Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 32

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 32

TẬP ĐỌC

ÚT VỊNH

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sát, dũng cảm cứu em nhỏ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. Kiểm tra bài cũ

Hai HS học thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

B.Dạy bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- Một hoặc hai học sinh khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - út Vịnh lao đến đầu tàu, cứu em nhỏ.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 -3 lượt). Có thể chia làm 4 đoạn như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến.còn ném đá lên tàu.

Đoạn 2: Từ tháng trước đến.hứa không chơi dại như vậy nữa.

Đoạn 3: Từ một buổi chiều đẹp trời đến.tàu hoả đến!.

Đoạn 4: Phần còn lại.

GV kết hợp sữa lỗi cho HS: giúp HS hiểu những từ ngữ: sự cố, thanh ray, thuyết phục; giải nghĩa thêm từ

Chuyển thẻ (một trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng - đếm 10 que - trò chơi của các bé gái).

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một, hai HS đọc lại cả bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 51 trang Người đăng hang30 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
thứ 2 ngày 20 thỏng 4 năm 2009
TậP ĐọC
úT VịNH
I - Mục đích, yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sát, dũng cảm cứu em nhỏ.
II - Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III - Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
Hai HS học thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B.Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Một hoặc hai học sinh khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - út Vịnh lao đến đầu tàu, cứu em nhỏ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 -3 lượt). Có thể chia làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến...còn ném đá lên tàu.
Đoạn 2: Từ tháng trước đến...hứa không chơi dại như vậy nữa.
Đoạn 3: Từ một buổi chiều đẹp trời đến...tàu hoả đến!.
Đoạn 4: Phần còn lại.
GV kết hợp sữa lỗi cho HS: giúp HS hiểu những từ ngữ: sự cố, thanh ray, thuyết phục; giải nghĩa thêm từ
Chuyển thẻ (một trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng - đếm 10 que - trò chơi của các bé gái).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài
Câu1:- Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? 
(Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả óc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu khi tàu đi qua.)
- Câu 2: út Vịnh đã làm gì để thực hiện giữ an toàn đường sắt ?
 (Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục Sơn không thả diều trên đường tàu.)
- Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
 (Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.)
- Câu 4: út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
 (Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn bảo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đướng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.)
- Câu 5: Em học tập được út Vịnh điều gì?
 (HS phát biểu. VD: Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ.
c) Đọc diễn cảm.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu. 
GV đọc mẫu
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm.
Lớp và GV nhận xét ghi điểm.
Em hãy nêu nội dung bài học? Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sát, dũng cảm cứu em nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa cảu câu chuỵên.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà chuẩn bị bài HTL Những cánh buồn sắp tới.
-------- a & b ----------
Toán
luyện tập
	I. Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố kỷ năng thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II.Các hoạt động dạy học : 
A. Bài cũ : Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
B. Bài mới : 
 GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: Cho HS tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài,GV nên cho một số HS nêu cách tính.
Bài 2: Cho HS nhẩm rồi nêu (miệng) kết quả tính nhẩm.
Ví dụ: 8,4 : 0,01 =840 (vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 x 100)
Hoặc :0,5 = (vì chính là ) 
Bài 3: Cho HS làm bài theo mẫu.
Bài 4: Cho HS làm bài (ở vở nháp) rồi trả lời. Chẳng hạn, khoanh vào D.
C. Củng cố, dặn dò : 
-GV nhận xột giờ học.
- Dặn về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau về tỡm tỉ số phần trăm.
-------- a & b ----------
CHíNH Tả
Bầm ơi
I - Mục đích, yêu cầu
- Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu).
- Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị. 
II - Đồ dùng dạy - học
- Ba, bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở BT2.
- Bảng lớp viết (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở BT3.
III - Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ
Một HS đọc lại cho 2 - 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (ở BT3, tiết Chính tả trước).
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết
- GV nêu yêu cầu của bài; mời một HS đọc bài thơ Bần ơi (14 dòng đầu) trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét bạn có thuộc bài thơ không.
- Cả lớp đọc lại 14 dòng đầu của bài thơ trong SGK - ghi nhớ, chú các từ ngữ những em dễ viết sai (lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,...), chú ý cách trình bày bài thơ viết theo thể lục bát.
- HS gấp SGK, nhớ lại và viết bài.
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu cho 3 - 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng. Cả lớp vàGV chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
- Từ kết quả của BT trên, GV giúp HS đi đến kết luận.
Bài tập 3
- Hs đọc yêu cầu của BT3; sửa lại tên các cơ quan, đơn vị.
- HS phát biểu ý kiến. GV mời một HS sữa lại tên các cơ quan, đơn vị, đã viết trên bảng cho đúng:
a) Nhà hát tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản Giáo dục
c) Trường Mầm non Sao Mai.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học; HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.
-------- a & b ----------
Khoa học
TàI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I.Mục tiêu: HS biết
- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên 
II.Đồ dùng:
- Hình SGK/130,131
- Phiếu học tập
III - Hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Kể một số thành phần nơi em đang sống
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu:Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên
Cách tiến hành:H làm việc nhóm:
-Tài nguyên thiên nhiên là gì? Là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên.
-Quan sat SGK/130,131:.-Các tài nguyên trong mỗi hình
 -Công dụng của mỗi tài nguyên đó
-H thảo luận và ghi vào phiếu (phiếu như SGV/198)
-H trình bày kết quả -Nhóm khác bổ sung-GV chốt ý H nhắc lại
+ Hình 1:
 Tài nguyên giú: năng lượng gió làm quya cánh quạt, chạy máy phát điên. chạy thuyền buồm,
Tài nguyên nước: Cung cấp cho hoạt động sống của con người và ĐV, TV....
+ Hình 2:
 Tài nguyên năng lượng mặt trời: Cung cấp nhiệt, ánh sáng co sự sống trên trái đất...
Hoạt động 2: Trò chơi:Kể tên tài nguyên và công dụng của chúng
Mục tiêu: Kể một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng
-Cách tiến hành:2đội chơi (mỗi đội 5-7 em) 
-H tiếp sức viết têntài nguyên thiên nhiênvà công dụng tương ứng
-Sau 5 phút -ai kể nhiều,chính xác thắng
3-Củng cố:-Nhận xét tiết học
 Dặn :Học bài - chuẩn bị bài 64
-------- a & b ----------
Thứ 3 ngày 21 thỏng 4 năm 2009
Bài soạn ngày thứ 3 này vừa dạy buổi chiều thứ 2 ở lớp 5 C (ba tiết đầu ) và dạy lớp 5B vào sỏng thứ 3
Thể dục 
Môn thể thao tự chọn 
Trò chơi “lăn bóng bằng tay”
i. mục tiêu.
 Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân, hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay ( trước ngực) bằng một tay( trên vai).
Yêu cầu thực hiện đúng động tác nâng cao hơn tiết trước.
Chơi trò chơi “lăn bóng”Yêu cầu chơi trò chơi tương đối chủ động.
ii. Địa điểm phương tiện 
Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Một cái còi, một quả cầu, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu.
iii. nội dung và phương pháp.
A.Phần mở đầu: 6 -10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học: 1 phút.
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân.
Đi theo vòng tròn, hít thở sâu 1 phút
Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi khởi động.
Kiểm tra bài cũ do GV tự chọn
B. Phần cơ bản: 18 - 22phút.
A) Môn thể thao tự chọn: 14 -16 phút.
Đá cầu: 14 -16 phút 
 Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 8 - 9 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị. Phương pháp dạy do GV tự sáng tạo.
Chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2 - 3 người. Hình thức và đội hình do GV sáng tạo.
Ném bóng: 14 -16 phút.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng 1 tay( trên vai): 7 - 8 phút
Tập theo sân, bảng rổ đã chuẩn bị, có thể theo tầng nhóm 2 - 4HS. Có thể cho hs ném đồng loạt sau đó lên nhặt bóng theo hiệu lệnh còi do GV phân công HS nhặt bóng riêng.
Đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay( trước ngực), 7 - 8 phút. Địa hình và phương pháp dạy như trên.
Thi ném bóng vào rổ bằng 1 tay( trên vai) hoặc ném bóng vào rổ bằng hai tay( trước ngực) 3 - 4 phút, mỗi HS ném một lần bằng một tay hoặc hai tay.
Chơi trò chơi “lăn bóng ” 4 - 6 phút
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị phương pháp chơi do GV sáng tạo.
C.Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
GV cùng HS hệ thống bài.
Đứng vỗ tay hát.
Một số động tác hồi tỉnh.
GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
-------- a & b ----------
Toán
luyện tập
	I. Mục tiêu : Giúp HS ôn tập, củng cố về:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
+ Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Bài cũ :2 HS lờn bảng làm 2 BT sau - cả lớp làm vào giấy nhỏp 
Sau đú cả lớp nhận xột chữa bài – GV bổ sung và ghi điểm.
Tớnh :HS1 12 : 6 9 : 3 x 5
 17 5 15
 HS 2: 281,6 : 8 0,162 : 0,36 
	B. Bài mới : 
GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV cần lưu ý HS tỉ số phần trăm chỉ lấy hai chữ số ở phần thập phân.
2 : 5 = 0,4 = 40%
2 : 3 = o,6666 ... = 66,66%
3,2 : 4 = 0,8 = 80%
d) 7,2 : 3,2 = 2,25 = 225%
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài.
Bài 3: Cho hS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn: 
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150 %
b) tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320: 480 = 0,6666...
0.6666 = 66,66 %
Đáp số: a) 150%: b) 66,66%
 Bài 4: Tương tự bài 3.
Bài giải
Số cây lớp 5 A đã trồng được là:
180 x 45 : 100 =81 (cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
180 - 81 = 99 (cây)
Đáp số: 99 cây
C. ... p.
Phần mở đầu: 6 -10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học: 1 phút.
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân.
Đi theo vòng tròn, hít thở sâu 1 phút
Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi khởi động.
Kiểm tra bài cũ do GV tự chọn
B. Phần cơ bản: 18 - 22phút.
A) Môn thể thao tự chọn: 14 -16 phút.
Đá cầu: 14 -16 phút 
 Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 8 - 9 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị. Phương pháp dạy do GV tự sáng tạo.
Chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2 - 3 người. Hình thức và đội hình do GV sáng tạo.
Ném bóng: 14 -16 phút.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng 1 tay( trên vai): 7 - 8 phút. Hình thức và đội hình do GV sáng tạo.
Thi ném bóng vào rổ bằng 1 tay( trên vai) 3 - 4 phút, mỗi HS ném một lần bằng một tay, đội có nhiều người ném bóng vào rổ là người thắng cuộc.Gv cần có nhưnngx sáng tạo khi tổ chức cho hs thi sao cho vui, đạt được yêu cầu đề ra.
Chơi trò chơi “ dẫn bóng ” 4 - 6 phút
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị phương pháp chơi do GV sáng tạo.
 	C.Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
GV cùng HS hệ thống bài.
Đứng vỗ tay hát.
Một số động tác hồi tỉnh.
GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
LUYệN Từ Và CÂU
ÔN TậP Về DấU CÂU
(Dấu hai chấm)
I - Mục đích, yêu cầu
1. Củng cố kiếm thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thíchcho điều đã nêu trước đó.
2. Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II - Đồ dùng dạy - học
- Một tờ phiếu viết lời giải BT2 (xem mẫu ở dưới).
- Bút dạ và 2 - 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS làm BT3 (xem mẫu ở dưới).
III - Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ
Hai, ba HS làm BT2, tiết LTVC trước - đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu nội dung cần nhớ về dấu hai chấm; mời 1 - 2 HS nhìn bảng đọc lại:
- HS suy nghĩ, phát biểu. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 2.
- HS đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xá định chổ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bọi phận đúng sau là lời giải thích đê dặt dấu hai chấm.
- HS phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải.
Bài tập 3
- HS đọc nội dung BT3.
- Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu, làm bài vào vở hoặc VBT.
- GV dán lên bảng 2 - 3 tờ phiếu; mới 2-3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm.
- GV nhận xét về tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.
địa lý
địa lý địa phương (tiếp)
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên ở địa phương em
A. Mục tiêu:
- Giúp HS có những hiểu biết về điều kiện tự nhiên ở địa phương em, một số ngành kinh tế cơ bản đang phát triển ở đây.
- Có những nhận xét khái quát về tình hình dân số, sự phát triển kinh tế, văn hóa ở phường 4.
Có những ý kiến đóng góp nhằm xây dựng quê hương giàu đẹp.
B. chuẩn bị.
HS tìm hiểu các nội dung mục A, ở nhà
C. các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Giới thiệu bài.
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Tiến hành
HS thảo luận nhóm 4
GV hỏi: ở địa phương em có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu ... như thế nào ?
+ Những ngành nghề nào phổ biến ở địa phương em ?
+ Em có nhận xét gì về số con trong mỗi gia đình ở địa phương em ?
+ Cuộc sống của những người dân nơi đây ra sao ?
 	(có đủ ăn không, có được đi học không?)
+ Theo em cần phải làm gì để cuộc sống nơi đây thay đổi theo hướng đi lên
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
GV và cả lớp nhận xét
* Củng cố- Dặn dò:
HS về nhà viết bài thu hoạch nhân theo các nội dung đã thảo luận.
-
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 25/4/2008
Toán
luyện tập
	A. Mục tiêu : 
- Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kỷ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
Bài 1: GV hướng dẫn HS dựa vào tỉ lệ bản đồ 1 : 1000, HS tìm được kích thước thật của sân bóng, rồíap dụng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật để tính, chẳng hạn:
a) Chiều dài sân bóng là:
11 x 1000 = 11 000 (cm)
11000cm = 110 m.
Chiều rộng sân bónglà:
9 x 1000 = 9000 (cm)
9000cm = 90m.
Chu vi sân bóng là: 
(110 +90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 x 90 = 99 00 (m2)
Bài 2: GV hướng dẫn HS từ chu vi hình vuông, tính được cạnh hình vuông, rồi tính được diện tích hình vuông, chẳng hạn:
Bài giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 x 12 = 144 (m2)
Đáp số: 144m2
Bài 3: Gợi ý cho HS (nếu cần): Trước hết tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật, sau đó tính số thóc thu hoạch được. Chẳng hạn: 
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là: 
Diện tích thửa ruộnglà: 
100 x 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100m2 số lần là:
6000 : 100= 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
55 x 60 = 3 300 (kg)
Đáp số: 3300 kg
Bài 4: Gợi ý: Đã biết : Shình thang = . Từ đó có thể tính được chiều cao h bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của hai đáy . Chẳng hạn:
Bài giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 x 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang là: 
(12 + 8) : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
Đáp số: 10cm.
3. Củng cố, dặn dò : 
TậP LàM VĂN
Tả CảNH
(Kiểm tra viết)
I - Mục đích, yêu cầu
HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II - Đồ dùng dạy - học
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước).
- Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn.
III - Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 4 đề bài trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Nêu viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sữa (nếu cần). Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3. HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà đọc trước bài Ôn tập về tả người để chọn đề bài, quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả.
Khoa học
VAI TRò CủA MÔI TRƯờNG Tự NHIÊN
ĐốI VớI ĐờI SốNG CON NGƯờI
I.Mục tiêu: HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Đồ dùng:
- Phiếu học tập.
I.Hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: Kể 1 số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của những tài nguyên đó.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát
Mục tiêu: SGV/201.
Cách tiến hành: H. làm việc nhóm 6/
. Quan sát hình ở SGK/132: hỏi những gì thảo luận và hoàn thành vào bảng (ở phiếu GV in sẵn).
-H. trình bày kết quả làm việc nhóm - nhóm khác bổ sung.
GV kết luận:
HS đọc mục bạn cần biết SGK/133/
Hoạt động 2: Trò chơi "Nhóm nào nhanh hơn".
Mục tiêu: SGV/203/
Cách tiến hành: 
-Hỏi theo nhóm 4.
-Hoàn thành nội dung phần trò chơi SGK/133
-HS trình bày - H. nhận xét.
-Nhóm nào viết được nhiều, đúng yêu cầu thắng.
-Tuyên dương nhóm hoàn thành.
-HS thảo luận câu hỏi cuối SGK/133.
3.Củng cố:
- Cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Dăn: 
- Học bài, vận dụng đẻ nhắc nhở với mọi người có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Chuẩn bị bài 65.
kỹ thuật
lắp rô bốt
 I.mục tiêu : HS cần phải:
	- Chọn đúng và đủ chi tiết để lắp rô- bốt
	- Lắp rô- bốt đúng kỷ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô- bốt
 II.đồ dùng dạy học: 
 Bộ mụ hỡnh lắp ghộp kĩ thuật
 III. các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài :
 - GV giới thiệu bài và nêu MĐ, YC của giờ học.
 - GV giới thiệu tác dụng của rô- bốt trong thực tế.
 2.các hoạt động 
 *Hoạt động1: Quan sát, nhận xét mẫu
 - HS quan sát mẫu rô- bốt đã lắp sẵn. Quan sát kĩ từng bộ phận của mẫu.
 - Để lắp được rô- bốt cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 a, Chọn các chi tiết:
 - Gọi 1 - 2 HS gọi tên chọn đúng, đủ từng loại chi tiết như trong bảng ở sgk và xếp từng loại vào nắp hộp.
 - Toàn lớp quan sát và bố sung cho các bạn.
 - Gv nhận xét vã bổ sung cho hoàn thiện.
 b,Lắp từng bộ phận 
 *Lắp chân rô- bốt (H.2-SGK)
 - HS quan sát H.2: Để lắp mặt trước của một chân rô - bốt.
 - Toàn lớp quan sát và bố sung cho các bạn.
 - Gv nhận xét vã bổ sung cho hoàn thiện.
 - Hướng dẫn HS lắp mặt trước của chân thứ 2 của rô - bốt.
 - HS quan sát hình 2b và trả lời câu hỏi SGK.( cần 4 thanh chữ U dài) 
 - 1HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện các bước lắp
 * Lắp thân rô - bốt (H.3-SGK) 
 - HS quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi SGK
 - 1HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện các bước lắp thân rô - bốt 
 - Gv nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện.
 * Lắp đầu rô - bốt (H.4-SGK)
 - HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi SGK
 - Gv nhận xét câu trả lờicủa HS.
 - GV tiến hành lắp đầu rô - bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thánh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
 * Lắp các bộ phận khác,)
 Lắp tay rô - bốt (H.5a -SGK)
 Lắp ăng ten rô - bốt (H.5b -SGK)
 Lắp trục bánh xe(H.5c -SGK)
 Lắp ráp rô - bốt (H.1 -SGK)
 Hướng dẫn HS lắp ráp máy bay theo các bước trong SGK.
 d,Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 *Nhận xét,dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học, chuẩn bị tiết sau thực hành
mĩ thuật 
Gv bộ môn dạy
sinh hoạt 
I.Nhận xét sinh hoạt trong tuần.
Sĩ số duy trì tốt: vắng 2 có lý do
Nề nếp lớp học được duy trì tốt
Học và làm bài ở nhà tương đối tốt
Nhiều em hăng say xây dựng bài
Tồn tại: Một số em đi học còn quên vở
Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ
Chưa chịu khó trong học tập
II. Phương hướng
Tuần tới trực nhật, nhặt rác sân trường
Sách vở đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ
Không nói chuyện trong giờ học. Tận thu các khoản tiền đầy đủ.
Về nhà ôn bài để tuần tới ôn tập chuẩn bị thi học kỳ II
III. Sinh hoạt văn nghệ: Hát bài Dàn đồng ca mùa hạ, Màu xanh quê hương....
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_32.doc