Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 11

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 11

TẬP ĐỌC

 CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

 I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lý nhân vật và nội dung đoạn văn.

 - Bổ sung luyện đọc: cây quỳnh, ngọ nguậy.

- iểu được tình cảm yêu quý thiên nhiêncủa hai ông cháu trong bài có ý thức bảo vệ môI trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 10 tháng 11 năm 2008
Tập đọc
	Chuyện một khu vườn nhỏ	
 I.Mục đích, yêu cầu : 
 - đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lý nhân vật và nội dung đoạn văn. 
 - Bổ sung luyện đọc: cây quỳnh, ngọ nguậy.
- iểu được tình cảm yêu quý thiên nhiêncủa hai ông cháu trong bài có ý thức bảo vệ môI trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc : 
- Một HS khá đọc toàn bài. 
- GV giới thiệu tranh minh hoạ khu vườn nhỏ của bé Thu (trong SGK). 
HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài, chia bài làm 3 đoạn: 
đoạn 1 (câu đầu),
 đoạn 2 (tiếp theo đến "không phải là vườn";
 đoạn 3 : (còn lại).. 
GV nghe học sinh đọc, sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải saubài (săm soi, cầu viện). 
HS luyện đọc theo cặp;1-2 em đọc cả bài trước lớp;
 GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm tìm hiểu câu hỏi 1 và 2. 
- Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? ( để ngắm nhìn cây cối , nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công)
- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nỗi bật? 
 (Cây quỳnh lá dày , giữ được nước, Cây hoa ti gôn thò những cáI râu theo ngọn gió ngọ nguậy như những cáI vòi voi bé xíu. Cây hoa giáy bị những vòi hoa ti gôn quấn nhiều vòng . Cây đá ấn độ bật ra những búp đổ hồng nhọn hoắt, xoè những cáI lá nâu rõ to, ben trong lại hiện ra những búp đã mới nhọn hoắt , đỏ hồng.) 
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời 2 câu hỏi 3, 4. 
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? 
(Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn). 
- Em hiểu "Đất lành chim đậu" là thế nào ? 
(Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn..) 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3. Chú ý đọc phân biệt lời bé Thu, lời của ông: nhấn giọng các từ ngữ hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh, vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu. 
3. Củng cố, dặn dò : 
BàI văn muốn nói với các em điêù gì?
 (Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành, tươi đẹp).
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài "Tiếng vọng" 
Toán:
Luyện tập
Mục tiêu: giúp hs cũng cố .
Tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới:
GV tự cho HS làm các bài toán rôì chữa bài
Bài 1: - GV cho HS làm bài rôì chữa bài. Lưu ý HS đặt tính và tính đúng.
Bài 2: : - GV cho HS tự làm bài rôì chữa bài. Khi chữa bài cho HSgiải tích cách làm.
- Phần a: 4, 68 + 6, 03 + 3, 97 nên thay 6, 03 + 3, 97 bằng tổng của chúng vì có thể tính nhẩm được 6, 03 + 3, 97 = 10. Tổng riêng này băng 10nên thực hiện phép cộng tiếp theo 4, 68 + 10v Vì vậy ta tính như sau:
4, 68 + 6, 03 + 3, 97 = 4, 68 + ( 6, 03 + 3, 97 )
 = 4, 68 + 10 = 14, 68.
GV tiếp tục hướng dẫn phần d.
Bài 3: - GV cho HS tự làm bài toán rôì chữa bài. Khi chữa bài cho HS đổi vở cho nhau để tự chấm theo hướng dẫn của GV 
Bài 4: - GV cho HS tự đọc bài toán rôì chữa bài. ( Cho HS vẽ sơ đồ vào vở nháp )
 Bài giải:
 Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là:
 28, 4 + 2, 2 = 30 ,6 ( m)
 Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ ba là:
 30, 6 + 1, 5 = 32 ,1 ( m)
 Số mét vải người đó dệt trong ba ngày là:
 30, 6 + 28, 4 + 32, 1 = 91 ,1 ( m)
 Đáp số: 91, 1 m 
GV chấm bài.
 	 C / Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà xem trước bài: Trừ hai số thập phân
đạo đức:
thực hành giữa học kì i
I/mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống kiến thức môn đạo đức từ đầu năm học đến nay.
HS luyện tập thực hành có nội dung phù hợp với các chuẩn mực đạo đức 
Giáo dục HS thực hiện tốt các chuẩn mực đã học.
II/Chuẩn bị: Hệ thống kiến thức
III/Các hoạt động dạy học
A/Bài cũ:
-Nêu các chuẩn mực đạo đức đã học
 B/Bài mới:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm4
-HS nêu nội dung các chuẩn mựcđã học
-Đại diện nhóm trình bày-Lớp nhận xét-GVkết luận.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
-GV nêu các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống có nội dung phù hợp với các chuẩn mực.Yêu cầu HS tìm cách xử lí tình huống.
-Gọi HS trình bày-GVkết luận.
Hoạt động 3:
-HS tự liên hệ bản thân việc thực hiện các chuẩn mực đã học,từ đó có ý thức tự điều chỉnh các hành vi của bản thân.
C/Củng cố,dặn dò:
-GV hệ thống bài-nhắc HS thực hiện tốt các chuẩn mực.
-Chuẩn bị bài 6.
chính tả ( nghe viết )
luật bảo vệ môi trường
phân biệt âm đầu l, n, âm cuối n/ ng
Mục đích, yêu cầu : 
Nghe và viết đúng một đoạn trong bàI Luật bảo vệ môI trường.
Ôn lậi cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âmđầu l/n hoặc âm cuối n/ng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu để ghi các cặp tiếng cho HS bốc thăm. 
- Bút dạ + băng dính + phiếu khổ to để HS làm bài tìm từ nhanh. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. KTBC: GV nhận xét, rút kinh nghiệm kết quả làm bài giữa kì I. 
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài : 
HĐ1: Hướng dẫn chính tả : 
- Cho HS đọc bài chính tả. 
H: Bài chính tả nói về điều gì ? 
b. Viết chính tả : Luyện viết những từ ngữ khó: suy thoái, khắc phục. .. 
HĐ2: GV đọc cho HS viết CT: 
- GV đọc từng câu, HS viết chính tả. 
HĐ3 : Chấm chữa bài. 
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt, HS tự soát lỗi, GV chấm 5-10 phut, HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. 
GV nhận xét chung. 
3. Làm bài tập: 
- HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT2. 
Câu 2a : Cho HS đọc yêu cầu BT2a; HS làm bài theo hình thức trò chơi : Thi viết nhanh. 
- GV : Cách chơi : 5 em cùng lên bốc thăm 1 lúc. Khi có lệnh của cô, cả 5 em viết nhanh lên bảng từ ngữ mình tìm được. Các em còn lại nhận xét, em nào viết đúng, nhanh là thắng. 
- Cho HS làm bài 
- GV nhận xét và khẳng định những từ ngữ HS tìm đúng. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3
Câu 3a: Cho HS đọc yêu cầu của BT3a; HS làm bài theo nhóm, ghi các từ tìm được vào phiếu và dán lên bảng lớp. 
GV nhận xét và khen nhóm tìm được đúng, nhiều từ ngữ. 
VD: na ná, năn nỉ, nài nỉ, nao nao, nắn nót, náo nức... 
4. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT2a hoặc 2b, 3b.
LịCH Sử 
 ôn tập: hơn tám mươi năm chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
 I/Mục tiêu: 
 + Qua bài này,giúp HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858-1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
 II/Đồ dùng dạy học
Bản đồ hành chính VN, Bảng thống kê các sự kiện đã học (Từ bài 1-bài 10)
III/hoạt động dạy học 
 A/Bài cũ:2HS
 -Ngày 2-9-1945 là ngày gì?
 -Kể tên các bài lịch sử đã học từ đầu năm học đến nay. 
 B/Bài mới 
1/Giới thiệu bài
Hoạt động 1: GV gọi ý,dẫn dắt HS ôn lại những niên đại, sự kiện, tên đất, tên người chủ yếu...được đề cập đến trong quá trình của cuộc vận động giải phóng DT hơn 80 năm.Hướng HS ôn những sự kiện lịch sử sau:
Năm 1858 thực đân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
Nữa thế kỉ XIX Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
Đầu thế kỉ XX phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
Ngày 3-2-1930 Đảng CSVN ra đời .
Ngày 19-8-1945 khởi nghĩa giành chính quyền ở HN.
Ngày 2-9-1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.Nước VNDC Cộng hoà thành lập.
Hoạt động 2:HS hoạt đông nhóm 4,hoàn thành 4 câu hỏi ôn tập SGK
 - Các nhóm trình bày nội dung ôn tập.
 - GV hướng HS tập trung vào 2 sự kiện: Đảng CSVN ra đời và CM tháng 8. HS hiểu về ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện nói trên.
 C/Củng cố, dặn dò
GV hệ thống lại toàn bộ ND ôn tập.
Dặn:ghi nhớ các mốc lịch sử quan trọng của DT.
Chuẩn bị bài 12.
 Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2008
Toán:
Trừ hai số thập phân
I.Mục tiêu: Giúp hs 
 + biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân .
 + Bước đầu có kỹ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kỹ năng trong đó giảI bàI toán có nội dung thực tế.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn HStự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân:
a. Cho HS tự nêu ví dụ1, tự nêu phép tính để tìm độ dài đoạn thẳng BC, đó là:
4, 29 – 1, 84 ? ( m )
- Cho HS tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
* Chuyển về phép trừ hai số tự nhiên.
* Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép trừ.
* Cho HS tự đặt tính như hướng dẫn của SGK.
- Từ các kết quả trên cho HS tự nêu cách trừ hai số thập phân.
* Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
* Trừ như trừ các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
b. Ví dụ 2: Thực hiện tương tự như phần a.
Chú ý: Khi đặt tính ta thấy số bị trừ 45, 8 có một chữ số oqử phần thập phân, số trừ 19, 26 có hai chữ số ở phần thập phân, ta có thể viết thêm 0 vào bên phải phần thập phân của 45, 8 để có 45, 80 rồi trừ như trừ số tự nhiên.
Cho HS nêu cách trừ hai số thập phân, rồi gọi vài HS nhắc lại.
2. Thực hành: 
GV tự cho HS làm các bài toán rôì chữa bài
Bài 1: - GV cho HS làm bài rôì chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép trừ.
Bài 2: : - GV cho HS tự đặt tính, tính rôì chữa bài. Lưu ý HS đặt tính đúng, đặt dấu phẩy đúng chỗ .
Bài 3: - GV cho HS tự làm bài toán rôì chữa bài. Khi chữa bài cho HS nêu các cách giải khác nhau. Khi làm xong HS đổi vở cho nhau để tự chấm theo hướng dẫn của GV. 
Cách 1:
 Bài giải:
 Số kg đường còn lại sau khi lấy ra 10, 5 kg đường là:
 28, 75 - 10, 5 = 18, 25 ( kg )
 Số kg đường còn lại trong thùng là:
 18, 25 - 18, 5 = 10, 25 ( kg )
 Cách 2: Đáp số: 10, 25 kg 
 Bài giải:
 Số kg đường lấy ra tất cả là:
 10, 5 + 8 = 18, 5 ( kg )
 Số kg đường còn lại trong thùng là:
 28, 25 - 18, 5 = 10, 25 ( kg )
 Đáp số: 10, 25 kg 
GV chấm bài.
 	C / Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà xem trước bài: Luyện tập.
Thể dục
động tác toàn thân- trò chơi “ chạy nhanh theo số”
I - mục tiêu:
- Học động tác toàn thân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II - ĐịA ĐIểM, PHƯƠNG TIệN:
	- Điạ điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. Đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân cho trò chơi.
III - Nội dung và phương pháP lên lớp:
	1, phần mở đầu: 6-10 phút:
- GV nhận lớp, phổ biến n ... ng bàI này hs:
+ Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
+ Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp thuỷ sản.
+ nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
+ Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng , không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II/Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A/Bài cũ: 2 HS
-Kể tên một số cây trồng tiêu biểu ở nước ta.
-Vì sao cây trồng chủ yếu nước ta là cây xứ nóng. 
B/ Bài mới
Lâm nghiệp:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK.
Kết luận: Lâm nghiẹp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
* Hoạt động 2: (Làm việt theo cặp)
Bước 1: HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK.
GV gợi ý: Để trả lời câu hỏi này, các em cần tiến hành theo các bước sau:
a) So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng.
GV giải thích thêm: Tổng diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng.
b) Dựa vào kiến thức đã họcvà vốn hiểu biết để giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm , có giai đoạn diện tích trồng rừng tăng (Các em có thể đọc phần chữ ở dưới bản số liệu để tìm ý giải thích cho sự thay đổi diện tích rừng).
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: SGV trang 103
Nghành thuỷ sản
* Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm 4)
GV hỏi: Hãy kể tên một loài thuỷ sản mà em biết ( cá, tôm, cua, mực,...). Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển nghành thuỷ sản?
Bước 1: HS trả lời cac câu hỏi ở mục 2 trong SGK
Bước 2: HS trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi.
Kết luận: SGV trang 104
C/ Củng cố, dặn dò
GV hệ thống bài, 2 HS đọc bài học.
Chuẩn bị bài "Công nghiệp"
 Thứ 6 ngày 14 tháng 11 năm 2008
Toán:
Nhân một số thập phân
với một số tự nhiên.
Mục tiêu:Giúp hs
 + Nắm được quy tắc nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
 + Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ: 
 GV cho HS đọc kết quả bài 5 .
B. Bài mới:
1. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
a. yêu cầu HS tóm tắt bài toán ở ví dụ 1, sau đó nêu hướng giải. “ Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài của 3 cạnh; từ đó nêu phép tính giải bài toán để có phép nhân: 1, 2 x 3 = ? m
- Gợi ý để HS đổi đơn vị đo: ( 1, 2m = 12 dm )để làm phép tính giải bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên: 12 x 3 = 36 (d m ); rồi chuyển 36 dm = 3, 6m để tòm được kết quả phép nhân: 1, 2 x 3 = 3, 6 ( m )
- HS tự đối chiếu kết quả của phép nhân: 12 x 3 = 36 (d m ); với kết quả của phép nhân1, 2 x 3 = 3, 6 ( m ), từ đó thấy được cách thực hiện phép nhân 1, 2 x 3.
Chú ý: để giúp HS đối chiếu, khi trình bày bảng, Gv nên viết đồng thời hai phép tính sau:
 12 1, 2 
 x 3 và x3
 36 ( dm ) 3, 6 ( m )
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét cách nhân một sô thập phân với một số tự nhiên.
b, GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu HS vận dụng nhận xét trên đê thực hiện phép nhân 0, 46 x 12 ( đặt tính và tính )
c, - GV nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GVYêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Chú ý nhấn mạnh: Nhân, đếm và tách.
2. Thực hành:
Bài 1: - GV cho HS lần lượt thực hiện các phép nhân trong vở bài tập. Gọi vài HS đọc kết quả và cho HS nhận xét. 
Chú ý: các phần a, b, c là các phép nhân một số thập phân với số có một chữ số. Phần d là phép nhân một số thập phân với số có hai chữ số. 
Bài 2: - GV cho HS tự tính các phép tính nêu trong bảng. Gv cùng hS xác nhận kết quả đúng.
- Yêu cầu một vài HS phát biểu lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.. 
Bài 3: - GV cho HS tự đọc bài giải toán vào vở rôì chữa bài. Khi chữa bài, GV nên yêu cầu HS giải thích cách làm.
Chẳng hạn:
 Bài giải:
 Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
 42, 6 x 4= 17, 04 ( km )
 Đáp số: 17, 04 km 
GV chấm bài.
 	C / Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà xem trước bài: Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ....
tập làm văn
luyện tập làm đơn
 I.Mục đích, yêu cầu :
+ Củng cố cách viết đơn
+ Viết được 1 lá đơn ( kiến nghị) đúng thể thức , ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ kẻ sẳn mẫu đơn dùng trong tiết học. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Xây dựng mẫu đơn: 
- HS đọc các đề bài đã cho, GV hướng dẫn (GV đưa bảng phụ đã kẻ sẳn mẫu đơn lên). 
1 HS đọc to mẫu dơn, GV hướng dẫn cách điền vào đơn theo mẫu đã cho. 
3. Viết đơn : 
GV nhắc HS lựa chọn nội dung để điền cho vừa vào chỗ trống. 
Cho HS viết đơn, cho HS trình bày đơn, GV nhận xét và khen những HS viết đơn đúng, trình bày sạch, đẹp. 
C. Củng cố, dặn dò : 
GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn, viết lại vào vở, về nhà tập viết thêm vào một số mẫu đơn khác đã học. 
Khoa học:
tre , mây, song
I/ Mục tiêu: 
+ Sau bàI học có khả năng: 
+ lập bảng so sánh và bảng sử dụng của tre,mây, song.
+ Nhận ra một số đpồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song.
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song được dùng trong gia đình.
II/Đồ dùng dạy học:
Thông tin và hình trang 46, 47 SGK.
Phiếu học tập.
Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật làm từ cây tre, mây, song.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A/Bài cũ
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B/ Bài mới
Hoạt động1: làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre; mây; song.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV Phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS độc các thông tin trong SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập.
Phiếu học tập
Hãy hoàn thành bảng sau:
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Cây mọc đứng, cao khoảng 10- 15 m, thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng.
- Cứng có tính đàn hồi
- Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh, hình trụ
- Có loài thân dài đến hàng trăm mét
Công dụng
- Làm nhà, đồ dùng trong gia đình
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ
- Làm dây buộc bè, làm bàn, ghế,..
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu:
HS nhận ra được một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre,mây, song
HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song, được sử dụng trong gia đình.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
Quan sát các hình 4,5,6,7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời các định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre hay song, mây.
Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào bảng sau:
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
Hình 4
- Đòn gánh
- ống đựng nước
- Tre
- ống tre
Hình 5
- Bộ bàn ghế tiếp khách
- mây, song
Hình 6
- Các loại rổ, rá,...
- Tre, mây
Hình 7
- Tủ
- Giá để đồ
- Ghế
- Mây song
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK:
+ Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn.
Kết luận: Tre và mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm bằng tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
C/ Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài - 2 HS nêu bài học
- Chuẩn bị: Mẫu vật sắt, gang, thép. 
Kỹ thuật
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I.mục tiêu.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học.
- Một số bát , đũa và dụng cụ, nước rửa chén.
- Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung ở sgk.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của
III/ Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
 Hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
B. Bài mới
 Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
 HĐ1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụu nấu ăn và ăn uống.
Rửa dụng cụ nấu ăn có tác dụng như thế nào?
( làm sạch và giữ vệ sinh dụng cụ nấu ăn và ăn uống , bảo quản dụng cụ nấu ăn và ăn uống bằng kim loại.) nếu dụng cụ nấu ăn và ăn uống không được rửa sạch sẽ thì sẻ bị như thế nào/( Bị vi trùng gây bệnh, làm cho các dụng cụ mau hỏng.)
HĐ2:Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
? Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình em?
Gọi lần lượt hs trả lời bài,
HS đọc nội dung và và quan sát mô hình ở sgk . Em hãy so sánh cách rửa bát chén ở gia đình em với cách rửa bát chén ở sgk?
 Quan sát hình a, b, c, và nêu trình tự rửa bát sau bữa ăn.
+ Rửa bằng nước sạch hai lần.
+ Xếp bát đũa vào giá.
 HD hs về nhà giúp đỡ gia đình.
 HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập.
 Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát chén ngay sau bữa ăn xong? 
 ở gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào?
Cũng cố dặn dò.
 GV nhận xét ý thức học tập của hs.
 GVnhắc nhớ hs về nhà giúp đỡ gia đình rửa bátchén.
 	Về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
Mỹ thuật
đ/c phúc dạy
Sinh hoạt
I/Mục tiêu:Đánh giá tình hình hoạt động Đội , nền nếp của lớp tuần qua và đề ra phương hướng thực hiện cho tuần tới.
II/Chuẩn bị: Phương hướng tuần tới	
III/ Lên lớp Tiến hành sinh hoạt
 1/Đánh giá tình hình hoạt đông Đội, nền nếp của lớp tuần qua.
*Ưu điểm: 
 - Đi học đúng giờ,đảm bảo sĩ số.
 - Chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
Có ý thức học bài và làm bài ở lớp, ở nhà.
Có ý thức tốt tham gia bảo vệ khuôn viên trường sạch đẹp.
Thực hiện tốt đọc và làm theo báo đội.
*Khuyết điểm:
Một số bạn còn nói chuyện riêng trong lớp.
Việc đi học quên sách vở còn phổ biến.
Chưa có ý thức cao trong các giờ tự quản.
 +Lớp sinh hoạt văn nghệ.
+ý kiến của học sinh.
2/Phương hướng tuần tới.
 - Phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại. 
Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của đội ,trường lớp đề ra.
Tiến hành tập luyện đội bóng đá mi ni.
Tâp luyện văn nghệ chào mừng 20-11
3/Dặn dò: Thực hiện tốt như quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_11.doc