Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 9

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 9

TẬP ĐỌC

CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 + Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt lời người dẫn chuyện và lời người nhân vật( Hùng, Quý, Nam và thầy giáo).

 + Nắm được vấn đề tranh luận( Cái gì quý nhất) và ý được khẳng định trong bài ( Người lao động là quý nhất).

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

+ Tranh minh hoạ bài đọc ở sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:

2 HS đọc thuộc những câu thơ các em thích trong bài "Trước cổng trời", trả lời các câu hỏi về bài đọc 1 và 4 (SGK -T81).

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9
 	 Thứ 2 ngày 27 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
Cái gì quý nhất
I.Mục đích, yêu cầu : 
 + Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt lời người dẫn chuyện và lời người nhân vật( Hùng, Quý, Nam và thầy giáo).
 + Nắm được vấn đề tranh luận( Cái gì quý nhất) và ý được khẳng định trong bài ( Người lao động là quý nhất).
II.Đồ dùng dạy - học:
+ Tranh minh hoạ bài đọc ở sgk.
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
2 HS đọc thuộc những câu thơ các em thích trong bài "Trước cổng trời", trả lời các câu hỏi về bài đọc 1 và 4 (SGK -T81).
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a. Luyện đọc : 
- HS đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp theo từng phần – GV kết hợp luyện đọc và giải nghĩa từ khó : tranh luận, phân giải (SGK-T86)
+ Phần 1 gồm đoạn 1 và đoạn 2 từ "Một hôm ... đến ...sống được không" 
+ Phần 2 gồm các đoạn 3, 4, 5 từ Quý và Nam ... đến phân giải"
+ Phần 3 (phần còn lại).
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 1. 
Câu 1: Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì ?
=> Hùng là lúa gạo. Quý là vàng. nam thì giờ.
Câu 2: Mỗi bạn đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ? 
=> Hùng: Lúa gạo nuôI sống con người.
 Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ muadược lúa gạo.
	Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
? ý của đoạn 1 nói lên điều gì?
=> ý 1 : ý kiến của 3 bạn về vấn đề "cái gì quý nhất" 
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 
 Câu 3: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý giá nhất ? 
=> Khẳng định cáI đúng của ba học sinh ( lập luận có tình tôn trọng ý kiến của người đối thoại) Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phảI là quý nhất.
+ Nêu ra ý kiến mới ( lập luận có lý) Không có người lao đông thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôI qua một cách vô vị. Vì vậy người lao động là quý nhất.
Đoạn hai muốn nói với chúng ta điều gì? 
=> ý 2 : Kết luận đầy sức thuyết phục của thầy giáo và gnười lao động là quý nhất". 
 Câu 4: Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lýdo vì sao em chọn tên gọi đó. 
+ Cuộc tranh luận có tình vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- GV mời 5 HS đọc lại bài văn theo cách phân vai giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật. 
- GV hướng dẫn luyện đọc.
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 Thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài theo cách phân vai. 
- Chú ý đọc phân biệtlời người dẫn chuyện, diễn tả giọng tranh luận sôi nỗi của Hùng, Quý, Nam; lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo. 
C. Củng cố, dặn dò : 
- HS nêu nội dung chính của bài. 
GV nhận xét tiết học. HS nhớ cách nêu lý lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận. 
Toán:
Luyện tập
I/Mục tiêu: giúp hs;
 + Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dángố thập phân trong các trường hợp đơn giản.
 + luyện kỹ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II/Chuẩn bị
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ: 
-HS đọc bảng đơn vị đo độ dài 
-Nêu m qh giữa 2 đơn vị đo độ dài đứng liền nhau.
B. Bài mới:
 GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: - GV cho HS tự làm, sau khi làm xong cho HS nêu lại cách làm và kết quả.
Bài 2: GVnêu bài mẫu: viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 315 cm = ... m.
Sau đó cho Hs thảo luận:
Có thể viết: 315 cm = 300 cm + 15 cm = 3 m 15 cm = 3m = 3, 15 m
Vậy: 315 cm = 3, 15 m
HS tự làm các ý còn lại sau đó thống nhất kết quả.
234 cm = 2, 34 m
506 cm = 5, 06 m
34 dm = 3, 4 m
Bài 3: HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 4:
HS thảo luận cách làm các phần a, b
a. 12, 44 m = 12m = 12m 44 cm
b. 7, 4 dm = 7dm = 7 dm 4 cm
Gv gợi ý HS làm các phần c và d
c. 3, 45 km = 3km = 3 km 450 m = 3450 m
d. 34, 3 km = 34 km = 34 km 300m = 34 300 m
GV chấm bài.
C / Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà xem trước bài: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Đạo đức:
tình bạn (Tiết 1)
 I./ Mục tiêu:Học xong bài này hs biết.
 + Ai cũng cầncó bạn bè và trẻ em có quyền kết giao bạn bè.
 + Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 + Thân áI đoàn kết bạn bè.
 II./ Tài liệu và phương tiện:
- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời của Mộng Lân.
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai truyện Đôi bạn.
III./ Hoạt động dạy và học: (Tiết 1)
A/Bài cũ
-Chúng ta làm gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
B/ Bài mới
 Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
*Mục tiêu : HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
*Cách tiến hành :
1/ Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
2. cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Bài hát nói lên điều gì ?
- Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
- Điều gì sẽ xẩy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? em biết điều đó từ đâu ?
 3/ GVkết luận: Ai cũng cần có bạn bè, Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền tự do kết giao bạn bè. 
 Hoạt động2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
* Mục tiêu: Giúp HS biết được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
* Cách tiến hành : 
1. GV đọc một lần truyện đôi bạn.
2. HS lên đóng vai theo nội dung truyện.
3. Cả lớp thảo luận các câu hỏi ở trang 17.
4. GV kết luận: bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK.
*Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
*Cách tiến hành: 
1. HS làm việc cá nhân (bài tập 2 SGK).
2. HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
3. GV mời một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống. GV nhận xét, bổ sung.
4. GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. (Theo SHD )
Hoạt động 4: Củng cố.
*Mục tiêu: HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
*Cách tiến hành: 
1. GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
2. GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
3. GV kết luận của tình bạn đep là: tôn trong, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau...
4. HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết. 
 6. HS đọc ghi nhớ SGK. Trang 17.
 	C/Củng cố, dặn dò
HS đọc ghi nhớ SGK.
Dặn : 
1, Các nhóm HS sưu tầm các truyện, và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề tình bạn.
2, Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
CHíNH Tả:Nhớ - viết
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng
I.Mục đích yêu cầu:
 Nhớ viết lại đúng chính tả bàI thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
II. các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh viết trên bảng lớp tuyên truyền, khuyên, thuyết, khuyết, tuyệt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn chung
GV: Em hãy đọc thuộc bài thơ Tiếng dần ba-la-lai-ca trên sông Đà.
GV: Em hãy cho biết bài thơ gồm mấy khổ? Viết theo thể thơ nào?
b. Viết chính tả:
Hoạt động 2: Cho HS viết chính tả
HS nhớ lại bài thơ và viết chính tả.
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài
GV đọc một lượt bài chính tả
HS rà soát lỗi
GV chấm 5 -7 bài
HS đổi bài cho nhau sửa lổi ghi ra bên lề.
GV nhận xét chung về những bài chính tả vừa chấm.
Hoạt động 1:
Cho HS đọc bài tập 2a.
GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn
GV phổ biến cách chơi
c. Làm bài tập chính tả:
5 em sẽ cùng lên bốc thăm. Phiếu thăm đã được cô ghi sẵn một cặp tiếng có âm đầu l-n. Em phải viết lên bảng lớp 2 từ ngữ có chữa tiếng em vừa bốc thăm được. Em nào tìm nhanh viết đúng, viết đẹp là thắng. 
Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
* Cho HS làm BT 2 b.
(cách làm tương tự như ở câu 2a.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT3 
BàI 3: HS đọc yêu cầu của bàI tập
Cho HS làm việc theo nhóm
Các nhóm tìm nhanh từ láy có âm đầu viết bằng l. Ghi vào giấy
Cho HS trình bày
Từ láy có âm đầu là L; la liệt, la lối, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lõng,...
Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, làng nhàng, chàng màng, loáng thoáng, loạng choạng, thoang thoáng, chang chang, vang vang, sang sáng,...
 3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
HS về nhà làm lại vào vở. Mỗi em viết ít nhất 5 từ láy.
LịCH Sử:
cách mạng mùa thu
 I/Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
 - Sự kiện tiêu biểu của Cách Mạng tháng 8 là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà nội ,Huế,SG.
Ngày 19- 8 trở thành ngày kỉ niệm CM tháng 8 ở nước ta.
ý nhĩa lịch sử của CM tháng 8
Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
 II/Đồ dùng dạy học
-ảnh tư liệu về cuộc CM tháng 8 ở HN và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
-Phiếu học tập của HS.
 III/hoạt động dạy học: 
 A/Bài cũ:1HS
-Trong những năm 1930-1931 ở Nghệ- Tĩnh có gì xảy ra?
	 B/Bài mới 
1/Giới thiệu bài
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
Nêu được diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghỉa ngày 19-8-1945 ở HN. Biết ngày nổ ra khởi nghĩa ở Huế, SG.
Nêu ý nghĩa của CM tháng 8 năm1945.
Liên hệ với các cuộc nổi dậy khởi ở địa phương.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 hoàn thành nhiệm vụ học tập trên phiếu.
- GV gợi ý: 
 + Việc vùng lên giành chính quyền ở HN diễn ra ntn?kết qủa ra sao?( Không khíkhởi nghĩa diễn ra sôI nổi, khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và tháI độ của lực lượng phản cách mạng... Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Ta đã giành được chính quyền , cách mạng thắng lợi tại Hà Nội).
 + Cuộc khởi nghĩa ở HN có vị trí ntn?Nếu không giành được chính quyền ở HN thì các địa phương khác sẽ ra sao?
 +Cuộc khởi nghĩa của NDHN có tác động ntn tới tinh thần CM của ND cả nước?
HS báo cáo kết quả thảo luận.
GV giới thiệu nết cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế 23-8 và SG 25-8.
Liên hệ :Em biết gì về khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở quê hương em?
Hoạt động 3:HS thảo luận cả lớp:
Khí thế của CM tháng 8 thể hiện điều gì? (Lòng yêu nước,tinh thần CM).
Cuộc vùng lên của DN đã đạt kết quả gì?Kết quả đó sẽ mang lại tương lại gì cho nước nhà?(Giành độc lập, tự do cho nước nhà đưa ND ta thoát khỏi kiếp nô lệ) 
 C/Củng cố, dặn dò
- GVhệ thống bài ,HS nêu bài học.
- Dặn:Nắm chắc bài,chuẩn bị bài 10. 
 Thứ 3 ngày 28 tháng 10 năm 2008
Toán:
Viết các số đo khối lượng
Dưới dạng số thập phân
I.Mục tiêu: Giúp hs ôn.
+ Bảng đơn vị đo khối lượng.
+ Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.
+ luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với c ... 
- GV: Những từ in đậm ở hai đoạn văn được dùng thay thế cho động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy; chúng cũng được gọi là đại từ.
c. Ghi nhớ
Những từ in đậm trong câu được dùng làm gì/
- Dùng để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
Những từ dùng để thay thế ấy được gọi tên là gì?
Giáo viên ghi lên bảng
- HS đọc phần ghi nhớ
d. Luyện tập
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT 1
- HS đọc yêu cầu HS làm việc cá nhân
* Đọc các đoạn thơ của Tố hữu.
* Ghi rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?.
* Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
- Cho HS làm việc
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (SGV, T196)
HĐ2; Hướng dẫn HS làm bài tập 2
( cách tiến hành tương tự ở BT1)
- GV chốt lại lời giải đúng: Đại từ trong khổ thơ là: mày, ông, tôi, nó,.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT 3
(Hướng dẫn về nhà làm)
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại BT vào vở.
Địa lý:
các dân tộc, sự phân bố dân cư
I/ Mục tiêu: Học xong bàI này, hs;
 + biếtdựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc đIúm về mậy độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta.
 + Nêu được một số đặc đIúm về các dân tộc ở nước ta 
 + Có ý thức tôn trọng đoàn kết các dân tộc.
II/Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị Việt Nam.
Bản đồ mật độ dân số Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A/Bài cũ
Gọi 2 HS
 ? Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số ?
 ? Dân cư được phân bố như thế nào?
B/ Bài mới
Các dân tộc:
* Hoạt động 1 ( Làm việc cá nhân)
Bước 1:
HS dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở đâu? 
+ Kể tên một số dân tộc ít người sống ở nước ta.
Bước 2:
GV yêu cầu 1 HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung. GV kết luận.
GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ những vùng phân bố chủ yếu của người kinh, những vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người.
Mật độ dân số:
* Hoạt động 2 (Làm việc cả lớp)
GV hỏi: Dựa vào SGK em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
GV giải thích thêm SGV trang 98
Kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao (cao hơn cả mật độ dân số của Trung Quốc là nước đông dân nhất Thế giới, cao hơn nhiều so với mật độ dân số của Lào, Campuchia và mật độ dân số trung bình của Thế giới).
Phân bố dân cư:
* Hoạt động 3 (Làm việc theo cặp)
Bước 1: HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản (buôn) ở miền núi và trả lời câu hỏi mục 3 trong SGV.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân.
GV kết luận: SGV trang 99.
GV hỏi: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn. Vì sao?
GV mở rộng: Nhứng nước công nghiệp phát triển thì phân bố dân cư khác với nước ta. ở đó, đa số dân cư sống ở thành phố.
C/Củng cố, dặn dò:
2 HS đọc ghi nhớ
Dặn: Xem trước bài nông nghiệp.
Thứ 6 ngày 31 tháng 10 năm 2008
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: 
 + Cũng cố viết số đo độ dàI , khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ:
 GV kiểm tra HS bảng đơn vị đo diện tích , độ dài ,khối lượng đã học.
B. Bài mới:
 Bài 1: - GV cho HS tự làm bài, sau đó một HS nêu cách làm và đọc kết quả. 
Bài 2: : - GV cho HS tự làm bài, sau đó HS thống nhất kết quả.
Bài 3: - GV cho HS tự làm bài, sau đó HS thống nhất kết quả.
GV nhận xét.
Bài 4: - GV cho HS tự làm bài, sau đó HS thống nhất kết quả.
GV nhận xét.
Bài 5:
 GV cho HS nhìn hình vẽ, cho biét túi cam cân nặng bao nhiêu?
- H nêu túi cam cân nặng 1 kg 800 g.
GV cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 1 kg 800 g = ... kg
b. 1 kg 800 g = ... g
-HS tự làm bài. Sau đó nêu kết quả.
a. 1 kg 800 g = 1, 800 kg
b. 1 kg 800 g = 1800g
C / Củng cố, hướng dẫn:
 Nhận xét giờ học
- Về nhà xem trước bài: luyện tập chung.
Tập làm văn:
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I.Mục đích yêu cầu: 
+ Bước đầu biết cách mở rộng lý lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình tranh luận.
II. đồ dùng dạy - học
- 3 tờ phiếu khổ to.
 III. các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ:
 HS làm bàI tập 3 tiết tập làm văn trước
GV nhận xét cho điểm
BàI mới.
1 Giới thiêu bài.
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2. Làm bài tập
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4 với VD
Nhân vật
 ý kiến
Lí lẽ dẫn chứng
 Đất 
Cây cần đất nhất
đất có chất màu nuôI cây.
Nước 
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí
Cây cần không khí nhất 
Cây không thể sống thiếu không khí 
ánh sáng 
Cây cần ánh sáng nhất 
Thiếu ánh sáng cây sẽ không còn màu xanh.
 GV tổ chức cho hs làm bàI theo nhóm mỗi nhóm đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật , mở rộng phát triển lý lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
Gv gọi đsại diện nhóm trình bày trước lớp.
Gv ghi những ý kiến hay vào bảng tổng hợp.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ dẫn chứng
Đất 
Cây cần đất nhất 
đất có chất màu nuôI cây. Nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết.
Nước
Cây cần nước nhất 
Nước vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán thì dù vẫn có đất , cây cối vẫn héo khô, chết rũ, ... ngay cả đất nếu không có nước thì mất chất màu.
Không khí 
Cây cần không khí nhất 
 Cây không thể sống thiếu không khí . Thiếu đấ, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng thiếu không khí cây sẽ chết ngay.
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất 
Thiếu ánh sáng cây sẽ không còn màu xanh, cũng như con người có ăn uống đủ mag phảI sống trong bóng tối suốt đời thì cũng khổnga con người.
Cả bốn nhân vật
Cây xanh cần cả đất , nước không khí và ánh sáng .
Thiếu yếu tố nào cũng không được . Chúng ta giúp cây xanh lớn lên và giúp ích cho con người.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc BT 2
- HS thảo luận nhóm 6
 Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết cuâcr trăng và đèn trong bàI ca dao.
- Cho các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và khẳng định những nhóm dùng lí lẽ + dẫn chứng rất thuyết phục.
c. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen những HS, những nhóm làm bài tốt.
 Chuẩn bị bàI sau.
I 
Khoa học:
Phòng tránh bị xâm hại
I/ Mục tiêu : Sau bài học hs có khả năng;
 + Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những đIúm cần chú ý để phòng tránh bị xân hại.
 + rèn luyện kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 + Liệt kê danh sách nhũng ngươig đáng tinh cậy , chia sẽ tâm sự nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II/Đồ dùng dạy học:
`-	Hình trang 38,39 SGK
Một số tình huống để đống vai.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A/Bài cũ: 
 ? Em cần có tháI độ như thế nào đối với người nhiễm HIV?
 Một hs lên bảng trả lời.
B/ Bài mới
Khởi động: Trò chơi" chanh chua, cua cắp"
Tổ chức hướng dẫn như SGK trang 79
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu.: HS nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
Bước 1:Nhiệm vụ GV giao cho các nhóm.
Quan sát các hình 1,2,3 trang 38 SGKvà trao đổi nội dung của từng hình.
Tiếp theo thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK:
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại.
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Bước 2: Các nhóm làm việc theo hướng dẫn trên
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác để bổ sung.
GV kết luận: SGV trang 80
Hoạt động 2: Đóng vai" ứng phó với nguy cơ bị xâm hại"
* Mục tiêu: Giúp HS:
Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
Nêu được quy tắt an toàn cá nhân.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV có thể giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em tìm cách tập ứng xử. Vi dụ:
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phỉa làm gì khi có người khác trêu ghẹo hoặc có hành đông gây bối rối, khó chịu đối với bản thân,...?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm nhận xét, góp ý kiến.
GV cho cả lớp trả lời câu hỏi:
Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
Kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần chọn các cách ứng xử phù hợp. Ví dụ: SGV trang 81
Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy
* Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẽ, tâm sự nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
* Cách tiến hành: SGV trang 81
Kết luận: GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 39 SGK.
C/ Củng cố, dặn dò:
GV hệ thống bài
Dặn: Thực hiện phòng chống tốt khi bị xâm hại, chuẩn bị bài 19
Kĩ thuật .
Luộc rau
I.Mục tiêu 
HS cần phải.
+ biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II.Đồ dùng dạy học.
+ Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, quả đậu... còn tươi non , nước sạch.
+ Soong nồi cơ vừa, đĩa .
+ Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.
+ Hai cái rổ., chậu nhựa hoặc chậu nhôm.
+ Đũa nấu 
+ Phiếu đánh giá kết quả học tập của hs.
III.Hoạt động dạy học.
Bài cũ;
Kiểm tra dụng cụ học tập của hs.
Kiểm tra dụng cụ học tập của hs
B.Dạy bài mới
 1.Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 HĐ1: tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
 ? Hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau? 
HS trả lời và gv nhận xét bổ sung.
 ? ở gia đình em thường luộc những loại rau nào?
=>Rau muống, rau cải, rau khoai, rau dền...
 ? Em hãy nêu cách sơ chế rau?
 =>Loại bỏ gốc rễ và những phần rau già, lá héo úa, sâu và rửa sạch rau.( Đối với các loại củ, quả thì phải gọt vỏ, rửa sạch và cắt, tháI thành miếng nhỏ.
 ? Em hãy kể tên một vài loại củ , quả được dùng làm món luộc?
=>Su hào, bắp cải, ...
 HĐ2: Luộc rau. HS hoạt động theo nhóm.
 ? Em hãy nêu các bước luộc rau?
 Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
 => Nhặt sạch rau, rửa sạch, cho nước vào nồi, đun sôi, cho rau vào, đun to lửa và lật rau 2 đến 3 lần cho tới khi rau chín, vớt rau ra rá,cho rau vào đĩa.
 HĐ3. đánh giá kết quả học tập.
GV dùng câu hỏi cuối bài để dánh giá kết quả học tập của hs.
C.Củng cố dặn dò.
GV nhận xét ý thức học tập của hs
Hướng dẫn hs đọc trước bài “ bày dọn bữa ăn trong gia đình”
Mỹ thuật
Đ/C Phúc dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_9.doc