Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Thắng Lợi

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Thắng Lợi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

2. Kĩ năng:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.

- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ, truyền thuyết, sát hại .

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Thắng Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 04
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
T1 - TẬP ĐỌC: 	NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi. 
2. Kĩ năng: 	
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ, truyền thuyết, sát hại ... 
3. Thái độ: 	
-Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. 
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Lần lượt 6 học sinh đọc vở kịch (phân vai) phần 1 và 2
2. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài
a)Hướng dẫn học sinh đọc 
-Gọi 1 hs đọc cả bài.
-Bài này chia làm mấy đoạn?
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
-Gọi hs đọc nghĩa của 3 từ ở phần chú giải
-Cho hs luyện đọc theo cặp.
-Gọi 1 hs đọc cả bài
b)Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+Năm 1945, chính phủ Mĩ đã thực hiện quyết định gì? 
+Kết quả của cuộc ném bom thảm khốc đó?
+Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
+ Cô bè hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
+Biết chuyện trẻ em toàn nước Nhật làm gì? 
+ Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì?
+Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
-Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
c)Rèn luyện HS đọc diễn cảm 
- Giáo viên đọc diễn cảm 
-HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
3.Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn
-Giáo viên nhận xét - Tuyên dương 
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Nhận xét tiết học .
-HS đọc bài
- Học sinh trả lời 
+Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
+Đoạn 2: Hậu quả hai quả bom đã gây ra 
+Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô, Xa-da-ki
+ Đoạn 4: Ứơc vọng hòa bình của học sinh Thành phố Hi-rô-xi-ma
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- Học sinh đọc thầm phần chú giải 
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn 
-Ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 
- Nửa triệu người chết - 1952 có thêm 100.000 người bị chết do nhiễm phóng xạ 
-Lúc 2 tuổi, mười năm sau bệnh nặng.
-Tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo sung quanh phòng sẽ khỏi bệnh 
- Gửi tới táp hàng nghìn con sếu giấy .......... gấp đựơc 644 con
-Xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh là hình một bé gái giơ cao 2 tay nâng 1 con sếu. Dưới dòng chữ "Tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
-Tôi cũng rất ghét chiến tranh./ Bạn hãy yên nghỉ. Những người tốt trên thế giới đang đấu tranh xóa bỏ vũ khí hạt nhân để trẻ em không bị chết.
*/Nội dung: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
-Lắng nghe.
- Hoạt động cặp
- Thi đua đọc diễn cảm
- Học sinh nhận xét
*******************************
T2 – ANH VĂN (GV bộ môn dạy)
********************************************
T3 - TOÁN:
 ÔN TẬP GIẢI TOÁN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
-Qua bài toán cụ thể, làm quen một dạng toán quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỷ lệ đó. 
-Rèn học sinh nhận dạng toán, giải toán nhanh, chính xác. 
-Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi. 
II. CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 hs lên giải bài 2 tiết trước.
Theo sơ đồ ta có hiệu số phần là: 3 – 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắmloại 1 là: 12 : 2 x 3=18 (l)
Số lít nước mắm loại 2 là: 18 – 12 = 6 (l)
 Đáp số:18 l và 6 l
2.Bài mới. 
 GV
 HS
1.Giới thiệu VD dẫn đến quan hệ.
-Mở bảng phụ gọi hs đọc.
-Khi t/g gấp lên 2,3 lần theo em quãng đường đi được cũng gấp lên ? lần
-Gọi 3 hs nhắc lại
2.Giới thiệu BT và cách giải.
-Gọi hs đọc bài toán.
-Bài toán cho ta biết gì?
-Bài toán yêu cầu gì?
-Muốn biết 1 giờ đi bao nhiêu km ta làm thế nào?
-Ngoài cách làm trên ai còn cách làm khác?
-Ta giải dạng toán trên theo mấy cách, đó là những cách nào?
3. Thực hành.
Bài 1. 
-Gọi 2 hs đọc yêu cầu, cho hs tự giải.
-Gọi 1 em lên sửa bài, sau đó gv và cả lớp nhận xét.
Bài 2. 
-Cho hs tự giải.
-Gọi 2 hs lên giải theo 2 cách.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3. 
-Gọi hs đọc yêu cầu.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài yêu cầu gì?
-Ta có thể tìm số người tăng ở hai mức như thế nào?
-Cho hs làm bài, sửa bài.
-Khi sửa bài liên hệ giáo dục dân số cho hs: sinh đẻ có kế hoạch.
4.Củng cố, dặn dò:
-Gọi hs nhắc lại 2 cách giải toán
-Về nhà học bài, làm lại bài, xem trước bài:Luyện tập.
-VD: Một người đi bộ trung bình 1 giờ 4 km. Hỏi trong 1 giờ, 2 giờ , 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
Thời gian đi
1giờ
2 giờ
3 giờ 
Quãng đường đi được.
4km
8km
12km
- 4km, 8 km, 12km.
-Gấp 2 lần, 3 lần
-Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần (2 lần, 3 lần), thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần (2 lần, 3 lần)
-Bài toán: Một ôtô trong hai giờ đi được 90 km.Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
 2 giờ: 90km 
 4 giờ: ? km 
Cách 1:
Trong 1 giờ ôtô đi được là: 90 : 2=45(km)
Trong 4 giờ ô tô đi được: 45 x4=180(km) 
 Đáp số: 180 km.
*/Bước này là bước rút về đơn vị.
Cách 2:
4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2(lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được: 90 x 2=180(km)
 Đ/Số: 180 km.
*/Bước này là bước tìm tỉ số.
-2 cách: Rút về đơn vị và tìm tỉ số.
Bài 1: 
Số tiền mua 1 m vải là:
80000 : 5 = 16000 (đồng)
Số tiền mua 7m vải là: 
16000 x 7 = 112000 (đồng)
 Đ/Số: 112.000 đồng.
Cách 1: Số cây trồng trong 1 ngày là:
1200 : 3 = 400 (cây)
Số cây trồng trong 12 ngày là:
12 x 400 = 4800 (cây)
Đáp số: 4800 cây.
Cách 2: 12 so với 3 ngày thì gấp:
12 : 3 = 4 (lần)
Số cây trồng trong 12 ngày là:
1200 x 4 = 4800 (cây)
Đ/số: 4800 cây
Tóm tắt:
a. 1000 người tăng : 21 người
 4000 người tăng: ? Người.
b. 1000 người tăng: 15 người
 4000 người tăng: ? người.
Bài giải
a.4000 người gấp 1000 người số lần
 4000 : 1000 = 4 (lần)
Sau một năm số dân xã đó tăng thêm:
21 x 4 = 84 (người)
b.4000 người gấp 1000 người số lần 
4000 : 1000 = 4 (lần)
Sau một năm số dân xã đó tăng là:
15 x 4 = 60 ( người)
 Đáp số: 84 người 60 người.
*************************************
T4 - KHOA HỌC:
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. MỤC TIÊU
-Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, tuổi già, xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào. 
-Học sinh phân tích được ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển cơ thể của con người. 
-Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. 
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh vẽ trong SGK trang 16,17
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài cũ: 
-Cơ thể chúng ta phát triển như thế nào? 
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài
b)Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
-Giao nhiệm vụ cho hs: đọc sgk/16,17 thảo luận nhóm 3 đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi, điền vào bảng bên.
-Làm việc theo nhóm, thảo luận.
-Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn và các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết) 
-Giáo viên chốt lại nội dung làm việc của học sinh 
c)Hoạt động 2: Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? 
-Cho hs mang tranh, ảnh để lên bàn.
-Chia lớp làm 9 nhóm, cho hs hoạt động nhóm 3:
-Em hãy xác định xem những người trong ảnh đang vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
-Gọi hs lên giới thiệu trước lớp mỗi em chỉ giới thiệu 1 hình.
-Nhận xét, ghi điểm
*/Hỏi liên hệ thực tế
+Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
+Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? 
-Giáo viên chốt lại nội dung thảo luận của cả lớp. 
4.Củng cố, dặn dò: 
-Gọi hs giới thiệu với các bạn về những thành viên trong gia đình và cho biết từng thành viên đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
-GV nhận xét, tuyên dương.
- Xem lại bài + học ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: “Vệ sinh tuổi dậy thì” 
- Nhận xét tiết học 
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 16,17 theo nhóm
-Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư ký ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên
-Để tranh, ảnh lên bàn.
-Hoạt động nhóm
-Học sinh xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. 
-Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày. 
-Các nhóm khác có thể hỏi và nêu ý kiến khác về phần trình bày của nhóm bạn. 
-Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì). 
- Hình dung sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần, mối quan hệ xã hội, giúp ta sẵn sàng đón nhận, tránh được sai lầm có thể xảy ra. 
-HS đọc ghi nhớ
***************************************
T5 - CHÍNH TẢ (nghe viết): 
 ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. MỤC TIÊU
-Tiếp tục củng cố mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
-Nghe và viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ. 	
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. CHUẨN BỊ:
 -Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Bài cũ: 
-Giáo viên dán 2 mô hình tiếng lên bảng: chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hòa bình 
2. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: HDHS nghe - viết
-Giáo viên đọc toàn bài chính tả trong SGK.
-Gọi 1 hs đọc lại bài.
-Nội dung của bài là gì?
-Em hãy nêu những tên riêng được viết hoa trong bài?
-Giáo viên đọc từ, tiếng khó cho học sinh viết.
-Gọi 2-3 hs đọc những từ khó trên. 
-Giáo viên nhắc học sinh tư thế ngồi viết 
-GV đọc bài 
-Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả một lựơt
-Giáo viên chấm bài, chữa bài chấm.
-Nhận xét bài của hs.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 2: 
-Yêu cầu HS đọc bài 2
-Bài tập yêu cầu gì?
-Cho hs làm vào vở BT sau đó nêu kết quả, gọi 1 hs làm trên bảng lớp.
-Tiếng nghĩa, chiến có gì giống và khác nhau?
-Giáo viên chốt lại
Bài 3: 
-Yêu cầu HS đọc bài 3
-Giáo viên lưu ý HS các tiếng của, cuộc, lược chứa các nguyên âm đôi: ua, uô, ươ là âm chính
-Gọi 2-3 hs nhắc lại quy tắc
4.Củng cố, dặn dò: 
- Phát phiếu có ghi các tiếng: đĩa, hồng, xã hội, chiến đấu, củng cố (không ghi dấu)
-GV nhận xét - Tuyên dương
- Học quy tắc đánh dấu thanh
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh làm phiếu và lớp làm nháp đọc kết quả bài làm, nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng
- Học sinh nghe
- Học sinh đọcbài chính tả
 ... c. 
II. CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3. 
-Lần lượt gọi các nhóm lên sắm vai , qua 1 tình huống, cho hs nhận xét.
Nhóm 1: Em mượn sách của thư viện đem về không may để em bé làm rách.
Nhóm 2: Lớp em cắm trại, em nhận đem túi cứu thương, nhưng chẳng may bị đau chân em không đi được.
Nhóm 3: Em được phân công phụ trách nhóm 5 bạn trang trí cho buổi đại hội chi đội của lớp, nhưng chỉ có 4 bạn tham gia chuẩn bị.
Nhóm 4: Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về nấu cơm sớm. Nhưng mải vui em về muộn.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
-Em hãy nhớ lại 1 việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
-Chuỵện xảy ra vào lúc nào? lúc đó em làm gì?
-Bây giờ nghĩ lại em thấy như thế nào?
-Cho hs trao đổi với bạn, gọi 1-2 nhóm lên trình bày trước lớp và tự rút ra bài học.
-Nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò:
-Gọi 2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ
-Về nhà áp dụng vào cuộc sống, xem trước bài 3.
-Nhận xét tiết học.
-Em sẽ dán lại, mang đến trả và xin lỗi co thư viện./ Em góp tiền để mua 1 quyển sách để đem đến trả thư viện.
-Em nói mẹ chở đến gặp cô giáo chủ nhiệm từ hôm trước, xin cô được nghỉ để cô phân bạn khác./ Em sẽ ở nhà luôn
-Em sẽ đi gọi bạn thứ năm./ Em vẫn tiến hành trang trí, mỗi người làm 1 việc sau đó cả 4 bạn quay sang làm việc của bạn thứ 5. Khi nào sinh hoạt lớp sẽ kiểm điểm bạn sau.
-Em sẽ xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ không về muộn nữa./ Em sẽ cùng mẹ nấu cơm
-Trao đổi với bạn về câu chuyện của mình.
VD: Vào ngày 20/8/2007 mình cùng lớp tham gia lao động. Nhóm mình có nhiệm vụ lau bàn ghế. Trong khi các bạn lau dọn thì mình đi chơi.Ngày khai trường bước vào lớp học mình cảm thấy rất xấu hổ vì bàn ghế sạch tinh mà mình thì chẳng làm được gì. Mình rất hối hận và buồn. Bài học của mình là: Phải có trách nhiệm trong mọi việc thì mới có cảm giác vui, thanh thản.
**********************************************
Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012
T1 – ANH VĂN (GV bộ môn dạy)
***************************************
T2 - TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
-Giúp hs luyện tập, củng cố cáh giải bài toán về” tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỉ số của hai số đó và bài toán liên quan về tỉ lệ đã học.
-Rèn cho hs tính cẩn thận, chăm học
-Hs yêu thích môn học.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 hs làm bài 4
Xe tải chở được số kg gạo là: 50 x 300 = 15000 ( kg)
Mỗi bao đựng 75 kg thì cần số bao là: 15000 : 75 = 200( bao)
 Đáp số: 200 bao.
2. Bài mới. 
GV
HS
Bài 1. Gọi hs đọc yêu cầu.
-Bài toán này có dạng gì?
-Cách giải dạng toán này như thế nào?
-Cho hs tự giải bài toán
-Gọi 1 hs lên bảng làm
-Nhận xét , ghi điểm.
Bài 2. Làm tương tự bài 1 nhưng cho hs phát hiện và nêu cách làm, dạng bài tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
Bài 3. Gọi 2 hs đọc yêu cầu.
-Khi QĐđi giảm 1 số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi ntn?
-Ta giải bài toán theo cách nào?
- Cho hs tự giải
-Gọi 1 hs lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4. 
-Cho hs làm bài
-Chấm chữa một số bài
-Nhận xét, sửa sai.
3. Dặn do
-Về nhà học bài, xem trước bài Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài.
-Nhận xét tiết học.
-HS đọc.
-Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
-Tìm tổng số phần, tìm số lớn, số bé
 Bài giải
 Tổng số phần bằng nhau : 5+2=7(phần)
Số học sinh nam là: 28 : 7 x 2 = 8(em)
Số học sinh nữ là: 28 – 8 = 20(em)
 Đáp số: nam: 8em
 nữ: 20em
Bài giải
 Chiều rộng mảnh đất là:15:(2-1)=15(m)
Chiều dài mảnh đất là:15+15=30(m)
Chu vi mảnh đất là: (15+30)x2=90(m)
 Đáp số: 90m
-Khi QĐ đi giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần. 
-Tìm tỉ số. 
Bài giải
100 km gấp 50km số lần: 100:50=2(lần)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12:2= 6 (l)
 Đáp số: 6 l xăng
Bài giải
Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là: 12 x 30 = 360 (bộ)
Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là:
360:18=20(ngày)
 Đáp số : 20 ngày
T3 - KHOA HỌC:
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU
-Học sinh biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới), biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới). 
-Học sinh xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 
-Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể nhất là giai đoạn cơ thể bước vào tuổi dậy thì. 
II. CHUẨN BỊ:
-Các hình ảnh trong SGK trang 18,19
- Phiếu hoạt động theo nhóm nam, nữ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV
HS
1.Bài cũ: 
-Gọi HS nêu ND bài cũ
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu 
-Giáo viên chia lớp thành các cặp nam riêng, nữ riêng và phát cho mỗi cặp phiếu học tập. 
*/Thảo luận cả lớp về vệ sinh cơ quan sinh dục nam. Ghi chữ Đ vào sau câu đúng chữ S vào sau câu sai.
1.Cần rửa cơ quan sinh dục
a.Hai lần một ngày
b. Hằng ngày
2. Khi rửa bộ phận sinh dục cần chú ý:
a. Dùng nước sạch.
c.Dùng xà phòng giặt.
3.Cần chú ý gì khi thay quần lót? 
a. Thay 2 ngày 1 lần.
b. Thay mỗi ngày 1 lần
c. Giặt và phơi quần lót trong bóng râm.
d. Giặt và phơi quần lót ngoài nắng.
*/Thảo luận cả lớp về vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.Ghi chữ Đ vào sau câu đúng chữ S vào sau câu sai. 
1. Cần rửa cơ quan sinh dục.
a. Hai lần một ngày
b. Hằng ngày
2.Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý điều gì? 
a. Dùng nước sạch.
b. Dùng xà phòng tắm.
e.Không rửa bên trong chỉ rửa bên ngoài
3.Sau khi đi vệ sinh cần chú ý:
a.Lau từ phía trước ra phía sau.
b. Lau từ phía sau lên phía trước.
4. Khi có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh.
b. Ít nhất 3 lần 1 ngày.
c. Ít nhất 2 lần 1 ngày.
-các nhóm nêu kết quả, nhận xét bổ sung và giải đáp thắc mắc của hs nếu có.
-Giáo viên nhận xét, chốt lại: 
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
-Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt quan sát các hình 4,5,6/ 19 và trả lời câu hỏi
-Chỉ và nói nội dung của từng hình
-Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
-Gọi đại diện các nhóm trả lời
4.Củng cố.
-Liên hệ giáo dục
-GV kết luận như mục bạn cần biết trang 19
-Gọi 2-3 hs đọc lại
- Xem lại bài + học ghi nhớ
-2 HS nêu
- Nam: nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
- Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”. 
-Học sinh cho biết ý kiến đúng hay sai, đưa ra đáp án đúng. 
-H4: 4 bạn, 1 bạn tập võ 1 bạn chạy, 1 bạn đánh bóng, 1 bạn đá bóng.
H5: Vẽ 1 bạn đang khuyên các bạn không nên xem phim không lành mạnh, không phù hợp với tuổi hs.
H6: Vẽ các loại thức ăn bổ dưỡng.
-Hs tự trả lời
*******************************
T4 - TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA VIẾT 
I. MỤC TIÊU
-Dựa trên kết quả những tiết làm văn tả cảnh đã học, học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh. 
-Rèn kĩ năng viết chân thực, tự nhiên, có sáng tạo. 
-Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật, say mê sáng tạo. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV
HS
1.Giới thiệu bài
-Gọi 2 hs đọc đề bài
-Gọi 2 hs đọc cấu tạo của bài văn tả cảnh 
-Cho hs làm bài vào vở khoảng 30’
-Theo dõi giúp đỡ hs yếu.
-Thu chấm 1 số bài.
-Nêu nhận xét chung
4.Củng cố, dặn dò: 
-Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
-Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê” 
- Nhận xét tiết học 
-Học sinh đọc đề kiểm tra
Chọn 1 trong 3 đề sau: 
1.Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây hay( trong công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy).
2. Tả 1 cơn mưa .
3. Tả ngôi nhà của em. 
-Hs đọc
-Hs viết bài
-HS nộp bài.
**************************************************
T5 - THỂ DỤC: BÀI 8
I. MỤC TIÊU
-Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi đi sai nhịp. Yêu cầu động tác đúng với kĩ thuật, khẩu lệnh.
-Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Yêu cầu hs chơi đúng luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn , chú ý hào hứng trong khi chơi.
II. PHƯƠNG TIỆN – ĐỊA ĐIỂM.
 -Sân trường, đảm bảo an toàn tập luyện, chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV
HS
HĐ1: Phần mở đầu:
-Cho hs tập hợp, điểm số báo cáo
-Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Cho hs xoay các khớp.
-Cho hs giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp: 1-2,1-2,
-Kiểm tra 5 em động tác quay phải, quay trai, quay sau .
-Nhận xét , đánh giá.
HĐ2: Phần cơ bản
a.Ôn đội hình đội ngũ:
-Cho hs quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp.
-Lần 1-2: gv điều khiển
-Lần 3: gv chia lớp làm 3 tổ, cho các tổ ôn các nội dung trên.
-Cho cả lớp tập hợp, 3 tổ lần lượt trình diễn các nội dung ôn tập
-Gv điều khiẻn cả lớp ôn tập lại 1 lần để củng cố bài.
b.Trò chơi: Mèo đuổi chuột
-Nêu tên trò chơi giải thích cách chơi, quy định chơi
-Điều khiển cho cả lớp cùng chơi.
-Nhận xét, biểu dương hs hoàn thành vai chơi của mình.
HĐ3: Phần kết thúc
-Cho hs chạy thường lập thành vòng tròn lớn, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ, chuyển thành đi chậm, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, mrồi dừng lại, mặt quay vào tâm.
-GV cùng hs hệ thống bài.
-Nhận xét tiết học.
-Học sinh tập hợp, điểm số ,báo cáo.
-Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, vai
-Thực hiện
-Thực hiện dưới sự điều khiển của gv.
-Thực hiện dưới sự điều khiển của tổ trưởng
-3 tổ trình diễn.
-Thực hiện.
-Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột đã học ở lớp 3.
-Thực hiện
********************************************
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU
-Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 4
-Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 5.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: Cho lớp hát 1 bài
2. Sinh hoạt lớp
-Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
-Gọi các tổ trưởng tổ phó có ý kiến bổ sung
-GV nhận xét:
a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, ngoan hơn, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ
3. Kế hoạch tuần 5
a. Đạo đức: -Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè
b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
-Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
-Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
-Khắc phục tồn tại ở tuần 3
-Theo dõi giúp đỡ những nhóm bạn cùng tiến
c. Các công tác khác: Tham gia đầy đủ các buổi lao động do nhà trường phân công, tham gia hoạt động đội
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 4 DU CAC MON.doc