn ...  trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II.Chuẩn bị: Giấy khổ to viết sẵn: 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối. Các lỗi tiêu biểu về chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm của 
III.Các hoạt động – Dạy học:
1. Bàicũ: 1 nhóm đọc lại một trong hai màn kịch đã học ở tiết TLV trước.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh
Mt: Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày trong bài văn tả cây cối.
-Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại).
Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh:
* Ưu điểm chính về các mặt
Ưu điểm:Đa số học sinh nắm vững nội dung yêu cầu đề bài, có kĩ năng quan sát và vận dụng những hiểu biết về bài văn tả cây cối trong khi viết bài, bố cục bài viết rõ ràng, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng tốt một số biện pháp tu từ trong khi viết...nhiều học sinh có bài viết hay.
Thiếu sót, hạn chế : Một vài học sinh nắm chưa chắc yêu cầu bài, kĩ năng thực hiện bài văn tả cây cối yếu, nội dung sơ sài, bố cục thiếu rõ ràng, ý lủng củng, chữ viết xấu sai nhiêù lỗi chính tả.
Thông báo kết quả điểm :Điểm cao nhất 9 ( 1 bài) thấp nhất 2 điểm (1 bài) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Mt: biết tham gia sửa lỗi chung, phát hiện và sửa các lỗi đã mắc trong bài làm của bản thân và của bạn.
 a)Hướng dẫn hs chữa lỗi chung:
+Lỗi về chính tả: mùi thơm rất rễ chịu, mỗi chùm khoảng 4,5 chái. 
+Lỗi về từ, câu, ý: béo béo của trứng gà, ngọt ngọt của mật ong. Hương thơm gào gạt. Hoa có những chiếc lá nhỏ li ti 
b) Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài
-GV yc học sinh đọc lời phê của Gv và sửa lỗi mắc phải.
-GV theo dõi 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay.
Mt: Biết viết lại một đoạn trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn. 
-GVđọc cho hs nghe những đoạn văn hay, sáng tạo của 2 học sinh trong lớp 
-HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay, cái đúng của đoạn văn, bài văn.
-GV tổ chức cho hs chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-Tổ chức cho hs đọc lại đoạn văn vừa viết
 3. Củng cố- dặn dò: 
	GV nhận xét tiết học. YC những học sinh viết bài chưa đạt viết lại cả bài Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”.
-HS đọc lại 5 đề, xax1 định yêu cầu của từng đề bài.
-Theo dọi nhận xét của GV.
-HS theo dõi phát hiện lỗi sai, sửa lỗi chung và lỗi riêng.
-HS trao đổi tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn giáo viên đọc.
-HS viết và đọc cho nhau nghe đoạn văn vừa viết
TOÁN
Tiết 145 : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tt)
I. Mục tiêu: 
-Biết 
-Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số số thập phân.
-Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thơng dụng.
-BTCL:BT1a,2,3
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
 -Đổi các số đo sau dưới dạng STP:
 kg= ...kg; m =...m; 5m 6cm=...m; 2 tấn 126 kg= ...tấn
2. Bài mơi: 
 GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thực hành. Làm bài tập
Mt: Củng cố kỹ năng viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng STP. Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề – làm bài.
a/ 4,382 km ; 2,079 km ; 0,7 km
GV nhấn mạnh kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo độ dài nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề – làm bài.
a/ 2,350 kg ; 1,065 kg 
b/ 8,760 tấn ; 2,077tấn 
- GV nhấn mạnh kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo độ dài nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề tổ chưcù cho hs thi làm nhanh theo nhóm
a/ 0,5 m = 50 cm b/ 0,075 km = 75 m
c/ 0,064 kg = 64 g d/ 0,08tấn = 80 kg.
3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học,nhắc lại kiến thức cần nhớ khi chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. Chuẩn bị: Ôân tập về đo diện tích. 
-Học sinh đọc đề – làm bài.1 số hs lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề – làm bài.1 số hs lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét.
-Học sinh đọc đề – làm bài theo nhóm theo yc của GV.
-Các nhóm làm xong dán kết quả, nhận xét.
ĐỊA LÍ
Tiết 29 : Châu Đại Dương và châu Nam Cực
I. Mục tiêu: 
-Xác định được vị trí địa lí ,giới hạn và một số đặc diểm nổi bật của Châu Đại Dương,châu Nam Cực:
-Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ơ- xtray-li-a và các đảo,quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+Dặc điểm của Ơ- x trây –li-a: khí hậu khơ khan,thực vật , động vật độc đáo.
+Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới .
-Sử dụng quả địa cầu để nhận biết vị trí địa lí ,giới hạn lãnh thổ Châu Đại Dương,châu Nam Cực.
-Nêu được một số đặc điểm về dân cư,hoạt động sản xuất của Châu Đại Dương:
+Châu lục cĩ số dân ít nhất trong các châu lục.
-Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu long cừu ,len,thịt bị và sữa ;phát triển cơng nghiệp năng lượng ,khai khống ,luyện kim,
II.Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: “Châu Mỹ” (tt). 
 (?) Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế châu Mĩ?
2.Bài mới: 
 GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu Vị trí địa lí và giới hạn châu Đại Dương
Mt: Biết được những đặc điểm về vị trí địa lí của châu Đại Dương.
I) Châu Đại Dương
1Vị trí địa lý, giới hạn
-GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK về châu Đại Dương, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
(?)Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
(?)Cho biết lục địa Ốt-xtrây-li-a nằm ở bán cầu nam hay bắc?
(?)Đọc tên và chĩ một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?
Đại diện các nhóm trình bày, Gv nhận xét bổ sung.
GV giới thiệu vị trí địa lý, giới hạn châu Đại dương trên bản đồ thế giới 
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương
Mt: biết những đặc điểm về tự nhiên, châu Đại Dương
- Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào tranh ảnh để hoàn thiện phiếu học tập.
Khí hậu
Thực, động vật
Lục điạ Ô-xtrây-li -a
Các đảo và quần đảo
- HoÏc sinh trình bày kết quả. Gv nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế châu Đại Dương
Mt: Biết những đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu Đại Dương . 
- Yêu cầu HS dựa vào vào thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
(?)Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? 
(?) Dân cư ở lục địa Ô- xtrây - li-a và các đảo có gì khác nhau ?
(?) Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây -li - a?
=> châu Đại Dương Có số dân ít nhất trong các châu lục có cư dân sinh sống. Ô-xtrây –li –a và Niu Di-lân chủ yếu là người da trắng, còn ở các đảo khác chủ yếu là người bản địa có da sẫm màu, tóc xoăn, mắt đen.
- Có nền kinh tế phát triển nhất ở châu lục..
 Hoạt động 4: Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực
Mt: biết những đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên của châu Nam Cực.
 II)Châu Nam Cực
1)Vị trí địa lý
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, lược đồ, tranh ảnh để trả lời câu hỏi mục 2 / SGK.
(?) Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
(?)Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
=>Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên
3.Củng cố-Dặn dò:
Nêu ghi nhớ SGK. GV tóm tắt nội dung bài học. Chuẩn bị: “Các đại dương trên thế giới)”. Nhận xét tiết học. 
-Hs đọc thông tin SGK về châu Đại Dương, thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm h trả lời câu hỏi, chỉ bản đồ về vị trí địa lý, giới hạn của châu Đại Dương.
-Học sinh khác bổ sung.
-HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi theo cặp để hoàn thiện phiếu.
- HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- HS dựa vào vào thông tin SGK, trả lời câu hỏiGV nêu, HS khác nhận xét bổ sung
-HS dựa vào SGK, lược đồ, tranh ảnh để trả lời câu hỏi mục 2 / SGK 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh có tính tự giác, tự phê bình trong học tập.
Đưa ra kế hoạch tuần 29
II/Nội dung:
Các tổ lần lượt báo cáo tình hình tuần 28
+Tình hình học tập của tổ, vào lớp có hăng hái phát biểu ý kiến không.Còn tình trạng không thuộc bài không, có chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ không.
+Về đạo đức tác phong , tình hình nói tục chửi thê còn hay giảm, còn leo trèo trên bàn không, biết kính trọng thầy cô không.
Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập, mặt trật tự.
Lớp trưởng báo cáo tình hình chung: 
Giáo viên nhận xét chung:
+Ưu điểm:
 -Một số Hs học tập tốt:  
 -Tuần 28cô nhận thấy các bạn đã tiến bộ nhiều hơn , không còn tình trạng nói tục chửi thề , ngoài ra các bạn còn biết giúp đỡ nhau trong học tập . Đã thực hiện tốt đôi bạn cùng tiến . Đó là một điều đáng mừng.
 +Khuyết điểm:
..
 -Trong một số tiết học lớp còn ồn . 
 + Giáo viên nhắc nhở học sinh rút kinh nghiệm những khuyết điểm để lần sau không còn tái phạm nữa.
Tổ trưởng
Soạn ,ngày 19tháng 03 năm 2012
GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 29.doc