Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu - Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Đồ dùng dạy - học:Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
TUẦN 32 Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Thực hành phép chia. - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. II. Đồ dùng dạy - học:Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Bài 1: Gọi hs đọc đề. Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc chia phân số cho số tự nhiên; số tự nhiên chia số tự nhiên; số thập phân chia số tự nhiên; số thập phân chia số thập phân - Yêu cầu học sinh làm vào vở - Gọi 2 hs lên bảng làm. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2: Gọi hs đọc đề. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm + Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01 ta làm thế nào? + Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ? Yêu cầu học sinh sửa miệng - Nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 3. Gọi hs đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. Giáo viên nhận xét, chốt lại. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học - Học sinh sửa bài. Lớp nhận xét. Bài 1: Tính: Học nhắc lại. b) 72 : 45 15 : 50 72 45 15 50 270 1,6 150 0,3 0 0 281,6 : 8 912,8 : 28 281,6 8 912,8 28 41 35,2 72 32,6 16 168 0 0 300,72 : 53,7 0,162 : 0,36 300,72 53,7 0,162 0,36 32 22 5,6 180 0,45 0 0 Bài 2 : Tính nhẩm - Làm bài vào vở. - Ta nhân số đó với 10, 100 a) 3,5 : 0,1 = 35 6,2 : 0,1 = 62 7,2 : 0,01 = 720 9,4 : 0,1 = 94 8,4 : 0,01= 840 5,5 : 0,01 = 550 - Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta nhân số đó với 2, với 4. b) 12 : 0,5= 24 24 : 0,5 = 48 11 : 0,25= 44 20 : 0,25 = 80 15 : 0,25 = 60 Bài 3. Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân( theo mẫu): b) 7 : 5= - Học sinh nhắc lại một số ý chính, chuẩn bị bài sau .. Tập đọc ÚT VỊNH I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy - học.: Tranh minh hoạ bài đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài – ghi đề: b. Luyện đọc: - Mời 1- 2 học sinh khá đọc bài văn. - GV yêu cầu học sinh chia đoạn. - Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó. - Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó. - GV giảng thêm: Chuyền thẻ: trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng. - YC học sinh luyện đọc theo cặp. - Mời 2 học sinh đọc cả bài. - GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm: c. Tìm hiểu bài: + Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì? + Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt? + Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì? + Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? + Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? - Bài văn muốn nói lên điều gì ? d. Luyện đọc diễn cảm: - Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, giáo viên cùng cả lớp nhận xét. - GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn sau: - YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố - Dặn dò: - Mời học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện. - Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Những cánh buồm. - GV nhắc nhở ý thức của học sinh, nhận xét tiết học. - 2 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài. - HS quan sát, lắng nghe. - 2 học sinh đọc bài. - Bài chia 4 đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu còn ném đá lên tàu. + Đoạn 2 : Tiếp theo ..hứa không chơi dại như vậy nữa. + Đoạn 3 : Tiếp theo .tàu hoả đến. + Đoạn 4 : Còn lại. - 4 HS đọc nối tiếp, luyện đọc đúng các từ : sự cố, thuyết phục ... luyện đọc - 1 học sinh đọc mục chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 2 học sinh đọc cả bài. - HS lắng nghe. - Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềng trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi trả chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua. - Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận nhiệm vụ thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều. - Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. - Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tnhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng. - Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ. - Học sinh rút ra nội dung của bài - 4 học sinh đọc bài, tìm giọng đọc. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc, thi đọc. .. Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Biết: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm. - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 hs lên bảng làm lại bài 3 tiêt trước. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Bài 1: Gọi hs đọc đề. - Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Yêu cầu học sinh làm vào vở - Gọi 2 hs lên bảng làm. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2 : Gọi hs đọc đề. - Yêu cầu học sinh làm vào vở - Gọi 3 hs lên bảng làm. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3. Gọi hs đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh làm vào vở - Gọi 1 hs lên bảng làm. - Nhận xét, ghi điểm. 3.Củng cố - Dặn dò: - Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ? - Chuẩn bị: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian. - 3 Học sinh làm bài – Lớp nhận xét bổ sung. Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của : c) 3,2 và 4 ; 3,2 : 4 = 80% d) 7,2 và 3,2 ; 7,2 : 3,2 = 225% Bài 2: Tính: 2,5% + 10,34% = 12,84% 56,9% - 34,25 % = 22,65% 100% - 23% - 46,5% = 29,5% Bài 3. HS đọc đề , tìm hiểu đề - Tự tóm tắt bài toán rồi giải vào vở và chữa bài. Bài giải a) Tỉ số phàn trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là: 480:320 = 1,5 = 150% b) Tỉ số phàn trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là: 320 : 480 = 0, 6666 0, 6666 = 66,66 % Đáp số: a) 150%; b) 66,66% - Học sinh nhắc lại. .. Chính tả: (Nhớ - viết) BẦM ƠI (Từ đầu đến “tái tê lòng bầm”) I. Mục tiêu - Nhớ - viết đúng, trình bày đúng thể thơ lục bát, và đẹp bài thơ Bầm ơi. - Làm được BT : 2,3 II.Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức đơn vị : tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. -1 bảng phụ kẻ bảng nội dung ở bài tập 2. -Bảng lớp viết hoa (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 3. III.Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs viết bảng lớp 2.Bài mới: - Giới thiệu bài - ghi đầu bài. HĐ1: hướng dẫn hs nhớ viết. - Gọi hs đọc bài thơ bầm ơi (14 dòng đầu) trong sgk. - Gọi hs xung phong đọc thuộc bài thơ - Cho hs đọc lại 14 dòng đầu - ghi nhớ. - Đọc cho hs viết bảng lớp, bảng con các từ dễ viết sai. - Cho hs gấp sgk lại và nhớ viết. - Thu chấm, chữa bài, nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả. - Gọi hs đọc đề bài. - Cho hs làm vào vở bài tập, gọi 1 em làm trên bảng phụ. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. cả lớp viết trên giấy nháp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (ở bài tập 3 tiết chính tả trước) -Cả lớp theo dõi. -Hs đọc -Hs đọc -Viết đúng : lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,... -Hs gấp sgk lại và nhớ viết. Bài 2. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng : Tên cơ quan đơn vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận thứ ba a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Tiểu học Bế Văn Đàn b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết c) Công ti Dầu khí Biển Đông. Công ti Dầu khí Biển Đông. - Từ kết quả của bài tập trên, em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan đơn vị ? - Mở bảng phụ cho hs đọc Bài 3. Gọi hs đọc đề bài. - Cho hs làm bài vào vở bài tập, gọi 1 em lên bảng làm. - Nhận xét, ghi điểm. 3.Củng cố - Em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan đơn vị ? 4.Dặn dò - Nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bài 3. Viết tên các cơ quan đơn vị sau đây cho đúng : Nhà hát Tuổi trẻ. Nhà xuất bản Giáo dục Trường Mầm non Sao Mai. .... Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) I. Mục tiêu: - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT 2). II.Đồ dùng dạy - học: Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung 2 bức thư trong mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (BT1). Một vài tờ giấy khổ to để học sinh làm BT2 theo nhóm. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên viết lên bảng lớp 2 câu văn có dấu phẩy. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Bài 1 Gọi hs đọc yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh xác định nội dung 2 bức thư trong bài tập. - Phát bút dạ và phiếu đã viết nội dung 2 bức thư cho 3, 4 học sinh. - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Câu chuyện hài hước ở chỗ nào? Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu. - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. - Nhiệm vụ của nhóm: + Nghe từng học sinh trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn. + Chọn 1 đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào giấy khổ to. + Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn đã chọn. - Giáo viên chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm học sinh làm bài tốt. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu tác dụng của dấu phẩy? - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở, đọc lại bài Dấu hai chấm (Tiếng Việt 4, tập một, trang 23). - Chuẩn bị: “Luyện tập về dấu câu: Dấu hai chấm”. - Học sinh nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. Bài 1. Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau? - Hs làm bài vào vở bài tập. Bức thư 1. Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. ... h mạng Tháng Tám? + Hãy nêu những biện pháp của Đảng bộ phường Phú Lương để giải quyết những khó khăn chung của đất nước? + Hãy nêu những đóng góp của Phú Lương cho công cuộc chống Mĩ cứu nước? + Kể tên những người con ưu tú mà em biết ? 3. Củng cố, dặn dò: - Qua những điều đã được học và sưu tầm, em hãy nêu những hiểu biết của em về phường Phú Lương. - Em thấy con người quê ta như thế nào? * Nhắc học sinh có ý thức học tập tốt để giúp ích cho bản thân và cho xẫ hội. * Về nhà sưu tầm thêm các thông tin về phường Phú Lương . - Học sinh nêu - HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung. * HS trả lời từng câu hỏi của GV ( Phần nào HS nắm chưa rõ thì GV có thể gợi ý hoặc trả lời bổ sung giúp các em nắm rõ hơn) - HS nêu những hiểu biết của mình về địa phương . - - HS nối tiếp nhau tự nêu. .. Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học. - Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ. II.Đồ dùng dạy - học:Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. SGK, xem trước bài ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn và viết công thức tính 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: * Ôn công thức quy tắc tính P, S hình chữ nhật. - Nêu công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ? Bài 1.Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1. - Đề bài hỏi gì? - Muốn tìm P, S hình chữ nhật cần biết gì. - Nêu quy tắc tính P, S hình chữ nhật. *Hướng dẫn hs tìm kích thước thật của sân bóng rồi áp dụng công thức làm bài. - Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc công thức tính chu vi, diện tích hình vuông. Đề bài hỏi gì? - Nêu quy tắc tính S hình vuông? - Gọi 1 em lên bảng làm - Nhận xét, ghi điểm. Bài 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài Gợi ý: Đã biết S hình thang = h. Từ đó có thể tính được chiều cao h bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của hai đáy là: () - Cho hs làm bài vào vở. - Gọi 1 em lên bảng làm - Nhận xét, ghi điểm. 3.Củng cố - Dặn dò: - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ? - Muốn tìm trung bình cộng của hai đáy ta làm thế nào? - Về nhà làm thêm bài tập ở vở bài tập toán. - Chuẩn bị: Bài ôn tập S, V một số hình. P = (a + b) ´ 2 S = a ´ b. Bài 1. Học sinh đọc. - Tính P, S sân bóng. - Chiều dài, chiều rộng. Học sinh nêu. Học sinh giải vàovở. Giải a) Chiều dài sân bóng là: 11 X 1000= 11000(cm) 11000cm=110m Chiều rộng sân bóng là: 9 X 1000 = 9000 (cm) 9000 cm= 90m Chu vi sân bóng là: (110 + 90)X 2= 400(m) b) Diện tích sân bóng là: 110 X 90 = 9900(m2) Đáp số : 9900 m2 Bài 2: Học sinh đọc bài Công thức tính P, S hình vuông. S = a ´ a P = a ´ 4 - Tính S sân hình vuông Học sinh nêu. Học sinh giải vào vở. Giải: Cạnh cái sân hình vuông. 48 : 4 = 12 (m) Diện tích cái sân. 12 ´ 12 = 144 (m2) Đáp số: 144 m2 Bài 4: Học sinh đọc bài, tìm hiểu đề Giải: Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông đó là: 10 × 10 = 100 (cm2) Trung bình cộng hai đáy hình thang là: ( 12 +8 : 2 = 10 (cm) Chiều cao hình thang là: 100 : 10 = 10 (cm) Đáp số: 10cm Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM) I. Mục tiêu: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT 1). - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT 2,3). II.Đồ dùng dạy - học:Bảng phụ, 4 phiếu to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng của dấu phẩy? - Cho ví dụ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Yêu cầu học sinh đọc đề. - Giáo viên treo bảng phụ có ghi cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời 2 hs đọc lại. - Cho hs trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi, cho lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét + chốt lời giải đúng. Bài 2: Cho hs đọc đề, nêu yêu cầu. Cho hs làm bài cá nhân vào vở. Gọi 1hs lên bảng điền, cho lớp nhận xét. - Cho hs nêu tác dụng của dấu hai chấm của từng câu. Bài 3: Cho hs đọc đề, đọc mẩu chuyện. - Cho hs thảo luận nhóm 4 - Gv gợi ý : + Tin nhắn của ông khách là gì? + Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang điều gì ? + Để người bán hàng khỏi hiểu lầm , ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào ? - Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận, cho lớp mhận xét. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nêu tác dụng của dấu hai chấm? - Cho hs thi đua tìm ví dụ. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Dặn hs chuẩn bị : Mở rộng vốn từ: “Trẻ em”. - 2 học sinh nêu và lấy ví dụ Bài 1: Học sinh đọc đề. - Học sinh nhắc lại kiến thức về dấu hai chấm. + Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật, hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. + Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép, hay dấu gạch đầu dòng. hs trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi,lớp nhận xét a. Một chú công an vỗ vai em : Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! Tác dụng : Đăt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học . Tác dụng:Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài 2 : Hs đọc đề , nêu yêu cầu. Hs làm bài cá nhân vào vở . 1hs lên bảng điền, lớp nhận xét. a. Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó kêu rối rít : - Đồng ý là tao chết Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b.Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi .khi tha thiết cầu xin : “Bay đi, diều ơi! Bay đi !” Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật . c. Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp , phía đông là Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài 3: hs đọc đề, đọc mẫu chuyện. - Hs thảo luận nhóm 4, đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. + Tin nhắn của ông khách : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. (hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang) + Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. (Hiểu là nếu còn chỗ trên thiên đàng). + Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ : linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. - vài hs nêu lại. Tập làm văn TIẾT 64: TẢ CẢNH (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng II.Đồ dùng dạy - học: - Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước). - Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: các ngôi nhà ở vùng thôn quê, ở thành thị, cánh đồng lúa chín, nông dân đang thu hoạch mùa, một đường phố đẹp (phố cổ, phố hiện đại), một công viên hoặc một khu vui chơi, giải trí. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài học sinh làm lại tiết trước đối với một số em. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài. - GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài. Mời 2 học sinh đọc. 1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. 2. Tả một đêm trăng đẹp. 3. Tả trường em trước buổi học. 4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích - GV nhắc: Nên viết theo đề bài đã lập dàn ý. Tuy nhiên các em có thể chọn 1 đề bài khác. - Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần) rồi viết hoàn chỉnh bài. v Hoạt động 2 : Cho học sinh làm bài. 3. Củng cố - Gọi hs nhắc lại dàn bài của bài văn tả cảnh. 4. Dặn dò - Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài Ôn tập về văn tả người, quan sát, chuẩn bị ý theo đề văn mình lựa chọn để có thể lập được một dàn ý với những ý riêng, phong phú. - Chuẩn bị: Ôn tập về văn tả người. (Lập dàn ý, làm văn miệng). - HS lắng nghe. -2 học sinh đọc lại 4 đề văn. - Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại. - Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập. - Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài. Địa lí ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG DÂN CƯ VÀ KINH TẾ PHƯỜNG PHÚ LƯƠNG I. Mục tiêu 1. HS nắm được tình hình dân cư địa phương và hậu quả của việc tăng dân số nhanh. 2. Nắm được các thành phần kinh tế của phường Phú Lương và các sản phẩm của các ngành kinh tế địa phương mang lại. 3. Yêu mến mảnh đất phường Phú Lương. II.Đồ dùng dạy - học: Hệ thống câu hỏi. Các tư liệu có liên quan. Tìm hiểu trước ở nhà những nội dung có liên quan đến bài học. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng trả lời: - Phường Phú Lương có khí hậu như thế nào ? - Địa hình ở Phường Phú Lương có đặc điểm gì? - Nhận xét về sự tiếp thu bài cũ của hs. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Tìm hiểu về dân cư phường Phú Lương - GV đọc các thông tin về dân cư Phường Phú Lương + Dựa vào sự hiểu biết, em hãy cho biết đặc điểm dân cư của Phường Phú Lương ? + Hãy so sánh dân số Phường Phú Lương với dân số các huyện khác? + Sự mất cân đối về tỉ lệ giới tính sẽ dẫn tới hậu quả gì? 2. Tình hình kinh tế Phường Phú Lương: *GV đọc thông tin trong SỔ TÍCH LŨY về thành phần kinh tế Phường Phú Lương + Em hãy nêu tỉ lệ các thành phần kinh tế Phường Phú Lương? + Trong nông nghiệp, tỉ lệ trồng trọt chiếm bao nhêu phần trăm? + Nêu các SP có từ ngành nông nghiệp của phường ta? + Nêu tình hình ngành CN của phường ta? + Hiện nay ở huyên ta có các công ti lớn nào làm ra các SP của ngành CN? + Ngành thủ công nghiệp của phường ta đã làm ra các SP gì ? + Hãy nêu tình hình giao thông trong phường? + Phường Phú Lương còn có các lễ hội nào thu hút khách du lịch? à Hiện nay nhờ có sự phát triển của các ngành, nghề của các thành phần kinh tế mà đời sống của nhân dân Phường Phú Lương đang dần từng bước được nâng lên đáng kể, cuộc sống nơi đây đang đổi mới từng ngày 3. Củng cố - Dặn dò - HĐ nào giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của nhân dân Phường Phú Lương - Em hãy cho biết ở Phường Phú Lương có những SP nông nghiệp nào? - Những SP đó đen lại lợi ích gì cho nhân dân? - Về nhà tìm hiểu thêm về địa lí, lịch sử Phường Phú Lương. - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi dựa vào nội dung đã chuẩn bị và nội dung GV vừa đọc. (Phần nào HS không trả lời được , GV có thể trả lời bổ sung) - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi dựa vào nội dung đã chuẩn bị và nội dung GV vừa đọc. (Phần nào HS không trả lời được , GV có thể trả lời bổ sung) - HS lắng nghe, TLCH ..
Tài liệu đính kèm: