Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

- Giúp hs đọc đúng các từ khó: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, gọn ghẽ, .Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng.

- Hiểu nghĩa từ: lúp xúp, ấm tích, tân kì, vượn bạc má, khép, con mang.

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng xanh, tình cảm yêu mến, ngưởng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp rừng.

II.Chuẩn bị : Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8
 Thứ hai ngày 	
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2: Tập đọc: KÌ DIỆU RỪNG XANH.
I. Mục tiêu:
- Giúp hs đọc đúng các từ khó: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, gọn ghẽ,.Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng.
- Hiểu nghĩa từ: lúp xúp, ấm tích, tân kì, vượn bạc má, khép, con mang.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng xanh, tình cảm yêu mến, ngưởng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp rừng.
II.Chuẩn bị : Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1,Bài cũ: Gọi 3 hs đọc thuộc lòng bài thơ: “Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà” và trả lời câu hỏi.
2.Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
*Hoạt động1: Luyện đọc đúng:
- Gọi 1 hs khá đọc toàn bài.
- GV ghi từ khó lên bảng, HD hs đọc.
- Chia bài 3 đoạn, gọi 3 hs đọc.
- YC hs luyện đọc theo cặp, sau đó 1 em đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
- YC hs đọc thầm và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK.
*Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm:
- GV HD cách đọc, gọi 3 hs đọc nối tiếp.
- HD đọc diễn cảm đoạn 3 trên bảng phụ,
Sau đó đọc cá nhân, thi đọc.
3.Củng cố – dặn dò:
- Cho hs nêu ý nghĩa, GV bổ sung ghi bảng.- Nhận xét tiết học.
- 3 hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi sgk.
- Nối tiếp nhau đọc từ khó.
- 3 hs đọc nối tiếp ( 2 lượt ), lớp nhận xét.
- Luyện đọc theo cặp, 1 hs đọc trước lớp.
- Cả lớp theo dõi sgk.
+ C1:Tác giả có những liên tưởng..
 Nhờ liên tưởng cảnh vật đẹp thêm.
+ C2,3: SGK.
+ C4: Ví dụ: Cảnh đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả that kì diệu.
- 3 hs đọc lớp theo dõi nhận xét.
- Luyện đoc diễn cảm theo cặp, cá nhân, thi đọc. Lớp nhận xét.
- Nêu ý nghĩa, lớp nhận xét bổ sung.
Tiết3: Toán: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU.
I.Mục tiêu: Giúp hs nhận biết:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II.Chuẩn bị: Bảng con, bảng nhóm.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng thực hiện chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
2.Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 1: Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở bên phải của số thập phân đó:
a/- GV nêu ví dụ sgk yc hs chuyển đổi miệng, GV ghi bảng:
9dm = .cm ; 9dm = .m
- GV kết luận: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 9
- YC hs tự rút ra nhận xét.
b/ GV nêu ví dụ minh hoạYC hs nhận xét.
Ví dụ:8,75 thêm và bớt chữ số 0.
- GV nhắc hs: Số tự nhiên được coi làsố thập phân đặc biệt có phần thập phân làø0.
* Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Gọi 1 hs nêu yêu cầu bài.
- YC lớp làm bảng con, 2 hs lên bảng.
- GV nhận xét chốt lại bài.
Bài 2: Cho hs làm vở, 2 hs làm bảng nhóm gắn lên bảng.
- Giúp đỡ hs yếu giải thích cụ thể.
Bài 3: Yêu cầu hs làm vở nháp rồi nêu miệng và giải thích.
- GV nhận xét chốt lại.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nhận xét 2 số thập phân bằng nhau.
- Nhâïn xét tiết học.
- 2 hs thực hiện.
- Lớp nhận xét.
-HS trả lời: 9dm = 90 cm mà:
 9dm = 0,9m ; 90cm = 0,9m
 Nên 0,9m = 0,90m 
- HS nhận xét như sgk.
- HS nêu:8,75=8,750=8,7500=8,75000=
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài, lớp nhận xét.
Ví dụ: a/ 7,800= 7,8 ;.
- HS làm bài gắn lên bảng.
Ví dụ: a/ 5,612 ; 17,200 ; 480,590.
- Vì 0,100 = 0,10 = 0,1 nên Lan và Mĩ viết đúng. Vì 1/100= 0,01 nên Hùng viết sai.
- HS nêu.
 Thứ ba ngày 	
Tiết 1: Thể dục: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: TRAO TÍN GẬY.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hoặc kiểm tra tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, đứng lại. YC thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
II.Địa điểm – phương tiên: Sân trường, còi, tín gậy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu:
- GV nhân lớp phổ biến nội dung yêu cầu.
- Cho cả lớp đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- GV điều khiển lớp ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải trái, đi đều, sửa sai.
2. Phần cơ bản:
a/ Ôn tập hoặc kiểm tra đội hình đội ngũ:
- YC hs ôn tập như tiết trước.
- Kiểm tra nội dung như sau:
+ Nội dung: Kiểm tra các động tác đội hình đội ngũ.
+ Phương pháp: Tập hợp hs 3 hàng dọc, GV phổ biến phương pháp kiểm tra và đánh giá hoàn thành và chưa hoàn thành.
- GV kiểm tra lần lượt theo tổ, ghi điểm.
b/ Trò chơi: Trao tín gậy:
- YC cán sự điều khiển lớp cùng chơi, Gv quan sát biểu dương.
3. Phần kết thúc:
- Cho cả lớp chạy đều quanh sân thành vòng tròn, đứng quay mặt vào trong.
- YC lớp hát 1 bài theo nhịp vỗ tay.
- Nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
-Cả lớp tập trung lắng nghe.
- cán sự điều khiển lớp hát.
- Cả lớp tập theo GV.
- HS thưc hiện tương tự.
- Lớp thực hiện kiểm tra nghiêm túc. Cả lớp cùng GV tham gia nhận xét đánh giá các bạn.
- Cả lớp cùng tham gia chơi.
- Cán sự điều khiển lớp chạy.
- Cả lớp cùng hát.
Tiết 2: Đạo đức: NHỚ ƠN TỔ TIÊN.
I.Mục tiêu:
- Giáo dục hs ý thức hướng về cội nguồn.
- HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình họ hàng mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
- Thăm gia đình dòng họ, viếng nơi ông bà tổ tiên vào dịp lễ tết.
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, thơ, ruyện nói về chủ đề.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: Gọi 2 hs đọc ghi nhớ tiết1 và 2 câu hỏi về nội dung truyện.
2 Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương. ( BT4 )
- YC đại diện các nhóm lên giới thiệu các tranh ảnh thông tin em thu thập về ngày giỗ.
- Hỏi: Em nghĩ gì khi xem đọc thông tin đó?
- Việc nội dung ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 – 3 hằng name thể hiện điều gì?
- GV chốt lại ý nghĩa ngàygiỗ tổ Hùng Vương.
* Hoạt động 2: Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình mình:
- GV mời 1 số hs lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của họ hàng gia đình mình.
- GV biểu dương hs.
+ Hỏi:Em có tự hào về các truyền thống đó không?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó?
- GV kết luận:
* Hoạt động 3: Học tập gương tốt:
- YC hs đọc truyện, tranh ảnh về truyền thống nhớ ơn tổ tiên hoặc đọc ca dao, tục ngữ nói về chủ đề trên.
- GV khen 1 số em đãchuẩn bị tốt sưu tầm
3.Củng cố – dặn dò:
- YC vài hs đọc lại ghi nhớ sgk.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Các nhóm giới thiệu tranh ảnh nhóm mình.
- Lớp trảlời.
- Lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước, tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn”
- 1 số hs lên giới thiệu.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lần lượt nối tiếp đọc.
- Lớp nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
Tiết3: Toán: SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN.
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thou tự từ bé đến lớn ( hoặc ngược lại )
II. Chuẩn bị: Bảng con, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Gọi 2 hs:
- Nêu nhận xét số thập phân bằng nhau.
- Cho 2 ví dụ về số thập phân bằng nhau có số 0 tận cùng.
2. Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 1: Ví dụ 1:
- So sánh 8,1m và 7,9m
- YC hs đổi 2 số thập phân trên ra dm và so sánh 2 số tự nhiên rút ra số thập phân.
- GVnói: 8,1 > 7,9 vì phần nguyên có8 > 7
- ÝC hs nêu nhận xét.
* Hoạt động 2: Ví dụ2:
 So sánh: 35,7 m và 35,698 m
- YC hs so sánh phần nguyên.
- Vậy ta sẽ so sánh phần thập phân.
- YC hs chuyển đổi phần thập phân của 2 số thập phân ra mm rồi so sánh.
- GV kết luận: 35,7 > 35,698 vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười 7 > 6.
- YC hs nêu nhận xét chung.
* Hoạt động3: Thực hành:
Bài 1: YC hs làm bảng con: so sánh 2 số thập phân, GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gọi 1 hs lên bảng xếp thứ tự từ bé đến lớn, lớp làm vở. GV nhận xét:
 6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01 .
Bài 3: Tương tự BT2 nhưng xếp thou tự từ lớn đến bé.
3. Củng cố – dặn dò:
- Muốn so sánh 2 số thập phân ta so sánh như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs nêu.
- Lớp nhận xét.
- 8,1 m = 81 dm ; 7,9 m = 79 dm
- 81 dm > 79 dm ( vì 7 > 9 hàng chục lớn hơn ). Vậy 8,1 m > 7,9 m.
- HS nêu nhận xét.
- Bằng nhau.
- HS đổi và so sánh.
- Nêu nhận xét chung như sgk.
- Cả lớp làm bảng con và giải thích cách làm.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài, lớp nhận xét.
- 0,4 ; 0,321 ; 0,32 ; 0,197 ; 0,187 .
- HS trả lời.
Tiết 4: Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN.
I. Mục tiêu:
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội.
- Nắm được một số từ ngư miêu tả thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
-Bản phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3, 4
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: YC hs làm bài tập 4 tiết trước.
2.Bài mới: GV giới thiệu ghi đề
* HD hs làm bài tập:
Bài 1: Gọi hs nêu YC bài
- YC hs thảo luận theo cặp để tìm dòng giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên.
- GV giải thích và chốt lại ý đúng: ý b
Bài 2: GV nêu YC bài:
- Giải thích các thành ngữ tục ngữ.
- Treo bản phụ BT 2, YC 1 hs lên gạch chân những từ chỉ sự vật hiện tượng thiên nhie ... ûn Việt Nam?
+ Nêu ý nghĩalịch sử việc thành lập Đảng cộng sản VN?
2. Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12 – 9- 1930 và tinh thần CM của nhân dân Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931:
- GV treo bản đồ V NYC hs tìm vị trí Nghệ An – Hà Tĩnh.
- GV giới thiệu: Tại nay diễn ra cuộc biểu tình lớn của nhân dân ta ngày 12/9/1930 .
- YC hs dựa vào nội dung sgk. Hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày12/9/1930 ở Nghệ An?
- Hỏi: Qua cuộc biểu tình 12/9/1930 cho ta thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh như thế nào?
*Hoạt động2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền CM:
- YC hs quan sát hình 2 sgk nêu nội dung?
- Hỏi: Khi sống dưới ách nô lệ thực dân Pháp ngưới nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
- Trong những năm 1930 – 1931 ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới?
- GV kết luận.
*Hoạt động 3: Ýù nghĩa:
- YC hs nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh?
- GV chốt lại.
3. Củng cố – dặn dò:
- Cho hs đọc nội dung sgk.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS chỉ vị trí Nghệ An – Hà Tĩnh.
- thuật lại cho nhau nghe theo cặp, đại diện thuật lại trước lớp.Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tai sai.
- Thảo luận đại diện trình bày, lớp NX.
- Người nông dân Hà Tĩnh cày.năm 1930 – 1931.
- Không có ruộng đất, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ thực dân hay bỏ đi làm việc khác.
- Không hề xãy ra trộm cắp. Các thủ tục lạc hậu bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng bị đả phá.Các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.Nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc việc chung.
-Nêu ý kiến, cả lớp bổ sung.
* Cho thấy tinh thần dũng cảm, khả năng CM của nhân dân lao động. Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Vài hs nêu nội dung.
 Thứ sáu 	
Tiết 1: Kĩ thuật: NẤU CƠM. ( TT)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm nồi cơm điện.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II.Chuẩn bị: tranh ảnh về đồ dùng-vâït that.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Gọi 2 hs:
- Kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để chuẩn bị để nấu côm bằng bếp đun?
- Hãy nêu các bước nấu cơm bếp đun?
2.Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 3:Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện:
- YC hs nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- HD hs đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 sgk.
- YC hs so sánh nhuyên liệu và dụng cụ của nấu cơm bếp và nồi cơm điện?
- Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bếp đun?
- YC hs trả lời các câu hỏi sgk mục 2 và HD hs về nhàgiúp gia đình bằng nồi cơm điện.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV nêu câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của hs.
3. Củng cố – dặn dò:
- YC hs đọc lại ghi nhớ sgk.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhắc lại nội dung tiết 1.
- Đọc và quan sát hình 4.
+ Giống nhau: gạo, nước, rá, chậu.
+ Khác: dụng cụ nấu, nguồn nhiệt.
- HS nêu các bước như sgk.
+ Xác định lượng nước, lau khô đáy, cắm điện, bậc nấc, 
-HS trả lời, lớp nhâïn xét.
- Trả lời để củng cố bài.
- Vài hs đọc ghi nhớ sgk.
Tiết 2: Tập làm văn:LUYỆN TẬP TẢ CẢNH. ( Dựng đoạn mở bài – kết bài)
I.Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
- Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II.Chuẩn bị: Bảng nhóm.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: Gọi 2 hs đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã viết lại.
2. Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* HD hs luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc YC nội dung bài tập.
- YC hs nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4 về 2 kiểu mở bài.
- YC hs đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét.
- GV chốt lai.:
a/ Kiểu mở bài trực tiếp.
b/ Kiểu mở bài gián tiếp.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu bài.
- YC hs nêu 2 kiểu kết bài?
- YC hs đọc thầm 2 đoạn văn thảo luận nhóm và nhận xét 2 kiểu bài.
- GV chốt lại.
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu bài.
- GV gợi ý: 
+ Mở bài gián tiếp: có thể nêu cảnh đẹp nói chung, sau đó cảnh đẹp cụ thể.
+ Kết bài kiểu mở rộng: Có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp cho cảnh vật.
- YC hs làm bài.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét biểu dương 1số doạn văn hay.
3.Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống lại 2 kiểu mở bài, kết bài.
- Nhận xét tiét học.
- 2 hs đọc.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 hs đọc trước lớp.
- Nhắc lại: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- Đọc và nhận xét kiểu bài gì? Lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
+ Kết bài không mở rộng.
 Kết bài mở rộng.
- Thảo luận, đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.
- Nêu yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Cả lớp làm bài, 2 em làm bảng nhóm gắn lên bảng trình bày, lớp nhận xét.
Tiết3:Toán:VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn:
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Chuẩn bị: Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn như sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: YC hs nhắc lại cách so sánh 2 số thập phân?
2.Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài:
- YC hs nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé, GV ghi vào bảng.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề?
- YC hs nêu 1 số đơn vị đo thông dụng GV điền vào bảng.
* Hoạt động 2: Ví dụ:
Ví dụ1: Viết số thập phân thích hợp;
6m 4dm = .m YC hs nêu cách làm
- Vậy 6m 4dm = 6,4m.
Ví dụ 2: Tương tự.
* Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: YC hs làm bảng con, GV nhận xét.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu.
- GV HD bài mẫu đầu tiên, sau đó gọi hs lên bảng. GV chốt lại ý đúng.
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu bài.
- YC 3 tổ làm 3 câu, đại diện 3 tổ 3 em làm bảng nhóm gắn lên bảng.
- GV chốt lại kết quả:
a/ 5,302 km ; b/ 5,075 km ; c/ 0,302km.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu mối quan hệ liền kề giữa các đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs nhắc lại.
- Lớp nhận xét.
- Km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Hai đơn vị đo độ dài liền kề hơn kém nhau 10 lần.
 - HS nêu cách làm.
- HS thực hiện tương tự.
- HS làm bảng con. VD:
 8m 6dm = 8,6m ; .
- Đọc yêu cầu.
- 1 hs lên bảng làm, lớp nhận xét cách làm.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài gắn lên bảng, lớp nhận xét cách làm, giải thích.
- Vài hs nêu.
Tiết4: Chính tả: KÌ DIỆU RỪNG XANH. ( Nghe viết )
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài: Kì diệu rừng xanh.
- Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm viết nội dung BT3 phô tô tranh dán sẵn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: YC hs nhắc lại qui tắc viết dấu thanh ở các tiếng chứa iê, ia.
2. Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 1: HD hs nghe viết:
- GV đọc toàn bài chính tả sgk một lượt.
- YC hs đọc và viết1 số từ khó: Ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết,..
- GV nhắc nhở hs cách trình bày và tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu hoặc từng bôn phận ngắn trong câu cho hs viết.
- GV đọc lại bài 1 lượt cho hs soát lại bài.
- GV chấm chữa 7 – 10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
* Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả:
Bài 1: YC hs viết các tiếng có chứa ya, yê
- GV chốt lại.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu bài.
-YC hs quan sát tranh minh hoạ và làm bài tập vào vở, 2 hs lên bảng làm.
Bài 3: YC hs quan sát tranh sgk.
- GV đính tranh bảng phụ lên bảng YC hs tìm tiếng trong ngoặc đơn tên các loài chim điền dưới tranh.
- GV chốt lại: yểng – hải tến – đỗ quyên.
3. Củng cố – dặn dò:
- YC hs nêu lại cách đánh dấu thanh những tiếng có ya, yê.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs nêu.
- Lớp nhận xét.
- Theo dõi sgk.
- Viết bảng con, nhận xét.
- Nghe và viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi.
- Viết các tiếng tìm được và nhận xét dấu thanh.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài, lớp nhận xét.
- HS đọc lại câu thơ có chứavần uyên
- Quan sát tranh.
- 1 hs điền vào phiếu, lớp làm vở bài tập, nhận xét bài bạn.
- HS nhắc lại.
Tiết 5: Nha học đường: HẠN CHẾ ĂN ĐƯỜNG ĐỒ VẶT.
I.Mục tiêu: - HS nắm được tác hại của việc ăn đồ vặt.
 - Biết hạn chế ăn đồ vặt để bảo vệ răng.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: Gọi 2 hs:
- Nêu nguyên nhân diễn biến bệnh sâu răng?
- Nêu cách ngừa bệnh sâu răng?
2.Bài mới:
*Hoạt động 1: Tác hại của việc ăn đồ vặt:
- YC hs thảo luận nhóm:
+ Em hãy nêu tác hại của việc ăn đường, đồ vặt?
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế:
+ Ở trường, ở nhà các em có hay ăn đường, đồ vặt không? Có em nào bị đau răng chưa?
*Hoạt động 3: Giáo dục:
+ Qua bài này các em có nên ăn đồ vặt không?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhấn mạnh lại nội dung chính của bài.
- Vận dụng thực hiện tốt ở nhà.
- 2 hs trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Thảo luận đại diện báo cáo.
+ Làm cho trẻ ăn bữa chính mất ngon.
+ Dễ mắc bệnh sâu răng.
+ Tốn tiền của gia đình.
+ HS lần lượt trả lời.
+ HS trả lời và vận dụng thực tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUan 8.doc