Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

TẬP ĐỌC:

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN.

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: Xem trước bài.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 31
NGÀY
MÔN 
TIẾT 
TÊN BÀI
Tích hợp
ND TTHCM
ĐDDH 
Thứ hai
04/04/11
SHDC
TĐ 
T 
ĐĐ
KH
31
61
151
31
61
Sinh hoạt dưới cờ
Công việc đầu tiên
Phép trừ
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Ôn tập: thực vật và động vật
Thứ ba
05/04/11
TD
TLV
T
L S
LT&C
61
61
152
31
61
Bài 61
Oân tập về tả cảnh
Luyện tập
Lịch sử địa phương ( phần 1)
MRVT : Nam và nữ
Tài liệu
Thứ tư
06/04/11
CT
ĐL
T
KC
KT
31
31
153
31
31
Nghe – viết : Tà áo dài Việt Nam
Địa lí địa phương
Phép nhân
KC đước chứng kiến hoặc tham gia 
Lắp rô – bốt ( Tiết 2)
Tài liệu
Bộ KT
Thứ năm
07/04/11
TD
TĐ
T
AN
LT&C
62
62
154
31
62
Bài 62
Bầm ơi
Luyện tập
Ôn tập bài hát : Dàn đồng ca mùa hạ,
Oân tập về dấu câu.
Máy,đĩa
Thứ sáu
08/04/11
TLV
	KH
T
MT
GDNG
SHL
62
62
155
31
31
31
Ôn tập về tả cảnh
Môi trường
Phép chia
Vẽ tranh đề tài Ước mơ của em
Văn nghệ chào mừng 30/4 và 1/5
Sinh hoạt tập thể
Thứ hai, ngày 04 tháng 04 năm 2011
Tiết 61	TẬP ĐỌC:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN. 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 Giáo viên kiểm tra 2 – 3 đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Trong giờ học hôm nay, bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đaọn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Yêu cầu 1, 2 HS khá, giỏi đọc mẫu bài văn.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó).
Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Út đã nghĩ ra cách gì để rài hết truyền đơn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Vì sao chị Út muốn được thoát li?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
Út có dám rải truyền đơn không?// 
Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: //
Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! //
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // 
Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
HS luyện đọc nhóm đôi
HS thi đọc
v	Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa bài văn.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Chuẩn bị: Bầm ơi.
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài.
1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li)
- HS nêu từ can giải nghĩa.
- HS lắng nghe
Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo.
Rải truyền đơn.
Cả lớp đọc thầm lại.
Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- HS đọc thầm
Vì Út đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng.
Nhiều học sinh luyện đọc.
- HS lắng nghe
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
Bài văn cho ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- HS lắng nghe
Tiết 151	TOÁN:
PHÉP TRỪ. 
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lờ văn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Thẻ từ để học sinh thi đua.
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Phép cộng.
GV nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài: “Ôn tập về phép trừ”.
® Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập.
 Bài 1:
Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.
Nêu các tính chất cơ bản của phép trừ ? Cho ví dụ
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính trừ (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép trừ phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
a) 8923 – 4157 = 4766 ; 27069 – 9537 = 17532
b) 8/15 – 2/15 = 6/15 ; 
 7/12 – 1/6 = 7/12 – 2/12 = 5/12 ; 
 1- 3/7 = 7/7 – 3/7 = 4/7
c) 7,284 – 5,596 = 1.688 ; 0,863 – 0,298 = 0,565
- GV nhận xét
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết
Yêu cần học sinh giải vào vở
GV yêu cầu HS sửa bài
GV cùng HS nhận xét
	Bài 3: Gọi HS đọc đề
Nêu cách làm.
Yêu cầu học sinh vào vở 
- GV thu vở và chấm bài
- GV nhận xét
v Hoạt động 2: Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
-	Thi đua ai nhanh hơn?
-	Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm)
Đề bài :
1) 45,008 – 5,8
A. 40,2	C. 40,808
B. 40,88	D. 40,208
2) – có kết quả là:
A. 1	C. 
B. 	D. 
3) 75382 – 4081 có kết quả là:
A. 70301	C. 71201
B. 70300	D. 71301
	5. Tổng kết – dặn dò:
- Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- Nêu các tính chất phép cộng.
Học sinh sửa các BT.
- HS lắng nghe
Hs đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
Số bị trừ bằng số trừ trừ đi một tổng, trừ đi số O
Học sinh nêu .
Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫu và khác mẫu.
Học sinh làm bài.
Nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu.
- HS nêu
- HS làm bài
a) X + 5,84 = 9,16
 X = 9,16 – 5,84
 X = 3,32
b) X – 0,35 = 2,55
 X = 2,55 + 0,35
 X = 2,9
HS đọc đề và xác định yêu cầu
Học sinh nêu 
Học sinh giải vở và sửa bài.
Giải
Diện tích trồng hoa là
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và trồng hoa là
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha
- Học sinh nêu
- Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
D
B
C
- HS lắng nghe.
Tiết 61	KHOA HỌC
ÔN TẬP: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
 Ôn tập về:
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu học tập.
- HSø: - SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	
“Ôn tập: Thực vật – động vật.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
Giáo viên yêu cầu từng cá nhân học sinh làm bài thực hành trang 116/ SGK vào phiếu học tập.
Số thứ tự
Tên con vật
Đẻ trứng
Trứng trải qua nhiều giai đoạn
Trứng nở ra giống vật trưởng thành
Đẻ con
1
Thỏ 
x
2
Cá voi
x
3
Châu chấu
x
4
Muỗi 
x
5
Chim 
x
6
Ếch
x
® Giáo viên kết luận:
Thực vật và động vật có những hình thức sinh sản khác nhau.
v Hoạt động 2: Thảo luận.
Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi
® Giáo viên kết luận:
Nhờ có sự sinh sản mà thực vật và động vật mới bảo tồn được nòi giống của mình.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua kể tên các con vật đẻ trừng, đẻ con.
 5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Môi trường”.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe
Học sinh trình bày bài làm.
Học sinh khác nhận xét.
Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
Học sinh trình bày.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
Thứ ba, ngày 05 tháng 04 năm 2011
Tiết 61	TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH. 
I. Mục đích yêu cầu: 
- liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong HKI; lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả ( the ... ø ý của em, giúp em có thể dựa vào bộ khung mà tả miệng được cảnh.
Giáo viên phát riêng giấy khổ to và bút dạ cho 3, 4 học sinh (chọn tả các cảnh khác nhau).
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét nhanh.
 Sau đây là ví dụ về dàn ý bài văn tả cảnh trường trước buổi học:
Mở bài:
Ngôi trường mới được xây lại: toà nhà 3 tầng, màu xanh nhạt, xung quanh là hàng rào bằng gạch, dọc sân trường có hàng phượng vĩ toả mát bóng râm.
Cảnh trường trước buổi giờ học buổi sáng thật sinh động.
b) Thân bài:
	Vài chục phút nữa mới tới giờ học. Trước mỗi cửa lớp lác đác 1, 2 học sinh đến trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn, tiếng chổi, tiếng nước chảy Chẳng mấy chốc, các phòng học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn.
Cô Hiệu trưởng nhìn bao quát ngôi trường kiểm tra sự chuẩn bị, là Quốc kỳ bay trên cột cờ ,những bồn hoa dưới chân cột
Từng tốp học sinh vai đeo cặp, hớn hở bước vào cổng trường rộng mở, nhóm trò chuyện, nhóm đùa vui chờ đợi tiếng trống.
c) Kết bài:
Ngôi trường, thầy cô, bè bạn, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương.
Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui. Mái trường này chứng kiến những năm đầu đi học của em.
 v	Hoạt động 2: Trình bày miệng.
 Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày 
Giáo viên nhận xét nhanh.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở dàn ý đã lập, nếu có thể viết lại bài văn vừa trình bày miệng trước nhóm, lớp.
- Chuẩn bị: Trả bài văn tả con vật.
 Hát 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe
1 học sinh đọc to, rõ yêu cầu của bài – các đề bài và Gợi ý 1 (tìm ý cho bài văn theo Mở bài, Thân bài, Kết luận.
Nhiều học sinh nói tên đề tài mình chọn.
Học sinh làm việc cá nhân.
Mỗi em tự lập dàn ý cho bài văn nói theo gợi ý trong SGK (làm trên nháp hoặc viết vào vở).
Những học sinh làm bài trên dán kết quả lên bảng lớp: trình bày.
Cả lớp nhận xét.
3, 4 học sinh trình bày dàn ý của mình.
Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lập.
Những học sinh có dàn ý trên bảng trình bày miệng bài văn của mình.
Cả lớp nhận xét.
Nhiều học sinh dựa vào dàn ý, trình bày bài làm văn nói.
- HS lắng nghe
Tiết 62	KHOA HỌC:
MÔI TRƯỜNG. 
I. Mục tiêu:
- Khái niệm về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 118, 119.
- HSø: xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập: Thực vật, động vật.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Môi trường.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
+ Nhóm 1 và 2: Quan sát hình 1, 2 và trả lời các câu hỏi trang 118 SGK.
+ Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 119 SGK.
Phiếu học tập
Hình
Phân loại môi trường
Các thành phần của môi trường
1
Môi trường rừng
Thực vật, động vật (sống trên cạn và dưới nước)
Đất
Nước
Không khí
Ánh sáng
2
Môi trường hồ nước
Thực vật và động vật sống ở dưới nước.
Nước 
Đất 
Không khí
Ánh sáng
3
Môi trường làng quê
Con người, thực vật, động vật
Nhà cửa, máy móc, các phương tiện giao thông,
Ruộng đất, sông, hồ
Không khí
Ánh sáng
4
Môi trường đô thị
Con người, cây cối
Nhà cao tầng, đường phố, nhà máy, các phương tiện giao thông
Đất
Nước
Không khí
Ánh sáng
Môi trường là gì?
® Giáo viên kết luận:
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này.
 v Hoạt động 2: Thảo luận.
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy liệt kê các thành phần của môi trường tự nhiên và nhân tạo có ở nơi bạn đang sống.
® Giáo viên kết luận
* GDVSMT: giáo dục HS phải biết giữ gìn môi trường sống xung quanh nhà ở và trường lớp,
 v Hoạt động 3: Củng cố.
Thế nào là môi trường?
Kể các loại môi trường?
Đọc lại nội dung ghi nhớ. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tài nguyên thiên nhiên”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe
Nhóm trưởng điều khiển làm việc.
Địa diện nhóm trình bày.
Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi
- HS đọc ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
Tiết 155	TOÁN:
PHÉP CHIA. 
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Thẻ từ để học sinh thi đua.
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Sửa bài tập SGK.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài: “Ôn tập về phép chia”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập.
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
Nêu các tính chất cơ bản của phép chia ? Cho ví dụ.
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính chia (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép chia phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào vở
Gọi HS sửa bài.
GV nhận xét.
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
GV nhận xét.
 Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu
Nêu lại các quy tắc nhân nhẩm.
Yêu cầu HS làm bài miệng HS làm 1 câu gọi HS khác nhận xét và làm bài tiếp theo.
GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra nhận xét: khi chia một số cho 0,5 ; 0,25 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 2 ; với 4.
	Bài 4: Gọi HS đọc đề
Nêu cách làm.
Yêu cầu học sinh giải vào vở.
Yêu cầu HS nộp vở.
GV chấm bài và nhận xét.
v Hoạt động 2: Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
-	Thi đua ai nhanh hơn?
-	Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm)
Đề bài :
1) 72 : 45 có kết quả là:
A. 1,6	C. 1,006
B. 1,06	D. 16
2) : có kết quả là:
A. 	C. 
B. 	D. 
3) 12 : 0,5 có kết quả là:
A. 6	C. 120
B. 24	D. 240
	5. Tổng kết – dặn dò:
- Làm lại các BT.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
Học sinh sửa bài.
- HS lắng nghe
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
a) 8192 : 32 = 256 Thử lại: 256 x 32 = 8192
 15335 : 42 = 365 ( dư 5) 
 thử lại : 365 x 42 + 5 = 153335
b) 75,95 : 3,5 = 21( dư 24,5) 
 Thử lại: 21 x 3,5 + 24,5 = 75,95
 97,65: 21,7 = 4,5 Thử lại: 4,5 x 21,7 = 97,65
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài vào bảng con.
3/10 : 2/5 = 3/10 x 5/2 = 15/20 = ¾
4/7 : 3/11 = 4/7 x 11/3 = 44/21
Học sinh đọc yêu cầu.
HS nêu lại.
HS làm bài
a) 25 x 0,1 = 250 ; 25 x 10 = 250
 48 : 0,01 = 4800 ; 48 x 100 = 4800
 95 : 0,1 = 950 ; 72 : 0,01 = 7200
b) 11 : 0,25 = 44 ; 11 x 4 = 44
 32 : 0,5 = 64 ; 32 x 2 = 64
 75 : 0,5 = 150 ; 125 : 0,25 = 500
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu.
Học sinh giải vở .
a) Cách 1: 7/11 : 3/5 + 4/11: 3/5 
 = 7/11 x 5/3 + 4/11 x 5/3
 = 35/33 + 20/33 = 55/33 = 5/3
 Cách 2: 7/11 : 3/5 + 4/11 : 3/5
 = ( 7/11 + 4/11 ) : 3/5
 = 1: 3/5 = 5/3
b) Cách 1: (6,24 + 1,26): 0,75 =7,5 : 0,75= 10
 Cách 2: ( 6,24 + 1,26) : 0,75
 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75
 = 8,32 + 1,68 = 10
Học sinh nêu.
Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
 A
 C
 B
- HS lắng nghe.
Tiết 31	GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 30/4 VÀ 1/5
I. Mục tiêu:
 - HS biết được ngày 30/4 là ngày giải phĩng Miền Nam, ngày 1 / 5 là ngày Quốc tế Lao động.
 - Tạo sự phấn khởi, hứng thú trong học tập cho cả lớp để chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
II. Các hoạt động:
 - Lớp trưởng điều khiển các hoạt động.
 a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày 30/4 và 1/5
 - Ngày 30/4/1975 là ngày Miền Nam hồn tồn giải phĩng, thống nhất nước nhà, Nam Bắc sum họp.
 - Ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động.
 - Giáo dục cho HS biết được sự kiện lịch sự lớn nhất của nước nhà từ đĩ giúp học sinh biết kính trọng và nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc, giải phĩng đất nước.
b/ Hoạt động 2: Thi hát
 - Lớp trưởng nêu yêu cầu. Mỗi nhĩm chọn ra một bạn để hát thi nối tiếp nhau, nội dung bài hát là chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
 - Các nhĩm tiến hành hát thi lần 1 -> lần 2 -> lần 3
 - GV cĩ ý kiến chọn nhĩm thắng cuộc. 
Tuyên dương. - Cho cả lớp hát bài: Chiến sĩ tí hon
c/ Đánh giá kết quả:
- Lớp trưởng nhận xét.
- GV nhận xét, dặn dò tiết sau.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
I. Mục tiêu
- Giúp GV và HS nắm được tình hình của lớp trong tuần qua.
- Giúp HS nắm được phương hướng hoạt động của trường lớp trong tuần tới.
II. Nội dung
1. Nhận xét các mặt trong tuần qua
a) Về học tập
-
-
-
-
b) Các mặt khác
- Vệ sinh 
- Trật tự: 
- Chuyên cần: 
* Tuyên dương:	
* Nhắc nhở: 
2. Phương hướng tuần tới
- Tổ trực nhật đầu giờ tưới bồn hoa.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường: Không mang thức ăn nước uống lên khu vực phòng học; không bôi xoá vẽ lên bàn ghế
- Phải học thuộc bài và làm bài 
- Phải nghiêm túc trong lúc truy bài đầu giờ.
- Phát huy những mặt đã thực hiện tốt trong tuần qua và khắc phục những hạn chế.
- Không được chơi trò chơi rút thăm ăn tiền. Nếu nhà trường phát hiện sẽ chịu mọi trách nhiệm.
- Thư tư hàng tuần trực vệ sinh sân trường.
- Xếp hàng ra vào lớp cần nghiêm túc và trật tự hơn.
- Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc
- Thứ 5 hàng tuần mang theo ca và bàn chải.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc