Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 01

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 01

TẬP ĐỌC Tiết 1

Th­ göi c¸c häc sinh

Thời gian dự kiến: 40 phút

A. Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

* HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, triều mến tin tưởng.

* GD tấm gương ĐĐHCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc và bảng phụ viết đoạn cần học thuộc lòng.

C. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: (5’) (Kiểm tra đồ dùng học tập)

2. Bài mới: Gt chủ điểm, gt bài.

a. Luyện đọc: (12’)

 - HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm.

 - GV chia đoạn: (đoạn 1 :từ đầu nghĩ sao, đoạn 2:còn lại)

 - HS đọc lượt 1 GV rút từ cần luyện đọc :tựu trường, giở đi, hoàn cầu

 - HS đọc lượt 2 GV rút từ ngữ cần giải thích.

 - Đọc nhóm đôi ; đọc trước lớp (3 nhóm ).

 - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu cả bài.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
 TẬP ĐỌC Tiết 1
Th­ göi c¸c häc sinh
Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu: 
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm  công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, triều mến tin tưởng.
* GD tấm gương ĐĐHCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc và bảng phụ viết đoạn cần học thuộc lòng.
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) (Kiểm tra đồ dùng học tập)
2. Bài mới: Gt chủ điểm, gt bài.
a. Luyện đọc: (12’) 
 - HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm.
 - GV chia đoạn: (đoạn 1 :từ đầunghĩ sao, đoạn 2:còn lại)
 - HS đọc lượt 1 GV rút từ cần luyện đọc :tựu trường, giở đi, hoàn cầu
 - HS đọc lượt 2 GV rút từ ngữ cần giải thích.
 - Đọc nhóm đôi ; đọc trước lớp (3 nhóm ).
 - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu cả bài.
 b. Tìm hiểu bài:( 10’) 
 - GV yêu cầu Hs đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi sgk/5 Rút ý:
 + Ý 1: Đây là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
 + Ý 2: Thư Bác dặn Hs phải cố gắng siêng năng học tập .
 * GD tấm gương ĐĐHCM: Qua thư của Bác, em thấy Bác có tình cảm gì với các em HS? Bác gởi gắm gì vào các em HS? HS khá, giỏi trả lời.
 - Ý chính: (như mục tiêu).
c. Luyện đọc diễn cảm, học thuộc lòng: (8’)
 - 2 HS đọc nối tiếp.
 - Hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 2 & học thuộc lòng
 - Thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng.
3.Củng cố; dặn dò: (5’)
 - Nêu nội dung bài; Gd hs kính yêu Bác Hồ.
 - Chuẩn bị: “Quang cảnh làng  mùa”
C. Rút kinh nghiệm:
**************************************
TOÁN Tiết 1
¤n tËp vÒ kh¸i niÖm ph©n sè
Thời gian dự kiến: 40’
A. Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4	
B. Đồ dùng dạy học: - Bìa có hình vẽ như sgk/3 . 
C. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - GV kiểm tra ĐDHT
 2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tên bài (1’)
a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số (6’)
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, HS tự viết phân số đó, và đọc phân số viết được.
	: đọc: hai phần ba.
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. 
b.Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số: (4’)
- GV hướng dẫn lần lượt để nắm được như nội dung sgk/4
1: 3 = 5 = 0 = 
c. Hưóng dẫn HS làm từng bài tập: (20’)
 * Bài 1: a. Đọc các phân số: Đọc cá nhân (HS trung bình)
 b. Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên (HS trung bình)
+ GV gút: Cách đọc phân số.
* Bài 2: Viết các thương sau dưới dạng phân.	 HS làm bảng con.
 Gút: Cách viết thương dưới dạng phân số.
* Bài 3: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1:
 - HS làm vở; sửa bài (HS trung bình)).
+ GV gút: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số với mẫu số là 1.
* Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:
 - HS làm vở ; sửa bài (HS trung bình)
 + GV gút: Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
C. Củng cố, dặn dò: (4’) 
 - Hỏi lại nội dung bài.
 - Chuẩn bị bài: “Ôn tập:Tính chất cơ bản của phân số”
D. Rút kinh nghiệm:
**************************************
LỊCH SỬ Tiết 1
 “B×nh T©y §¹i nguyªn so¸i “ Tr­¬ng §Þnh
 Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu:
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học,... ở địa phương mang tên Trương Định.
 - Liên hệ gd lòng yêu nước.
B. Đồ dùng dạy – học: Bản đồ hành chính Việt Nam, hình sgk.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (3’) - Kiểm tra sách vở
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (2’) Ghi tựa đề bảng – 1 HS nhắc lại
 - GV nêu mục tiêu bài.
b. Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: (5’) Hoàn cảnh lịch sử
 - Yêu cầu HS làm việc cả lớp.
 - Dùng bản đồ và thông tin sgk: GV thông tin để HS nắm được sơ lược hoàn cảnh lịch sử và quê quán của Trương Định.
 - GV chốt: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược đất nước ta. Triều đình nhà Nguyễn lo sợ, cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho giặc và ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng.
* Hoạt động 2: (10’) Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi 1, 3 sgk/6
 - GV chốt: Trương Định băn khoăn suy nghĩ trước lệnh vua và nghĩa quân. Nhưng cuối cùng ông quyết định ở lại chống giặc.
* Hoạt động 3: (10’) Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với “Bình Tây Đại Nguyên Soái”
 - HS thảo luận nhóm đôi câu 2sgk/6 Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày.
 + Em biết gì thêm về Trương Định?
 - GV chốt: Trương Định cùng nhân dân chống giặc. Nhân dân phong ông là: “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
 * HS đọc ghi nhớ (2- 3 HS)
3. Củng cố, dặn dò: (5’) 
 - Hỏi lại nội dung bài. Liên hệ gd lòng yêu nước
 - Chuẩn bị bài: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước”
D. Rút kinh nghiệm:
*************************************************************
 MĨ THUẬT	 Tiết bài: 05
 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
 Sgk/ 3 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
* HS khá giỏi: Nêu được lí do tại sao mà thích bức tranh.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân 
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC: (5’) 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét.
II. Bài mới: GTB (Thường thức mỹ thuật: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ) (2’)
1. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. (10’)
- HS đọc theo nhóm đôi mục 1 SGK/3. GV chuẩn bị nội dung câu hỏi:
+ Em hãy nêu một vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân?
+ Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân?
GV kết luận: Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật Việt Nam...Những tác phẩm nổi bật: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé(1944)... Sau CMTT, ông là hiệu trưởng Trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc, những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này: Chân dung Hồ Chủ Tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghỉ chân bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái,Ông hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-nghệ thuậ.t
2. Hoạt động 2: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ (13’)
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm:
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì? Được vẽ như thế nào?
+ Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? Màu sắc bức tranh như thế nào? Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
+ Em có thích bức tranh này không?
+ Tại sao em thích bức tranh này? (HS khá, giỏi)
* GV kết luận: Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân;bố cục đơn giản cô đọng, hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi tay trái vuốt nhẹ mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa. Màu sắc nhẹ nhàng.
III. Củng cố - dặn dò (5’)
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
D. Phần bổ sung:
............................................................................................................................................................
*************************************************************
Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012
 THỂ DỤC	 	Tiết bài: 01
TỔ CHỨC LỚP-ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN”
 Sgv / 41, 42 -Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số qui định, yêu cầu trong các giờ thể dục.
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
 - Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Sân trường đảm bảo an toàn, còi.
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I. Phần mở đầu
- Lớp trưởng chỉnh hàng, điểm số báo cáo, chúc GV khỏe.
- Gv phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, kiểm tra sân bãi, dụng cụ, sứ khỏe HS
- Học sinh khởi động: xoay các khớp, chạy 1 vòng quanh sân.
II. Phần cơ bản
5 phút
4 hàng
ngang.
1.Tổ chức lớp học:
- GV giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình Thể dục lớp 5.
- Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: trang phục, giày ba ta, ra vào lớp phải xin phép,
- Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự thể dục lớp
2. Ôn đội hình đội ngũ:
-> Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
- Cách chào và báo cáo khi kết thúc tiết học
- GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hiện.
- Lớp trưởng điều hành cả lớp cùng tập
- Phân chia nhóm , tổ tự tập, GV quan sát, sửa sai
3. Trò chơi : “Kết bạn”
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Giáo viên cho học sinh tập chơi thử.
- Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức.
- Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc.
 25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
- Đi đều 2 - 4 hàng dọc, vỗ tay và hát.
- Động tác hồi tỉnh. Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phần bổ sung:
*************************************************************
 CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Tiết 1
Việt Nam th©n yªu
 Thời gian dự kiến: 40’
A. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2; thực hiện đúng BT3 
B. Đồ dùng dạy – học: SGK, VBT
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: (5’) - GV KT sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: (30’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1HS nhắc lại.
- GV nêu mục  ... c:
1. Bài cũ: (3’) - GV kiểm tra SGK, KT dụng cụ, vở
2. Bài mới: (27’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1HS nhắc lại.
- GV nêu mục tiêu bài Gv nêu mục tiêu bài 
b. Vào bài: 
* Khởi động:
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai ?”
+ Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố và mẹ của mình.
- GV phổ biến cách chơi như SGV/ 22
- HS chơi theo nhóm: HS xem hình lẫn nhau và thảo luận xem bạn hay mình có những điểm nào giống bố, mẹ GDKNS (1) 
 + GV hỏi: Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? Qua trò chơi em rút ra được điều gì?
 - GV kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
 + Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản
 - Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3/ 4, 5 SGK và lời thoại của nhân vật và thảo luận theo cặp câu hỏi: + Hãy nói về ý nghĩa sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ?
 + Điều gì có thể xảy ra nếu con người không co khả năng sinh sản?
- GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Hỏi lại nội dung bài
- HS nêu nội dung phần ghi nhớ
- GV liên hệ, giáo dục HSlà tuyên truyền viên nhỏ tuổi trong cuộc vận động sinh dẻ có kế hoạch.
- Chuẩn bị bài: “Nam hay nữ”
D. Rút kinh nghiệm:
**************************************
 KỂ CHUYỆN Tiết 1
Lý Tù Träng
 Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu: 
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể từng đoạn và kể nối tiếp câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
* HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
- GD lòng yêu nước.
B. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh họa
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập (3’)
2. Bài mới: (27’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1HS nhắc lại.
- GV nêu mục tiêu bài. 	 
b. Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể 2 lần ( lần kể 2 kết hợp treo tranh)	 
c. Hướng dẫn HS tập kể chuyện
* Bài 1: Dựa theo lời kể của cô giáo, em hãy thuyết minh cho nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1 hoặc 2 câu: 
- HS thảo luận nhóm 4 và trình bày nội dung từng tranh.
- GV n/xét, chốt ý, tuyên dương.
* Bài 2: HS tập kể chuyện 
 - GV h/dẫn HS kể chuyện
 - HS kể từng đoạn trong nhóm đôi.
 - HS kể toàn câu chuyện trong nhóm.
 - HS thi kể từng đoạn trước lớp.
 - HS kể toàn câu chuyện trước lớp (HS giỏi)
 - HS thảo luận nhóm 4 để rút ra ý nghĩa câu chuyện:
+ Trong câu chuyện này có những nhân vật nào? Ý nghĩa câu chuyện này là gì? ( HS TB- Khá) 
 HS trả lời.
- GV chốt ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nhắc ý nghĩa câu chuyện. GV liên hệ gd lòng yêu nước.	 
- N/xét, tuyên dương HS kể hay.
- Chuẩn bị : “ Kể chuyện đã nghe, đã đọc”
D. Rút kinh nghiệm:
************************************************************
Thứ sáu ngày 24 tháng 8 năm 2012.
 ÂM NHẠC Tiết 2
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động theo bài hát.
B. Đồ dùng dạy – học:
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’) - KT sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài: GV ghi tên bài- HS nhắc lại
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập một số bài hát lớp 4
- Hãy kể tên những bài hát các em đã được học trong chương trình âm nhạc lớp 4? (Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan)
- HS nêu tên tác giả của các bài hát? (Quốc ca Việt Nam-Nhạc sĩ Văn Cao, Em yêu hoà bình -Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, Chúc mừng -Nhạc Nga, Thiếu nhi thế giới liên hoan- Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước )
- Khi hát Quốc ca cần có thái độ như thế nào?
- Hướng dẫn HS hát Quốc ca bằng nhiều hình thức kết hợp tư thế chào cờ.
- Hướng dẫn HS hát, kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS hát (cá nhân, nhóm, cả lớp)
Hoạt động 2: Tập biểu diễn 
- GV tổ chức cho HS biểu diễn, kết hợp các động tác vận động phụ hoạ (cá nhân, nhóm trình bày trước lớp)
- HS - GV nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố- dặn dò: (5’)
 - Cả lớp hát lại bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách.
 - Hệ thống lại nội dung bài học
 - Nhận xét giờ học, khen những học sinh học tập nghiêm túc
 Dặn dò:Nhắc HS chuẩn bị cho chương trình mới trong SGK lớp 5
D. Rút kinh nghiệm:
****************************************
 TẬP LÀM VĂN Tiết 2
LuyÖn tËp t¶ c¶nh
 Thời gian dự kiến: 40’
A. Mục tiêu: 
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
B. Đồ dùng dạy – học: tranh ảnh về quang cảnh vườn cây,công viên, đường phố, cánh đồng.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’) Cấu tạo của bài văn tả cảnh
+ Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? - 3 hs
2. Bài mới: (30’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1HS nhắc lại.
- GV nêu mục tiêu bài 
b. GV hướng dẫn hs luyện tập:
Bài 1: Đọc bài và nêu nhận xét
 - HS đọc thầm bài văn: “Buổi sớm trên cánh đồng”, trả lời lần lượt các câu hỏi:
 + Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
 + Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
 + Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sự tinh tế của tác giả?
 - HS n/xét, bổ sung sau mỗi câu bạn trả lời.
 - GV kết luận: sgv/61 
Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc buổi trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
- GV giới thiệu một số tranh tả cảnh HS quan sát.
- GV kiểm tra kết quả quan sát của hs.
- HS lập dàn ý – làm cá nhân - trình bày nối tiếp nhau – N/xét, bổ sung.
- Sau khi nghe bạn góp ý, sửa chữa, mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình.
- GV n/xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: (5’) 
 - Hỏi lại nội dung bài
 - Về nhà hoàn chỉnh dàn ý.
 - Chuẩn bị bài: “Luyện tập tả cảnh”
D. Rút kinh nghiệm:
****************************************
 TOÁN Tiết 5
 Ph©n sè thËp ph©n
 Thời gian dự kiến: 40’
A. Mục tiêu:
Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, c)
B. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’) So sánh hai phân số (tt)
 + Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?
 + Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số?
- GV gọi HS làm bài 4sgk/7 HS n/xét GV ghi điểm.
2. Bài mới: (32’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1HS nhắc lại.
- GV nêu mục tiêu bài 
b. Vào bài: 
* Hoạt động 1: GT phân số thập phân
VD : ;;;..
 - Nhận xét các mẫu số là: 10 , 100 , 1000,gọi là phân số thập phân HS nhắc lại
* Hoạt động 2 : Cách tìm phân số thập phân (nhóm 2)
 - Nhận xét :có 1 số phân số có thể viết thành phân số thập phân
VD : = =..
b. Hướng dẫn HS làm từng bài tập: 
Bài 1: Đọc phân số thập phân. 
 - HS làm cá nhân. GV dùng PP hỏi đáp để sửa bài. 
Bài 2 : Viết các số thập phân. 
 - HS làm vở BT GV chấm sữa bài, nhận xét 
Bài 3 : Phân số nào dưới đây là phân số thập phân. 
 - HS làm vở BT GV chấm sữa bài, nhận xét.
Bài 4 (a, c): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
 - HS làm giấy lớn (1 em) Cả lớp làm cá nhân - GV nhận xét sữa chữa.
3. Củng cố – dặn dò : (3’) 
 - Nhắc lại cách nhận biết được các phân số thập phân
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: “Luyện tập”
D. Rút kinh nghiệm:
**************************************
 KHOA HỌC Tiết 2
Nam hay n÷ 
 Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
- Liên hệ, giáo dục: ý thức, hành động của nam và nữ. 
* GDKNS:- KN phân tích, đối chiếu các đặc trưng của nam và nữ (1)
 - KN trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội (2)
 - KN tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân (3)
B. Đồ dùng dạy – học: Các tấm phiếu có ghi nội dung như SGK/ 8
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’) Sự sinh sản
 + Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? 
 + Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào? 
 - GV gọi HS TLCH N/xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (25’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1HS nhắc lại.
 - GV nêu mục tiêu bài 
b. Vào bài: * Khởi động:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi GDKNS (1) & (3) 
+ Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. 
- GV yêu cầu hs thảo luận lần lượt bài tập 1, 2, 3 
- HS thảo luận Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày, bổ sung.
- GV chốt: sgk/7
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
+ Mục tiêu: HS phân biệt được đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- GV tổ chức, hướng dẫn cho hs chơi trò chơi (nhóm 6) như sgk/8 GV n/xét tuyên dương.
- GV chốt: Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ: Nữ sinh con, cho con bú, mang thai. Cơ quan sinh dục tạo ra trứng. Còn lại những công việc khác ngoài xã hội thì nữ cũng có thể làm như nam thậm chí có khi nữ còn làm tốt hơn cả nam giới. GDKNS (3)
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Hỏi lại nội dung bài. HS nêu nội dung phần ghi nhớ
- GV liên hệ, giáo dục: ý thức, hành động của nam và nữ. GDKNS (3)
- Chuẩn bị bài: “ Nam hay nữ” (tt) 
 D. Rút kinh nghiệm:
 SINH HOẠT TẬP THỂ
	 X©y dùng nÒ nÕp líp 
1. GV nhận xét hoạt động trong tuần:
* Hạnh kiểm: 
 - Các em thực hiện khá tốt nội quy trường lớp. Đảm bảo ATGT.
 - Một số em đồng phục chưa đúng quy định (Hoàng còn đi dép, Viên tóc dài).
* Học tập: 
 - HS bước đầu có ý thức học bài. 
 - Chưa có sự chuẩn bị bài (Nam, Huy, Khánh,)
 - Trình bày vở chưa đẹp; chữ viết cẩu thả: An, Dương, Hoàng,.
* Vệ sinh: 
 - Nhìn chung VS cá nhân khá sạch sẽ, các em có ý thức giữ vệ sinh chung.
2. Các hoạt động khác:
 - Bầu ban cán bộ lớp, cờ đỏ. HS cả lớp bầu chọn
 - Trang trí lớp học.
3. Phương hướng tuần tới:
 - Đồng phục đúng quy định.
 - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - HS nam tóc ngắn gọn gàng.
 - Xếp hàng thể dục giữa giờ và ra về nhanh nhẹn, trật tự.
 - Nhắc nhở HS nộp các khoản tiền trong năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 1.doc