Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Quang Trung

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Quang Trung

TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. MỤC TIÊU :

Giúp học sinh ôn tập về:

- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - SGK, phấn, bảng.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

HĐ Giáo viên Học sinh

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 171 Toán	 Ngày 15/5/20. .
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT 
TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh ôn tập về: 
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- SGK, phấn, bảng. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3 
Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 5/175
 Bài giải
 Số lớn nhất có ba chữ số là 999, nên tổng của hai số là 999.
 Số lớn nhất có hai chữ số là 99, nên hiệu của hai số là 99
 Số bé là: (999 – 99 ) :2 = 450
 Số lớn là: 450 + 99 = 549
 Đáp số : Số bé : 450; Số lớn : 549
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài mới: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các kiến thức về bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1, 2: 
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng vả tỉ của hai số đó, sau đó yêu cầu HS tính và viết số thích hợp vào bảng số.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 Bài giải
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 4 + 5 = 9 (phần)
 Số thóc ở kho thứ nhất là: 
 1350 : 9 4 = 600 (tấn)
 Số thóc ở kho thứ hai là: 
 1350 – 600 = 750 (tấn)
 Đáp số : kho 1 : 600tấn ; kho 2 : 750 tấn
- Chữa bài nhận xét cho điểm HS.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài 5:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn:
+ Mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?
+ Mỗi năm mẹ tăng mấy tuổi, con tăng mấy tuổi?
+ Vậy số tuổi mẹ hơn con có thay đổi theo thời gian không?
+ Tỉ số của tuổi mẹ và tuổi con sau ba năm nữa là bao nhiêu?
+ Vậy có tính được tuổi của hai mẹ con sau 3 năm nữa không? Dựa vào đâu để tính?
+ Từ tuổi mẹ và tuổi con sau 3 năm nữa tính thế nào thì ra được tuổi hai mẹ con hiện nay?
+ Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
 Bài giải
 Vì mỗi năm mỗi người tăng thêm một tuổi nên hiệu số tuổi giữa mẹ và con không thay đổi theo thời gian.
 Ta có sơ đồ sau 3 năm:
 Tuổi con : 
 Tuổi mẹ :
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần)
 Tuổi của con sau 3 năm nữa là:27 : 3 = 9(tuổi)
 Tuổi của con hiện nay là: 9 – 3 = 6 (tuổi)
 Tuổi của mê hiện nay là: 6 + 27 = 33 (tuổi)
 Đáp số : Con 6 tuổi ; Mẹ 33 tuổi
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Mẹ hơn con 27 tuổi.
+ Mỗi năm mẹ tăng 1 tuổi, con tăng 1 tuổi.
+ Vậy số tuổi mẹ hơn con không thay đổi theo thời gian.
+ Sau 3 năm nữa tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con.
+ Biết sau 3 năm nữa tuổi mẹ vẫn hơn tuổi con 27 tuổi , tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con vậy dựa vào bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ta tính được tuổi của mẹ và con sau 4 năm nữa.
+ 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vao vở.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức vừa được ôn tập.
- Về nhà làm bài tập 4/176.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
Tuần: 35	Đạo Đức	Ngày 15 / 5 / 20..
	ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG 
CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các hoạt động nhân đạo, tôn trọng Luật giao thông, bảo vệ môi trường
	2. Kĩ năng: 
	- Hình thành kĩ năng, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học. Kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày
	3. Hành vi:
	- Tích cực, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động nhân đạo, tham gia giao thông an toàn và biết bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Một số biển báo giao thông	
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu những bổn phận của trẻ em quy định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam?
- Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG qua các bài đã học
ÔN TẬP
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo?
- Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì?
- Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo, em có cảm giác như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của việc thực hiện luật lệ an toàn giao thông? 
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
- Xuất phát từ đâu mà môi trường bị ô nhiễm?
THỰC HÀNH KĨ NĂNG
* Trò chơi: “Những dòng chữ kì diệu”
- GV đưa ra các ô chữ cùng với các lời gợi ý
+ Đây là câu ca dao có 14 tiếng nói về tình yêu thương giữa hai loại cây
+ Đây là câu thành ngữ có 8 tiếng nói về sự cảm thông, chung sức đồng lòng trong một tập thể
+ Đây là câu thành ngữ có 5 tiếng nói về tình tương thân tương ái của mọi người với nhau trong cộng đồng
* Thi “Thực hiện đúng Luật giao thông”
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 HS trong một lượt chơi
- GV phổ biến luật chơi: 
+ Mỗi một lượt chơi, một bạn được cầm biển báo phải diễn tả bằng hành động hoặc lời nói. Bạn còn lại có nhiệm vụ đoán được nội dung biển báo đó
* Trò chơi: “Nếu  thì”
- GV phổ biến luật chơi:
+ Cả lớp chia thành 2 dãy. Mỗi một lượt chơi, dãy 1 đưa ra vế “Nếu”, dãy 2 phải đưa ra vế “thì” tương ứng có nội dung về môi trường
* Vẽ tranh
- GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ
+ Trẻ em có bổn phận:
1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình
2. Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường
3. Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác
- HS nhắc lại đề bài
- Giúp các gia đình, những người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn
- Tích cực tham gia ủng hộ, san xẻ một phần vật chất theo khả năng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
- Em cảm thấy vui vì đã giúp được những người khác vượt qua được khó khăn
- Em cảm thấy xúc động vì đã góp được một phần nhỏ bé của mình vào công việc chung của xã hội
- Là trách nhiệm của mọi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông
- Để tham gia giao thông an toàn, điều trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ về an toàn giao thông. Sau đó cần phải vận động mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông an toàn 
- Từ nhiều nguyên nhân: khai thác tài nguyên bừa bãi, xử lí không hợp lí rác, nước thải
- HS nghe gợi ý, đoán nội dung của ô chữ
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
+ Lá lành đùm lá rách
- Cử lần lượt 2 bạn trong một lượt chơi
- HS lắng nghe luật chơi
- HS chơi
- Nghe phổ biến luật chơi
- HS chơi
Ví dụ:
+ Dãy 1: Nếu chặt phá rừng bừa bãi 
+ Dãy 2:  thì sẽ làm xói mòn đất và gây lũ lụt
- HS tự chọn 1 trong 3 chủ đề: việc làm nhân đạo, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường để vẽ tranh theo nhóm
5
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay chúng ta ôn tập và thực hành kĩ năng những bài học nào?
- Thực hiện tốt các nội dung đã học
- GV nhận xét tiết học
Tiết 172 Toán	 Ngày 16/5/20..
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh ôn tập về: 
- Sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bải toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- SGK, phấn, bảng. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3 
Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 5/175
 Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần)
Số hộp kẹo là: 56 :7 3 = 24 (hộp)
Số hộp bánh là: 56 – 24 = 32 (hộp)
Đáp số: Kẹo 24 hộp ; Bánh 32 hộp
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài mới: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về một số kiến thức về số đo diện tích, tính giá trị của biểu thức chứa phân số và giải bài toán có liên quan.
Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc diện tích của các tỉnh được thống kê.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các số đo diện tích của các tỉnh theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV gọi HS chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp của mình. 
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
Bài 2 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức và rút gọn kết quả nếu phân số chưa tối giản.
a. c. 
b. d. 
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm x của mình.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
Bài4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hiệu của hai số tự nhiên liên tiếp là mấy?
- Vậy bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS so sánh các số rồi sắp xếp.
- HS nêu:
● Các số đo có cùng đơn vị đó là km2 nên ta chỉ việc so sánh chúng như so sánh các số tự nhiên có nhiều chữ  ... 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức, khi chữa bài yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
- GV đọc từng câu hỏi trước lớp, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
+ Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì?
+ Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có đặc điểm gì?
+ Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có đúng không? Vì sao?
+ Nói hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt có đúng không? Vì sao?
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi.
- HS viết số theo lời đọc của GV. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS tự làm bài vào vở, sau đó 1 HS chữa bài trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Nếu biểu thị số HS trai là 3 phần bằng nhau thì số HS gái là 4 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh gái là: 
 35 : 7 4 = 20 (học sinh)
 Đáp số : 20 học sinh
- Trả lời theo yêu cầu của GV.
+ Hình vuông và hình chữ nhật cùng có:
● 4 góc vuông.
° Từng cặp đối diện song song và bằng nhau.
● Các cạnh liên tiếp vuông góc với nhau.
+ Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có các đặc điểm:
● Từng cặp đối diện song song và bằng nhau.
+ Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt là đúng vì hình vuông có tất cả các đặc điểm của hình chữ nhật và thêm đặc điểm là có 4 cạnh bằng nhau.
+ Đúng vì hình chữ nhật có tất cả các đặc điểm của hình bình hành và có thêm đặc điểm là có 4 góc vuông.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức vừa được ôn tập.
- Chuẩn kiểm tra học kì II.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 70	Khoa học	Ngày 18 / 5 / 20..
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II
I. MỤC TIÊU: 	
Qua kiểm tra:
	- Đánh giá mức độ nhận thức, tiếp thu bài học của HS . 
II. ĐỀ KIỂM TRA
Giáo án số 70 Ngày 18 / 5 / 20 
 TỔNG KẾT MÔN HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Tổng kết môn học. Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những HS hoàn thành tốt
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Địa điểm: Trong lớp học
	- Phương tiện: Chuẩn bị nơi HS trình diễn
	Kẻ bảng: HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Đội hình đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
Môn tự chọn
Trò chơi vận động
1. Ôn:
-
- 
2. Học mới:
-
-
Các động tác:
-
-
-
-
-
1. Ôn:
-
- 
2. Học mới:
-
-
Các động tác:
-
-
-
-
-
1. Ôn:
-
- 
2. Học mới:
-
-
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Nội dung hướng dẫn kĩ thuật
Định lươÏng
Phương pháp , biện pháp tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
2. Khởi động chung : 
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
II. PHẦN CƠ BẢN
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học trong năm
III. PHẦN KẾT THÚC:
- Vỗ tay hát
- GV cùng HS hệ thống bài
- Bài tập về nhà : Tự ôn tập trong dịp hè, giữ vệ sinh và bảo đảm an toàn trong tập luyện
6 – 10 phút
22 – 24 phút
5 – 6 phút
- Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
- Vỗ tay, hát
- Cán sự điều khiển, cả lớp cùng tham gia chơi
- GV treo bảng HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG đã chuẩn bị, hướng dẫn HS nhớ lại , đại diện các nhóm lên bảng ghi 
- Một số HS lên bục thực hiện động tác (xen kẽ các nội dung trên
- GV công bố kết quả học tập và tinh thần thái độ của HS trong năm đối với môn thể dục
- Nhắc nhở một số hạn chế cần khắc phục trong năm học tới
- Tuyên dương một số tổ, cá nhân có thành tích và tinh thần học tập, rèn luyện tốt
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
Bảng HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Đội hình đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
Môn tự chọn
Trò chơi vận động
1. Ôn:
- Tập họp hàng dọc, dóng hàng, điểm số
- Đứng nghiêm, đứng nghỉ
- Quay phải, quay trái
- Tập họp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- Dàn hàng, dồn hàng
- Đi đều
2. Học mới:
- Quay sau
- Đi đều vòng phải (vòng trái)  đứng lại
- Đổi chân khi đi đều sai nhịp
Các động tác:
- Động tác vươn thở
- Động tác tay
- Động tác chân
- Động tác lưng - bụng
- Động tác toàn thân
- Động tác thăng bằng
- Động tác nhảy
- Động tác điều hòa
1. Ôn:
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông
 - Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang
- Đi kiễng gót hai tay chống hông
- Đi nhanh chuyển sang chạy
- Đi vượt chướng ngại vật
- Đi chuyển hướng (phải, trái)
- Nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Tung và bắt bóng bằng hai tay
- Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay
- Tung và bắt bóng theo nhóm 2 người
- Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người trở lên
2. Học mới:
- Bật xa
- Phối hợp chạy, nhảy
- Phối hợp chạy, mang vác
- Phối hợp chạy, nhảy, mang vác
- Nhảy dây kiểu chân trước chân sau
- Di chuyển chuyền (hoặc tung) và bắt bóng
* Đá cầu
- Tâng cầu bằng đùi
- Chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Chuyền cầu theo nhóm hai người
1. Ôn:
- Diệt các con vật có hại
- Kéo cưa lừa xẻ
- Chuyển bóng tiếp sức
- Nhảy ô tiếp sức
- Nhảy đúng, nhảy nhanh
- Chạy tiếp sức
- Bịt mắt bắt dê
- Bỏ khăn
- Kết bạn
- Tìm người chỉ huy
- Mèo đuổi chuột
- Chim về tổ
- Đua ngựa
- Thỏ nhảy
- Lò cò tiếp sức
2. Học mới:
- Nhảy lướt sóng
- Chạy theo hình tam giác
- Thăng bằng
- Lăn bóng bằng tay
- Đi qua cầu
- Con sâu đo
- Kiệu người
- Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ
- Trao tín gậy
- Dẫn bóng
Tuần: 35	Âm nhạc 	Ngày 18 / 5 / 20..
Tập biểu diễn
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách biểu diễn
	- Tạo điều kiện cho HS phát triển năng khiếu 
	- Rèn cho HS sự tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Đàn, đạo cụ
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
- Kiểm tra bài cũ: 
+ GV đệm đàn- Yêu cầu HS hát lại các bài hát đã học
Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Các em đã được học và đã thuộc 5 bài hát. Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ tập biểu diễn các bài hát đó
* HS biểu diễn
- GV thông qua chương trình biểu diễn
+ HS trình diễn bài hát Chúc mừng dưới các hình thức biểu diễn: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,
+ HS đồng ca bài Bàn tay mẹ, kết hợp gõ theo phách, theo nhịp, hát kết hợp vận động nhẹ nhàng
+ HS hát tốp ca bài hát Chim sáo
+ HS trình diễn bài hát Chú voi con ở Bản Đôn theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng
@ 1 HS hát đoạn 1 (lĩnh xướng). Tất cả cùng hát đoạn 2 (hòa giọng
+ HS hát bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan
@ Đoạn 1 hát đối đáp, đoạn 2 hát hòa giọng.
- GV đệm đàn
- Tổ chức cho HS nhận xét, rút kinh nghiệm
- HS hát tốp ca một nhóm 5 HS, mỗi nhóm một bài hát do nhóm tự chọn 1 trong 5 bài đã học
- Lớp cử 1 HS giới thiệu chương trình
- Chia lớp thành 5 nhóm, bốc thăm để chọn bài hát nhóm mình sẽ biểu diễn. Sau đó các nhóm phân công các thành viên trong nhóm trình diễn bài hát mà nhóm mình đã chọn được. Đăng ký tại bạn dẫn chương trình tiết mục mà nhóm mình sẽ biểu diễn
- Khi trình diễn có kết hợp các động tác phụ họa hoặc 1 bạn đơn ca, cả nhóm múa phụ họa 
- HS trình diễn
4
Củng cố, dặn dò
- Bình chọn tiết mục trình diễn xuất sắc nhất. Tuyên dương
- Về nhà ôn luyện các bài hát đã học, tập hát đúng và thuộc lời ca
- Nhận xét tiết học
Tiết 175 Toán	 Ngày 19/5/20..
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU :
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
Tiết: 70	Kĩ thuật 	Ngày 19 / 5 / 20..
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn
	- Lắp ráp được hoàn chỉnh mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình
	- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Kiểm tra các bộ phận HS đã lắp được ở tiết trước
- Bài mới
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục lắp ráp hoàn chỉnh MÔ HÌNH TỰ CHỌN
- GV hướng dẫn HS lắp ráp hoàn chỉnh mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình
- GV theo dõi, giúp đỡ và uốn nắn kịp thời những nhóm HS còn lúng túng
- Đánh giá kết quả học tập
+ Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
+ Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
* lắp được mô hình tự chọn
* Lắp đúng kĩ thuật , đúng quy trình
* Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
- HS nhắc lại đề bài
- HS lắp ráp hoàn chỉnh mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình
- Khi lắp ghép xong cần kiểm tra sự hoạt động của mô hình đã ghép
+ HS trưng bày sản phẩm thực hành
+ HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
- HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp
5
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng, sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA.L4-TUAN 35.doc