TẬP ĐỌC
MÙA THẢO QUẢ
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1.Đọc:
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
- Đọc đúng các từ ngữ: lướt thướt, sự sinh sôi, lặng lẽ, mạnh mẽ, Đản Khao, .
2. Hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu nội dung: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh về rừng thảo quả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ :
2 HS đọc nối tiếp bài thơ "Tiếng vọng", trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài :
- HS quan sát tranh minh họa, miêu tả nội dung của tranh.
- GV giới thiệu bài
Tuần 12 Ngày giảng: Thứ 2/17/11/2008 Tập đọc mùa thảo quả I.Mục đích, yêu cầu : 1.Đọc: - Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả. - Đọc đúng các từ ngữ: lướt thướt, sự sinh sôi, lặng lẽ, mạnh mẽ, Đản Khao, ... 2. Hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài . - Hiểu nội dung: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh về rừng thảo quả. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc nối tiếp bài thơ "Tiếng vọng", trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài : - HS quan sát tranh minh họa, miêu tả nội dung của tranh. - GV giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài : a)Luyện đọc : - 1 HS đọc toàn bài. GV chia phần của bài văn. - HS đọc tiếp nối từng phần của bài văn. Bài có thể chia thành ba phần. Phần 1: gồm các đoạn 1, 2 : từ đầu đến nếp khăn. Phần 2: gồm đoạn 2 : từ Thảo quả đến không gian. Phần 3: gồm các đoạn còn lại. - GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, luyện đọc cách ngắt dấu câu: “ Thảo quả chín dần...chứa nắng ” - Giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ, thảo quả, Đản Khao, Chim san, sầm uất, tầng rừng thấp. - HS luyện đọc theo cặp . - Hai em đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài : Câu 1: HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu 1. - Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho cỏ thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm,... cũng thơm. - Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý . + Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt. * GV giảng:Tác giả dùng các từ: lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan tỏa, kéo dài trong không gian...như tả một con người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời. - ý của đọan này là gì ? ý 1 : Dấu hiệu báo hiệu thảo quả vào mùa. Câu 2: 1 HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2. - Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ? + Qua một năm, đã lớn cao tới bụng người, một năm sau mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh. Thoáng cái đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá lẫn chiếm không gian. - Hãy nêu ý của đoạn này ? ý 2 : Sự phát triển nhanh chóng của thảo qủa. Câu 3: HS thảo luận nhóm 3 trả lời câu 3 . - Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? - Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ? - Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì ? ý 3 : Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi chín. c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - GV mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại bài văn. - HS nêu giọng đọc toàn bài. * GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 của bài văn. - HS đọc , gạch chân những từ cần đọc nhấn giọng. 2 HS đọc lại. - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc. 3. Củng cố, dặn dò : - Nội dung của bài là gì ? - HS nhắc lại nội dung bài văn. - Chuẩn bị bài "Hành trình của bầy ong" Toán Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết vận dụng được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000... - Củng cố kĩ năng nhân một STP với một số tự nhiên. - Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A.Bài cũ: 3 HS lên bảng, lớp làm vở nháp: 12,34 x 5 4,6 x 14 1,234 x 18 B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, .... a. Ví dụ 1: - Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân : 27, 876 x 10 - 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vở nháp. - GV nhận xét phần đặt tính của HS: vậy ta có 27,867 x 10 = 278,67 * Gợi ý để HS tự rút ra được nhận xét như trong SGK, từ đó tự nêu được cách nhân nhẩm một số thập phân với 10. + Nêu rõ các thành phần của phép tính nhân trên ? + Suy nghĩ để tìm cách viết 27.867 thành 278,67 ? ( Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta được số 278,67) + Vậy làm thế nào để có ngay tích 27,867 x 10 mà không cần thực hiện phép tính ? + Vậy khi nhân một STP với 10 ta có thể làm như thế nào ? b.Ví dụ 2: - Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 53, 286 x 100. 1 HS lên làm bảng lớp, HS dưới lớp làm vở nháp. - Yêu cầu HS tự rút ra được nhận xét như trong ví dụ 1, từ đó tự nêu được cách nhân nhẩm một số thập phân với 100. Vậy muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào * HS tự rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ... - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc vừa nêu trên. 2. Thực hành: Bài 1: - Vận dụng quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,..Yêu cầu HS so sánh kết quả của các tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm. - GV yêu cầu HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra chéo cho nhau, cho HS nhận xét sau đó GV kết luận. + Cột phần a gồm các phép nhân mà số thập phân chỉ có một chữ số ở phần thập phân + Phần b, c gồm các phép nhân mà các số thập phân có hai hoặc ba chữ số ở phần thập phân. Bài 2: Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - Hướng dẫn HS suy nghĩ, thực hiện lần lượt các thao tác: + Nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm. + Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đó để làm bài. - GV hướng dẫn mẫu 1 bài : 12,6 m = cm. 1m = ? cm ( 1m = 100cm) Ta có 12,6 x 100 = 1260 Vậy 12,6 m = 1260 cm - HS làm các bài còn lại, 1 HS làm bảng phụ. - GV chấm bài, chữa bài. Bài 3: Củng cố kĩ năng giải toán. - Hướng dẫn HS: + Tính xem 10 lít dầu hoả cân nặng bao nhiêu kg. + Biết can rỗng nặng 1, 3 kg, từ đó suy ra cả can đầy dầu hoả cân nặng bao nhiêu kg? - HS làm bài. Đọc bài. - GV nhận xét. C.Củng cố, hướng dẫn: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà xem trước bài: Luyện tập. ĐạO Đức kính già yêu trẻ (Tiết 1) truyện kể: sau đêm mưa I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - Người già là những người đã có nhiều đóng góp cho xã hội, sức khỏe giảm sút nên phải tôn trọng, giúp đỡ họ ở bất cứ nơi nào. - Trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm. - Biết thực hiện và đồng tình với các hành vi thể hiện sụ tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già trẻ nhỏ. - Biết phê phán những hành vi, cách đối xử không đúng với người già em nhỏ . II.Đồ dùng dạy học - Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1 - Bảng phụ . III.Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: - Em sẽ làm gì để có tình bạn đẹp ? B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung chuyện sau đêm mưa * Mục tiêu: HS biết phải cần giúp đỡ người già em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già em nhỏ. * Cách tiến hành: - Giáo viên đọc truyện Sau đêm mưa - HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện. - Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau: + Các bạn trong truyện đã là gì khi gặp bà cụ và em bé ? + Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn ? + Em có suy nghĩ gì về hành động của các bạn ? - Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện ? GV kết luận: . Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ hàng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. . Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh lịch sự. - 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK * Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ * Cách tiến hành: - HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập. - GV gọi HS trình bày ý kiến, HS khác nhận xét bổ sung GV kết luận: - Các hành vi (a), (b), (c) là những hành vi thể hiện kính già yêu trẻ. - Hành vi (d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ. C.Củng cố dặn dò - HS tìm hiểu các phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta. - Dặn: Làm bài tập 2; 3; 4 tr 21 SGK. chính tả nghe viết : mùa thảo quả. phân biệt âm đầu s/ x, âm cuối c/t I.Mục đích, yêu cầu : - Nghe-viết chính xác, đẹp đoạn văn từ Sự sống cứ tiếp tục... hắt lên từ dưới đáy rừng trong bài Mùa thảo quả. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối c/t. II.Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: A.KTBC : 2 HS lên bảng: - GV đọc cho HS viết các từ ngữ sau : thích lắm, nắm cơm, nắm tay, hay lắm, nồng nàn, nghèo nàn, nan giải, sang sảng. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Bài viết: Mùa thảo quả HĐ1: 1 Cho HS đọc đoạn cần viết. - Em hãy nêu nội dung của đoạn chính tả. - Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: lướt thướt, chim san, gieo vào bảng con. HĐ2: GV đọc cho HS viết. HĐ3: Chấm, chữa bài. - GV đọc lại bài chính tả 1 lượt, HS tự soát lỗi. - GV chấm 5-7 bài từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, sửa lỗi. - GV nhận xét . 3. Làm bài tập : HĐ1 : HS đọc yêu cầu của BT2a => 4 HS lên bốc xăm "Thi tìm từ nhanh" GV nhận xét và khen những HS tìm từ ngữ đúng, nhanh, chốt lại ý đúng. HĐ2: - Đọc yêu cầu của BT3b, HS làm việc cá nhân. - Cho HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét và chốt lại. 4. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT Lịch sử vượt qua tình thế hiểm nghèo I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau CM tháng 8-1945. - ND ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” đó ntn. II.Đồ dùng dạy học - Hình 1,2,3 sgk, phiếu học tập của HS. - Thư của Bác Hồ gửi ND ta kêu gọi chống nạn đói, chống nạn thất học. - Các tư liệu khác về ND ta “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. III.hoạt động dạy học: A.Bài cũ: 2 HS: - Nêu ý nghĩa lịch sử ngày 3- 2 – 1930 và CM tháng 8. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài: Cách mạng tháng 8 thành công, nước ta trở thành một nước độc lập, song thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Bài học đầu tiên về giai đoạn này giúp các em hiểu tình hình đất nước sau ngày 1-9-1245. GV nêu tình thế nguy hiểm ở nước ta ngay sau CM tháng 8.Từ đó đặt vấn đề: Chế độ mới ,chính quyền non trẻ ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, hết sức hiểm nghèo, chúng ta phải làm thế nào để vượt qua? GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: + Sau CM tháng, ND ta gặp những khó khăn gì? + Đảng và Bác đã lãnh đạo ND ta làm những việc gì? + ý nghĩa củ ... i "Công nghiệp tiếp theo" Ngày giảng: Thứ 6/ 21/11/2008 Toán Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân. - Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức số . II.đồ dùng dạy học: Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn vào bảng lớp. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A.Bài cũ: 2 HS làm bảng lớp: 12,35 x 0,1 1,78 x 0,1 76,8 x 0,01 7,89 x 0,01 27,9 x 0,001 9, 01 x 0,001 - Lớp nhận xét. HS nhắc lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0.001. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn luyện tập; Bài 1: Thông qua thực hành nhân các số thập phân để tự HS nhận ra được phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp và bước đầu HS biết áp dụng tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất. a. GV kẻ sẵn bảng của phần a lên bảng của lớp,1 HS lên bảng làm, lớp làm phiếu. - Chữa bài. - Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức: ( a x b) x c và a x( b x c) khi a = 2,5; b = 3,1 ; c = 0,6. ( 2, 5 x 3, 1) x 0, 6 = 4, 65 2, 5 x ( 3, 1 x 0, 6 ) = 4, 65 Như vậy: ( 2, 5 x 3, 1) x 0, 6 = 2, 5 x ( 3, 1 x 0, 6 ) - Từ các ví dụ trong bảng của phần a, em hãy cho biết giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x ( b x c) như thế nào khi thay các chữ số cùng một bộ số ? ( Giá trị của hai biểu thức này luôn bằng nhau) - Đây là tính chất gì của phép nhân các số thập phân ? ( Tính chất kết hợp của các số thập phân) - Hãy nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân. - Hãy viết công thức tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân ( a x b ) x c = a x ( b x c ) b)Tính bằng cách thuận tiện nhất : - HS đọc yêu cầu của bài phần b. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - Chữa bài .GV yêu cầu HS giải thích đã sử dụng tính chất kết hợp như thế nào trong từng bài tập. sau đó HS đổi vở để kiểm tra chữa cho nhau. Bài 2: - HS yêu cầu HS đọc đề bài toán. - HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng . - Chữa bài. - Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau ở hai biểu thức trên ? Phần a và phần b đều có 3 số là 28,7 ; 34,5; 2,4 nhưng thứ tự thực hiện của các phép tính khác nhau nên kết quả tính khác nhau. Bài 3: - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài giải: Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2, 5 giờ là: 12, 4 x 2, 5 = 31, 25 ( km ) Đáp số: 31, 25 km C.Củng cố, hướng dẫn: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà xem trước bài: Luyện tập chung. Tập làm văn luyện tập tả người ( Quan sát và chọn lọc chi tiết) I.Mục đích, yêu cầu : - Phát hiện những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn Bà tôi và Người thợ rèn . - Biết cách khi quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng. - Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi lại đặc điểm ngoại hình của người bà trong bài Bà tôi. - Phiếu ghi đoạn văn Người thợ rèn để HS làm BT. III. Các hoạt động dạy - học: A.KTBC: - Kiểm tra vở của cả lớp (dàn ý bài văn tả người thân trong gia đình). - 2 HS đọc bài làm của mình . - GVnhận xét + cho điểm. B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài : Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ được phân tích hai đoạn văn mẫu về tả người “Bà tôi” và “Người thợ rèn” 2. Luyện tập: Bài 1: - 2 HS đọc yêu cầu và toàn bài văn BT1. - H làm việc theo nhóm 4, 1 nhóm làm bảng phụ theo hướng dẫn: + Đọc kĩ đoạn văn Bà tôi. + Tìm và viết ra giấy những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt , khuôn mặt của bà. - Nhóm làm bảng phụ trình bày kết quả bài làm, các nhóm khác bổ sung, GV ghi thêm để có một dàn bài hoàn chỉnh. - GV treo bảng dàn bài hoàn chỉnh cho HS nêu lại những chi tiết tả ngoại hình của người bà. - Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình người bà của tác giả ? (Tác giả chọn lọc những chi tiết rất tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.) Bài 2: - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 2. - GV Hướng dẫn HS làm BT2, cách tiến hành như ở BT1, HS dùng bút chì gạch những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong SGK. + HS trong nhóm thay nhau phát biểu, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng: Những chi tiết tả hoạt động của người thợ rèn là: + Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. + Quai những nhát búa hăm hở. + Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng... + Lại lôi con cá lửa ra... + Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước... duyên dáng. + Liếc nhìn lưỡi rìu... chinh phục mới - Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS làm tốt bài tập về nhà để chuẩn bị cho tiết TLV sau: Quan sát một người em thường gặp (có thể là cô giáo, thầy giáo, ông, bà, bố mẹ, anh, chị, em người hàng xóm). Ghi lại những điều quan sát được. Khoa học Đồng và hợp kim của đồng I.Mục tiêu: Giúp HS: - Quan sát và phát hiện ra một số tính chất của đồng. - Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - Kể được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng. - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà. II.Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình 50, 51 SGK - Một số đoạn dây đồng. - Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. - Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu A.Bài cũ: 3 HS: - Nêu nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép. - Hợp kim của sắt là gì ? - Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống ? B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài : GV đưa 1 sợi dây đồng: - Đây là vật dụng gì ? GV giới thiệu bài : 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: tính chất của đồng. * Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 - HS quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và cho biết: + Mô tả màu sắc. + Độ sáng. + Tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng. + Có thể so sánh đoạn dây đồng này và đoạn đây thép. - GV đi đến các nhóm giúp đỡ. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. - Qua phát hiện của mình em hãy nêu tính chất của đồng ? Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt. Hoạt động 2: đồng và hợp kim của đồng. * Mục tiêu: - HS nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - So sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng. Phiếu học tập Hoàn thành bảng sau: Đồng Hợp kim của đồng Tính chất - Có màu đỏ nâu, có ánh kim - Dễ dát mỏng và kéo sợi - Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt - Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng ( Phần in nghiêng do HS điền khi làm bài) Bước 2: Làm việc cả lớp. - 1 nhóm dán phiếu lên bảng các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Em hiểu hợp kim của đồng là như thế nào ? ( Hợp kim của đồng với thiếc gọi là đồng thiếc có màu nâu. Hợp kim của đồng với kẽm gọi là đồng kẽm hay còn gọi là đồng thau có màu vàng) - Theo em đồng là gì ? Đồng có ở đâu ? (Đồng là kim loại , đồng có trong tự nhiên và có trong quặng đồng) Kết luận: Đồng là kim loại. Đồng thiếc, đồng kẽm đều là hợp kim của đồng. Hoạt động 3: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng. Cách bảo quản chúng. * Mục tiêu: - HS kể tên một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng. - HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng đồng và hợp kim của đồng. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và cho biết: + Tên đồ dùng đó là gì ? + Đồ đó được làm bằng vật liệu gì ? Chúng có ở đâu ? - 5 HS nối tiếp nhau trình bày, HS khác bổ sung. - Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng ? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình. C.Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống bài - 2 HS đọc mục cần biết - Dặn: bảo quản tốt những đồ dùng bằng đồng - Chuẩn bị : Nhôm Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu, hoặc nấu ăn tự chọn I.mục tiêu HS cần phải: - Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. - Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được. II. đồ dùng dạy học - Mẫu túi xách bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi. - Một số thêu đơn giản. - Một mảnh vải màu hoặc trắng có kích thước 50cm x 70cm. - Khung thêu tay, kim khâu, kim thêu; chỉ khâu, chỉ thêu các màu. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu - Tiết 1: Tổ chức thực hiện hoạt động 1, hoạt động 2 và thực hành đo, cắt vải. - Tiết 2: Thêu trang trí trên vải, khâu túi. - Tiết 3: Hoàn thành sản phẩm, trưng bày sản phẩm. Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - Giới thiệu mẫu xách tay, yêu cầu HS nêu nhận xét về đặc điểm, hình dạng của túi xách tay: HS nêu, Gv nhận xét + Túi hình chử nhật, bao gồm thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng túi. + Túi được khâu bằng mũi khâu thường (hoặc khâu đột). + Một mặt của thân túi có hình thêu trang trí. Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - HS đọc nội dung SGK và quan sát các hình trong SGK để nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay. Sau đó yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng bước. - Gv nêu và giải thích – minh họa một số điểm cần lưu ý khi HS thực hành cắt, khâu, thêu túi xách tay: + Thêu trang trí trước khi khâu túi. Chú ý bố trí hình thêu cho cân đối trên một nữa mảnh vải dùng để khâu túi. + Khâu miệng túi trước rồi mới khâu thân túi. Gấp mép và khâu lượt để cố định đường gấp mép ở mặt trái mảnh vải. Sau đó lật vải sang mặt phải để khâu viền đường gấp mép. + Để khâu phần túi cần gấp đôi mảnh vải (mặt phải úp vào, mặt trái ra ngoài). Sau đó so cho đường gấp mép bằng nhau và vuốt phẳng đường gấp cạnh thân túi. Khâu lần lượt từng đường thân túi bằng mủi khâu thường hoặc khâu bột. (nên bắt đầu đường khâu ỳư phía miệng túi ). + Đính quai túi ở mặt trái của túi. Nên khâu nhiều đường (4 – 6 đường) để quai túi được đính chắc chắn vào miệng túi. - Tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm hoặc theo cặp. IV.Củng cố - Dặn dò: Mỹthuật Đ/C phúc dạy
Tài liệu đính kèm: