ÚT VỊNH
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- GDHS biết chấp hành tốt luật GT.
2. MTR: Tiến phát âm đúng tiếng có âm đầu là t, th, l, n; các tiếng chứa âm đôi iê.
II. ĐDDH: Thẻ từ, bảng phụ.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, giảng giải,
IV. Các hoạt động dạy và học:
TUẦN 32 Thứ hai ngày 26 tháng tư năm 2010 Tập đọc: ÚT VỊNH I. Mục tiêu: 1. Mục tiêu chung: - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. - GDHS biết chấp hành tốt luật GT. 2. MTR: Tiến phát âm đúng tiếng có âm đầu là t, th, l, n; các tiếng chứa âm đôi iê. II. ĐDDH: Thẻ từ, bảng phụ. III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, giảng giải, IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Tiến Bài cũ: Y/c HS đọc HTL bài “ Bầm ơi!”, trả lời câu hỏi về ND bài. - Nhận xét, ghi điểm. - HS đọc bài và trả lời theo y/c. - Lắng nghe. Bài mới: GT chủ điểm, giới thiệu bài: HĐ1: Luyện đọc đúng: - HD đọc: Đoạn đầu đọc với giọng kể chậm rài, thonmg thả, nhấn giọng các từ nói lên các sự cố trên đường sắt; đoạn cuối: giọng hồi hộp, dồn dập, đọc đúng tiếng la; nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. - Gọi 1 HS đọc toàn bài, lớp ĐT và chia đoạn? - Chốt ý, y/c HS lấy bút chì đánh dấu vào SGK. + Nối tiếp đọc theo đoạn lần 1: - HD phát âm: chềnh ềnh, thả diều, sông Cái, tháo cả ốc, + HS nối tiếp đọc theo đoạn lần 2, giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải: SGK + HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3. + Luyện đọc theo nhóm 2. + GV đọc mẫu. - Lắng nghe - Lắng nghe - Chia thành 4 đoạn: Đ1: Từ đầu còn ném đá lên tầu; Đ2: Tiếp không chơi dại như vậy nữa; Đ3: Tiếp tàu hoả đến; Đ4: Phần còn lại. - HS lấy bút chì đánh dấu vào SGK - HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1. - HS phát âm theo hướng dẫn. - HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. - HS nêu nghĩa của các từ chú giải. - HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3. - HS luyện đọc theo N2. - Lắng nghe. Lắng nghe và sửa sai cho Tiến khi em trả lời. HĐ3: Tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: + Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường xảy ra những sự cố gì? + Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? + Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dục giã, Út Vịng nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? + Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên đường tàu? + Em học tập được điều gì ở Út Vịnh? + Chốt ý đúng. - Nội dung chính của bài này là gì? - Chốt ý, y/c HS nối tiếp nhắc lại. - HS làm việc theo yêu cầu, dự kiến trả lời: + Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh giữa đường tàu chạy, lúc thì có ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua. + Vịnh đã tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường ray để thả diều; đã thuyết phục được bạn không thả diều trên đường tàu nữa. + Vịnh nhìn thấy Hoà và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. + Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, hoa giật mình ngã lăn ra khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng. + HS trả lời theo cảm nhận (VD: Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về ATGT/ tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ/.) + Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. - Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại. Lắng nghe và sửa sai cho Tiến khi em trả lời. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: - Theo các em, các em thích chọn đoạn nào để luyện đọc? - Nêu cách đọc đoạn này? - Chốt ý đúng. - Lđọc theo N2, dạy cá nhân cho Tiến. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Hướng cho HS chọn đoạn từ “thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu . gang tấc” - HS nêu: đọc lưu loát, nhấn giọng ở các từ ngữ: chuyền thẻ, lao ra như tên bắn, la lớn: Lan, Hoa, tàu hoả đến, giật mình, ngã lăn, ngây người, khóc thét, réo còi, ầm ầm lao tới, nhào tới, cứu sống, gang tấc, . - Lắng nghe và ghi nhớ. - Luyện đọc theo N2. - Thi đọc trước lớp. - Lắng nghe. Dạy cá nhân cho Tiến. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - Liên hệ, dặn học bài, đọc trước bài “Những cánh buồm” - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Ghi đầu bài. Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS biết thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Vận dụng làm bài tập đúng. - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo. II. ĐDDH: SGK, ND trò chơi. III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS *Bài cũ: Y/c HS làm những bài còn lại trong SGK trang 163. - Nhận xét, ghi điểm. - HS làm BT, lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe. HĐ1: Hướng dẫn HS luện tập: - Y/c HS làm BT1ab dòng 1; 2cột 1, 2; 3 SGK tr.164 - HD thêm cho HS yếu: + BT1: HS làm bài rồi chữa bài, nhắc HS nhớ lại cách thực hiện phép chia 2 phân số. + BT2: HS thực hiện tính nhân nhẩm một số với 0,1; 10; 0,01; 100; - Nhận xét kết quả của 11 : 0,25 với 11 x 4; 32 : 0,5 với 32 x 2? + BT3: HS tính bằng 2 cách: Chia một số với một tổng. - Chấm bài, nhận xét. - HS làm bài theo yêu cầu, dự kiến kết quả bài lảm của HS. + BT1: : = x = = : = x = + BT2: 25 : 0,1 = 2,5 ; 48 : 0,01 = 0,48 25 x 10 = 250 ; 48 x 100 = 4800 95 : 0,1 = 9,5 ; 72 : 0,01 = 0,72 11 : 0,25 = 44 ; 32 : 0,5 = 64 11 x 4 = 44 ; 32 x 2 = 64 75 : 0,5 = 150 ; 125: 0,25 = 500 * Nhận xét: Muốn chia một số với 0,25 ta nhân số đó với 4; muốn chia một số với 0,5, ta nhân số đó với 2. + BT3a: : + : = + : = : = 1 x = Cách 2: : + : = + = = 3b/ (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10 C2: (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 +1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 HĐ2: Củng cố, dặn dò: - Ôn cách thực hiện phép chia các số TN, PS, STP và cách tính nhẩm. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ. Lịch sử: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: 1. MT chung: - HS năm được một số kiến thức cơ bản về lịch sử của tỉnh Quảng trong thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược và biết một số di tích LSQT cấp Quốc gia. - GDHS lòng tự hào, tính thần chiến đấu quật cường 2. MTR: Khi trả lời, Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đôi iê và âm đầu t, th, l, n. II. ĐDDH: Thông tin, một số tranh ảnh. III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, đàm thoại. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Tiến *Bài cũ: Nêu những điều em biết về sự hình thành tỉnh Quảng Trị? - Nh/xét, ghi điểm. - HS trả lời theo yêu cầu. - Lắng nghe và ghi nhớ.. *Bài mới: Giới thiệu bài: Tìm hiểu về lịch sử Quảng Trị. Nêu nhiệm vụ tiết học - Lắng nghe và theo dõi. HĐ1: Giới thiệu một số nét về Quảng Trị trong kháng chiến chống Mĩ: - GV đọc một số thông tin cho Hs nghe. - Lắng nghe và theo dõi. Sửa sai cho Tiến khi em trả lời. HĐ2: Thảo luận: - Y/c HS làm việc theo N4: Y/c Hs kể tên những di tích LS Quảng Trị cấp Quốc gia mà em biết? - Chốt ý đúng. - HS thảo luận và báo cáo trước lớp. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Học bài cũ, ôn lại các bài LS đã học . - Nh/xét tiết học. - Theo dõi và lắng nghe. - Ghi đầu bài. Thông tin tham khảo: Thành cổ Quảng Trị: Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết đến và kính phục bởi cuộc đấu tranh anh dũng để bảo vệ Thành Cổ suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị . Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Thành Cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia theo quyết định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn: Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc. Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính. Chính tả: BẨM ƠI! (nhớ-viết) I. Mục tiêu: 1. MT chung: - HS nhớ -viết đúng bài CT (14 dòng đầu), trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. - Làm được BT2, 3. - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết. 2. MTR: Tiến viết đúng các chữ có âm đầu là nh và các tiếng chứa vần an, ăng, iê. II. ĐDDH: Phiếu học tập ghi ND bài tập 2, 3 III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Tiến HĐ1: Giới thiệu bài: - Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS. - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Lắng nghe. HĐ2: Hướng dẫn HS nhớ-viết: - Y/c 1 HS đọc bài “Bầm ơi!” Trong SGK. - Y/c 1 HS đọc HTL bài thơ - Hỏi ND bài? - Nhắc HS lưu ý những chữ có thể viết sai: lâm thâm, ngàn khe, sớm sớm, muôn nỗi, .. - Y/c HS viết vào vở nháp. - HS đọc thầm lại bài thơ, nhớ-viết bài CT. - Tổ chức cho HS soát lỗi chính tả, chấm bài, nhận xét. - HS đọc thầm theo bạn - HS nhắc lại Nd bài. - Lắng nghe và ghi nhớ - Viết vào vở nháp: - HS viết bài. - Soát lỗi theo cặp. Y/c Tiến đọc lại các tiếng có âm đầu t, th... HĐ3: HD HS làm bài tập Chính tả: + BT2: - Gọi 1 HS đọc y/c BT2, lớp ĐT - Y/c HS làm việc theo N4: Hoàn thành ND phiếu học tập. - T/c cho các nhóm trình bày. - Chốt ý đúng: SGV trang 235 + BT3: Gọi 1 HS đọc y/c BT3 - Làm việc cá nhân - Y/c HS trình bày, chốt ý đúng: SGV. + BT2 : đọc và trả lời: - HS làm theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. + BT3: 1 HS đọc, lớp ĐT. - HS làm theo yêu cầu. - Lắng nghe. Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời HĐ3 : Củng cố, dặn dò : - Dặn HS làm lại các BT sai (nếu có). - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe và ghi nhớ. Nội dung BT2 Tên cơ quan, đơn vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận thứ ba Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết Công ti Dầu khí Biển Đông Công ti Dầu khí Biển Đông
Tài liệu đính kèm: