Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 26

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 26

TẬP ĐỌC: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng, nhân từ, ê a, đập tay, quat, nín thít, trừng mắt, câm mồm, điềm tĩnh, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, dõng dạc, quả quyết,.

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

 2. Đọc - hiểu:

- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, .

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 03 năm 2011
HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
 -------------------- ------------------ 
TẬP ĐỌC: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng, nhân từ, ê a, đập tay, quat, nín thít, trừng mắt, câm mồm, điềm tĩnh, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, dõng dạc, quả quyết,....
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
 2. Đọc - hiểu:
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, ...
Kỹ năng sống:
Kỹ năng: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân - Ra quyết định
 - Ứng phó, thương lượng - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích 
Các kỹ thuật dạy học: - Trình bày ý kiến cá nhân - Thảo luận cặp đôi...
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
? Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
- Gọi HS đọc phần chú giải.
+ GV ghi các câu của tên cướp quát: 
- HS đọc hai câu trên.
+ GV giải thích: hung hãn là: sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác bằng hành động tàn ác, thô bạo.
- Gọi 1 HS đọc bài.
- HS luyện đọc theo cặp 
 - Gọi một , hai HS đọc lại cả bài.
+ Lưu ý HS cần ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch và dứt khoát, gấp gáp dần theo diến biến câu chuyện. Nhấn giọng các từ ngữ. Đọc phân biết lời các nhân vật. 
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 trao đổi, trả lời câu hỏi.
? Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ?
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2, lớp trao đổi và TLCH:
? Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
? Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
? Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và TLCH:
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3.
- HS đọc thầm câu truyện trao đổi TLCH:
? Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Gọi HS nhắc lại.
 * Đọc diễn cảm:
- HS tiếp đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo phân vai các nhân vật trong truyện.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc và trả lời nội dung.
- Lớp lắng nghe. 
- 3 HS đọc theo trình tự.
+ Đ1: Từ đầu đến .bài ca man rợ. 
+ Đ 2: Tiếp theo ... toà sắp tới.
+ Đ 3: Trông bác sĩ  như thóc.
- 1 HS đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu: 
+ Sự hung hãn thô bạo của tên chúa tàu. 
- 1HS đọc, lớp đọc thầm bài TLCH:
- Ông là người rất hiền hậu, điềm đạm. Nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
+ Hình ảnh cho thấy sự đối nghịch: một bên thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một bên thì hung ác, dữ dằn như con thú dữ bị nhốt trong chuồng.
+ Nói lên sự cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm của bác sĩ Ly.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài, trả lời câu hỏi.
+ Nội dung đoạn 3 cho biết tên cướp biển phải khuất phục trước bác sĩ Ly. 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
+ Chúng ta phải đấu tranh không khoan nhượng với những cái xấu, cái ác. Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm, và kiên quyết sẽ chiến thắng. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài 6 dòng in đậm ở đầu bản tin.
- 2 đọc, lớp đọc thầm lại nội dung 
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc phân vai toàn bài.
- HS trả lời.
- HS cả lớp về nhà thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
TOÁN : PHÉP NHÂN PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: + Vẽ sẵn hình vẽ vào tờ bìa như SGK. Phiếu bài tập.
* Học sinh: - Giấy bìa. Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật 
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ GV ghi đề bài toán, nêu câu hỏi, HS trả lời:
c) Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số: 
* Tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ.
+ Treo hình vẽ như SGK lên bảng.
 1m
 1m
 m
+ Hình vuông có diện tích bao nhiêu?
+ Hình vuông có mấy ô vuông, mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ?
+ Hình chữ nhật (tô màu) chiếm mấy ô vuông ?
- Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu?
* Phát hiện qui tắc nhân hai phân số 
- GV gợi ý :
+ Quan sát hình vẽ và cho biết diện tích hình chữ nhật tô màu là bao nhiêu mét vuông? 
+ HS quan sát hình vẽ nêu nhận xét:
8 (số ô vuông hình chữ nhật ) bằng 4 x 2 
15 (số ô của hình vuông) bằng 5 x 3 
+ Từ đó ta có : x = = m2
- Vậy muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? 
+ GV ghi bảng quy tắc, gọi HS nhắc lại.
c) Luyện tập:
Bài 1 :
- HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng sửa bài.
- HS nêu giải thích cách làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 : (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu đề bài.
+ Lưu ý đề bài yêu cầu rút gọn rồi tính:
- HS thực hiện các phép tính vào vở.
-HS khác nhận xét bài bạn
 Bài 3 :
- HS đọc đề bài, làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:	
? Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài.
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Theo dõi, trả lời.
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Ta lấy : x 
+ Quan sát hình vẽ.
-  có diện tích là 1 m2.
- Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có diện tích là m2.
-  chiếm 8 ô vuông.
+ Diện tích HCN là: m2. 
+ Quan sát , suy nghĩ và phát biểu ý kiến :
+ Ta có : x = m2
- Ta lấy tử số nhân với tử số và mẫu số nhân với mẫu số. 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nêu đề bài. Lớp làm vào vở.
 - HS làm bài trên bảng
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc, tự làm vào vở. 
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài bạn.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lên bảng giải bài. 
- HS thực hiện vào vở.
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
 -------------------- ------------------ 
BUỔI CHIỀU :
LỊCH SỬ: TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I. Mục tiêu: 
	- Biết được một vài sự kiện về sự chi cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút: 
	+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. 
	+ Nguyên nhân của viêc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến. 
	+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực; đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
	- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI- XVII. 
	- PHT của HS. 
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát. 
2. KTBC: 
 - GV hỏi: Buổi đầu độc lập thời Lý, Trần, Lê đóng đô ở đâu ?
 - Tên gọi nước ta các thời đó là gì ?
 - GV nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài: 
 * Hoạt động cả lớp:
 GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI
 GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc. 
 GV cho HS đọc SGK và TLCH sau: 
 - Mạc Đăng Dung là ai ?
 - Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
 - Nam triều là triều đình của dòng họ nào PK nào ? Ra đời như thế nào ?
 - Vì sao có chiến tranh Nam- Bắc triều ?
 - Chiến tranh Nam- Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ?
 * Hoạt động cá nhân: 
 - GV cho HS trả lời các câu hỏi qua PHT: 
+ Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì ?
+ Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào ?
+ Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ?
 - GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đây là một giai đoạn đau thương trong LS dân tộc. 
 * Hoạt động nhóm: 
 GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi: 
 - Chiến tranh Nam triều và Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh –Nguyễn diễn ra vì mục đích gì ?
 - Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ?
 GV Vậy là hơn 200 năm các thế lực PK đánh nhau, chia cắt đất nước ra làm 2 miền. Trước tình cảnh đó, đời sống của nhân dân ta cực khổ trăm bề. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
 GV cho HS đọc bài học trong khung. 
 - Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?
 - Cuộc chiến tranh Trịnh _Nguyễn chính nghĩa hay phi nghĩa ?
 - Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong”. 
 - Nhận xét tiết học. 
- HS hỏi đáp nhau. 
- HS khác nhận xét, kết luận. 
- HS theo dõi SGKvà trả lời. 
- HS lắng nghe. 
- Là một quan võ dưới triều nhà Hậu lê. 
- 1527 lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu lê, Mạc Đăng Dung . lập ra triều Mạc. Sử cũ gọi là Bắc triều. 
- Họ Lê. . . Vua Lê được họ Nguyễn giúp sức, lập một triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An (lịch sử gọi là Nam triều)
- Nam triều và Bắc triều đánh nhau
- Cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm. 
- HS các nhóm thảo luận và trả lời: 
+ Vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau. 
+ Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt. 
 ... sao cho tạo thành câu có nội dung thích hợp.
- HS lên bảng điền, lớp tự làm bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm dũng cảm và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đọc, nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm.
- Đọc các từ mà các bạn chưa tìm được.
- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận trao đổi theo nhóm.
- 4 nhóm HS lên bảng tìm từ và viết vào phiếu 
+ HS đọc kết quả:
- Nhận xét bổ sung (nếu có )
- 1 HS đọc.
- Quan sát bài trên bảng suy nghĩ và ghép các vế thành câu hoàn chỉnh.
- HS tự làm bài tập.
+ Đọc lại các câu văn vừa hoàn chỉnh 
+ Gan góc, (chống chọi, kiên cường không lùi bước)
+ Gan lì (gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
 + gan dạ (không sợ nguy hiểm)
+ Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm yêu cầu.
+ Tự suy nghĩ và điền từ vào chỗ trống để tạo thành câu văn thích hợp.
 + Tiếp nối đọc các câu vừa điền. 
+ HS lắng nghe.
- HS cả lớp lắng nghe để thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
KỸ THUẬT: CHĂM SÓC RAU HOA (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS chăm sóc rau, hoa ở tiết 1
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc; mục đích và cách tién hành các công việc chăm sóc cây rau, hoa:
- Phân công vị trí và nhiệm vụ thực hành cho HS
 - Yêu cầu HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa 
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập:
- Gợi ý để HS đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chí sau:
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
+ Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định
- GV đánh giá, nhận xét kết quả học tập của HS.
 3. Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 - HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
HS d ba
- HS nêu - HS khác bổ sung
- HS lắng nghe.
- HS tiến hành chăm sóc cây rau, hoa.
- Thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ, tay chân
- Cả lớp.
- HS tự đánh giá công việc của mình, đánh giá công việc lẫn nhau theo tiêu chí 
 -------------------- ------------------ 
ĐỊA LÝ: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. Mục tiêu:
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Tp Cần Thơ:
	+ Tp ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
	+ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của dồng bằng sông Cửu Long.
chỉ được Tp Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).
GD HS biết tự hào về quê hương đất nước mình.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Các bản dồ: hành chính, giao thông VN.
 	- Bản đồ Cần Thơ (nếu có)
 	- Tranh, ảnh về Cần Thơ(sưu tầm)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: HS hát.
2. KTBC : 
 - Chỉ vị trí giới hạn của TP.HCM trên bản đồ hành chính VN.
 - Kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi, giải trí của tp HCM.
 GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài : 
Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
 * Hoạt động theo cặp:
 GV cho các nhóm dựa vào BĐ, trả lời câu hỏi : 
 + Chỉ vị trí cần Thơ trên lược đồ và cho biết TP cần thơ giáp những tỉnh nào ?
 + Từ TP này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
 GV nhận xét.
Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long :
 * Hoạt động nhóm:
 - GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, BĐVN, SGK, thảo luận theo gợi ý :
 Tìm dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là :
 + Trung tâm kinh tế (kể các ngành công nghiệp của Cần Thơ).
 + Trung tâm văn hóa, khoa học.
 + Trung tâm du lịch.
 Giải thích vì sao TP Cần Thơ là TP trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long ?
 - GV nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Cho HS đọc bài trong khung.
 - Nêu những dẫn chứng cho thấy TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của ĐBSCL.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn lại các bài tư bài 11 đến bài 22 để tiết sau ôn tập.
- Cả lớp hát.
- HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp và trả lời .
 + HS lên chỉ và nói: TP Cần Thơ giáp với các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
 + Đường ô tô, đường thủy.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung. 
- HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 4 HS đọc bài. 
- HS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp.
 -------------------- ------------------ 
 -------------------- ------------------ 
Thứ sáu, ngày 11 tháng 03 năm 2011
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
- GD HS có thái độ gần gũi yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên (GDBVMT)
Kỹ năng sống: GD:- HS quan sát, tập viết mở bài để giới thiệu về cây sẽ tả, có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả cây cối.
Mở bài trực tiếp - Giới thiệu ngay cây cối định tả .
Mở bài gián tiếp - Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- 2 HS đọc đề bài, trao đổi, thực hiện yêu cầu.
+ HS chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây hồng nhung, đó có thể là cây hồng nhung được trồng ở trường hoặc ở nhà 
+ Mỗi em có thể viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn.
- HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Nhận xét chung.
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài, trao đổi, thực hiện yêu cầu.
+ HS chỉ viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cây về một trong ba cây mà đề bài gợi ý.
+ Mỗi em có thể viết đoạn mở bài gián tiếp chỉ khoảng 2-3 câu không nhất thiết phải viết dài.
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt 
+ Nhận xét chung.
Bài 3 : 
- HS đọc đề bài.
+ GV kiểm tra HS về sự chuẩn bị quan sát một loại cây em thích và vật thật là những loại cây mà HS mang theo.
+ GV treo tranh một số loại cây lên bảng. HS trả lời câu hỏi SGK.
+ GV nhận xét về câu trả lời của HS.
Bài 4 : 
- HS đọc đề bài.
+HS viết một đoạn mở bài theo một trong hai cách dựa theo bài tập 3.
+ HS trao đổi và viết đoạn văn mở bài.
+ HS phát biểu.
- GV nhận xét những học sinh có đoạn văn mở bài hay.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn:
 Giới thiêu về một cái cây và qua đó nêu lên tác dụng của cái cây đó.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
- Chú ý nghe giảng.
- 2 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây hồng nhung theo 2 cách như yêu cầu.
+ Chú ý nghe giảng.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- Nhận xét cách mở bài của bạn.
- 2 HS đọc, trao đổi, thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây mà em thích theo cách mở bài gián tiếp như yêu cầu
+ Chú ý nghe giảng
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
+ Nhận xét bài bạn.
- 1HS đọc.
+ Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên.
+ Quan sát tranh, trao đổi trả lời các câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS nghe GV gợi ý.
- Trao đổi để hoàn thành đoạn văn.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- Nhận xét cách mở bài của mỗi bạn.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
 -------------------- ------------------ 
TOÁN: PHÉP CHIA PHÂN SỐ 
 -------------------- ------------------ 
ÂM NHẠC: 
 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG, BÀN TAY MẸ, CHIM SÁO 
 I. Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 3 bài hát.
Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát
Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Nghe nhạc để nâng cao cảm thụ âm nhạc.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Đàn phím, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh: Thanh phách, sách vở.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng
- Đàn giai điệu cho HS trình bày lại bài hát
- Tổ chức cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
- Cho HS thực hiện theo dãy
- Đệm đàn cho HS hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ
- Đàn giai điệu cho HS trình bày lại bài hát
- Tổ chức cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp phách.
- Cho HS thực hiện theo dãy
- Đệm đàn cho HS hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Chim sáo
- Đàn giai điệu cho HS trình bày lại bài hát
- Tổ chức cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
- Cho HS thực hiện theo dãy
- Đệm đàn cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Đệm đàn tổ chức cho HS tập biểu diễn 3 bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét đánh giá
Hoạt động 4: Nghe nhạc bài hát Lý cây bông (dân ca Nam Bộ)
Giới thiệu bài hát, xuất xứ. Đệm đàn trình bày bài hát
 Cho HS nêu cảm nhận về bài hát, giai điệu tiết tấu, miêu tả lại một nét nhạc trong bài.
- Đệm đàn trình bày bài hát lần 2.
 4.Củng cố:
Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
Đệm đàn cho HS trình bày lại bài hát Bàn tay mẹ kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc.
 5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà ôn tập 3 bài hát kết hợp gõ đệm, thực hiện động tác phụ hoạ đơn giản theo 
- Hát chuẩn xác theo đàn
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
- Thực hiện
Hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ
- Hát chuẩn xác theo đàn
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phách
- Thực hiện
Hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ
- Hát chuẩn xác theo đàn
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
- Thực hiện
Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Tập biểu diễn theo nhóm, cá nhân
- Theo dõi nhận xét lẫn nhau.
- Lắng nghe cảm nhận 
- Trả lời theo cảm nhận
- Đứng tại chỗ vận động theo nhạc
 -------------------- ------------------ 
HĐTT: DẠY PCTNBM & VLCN BÀI 3
(Có giáo án soạn riêng)
---------------------------------------------------- ----------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 25.doc