Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 7 đến tuần 10

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 7 đến tuần 10

Tập đọc:

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người

2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài (A-ri-ôn; Xi-xin). Biết đọc diễn cảm bài văn

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật quý hiếm

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học (SGK)

- Học sinh:

 

doc 106 trang Người đăng hang30 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 7 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Tập đọc:
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài (A-ri-ôn; Xi-xin). Biết đọc diễn cảm bài văn
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật quý hiếm
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học (SGK)
- Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc bài “Tác phẩm Si-le và tên phát xít”, trả lời câu hỏi về nội dung bài
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi học sinh đọc bài, chia đoạn ( 4 đoạn)
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải
- Cho học sinh luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Cho học sinh đọc đoạn 1
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông)
- Giải nghĩa từ: nghệ sĩ (người hoạt động trong một ngành nghệ thuật nào đó)
- Cho học sinh đọc đoạn 2
- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã từ cuộc đời? (Có đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A- ri – ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.)
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của người)
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? ( Đám thuỷ thủ là người nhưng độc ác, tham lam, không có tình người. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người bị nạn)
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
( Ý chính: Câu chuyện khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.)
* Đọc diễn cảm
- Cho học sinh đọc toàn bài
- Gọi học sinh nêu giọng đọc
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn 2
- Gọi học sinh đọc trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương học sinh đọc tốt
4. Củng cố: Học sinh nêu lại ý chính
	- GV củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh luyện đọc lại bài và nắm nội dung bài
- 1 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc, chia đoạn
- Đọc nối tiếp (3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc toàn bài
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời các câu hỏi
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Phát biểu
- 2 -3 học sinh nêu
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Nêu lại giọng đọc của bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 2
- 1 học sinh nhắc lại
- Lắng nghe
- Luyện đọc, học bài
Toán:
 Tiết 31: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về:
	- Các đơn vị đo diện tích đã học
	- Tìm thành phần chưa biết của phép tính có phân số
	2. Kỹ năng: Giải bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng
	3. Thái độ: Yêu thích môn học, có thái độ học tập nghiêm túc
II.Chuẩn bị:
 Thầy: Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Bài 3 (22). Đáp số: 15 000m2
3. Bài mới:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài:1. a) 1:(lần)
b) (lần)
c) (lần)
Bài 2: Tìm 
a) + b) - 
 = = 
 = = 
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán
- GV chữa bài lên bảng
 Bài giải
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là: bể)
 Đáp số: ( bể)
4) Củng cố: GV hệ thống bài, nhận xét tiết học
5) dặn dò: chiều làm tiếp bài 2 (c, d), bài 4
- 1 HS lên bảng chữa bài
- HS nêu cách làm 
- Làm vào nháp
- 3 HS lên bảng chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- Làm vào bảng con
- 4 HS lên bảng chữa bài
- HS đọc bài toán 
- Nêu cách giải
- Làm vào vở 
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Đạo đức:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên trong gia đình, dòng họ
2. Kỹ năng: Biết được vai vế, cách xưng hô đối với người trong họ
3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số biểu hiện của ý chí vượt khó
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện “Thăm mộ” (SGK)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi về nội dung truyện
- Nhận xét, kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng việc làm cụ thể.
* Hoạt động 2: Làm BT1
Bài tập 1: (SGK)
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT1, làm bài
- Gọi học sinh trình bày ý kiến về từng việc làm ở Bt1 và giải thích lý do.
- Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực phù hợp với khả năng như các việc: (a), (c); (d); (đ)
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Yêu cầu học sinh kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên mà mình đã làm hoặc chưa làm được 
- Nhận xét
- Gọi học sinh đọc: Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động tiếp nối:
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét tiết học
- Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình
- 2 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc truyện “Thăm mộ” (SGK
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Đọc, làm bài
- Trình bày ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Tự liên hệ, trình bày trước lớp
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Tìm hiểu
Chính tả (nghe – viết)
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Dòng kinh quê hương
2. Kỹ năng: Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu BT2, BT3
- Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 2 học sinh viết ở bảng lớp; Học sinh dưới lớp viết vào giấy các tiếng: lưa, thưa, tưởng, tưới; giải thích quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên đôi: ưa, ươ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh nghe – viết
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung đoạn văn (Màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc.)
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ khó viết: giọng hò, trẻ, reo, giã bàng
- Đọc cho học sinh viết chính tả
- Đọc soát lỗi
- Chấm, chữa một số bài chính tả
c) Hướng dẫn học sinh làm BT chính tả
Bài tập 2: Tìm một vần có thể điền vào cả ba chỗ trống dưới dây
- Gọi học sinh nêu nội dung, yêu cầu BT2
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm 2, làm bài, nêu cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa iê
- Gọi đại diện nhóm chữa bài ở bảng
- Nhận xét, chốt lại BT2
* Đáp án:
- Rơm rạ thì ít, gió đông thì nhiều
- Mải mê đuổi một con diều
- Củ khoai nướng để cả chiều thành tro
Bài tập 3: Tìm tiếng có chứa “ia” hoặc “iê” thích hợp với mỗi chỗ trống trong các câu tục ngữ dưới đây
- Hướng dẫn BT3, tương tự BT2
* Đáp án: 
- Đông như kiến
- Gan như cóc tía
- Ngọt như mía lùi
- Yêu cầu học sinh nêu cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa “iê” và “ia”
4. Củng cố: GV củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh nắm vững quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi “iê” và “ia”
- 2 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- 1 học sinh đọc mục: chú giải (SGK) 
- 1 học sinh nêu
- Viết bảng con từ khó
- Viết chính tả
- Soát lỗi
- 1 học sinh nêu 
- Thảo luận, làm bài theo nhóm 2
- Đại diện nhóm chữa bài
- Theo dõi
- Thảo luận làm bài 
- 2 học sinh nêu
- Lắng nghe
- Về học bài
 Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Luyện từ và câu:
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
2. Kỹ năng: Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa, đúng mục đích
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: - Tranh ảnh về các sự vật hiện tượng, hoạt động, 
	 - 1 số bảng nhóm để học sinh làm bài tập 2
- Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh làm bài tập 2 (tiết LTVC giờ trước)
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Nhận xét 
- Nêu yêu cầu 1(SGK); yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm 2 để thực hiện yêu cầu 1
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
* Lời giải đúng:
tai – nghĩa a
răng – nghĩa b
mũi – nghĩa c
- Nhấn mạnh: nghĩa của các từ vừa xác định là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của các từ
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 2 (SGK), trao đổi, làm bài
- Chốt lại câu trả lời đúng
* Lời giải đúng:
+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người và động vật 
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được 
- Kết luận: Những từ này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ: răng, mũi, tai. Ta gọi nghĩa của các từ đó là nghĩa chuyển
- Nêu yêu cầu 3 (SGK), yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời
- Chốt câu trả lời đúng:
+ Nghĩa của từ “răng” ở hai ý trên giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Nghĩa của từ “mũi” giống nhau ở chỗ: cùng chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng
+ Nghĩa của từ “tai” cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai
- Cho học sinh quan sát tranh, ảnh 
- Chốt lại phần: Nhận xét, rút ra ghi nhớ
c) Ghi nhớ (SGK)
d) Luyện tập:
Bài tập 1: Trong câu nào các từ: “mắt, chân, đầu” mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng được mang nghĩa chuyển
- Gọi học sinh nêu nội dung, yêu cầu BT1
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, dùng bút chì gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển
- Gọi học sinh phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung
- Chốt lại bài làm đúng
* Lời giải đúng
a) Đôi mắt của bé mở to
 Quả na mở mắt
b) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
 Bé đau chân
c) Khi viết, em đừng ngoẹo đầu
 Nước suối đầu nguồn rất trong
Bài tập 2: Tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2
- Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài
- Chia ... uật:
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:
	- Biết cách trình bày, dọn bữa ăn ở gia đình
 2. Kỹ năng:
	- Bày, dọn được bữa ăn ở gia đình
 3. Thái độ: 
	- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Hình (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau
	- Nêu cách luộc
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày dọn món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Yêu cầu học sinh quan sát H1, đọc nội dung mục 1a (SGK) để nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống (giúp mọi người ăn uống thuận tiện, vệ sinh, tạo cảm giác ngon miệng)
- Yêu cầu học sinh nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn (dụng cụ ăn uống phải khô ráo, hợp vệ sinh, sắp xếp phải hợp lí, thuận tiện)
- Chốt lại HĐ1
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
- Yêu cầu học sinh nêu mục đích, cách thu dọn bữa ăn ở gia đình (làm cho nơi ăn uống của gia đình sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn; chỉ dọn bữa ăn khi không còn người đang ăn, xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại, thức ăn thừa muốn dùng được phải bảo quản ở tủ lạnh, lau bàn đã dọn bằng khăn sạch, )
- Hướng dẫn học sinh về nhà giúp gia đình bày, dọn bữa ăn
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả HT của học sinh
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh 
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh giúp gia đình bày, dọn bữa ăn và chuẩn bị bài sau
- 1HS nêu
- 1 HS nêu
- Quan sát, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Lắng nghe
- Ghi nhớ về thực hành
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2008
Toán: Tiết 49:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Củng cố phép cộng hai số thập phân
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân
	- Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học
2. Kỹ năng:
	- Cộng được các số thập phân
3. Thái độ: 
	- Tích cực ,tự giác, hứng thú học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng BT1
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	Làm bài 2 ý b,c của BT2 (Tr-50)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1(50): Tính rồi so sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a
- Ghi giá trị của a và b ở từng cột rồi cho học sinh tính giá trị của a+b và b+a , sau đó so sánh
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a + b
5,7 + 6,24=11,94
14,9 + 4,36 = 19,26
0,53 + 3,09 = 3,62
b + a
6,24 + 5,7=11,94
4,36 + 14,9 = 19,26
3,09 + 0,53 = 3,62
- Từ kết quả bài tập, yêu cầu học sinh nêu nhận xét (như SGK), GV viết biểu thức ở bảng:
a + b = b + a
Bài tập 2 (50 ) Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài ở bảng
 a)
+
 3,8
Thử lại
+
 9,46
 9,46
 3,8
13,26
13,26
 b)
+
45,08
Thử lại
+
24,97
24,97
45,08
70,05
70,05
 c)
+
0,07
Thử lại
+
0,09
0,09
0,07
0,16
0,16
Bài 3(51)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở, 1 học sinh chữa bài ở bảng lớp
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(24,66 + 16,34) x 2 = 82(m)
 Đáp số: 82 m
Bài 4;(51)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV chữa bài lên bảng
 Bài giải
 Số mét vải cửa hàng bán trong hai tuần lễ là:
 314,78 + 525,22 = 840 (m)
 Tổng số ngày trong hai tuần lễ là:
 7 x 2 =14 (ngày)
 Trung bình mỗi ngày cửa hang bán được số mét vải là:
 840 : 14 = 60 (m)
 Đáp số: 60 m
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh làm BT4 (Tr.51)
- 2 HS lên bảng
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Tíng giá trị của biểu thức
- Nêu nhận xét 
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 3HS lên bảng chữa bài
- 1 học sinh nêu bài toán
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh tự làm bài, chữa bài
HS đọc bài tự làm vào vở
1- 2 HS đọc bài
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
 Luyện từ và câu:
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Khoa học:
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (T1)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:
	- Ôn tập lại kiến thức về giai đoạn tuổi dậy thì; cách phòng tránh một số bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AIDS
 2. Kỹ năng:
	- Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người
	- Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ cách phòng tránh một số bệnh kể trên
 3. Thái độ: 
	- Tích cực, hứng thú học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: - Bảng phụ vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì
 - Bảng nhóm để học sinh vẽ sơ đồ (hoặc viết) về cách phòng tránh 1 số bệnh kể trên
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, Nguyên nhân nào là chủ yếu?
	- Bạn có thể làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu của bài tập 1,2,3 (SGK – T42)
- Gọi 1 số học sinh vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì ở bảng lớp và trả lời các yêu cầu 2,3
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng (đưa ra sơ đồ đúng và câu trả lời đúng)
* Đáp án: 2 – d; 3 -c
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Yêu cầu học sinh tham khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan ở SGK
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ hoặc viết sơ đồ về cách phòng tránh một trong các bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, HIV/AIDS
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, làm đúng
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh ôn tập bài sau
- 2 HS lên bảng
- Thực hiện các yêu cầu ở SGK
- Vẽ sơ đồ, trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Quan sát sơ đồ ở SGK
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
2 HS dọc bài học 
Về ôn tập
Địa lý:
NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Biết vai trò của ngành trồng trọt
	- Biết cây trồng chính là của nước ta là cây lúa
	- Biết 1 số vật nuôi chính của ngành chăn nuôi
2. Kỹ năng:
	- Chỉ trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta
3. Thái độ: 
	- HS tích cực, tự giác, hứng thú học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu một số nét chính về các dân tộc ở nước ta
	- Nêu một số nét chính về sự phân bố dân cư nước ta
3. Bài mới
.a Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Ngành trồng trọt
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục 1 (SGK) và nêu vai trò của ngành trồng trọt (trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp)
- Yêu cầu học sinh quan sát H1 (SGK)
- Trong ngành trồng trọt cây gì được trồng nhiều nhất? (cây lúa)
- Nước ta đã đạt thành tựu gì trong sản xuất lúa gạo? hàng đầu trên thế giới)
- Yêu cầu học sinh nêu vùng phân bố chủ yếu của cây lúa và một số cây công nghiệp khác sau đó xác định trên bản đồ
- Cho học sinh liên hệ tới các loại cây trồng ở địa phương
* Ngành chăn nuôi
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK
- Vì sao lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (lượng thức ăn cho chăn nuôi dồi dào)
- Nêu cùng phân bố của gia súc, gia cầm trên bản đồ)
- Kết luận HĐ2, gọi học sinh đọc: Bài học
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:	
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau
- 1 HS nêu
1 HS nêu
- Đọc thông tin, trả lời câu hỏi
- Quan sát H1 (SGK)
- Học sinh trả lời
- Trả lời
- Nêu cùng phân bố, chỉ bản đồ
- Liên hệ
- Đọc thông tin
- Trả lời
- Chỉ bản đồ
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe 
- ghi nhớ
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Toán: Tiết: 50
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Biết cách tính tổng nhiều số thập phân
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân
2. Kỹ năng:
	- Thực hành tính tổng nhiều số thập phân
3. Thái độ: 
	- Tích cực, tự giác, hứng thú học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh: 
	- Giáo viên:
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh làm BT (Tr.51)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Ví dụ:
* Nêu ví dụ (như SGK) rồi viết ở bảng một tổng số các số thập phân
2,75 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
- Hướng dẫn học sinh thực hiện cộng như cộng hai số thập phân
 27,5
+ 36,75
 14,5
 78,75
- Gọi học sinh nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
* Nêu bài toán (SGK), hướng dẫn học sinh tự giải bài (như SGK)
c) Thực hành
Bài 1 (51) Tính
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 số học sinh chữa bài ở bảng
 5,27
 6,4
20,08
0,75
+
14,35
+
18,36
+
32,91
+
0,09
 9,25
52 .
 7,15
0,8
28,87
76,76
60,14
1,64
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách cộng nhiều số thập phân
Bài 2: (52) Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) +c và a + (b + c)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi chữa bài
a
b
c
(a+b) +c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8) +1,2
 = 9,3 + 1,2 = 10,5
2,5 + (6,8 + 1,2)
 = 2,5 + 8 = 10,5
1,34
0,52
4
(1,34 + 0,52) + 4
 = 1,86 + 4 = 5,86
1,34 + (0,52 + 4)
= 1,34 + 4,52 = 5,86
- Gọi vài học sinh nêu lại tính chất kết hợp của các số thập phân rồi GV viết lên bảng:
(a + b) + c = a + (b + c)
Bài 3: (52) Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu học sinh giải thích đã sử dụng tính chất nào của phép cộng các số thập phân trong quá trình tính
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89
 = 14 + 5,89 = 19,89
(sử dụng tính chất giao hoán)
b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91)
 = 38,6 + 10 = 48,6
(sử dụng tính chất kết hợp)
4. Củng cố:
- Học sinh nêu cách cộng nhiều số thập phân; 
5. Dặn dò:	- Giáo viên dặn học sinh làm BT3 (còn lại)
- 1 HS lên bảng
- Lắng nghe, rút ra phép cộng 3 số thập phân
- Thực hiện cộng theo sự hướng dẫn
- Nêu cách tính
- Tự làm bài, 1 số học sinh chữa bài
- Nêu lại cách cộng
- Nêu lại tính chất
- Học sinh tự làm bài rồi chữa bài
2 HS nêu
Về làm bài
Tập làm văn:
KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
SINH HOẠT: ĐỘI

Tài liệu đính kèm:

  • docquyen 3.doc