Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 01

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 01

 TUẦN 1 Thứ 2 ngày 18 tháng 8 năm 2008.

 Tập đọc:

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

1.Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của Bác Hồ

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới

- Thuộc lòng 1đoạn thơ.

II .Các hoạt động dạy học:

* Giới thiệu bài

* Hoạt động 1: Luyện đọc.

- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài

- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài ( 2đoạn ).

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm, đọc lướt trong SGK để trả lời câu hỏi

?: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?

? : Sau cách mạng tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì ?

?: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

* HS nêu nội dung bài

 

doc 85 trang Người đăng hang30 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Thứ 2 ngày 18 tháng 8 năm 2008.
 Tập đọc:
Thư gửi các học sinh
1.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của Bác Hồ
- Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới
- Thuộc lòng 1đoạn thơ.
II .Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài ( 2đoạn ).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm, đọc lướt trong SGK để trả lời câu hỏi 
?: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
? : Sau cách mạng tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
?: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
* HS nêu nội dung bài
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm đoạn 2
- GVđọc mẫu 
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
* Hoạt động 4: Học thuộc lòng
- HS nhẩm học thuộc lòng đoạn: “ Sau 80 năm ..của các em “
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
* Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 ______________________________
 Toán:
Ôn tập khái niệm về phân số
I.Mục tiêu 
- Giúp HS :+ Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số
 + Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số
II. Đồ dùng:
- Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
 Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm phân số
- Hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số và đọc phân số ( đó là các phân số: ; ; ; 
* Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên
 cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
- Hướng dẫn HS lần lượt viết 1:3 ; 4:10; 9:2; dưới dạng phân số
 VD: 1:3= rồi giúp HS nêu 1:3 có thương là 
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK
*Hoạt động 3: Thực hành
- Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1,2,3 ,4 trong VBT
 Bài 1: GV yêu cầu một số HS đọc phân số , nêu tử số và mẫu số của phân số 
 Bài 2 : Viết các thương dưới dạng phân số 
 3 : 5 = ; 74 : 100 = ; 9 : 17 = 
- HS làm xong GV chấm 1 số bài
- Yêu cầu 1số HS lên bảng chữa bài
 Bài 3 : HS tự viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 
 - GV gọi một số HS lên làm – chữa bài 
 Bài 4 : HS điền số vào chỗ trống và nêu cách làm 
 1 = ; 0 = 
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số
Làm bài tập trong vở BT
Chuẩn bị bài sau
 __________________________________
 Khoa học:
Sự sinh sản
I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những điểm giống với bố, mẹ của mình
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
II. Đồ dùng: 
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Bé con ai” (dùng theo nhóm)
III. Các HĐ dạy học:
 Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Đặc điểm của trẻ em
 Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra vá có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình
 Cách tiến hành: - Phổ biến cách chơi
 - Tổ chức cho HS chơi
 - Tuyên dương nhóm thắng và yêu cầu HS trả lời:
? : Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé ?
?: Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì ? 
 Gv rút ra KL 1
* Hoạt động 2: ý nghĩa của sự sinh sản
 Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản
 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2 ,3 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình
- Làm việc theo cặp ( Liên hệ đến gia đình mình ) 
- Trình bày kết quả thảo luận theo cập về những thành viên trong gia đình 
- HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi:
?: Hãy nói về sự sinh sản đối với mỗi gia đình dòng họ ?
?: Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?
 GV rút ra KL 2 như SGK
* Củng cố,dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học 
- Làm bài tập vào vở BT 
- Chuẩn bị bài sau: Nam hay nữ 
 _______________________________________
Thể dục: Tổ chức lớp- Đội hình đội ngũ 
Trò chơi: Kết bạn
 I. Mục tiêu :
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. Học sinh biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra, vào lớp. Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to, rõ, đủ nội dung.
- Học sinh nắm được cách chơi và nội qui chơi, hứng thú trong khi chơi trò chơi “ kết bạn ”.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện. - 1 chiếc còi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu 
- Tập hợp lớp 3 hàng ngang phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học 
- Học sinh hát và vỗ tay bài: Lớp chúng mình 
Hoạt động 2: Phần cơ bản 
a. Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5
b. Phổ biến nội qui yêu cầu tập luyện
- Trang phục gọn gàng, không đi dép lê, phải đi dép quai hậu hoặc giầy. Khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô giáo.
c. Biên chế tổ luyện tập
Chia theo tổ: đồng đều về nam - nữ và trình độ sức khoẻ. Tổ trưởng là học sinh có sức khoẻ, nhanh nhẹn, thông minh, được cả tổ tín nhiệm bầu ra.
d. Chọn cán sự thể dục cho lớp
Giáo viên dự kiến nêu tên để học sinh cả lớp quyết định.
e. Ôn đội hình đội ngũ
- Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc.
- Giáo viên làm mẫu, sau đó hướng dẫn cho cán sự và cả lớp cùng làm.
g-Trò chơi “ Kết bạn”
Giáo viên nêu tên trò chơi, học sinh nhắc lại cách chơi có kết hợp một nhóm học sinh làm mẫu, sau đó cả lớp chơi thử 1, 2 lần.
Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
 .
Kĩ thuật:
 Đính khuy hai lỗ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đính khuy hai lỗ
- Rèn cho HS tính cẩn thận
II. Đồ dùng:
- Mẫu đính khuy 2 lỗ
- Vật liệu :khuy, kim, chỉ, vải
III. Các HĐ dạy học :
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- HS quan sát 1 số mẫu khuy 2 lỗ hình 1a SGK và rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước màu sắc của khuy 2 lỗ
- Cho HS quan sát mẫu đính khuy 2 lỗ và nhận xét về đường chỉ, khoảng cách giữa các khuy
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Yêu cầu HS nêu các bước trong quy trình đính khuy
- GV làm mẫu và giảng giải các bước của quy trình để HS quan sát
 + Vạch dấu các điểm đính khuy
 + Đính khuy vào các điểm vạch dấu
 + Quấn chỉ quanh chân khuy
. Dặn dò
 -Chuẩn bị tiết sau thực hành
Thứ 3 ngày 19 tháng 8 năm 2008
 Chính tả: Nghe viết việt nam thân yêu
Ôn tập quy tắc viết c/k, g/ gh, ng/ ngh
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng, trình bày đúng chính tả bài “ Việt Nam thân yêu”
- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với : ng/ ngh, g/ gh, c/ k
II. Đồ dùng;
- Bảng phụ
III. Các HĐ dạy học:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài chính tả
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GVnhắc các em quan sát hình thức trình bày thể thơ lục bát , chú ý những từ ngữ dễ viết sai ( biển lúa ,dập dờn .)
- HS gấp sách- GV đọc cho HS viết bài
- Đọc cho HS soát bài
* Hoạt động 2: Chấm bài
- GV chấm chữa 7- 10 bài
- HS tự đối chiếu SGK để sửa những chữ viết sai
- GV nhận xét chung
* Hoạt động 3:Hướng dẫn làm BT chính tả
 Bài 2: - HS làm vào vở BT 
 - GV đưa bảng phụ, cho học sinh lên điền
 - Cho HS nối tiếp đọc bài văn đã hoàn chỉnh
 Bài 3: HS đọc đề tự làm bài vào vở
 - Cho 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh
 - 2 HS nhìn lên bảng nhắc lại quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh
*Hoạt động 4: Củng cố
- Ghi nhớ quy tắc viết chính tả
- Chuẩn bị bài sau
 ________________________________________
 Toán:
ôn tập: tính chất cơ bản của phân số
I . Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của PS để rút gonPS, quy đồng mẫu số các PS
II. Các hoạt động DH chủ yếu:
1: Bài cũ:
- 1HS tự cho VD về Phân Số , đọc, viết nêu mẫu và tử của Phân số đó
2: Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
- GV ghi bảng = = Yêu cầu HS chọn 1 số khác 0, rồi nhân cả tử và mẫu với số đó
- Tiến hành tương tự với VD 2; = = 
- Sau 2 VD, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số như SGK
* Hoạt động 2: ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
- Cho 1 HS lên bảng rút gọn phân số : 
- Sau khi HS nhớ lại cách rút gọn, GV cho HS làm bài tập 1 SGK 
- Cho HS quy đồng mẫu số các phân số và 
- HS làm xong nhận xét, nêu lại cách quy đồng
* Hoạt động 3: Thực hành
 Bài 2: HS làm vào vở
 2 em lên bảng chữa bài, 
 - HS khác nhận xét và nêu cách làm
 - 1 em nhắc lại cách quy đồng PS
 Bài 3: - HS làm vào vở
 - Gv chấm, chữa 1số bài
3: Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại cách rút gọn và quy đồng Phân số 
- Dặn HS làm bài tập ở nhà
- Chuẩn bị bài sau: So sánh 2 Phân số 
 _______________________________________
Đạo đức:
Em là học sinh lớp 5 ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học HS biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước
- Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các bài hát và thơ về chủ đề trường em
III. Các HĐ dạy học chủ yếu:
- Giới thiệu bài
- Khởi động: Cả lớp hát bài : “Em yêu trường em”
* Hoạt động 1: Vị thế mới của HS lớp 5
- HS quan sáy tranh trong SGK thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi:
? Tranh vẽ gì
? Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên
? HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác
? Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5
- Gợi ý để rút ra KL1 
* Hoạt động 2: Nhiệm vụ của HS lớp 5
- GV nêu yêu cầu của BT 2
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- 1 số nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, GV chốt lại
* Hoạt động 3: Tự liên hệ (Bài tập 2)
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- HS trình bày kết quả thảo luận
GV chốt và nhắc các em cần cố gắng phát huy những điểm tốt, khắc phục những mặt còn thiếu sót
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi
- HS thay nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về 2 số nội dung:
? Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì
? Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5
- GV nhận xét và kết luận 
- 1HS đọc ghi nhớ SGK
 Hoạt động nối tiếp
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân
 ____________________________ 
 Lịch sử:
Bình tây đại nguyên soái trương định
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS biết:
- Trương Định là 1 trong những tấm gương tiêu biểucủa phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì
-Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân pháp xâm lược ...  khiển các bạn tập 6 lần. Giáo viên theo dõi, nhận xét sửa chữa nếu sai.
- Tập hợp lớp 4 hàng ngang. Các tổ lần lượt thi đua trình diễn 1-2 lần. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ tập tốt.
Cả lớp tập 2 lần để củng cố.
b- Chơi trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh ”: .
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. 
- Chơi cả lớp. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ hoặc học sinh chơi nhiệt tình không phạm luật.
Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho học sinh đi thường theo chiều sân tập 1, 2 vòng về tập hợp 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
 _________________________________________________________
Thứ 5 ngày 25 tháng 9 năm 2008
 Tập đọc
ê - mi - li, con
I. Mục tiêu:
- HS đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài
- Biết đọc diễn cảm bài thơ vơí giọng xúc động, trầm lắng.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. Đồ dùng :
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
III. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài: “Một chuyên gia máy xúc” và trả lời câu hỏi trong SGK
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- Gv ghi tên riêng phiên âm lên bảng để HS đọc.
- 3,4 HS tốp ( mỗi tốp 3 em ) tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài ( 3 lần. 
Lần 1: Đọc đúng, Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó, Lần 3: Đọc để phát hiện giọng đọc phù hợp)
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bộ bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đọc lướt bài thơ để trả lời các câu hỏi . Riêng khổ thơ đầu đọc thể hiện tâm trạng của chú Mo - ri - xơn và bé ê - mi -li.
? Vì sao chú mo - ri - xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.
? Chú Mo - ri - xơn nói với con điều gì khi từ biệt
? Vì sao chú nói với con “ cha đi vui”
? Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo - ri - xơn.
? Bài thơ ca ngợi điều gì.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm ( 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ)
- HS nhẩm đọc thuộc lòng những khổ thơ mà em thích
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng- GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu nhắc lại nội dung bài
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài sau: Sự sụp đổ của chế độ a - pac - thai. 
 __________________________________ 
 Toán: 
đề - ca - mét vuông. Héc - tô - mét vuông.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành biểu tượng ban đầu về đề -ca - mét vuông, héc - tô - mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị dam vuông, hm vuông.
- Biết mối quan hệ giữa dam vuông và m vuông, hm vuông và dam vuông, biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam, 1 hm.
III. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng làm bài tập 1 ở vở bài tập 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về đề ca mét vuông. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học. VD: mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh 1m.
? Vậy dam2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu m (1dam).
- HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu đề ca mét vuông: dam2.
* Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa dam2 và m2.
- GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1dam giới thiệu: chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia tạo thành các hình vuông nhỏ.
- HS quan sát hình vẽ, tự xác định số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ, hình vuông 1dam2 gồm 100 hình vuông 1 m2.
 Vậy 1dam2 = 100 m2.
* Hoạt động 3: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- tô-mét vuông.
 Tiến hành tương tự trên.
* Hoạt động 4: Thực hành. 
Bài 1: - Rèn luyện cách đọc số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2.
Bài 2: - Luyện viết số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2.
- HS tự làm bài, sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra
Bài 3: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo
- HS tự làm rồi chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
? Nêu mối quan hệ giữa dam2 và m2, hm2 và dam2. 
- Làm bài tập ở nhà và chuẩn bị tiết sau
 ____________________________________
 Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê.
I. Mục tiêu:
- Biết trình bày kết quả thống kê theo kiểu bảng.
- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn..
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê, và bảng phụ cho các tổ làm bài tập.
II. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở và chấm bài tập 2 của tiết trước ( 5, 6 em )
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: - 1 HS đọc đề
- HS tự làm ( không cần lập bảng thống kê).
- Cho 1 số em nêu
- GV nhận xét.
Bài 2: - Lưu ý HS trao đổi bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS vừa làm ở bài tập 1 để thu thập đủ số liệu về từng thành viên trong tổ.
- Cho 2 HS lên bảng kẻ bảng thống kê. Gv treo bảng phụ đã kẻ mẫu đúng.
- GV phát bảng phụ cho từng tổ.
- Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư kí điền nhanh vào bảng.
- Đại diện các tổ lên trình bày.
- GV nhận xét, cho HS rút ra kết quả chung của cả tổ, HS tiến bộ nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu tác dụng của bảng thống kê.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập làm đơn.
_________________________________________________________
Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2008
 Toán:
Mi- li- mét vuông - bảng đơn vị đo diện tích.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông.Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, lí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II. Đồ dùng DH:
- Hình vẽ hình vuông có cạnh dài 1cm như SGK.
III. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng viết: 1hm2 = .dam2 = . m2.
 1dam2 =  m2 = .. hm2.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông.
? Nêu những đơn vị đo diện tích đã học.
- GV nêu: để đo diện tích rất bé người ta dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ để rút ra nhận xét: hình vuông 1cm2 gồm 100 hình vuông 1mm2.Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
1cm2 = 100mm2
1mm2=cm2
* Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo diện tích, GV viết vào bảng đã kẻ sẵn.
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó, rồi điền tiếp vào bảng để có bảng đơn vị đo diện tích như SGK.
- Dựa vào bảng đơn vị đo diện tích vừa lập, HS nêu nhận xét ( như SGK)
- 2 HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: HS làm rồi nêu miệng kết quả.
Bài 2, 3: HS tự làm rồi lên bảng chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: 
- Dặn HS làm bài tập ở nhà
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập.
 _______________________________--
Luyện từ và câu
 Từ đồng âm.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
II. Đồ dùng:
III. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình ( BT 3 tiết 9)
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phần nhận xét.
- HS đọc bài tập 1, 2. Làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa từ “ câu”.
- GV chốt lại: 2 từ “câu” phát âm giống nhau, nghĩa khác nhau. Vậy đó là từ đồng âm.
* Hoạt động 2: Rút ra phần ghi nhớ.
? Nhưĩng từ như thế nào được gọi là từ đồng âm.
- HS rả lời (như SGK) - GV cho 2, 3 HS nhắc lại.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: - HS làm việc theo cặp.
- Nêu kết quả bài làm, HS khác nhận xét.
Bài 2: - HS tự suy nghĩ để đặt câu.
- Cử mỗi tổ 1 em đặt kết quả đặt câu của một từ.
Bài 3: - HS đọc đề, làm bài.
- Nêu ý kiến của mình.
- GV chốt lại
Bài 4: GV đọc câu đố, HS trả lời miệng.
3. Củng cố dặn dò:
 - Dặn HS học thuộc 2 câu đố để đố người thân, bạn bè.
- Dặn HS làm bài tập ở nhà và chuẩn bị cho tiết sau
 _________________________________ 
Tập làm văn:
 Trả bài văn tả cảnh.
I. Mục tiêu:
- HS nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn, biết sửa lỗi và viết lại được một đoạn văn cho hay hơn.
II. Đồ dùng:
- Chấm bài.
III. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
 - Chấm bảng thống kê trong vở của 2, 3 HS.
 2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
- HS đọc 3 đề bài trong SGK, GV ghi lên bảng.
* Hoạt động 1: Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
- GV nhận xét chung về bài làm của HS.
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi.
- 1 số HS lên bảng chữa. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- GV chốt lại
* Hoạt động 2: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho HS 
- HS đọc bài của mình và tự sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay cho HS học tập.
- HS viết lại một đoạn văn chưa đạt.
- 1 số HS trình bày đoạn văn mới viết.
3.Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương những em đạt điểm cao, những em chữa bài tốt.
- Chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập làm đơn..
_________________________________________________________
Khoa học:
Thực hành: nói “không!” đối với các chất gây nghiện.
I. Mục tiêu;
- HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng DH:
II. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tác hại của rượu, bia, ma tuý.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Chiếc ghế nguy hiểm”
- GV để một cái ghế có phủ khăn ngay giữa cửa ra vào.
- HS ra ngoài hành lang lần lượt đi vào. GV giải thích: đây là ghế bị nhiễm điện, ai đụng vào sẽ bị chết.
- HS đi vào và về chỗ ngồi, GV cho HS thảo luận:
? Em cảm thấy thế nào khi đi qua ghế
? Tại sao một số bạn rất thận trọng nhưng một số bạn vẫn chạm vào ghế.
- HS tả lời - Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
- Cho HS thảo luận để trả lời:
? Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì, cá em sẽ nói gì.
- Chia lớp thành 6 nhóm, GV phát phiếu ghi tình huống, các nhóm thảo luận và lên đóng vai ( tình huống tham khảo SGV).
- Các HS khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
- GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò:
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học
- HS làm bài tập vào vở bài tập để củng cố
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: Dùng thuốc an toàn.
 _____________________________-___

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5.doc