Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 14

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 14

CHUỖI NGỌC LAM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc lưu loát bài văn.

- Phân biệt lời kể với lời giới thiệu đối thoại. Phân biệt lời của các nhân vật thể hiện được tình cảm, cảm xúc qua giọng đọc.

2. Kĩ năng: - Hiểu được các từ ngữ.

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật .

3. Thái độ: - Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc.

+ HS: Bài soạn, SGK.

III. Các hoạt động:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 22 tháng 11 năm 2010 
TẬP ĐỌC 
CHUỖI NGỌC LAM 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát bài văn.
- Phân biệt lời kể với lời giới thiệu đối thoại. Phân biệt lời của các nhân vật thể hiện được tình cảm, cảm xúc qua giọng đọc.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu được các từ ngữ.
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật . 
3. Thái độ:	- Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc.
+ HS: Bài soạn, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Các bài trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, vì hạnh phúc của con người .
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản.
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
Giáo viên giới thiệu chủ điểm.
Chia bài này mấy đoạn ?
- Truyện gồm có mấy nhân vật ?
Đọc tiếp sức từng đoạn.
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm từ : lễ Nô-en 
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài 
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại.
* Đoạn 1 : (cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé)
-GV có thể chia đoạn này thành 3 đoạn nhỏ để HS luyện đọc :
+ Đoạn từ đầu  gói lại cho cháu 
+ Tiếp theo . Đừng đánh rơi nhé !
+ Đoạn còn lại 
- GV nêu câu hỏi :
* Câu 1 : Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
* Câu 2 : Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không ? Chi tiết nào cho biết điều đó ?
- GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng lời các nhân vật .
- GV ghi bảng ý 1
* Đoạn 2 : (cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé)
GV có thể chia đoạn này thành 3 đoạn nhỏ để HS luyện đọc :
+ Đoạn từ ngày lễ Nô-en . câu trả lời của Pi-e “Phải”
+ Tiếp theo . Toàn bộ số tiền em có
+ Đoạn còn lại 
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm từ : giáo đường 
- GV nêu câu hỏi :
* Câu 3 : Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì ?
* Câu 4 : Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này ?
- GV chốt ý 
- GV ghi bảng ý 2 
- GV ghi bảng nội dung chính bài 
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
Học sinh đọc.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Thi đua theo bàn đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà tập đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Hạt gạo làng ta”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời câu hỏi theo từng đoạn.
Học sinh đặt câu hỏi – Học sinh trả lời.
Học sinh quan sát tranh thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người “.
Hoạt động lớp.
- Vì hạnh phúc con người.
Lần lượt học sinh đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: “Từ đầu đến người anh yêu quý”
+ Đoạn 2 : Còn lại.
Chú Pi-e và cô bé .
Nhận xét từ, âm, bạn phát âm sai.
Dự kiến: gi – x – tr.
Học sinh đọc phần chú giải.
Hoạt động nhóm, lớp.
- Mỗi tố 3 HS tiếp nối nhau đọc 2-3 lượt 
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 1 .
- Cô bé mua tặng chị nhân ngày Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất .
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc .
Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất
- 3 HS đọc theo sự phân vai
- Từng cặp HS đọc đoạn 2
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nêu giọng đọc của bài: câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm, thể hiện thái độ tế nhị nhưng thẳng thắn của nhân vật,ngần ngại nêu câu hỏi, nhưng vẫn hỏi 
Học sinh lần lượt đọc.
- Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở đây không ? 
- Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được .
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt 
Tổ chức học sinh đóng vai nhân vật đọc đúng giọng bài văn.
Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Các nhóm thi đua đọc.
RÚT KINH NGHIỆM: 	
TOÁN:
CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO SỐ TỰ NHIÊN MÀ 
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Bước đầu thực hiện phép chia những số tự nhiên cụ thể.
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh chia thành thạo.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu.
+ HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
14’
3-4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài nhà .
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố phép cộng, trừ, nhân STP
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. 
	  Ví dụ 1
	27 : 4 = ? m
Giáo viên chốt lại.
	  Ví dụ 2
	43 : 52
•	Giáo viên chốt lại: Theo ghi nhớ.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu thực hiện phép chia những số tự nhiên cụ thể.
Phương pháp: Thực hành, động não.
	* Bài 1:
Học sinh làm bảng con.
	* Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
* Bài 3:
Giáo viên nhấn mạnh lấy tử số chia mẫu số.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Tổ chức cho học sinh làm bài. Lần lượt học sinh trình bày. Cả lớp nhận xét.
	27 : 4 = 6 m dư 3 m
4
6, 75
 20
 0 
	•	Thêm 0 vào bên phải số dư, đánh dấu phẩy bên phải số 6, ® 30 phần 10 m hay 30 dm.
	•	Chia 30 dm : 4 = 7 dm ® 7 phần 10 m. Viết 7 vào thương, hàng phần 10 dư 2 dm.
	•	Thêm 0 vào bên phải số 2 được 20 (20 phần trăm mét hay 20 cm, chia 20 cm cho 4 ® 5 cm (tức 5 phần trăm mét). Viết 5 vào thương hàng phần trăm.
	•	Thương là 6,75 m
	•	Thử lại: 6,75 ´ 4 = 27 m
Học sinh thực hiện.
	43, 0 52
 1 4 0 0, 82
 3 6
• Chuyển 43 thành 43,0
Đặt tính rồi tính như phép chia 
 43, 0 : 52 
Học sinh dựa vào ví dụ, nêu ghi nhớ .
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt:
	25 bộ quần áo	: 70 m
	6 bộ quần áo	: ? m
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề 3 – Tóm tắt:
Học sinh làm bài và sửa bài .
- Lớp nhận xét.
Học sinh nhắc lại quy tắc chia.
RÚT KINH NGHIỆM: 	
Thứ ba , ngày 23 tháng 11 năm 2010 
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố quy tắc và thực hành thành thạo phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng: Củng cố rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
25’
5’
2-3’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài nhà (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc và thực hành thành thạo phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
	  Bài 1:	
- Giáo viên chốt lại: thứ tự thực hiện các phép tính
   Bài 2:
-GV giải thích : vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia ( do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83 )
	  Bài 3 ;
-GV nêu câu hỏi :
+Muốn tính chu vi và diện tích HCN ta cần phải biết gì ?
	  Bài 4:
v	Hoạt động 2: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Nhắc lại nội dung luyện tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài nhà 2, 4/ 68 .
Dặn học sinh chuẩn bị xem trước bài ở nhà.
Chuẩn bị: “Chia một số tự nhiên cho một số thập phân”. 
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Nêu tính chất áp dụng : Chia một STP với một STN ; cộng ( trừ) STP với STP
- Cả lớp nhận xét . 
- 1 HS lên bảng tính
8,3 x 0,4 ( = 3,32)
- HS làm tương tự các bài khác 
Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
Phân tích – Tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài – Xác định dạng (Tìm giá trị của phân số).
Học sinh đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh tóm tắt.
Cả lớp làm bài.
Học sinh sửa bài – Xác định dạng “So sánh”
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhóm đôi.
Thi đua giải bài tập.
	3 : 4 : 0,75
RÚT KINH NGHIỆM: 	
CHÍNH TẢ	 
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU tr – ch , ÂM CUỐI o – u
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Nghe và viết đúng chính tả, một đoạn văn trong bài tập Chuỗi ngọc lam 
2. Kĩ năng: 	Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn: tr/ch hoặc ao/au
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ, từ điển.
+ HS: SGK, Vở.
III. Các hoạt động:
TG
 ... c sinh trình bày – Thử lại.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt chốt ghi nhớ.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh lần lượt đọc đề – Tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài – Tóm tắt.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
 	(Thi đua giải nhanh)
-Bài tập tìm x: x × 2,5 + x × 3 = 45,45
RÚT KINH NGHIỆM: 	
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Đề bài : Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em .
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được tác dụng, nội dung thể thức viết một biên bản cuộc họp .
2. Kĩ năng: Biết thực hành làm biên bản cuộc họp .
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính trung thực, khách quan.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng lớp viết đề bài , gợi ý 1 ; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp .
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
10’
18’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Kiểm tra hoàn chỉnh bài tập 1 của học sinh.
Giáo viên chấm điểm vở.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm lại thể thức viết một biên bản cuộc họp .
Phương pháp: Bút đàm.
Yêu cầu học sinh nắm lại :
+	Những người lập biên bản là ai?
+	Thể thức trình bày.
+	Nội dung loại hình biên bản.
- Giáo viên chốt lại.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành biên bản cuộc họp (nhiệm vụ trọng tâm).
Phương pháp: Bút đàm.
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý : có thể chọn bất kì cuộc họp nào mà em đã tham dự ( họp tổ, họp lớp, họp chi đội )
+ Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào ?
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản theo đúng thể thức của mộtbiên bản ( mẫu là Biên bản đại hội chi đội )
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( đúng thể thức, rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh )
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét ® lưu ý.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm hoàn chỉnh yêu cầu 3.
Chuẩn bị: “Luyện tập tả người hoạt động”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh lần lượt đọc thầm diễn đạt bài tập 1.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
- HS nêu .
- Học sinh đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK
- HS làm bài theo nhóm ( 4 HS)
- Đại diện nhóm thi đọc biên bản
- Cả lớp nhận xét .
	Hoạt động lớp.
Học sinh nêu ghi nhớ.
Nêu những kinh nghiệm có được sau khi làm bài.
RÚT KINH NGHIỆM 
ĐẠO ĐỨC: 
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Giúp học sinh hiểu phụ nữ là những người thân yêu ở quanh em: bà, mẹ, chị, cô giáo, bạn gái. Phụ nữ là những người luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương người khác, có công sinh thành, nuôi dưỡng em.
- Học sinh biết trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái.
2. Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng phụ nữ.
II. Chuẩn bị: 
HS: Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng. (bà, mẹ, chị, cô giáo,)
GV + HS: - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
16’
7’
7’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Đọc ghi nhớ.
3. Giới thiệu bài mới: Tôn trọng phụ nữ (tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Xử lí tình huống bài tập 4/ SGK.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Yêu cầu học sinh liệt kê các cách ứng xử có thể có trong tình huống.
Hỏi: Nếu là em, em sẽ làm gì? Vì sao?
Kết luận: Các em nên đỡ hộ đồ đạc, giúp hai mẹ con lên xe và nhường chỗ ngồi. Đó là những cử chỉ đẹp mà mỗi người nên làm.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5, 6/ SGK.
Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải.
Nêu yêu cầu,
Nhận xét và kết luận.
Xung quanh em có rất nhiều người phụ nữ đáng yêu và đáng kính trọng. Cần đảm bảo sự công bằng về giới trong việc chăm sóc trẻ em nam và nữ để đảm bảo sự phát triển của các em như Quyền trẻ em đã ghi.
v	Hoạt động 3: Học sinh hát, đọc thơ (hoặc nghe băng) về chủ đề ca ngợi người phụ nữ 
Phương pháp: Trò chơi.
Nêu luật chơi: Mỗi dãy chọn bạn thay phiên nhau đọc thơ, hát về chủ đề ca ngợi người phụ nữ. Đội nào có nhiều bài thơ, hát hơn sẽ thắng.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Lập kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ 8/ 3 (ở gia đình, lớp),)
Chuẩn bị: “Hợp tác với những người xung quanh.”
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh trả lời.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh lên giới thiệu về ngày 8/ 3, về một người phụ nữ mà em các kính trọng.
Hoạt động lớp, nhóm (2 dãy).
Học sinh thực hiện trò chơi.
Chọn đội thắng.
RÚT KINH NGHIỆM: 	
KĨ THUẬT
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ 
I . MỤC TIÊU :
 HS cần phải :
Nêu được lợi ích của việc nuôi gà .
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi .
II . CHUẨN BỊ :
 - Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà ( làm thực phẩm , cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm , xuất khẩu, cung cấp phân bón 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- HS hát
4’
2. Bài cũ: 
“Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn “
- HS nêu cách thực hiện
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“ Lợi ích của việc nuôi gà “
- HS hát bài “Đàn gà con “ 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
18’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà 
Hoạt động nhóm , lớp
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về lợi ích của việc nuôi gà 
- HS tự chia nhóm theo yêu cầu của GV
- GV giới thiệu nội dung, yêu cầu phiếu học tập 
Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà 
+ Nuôi gà đem lại lợi ích gì ?
+ Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà, trứng gà .
- HS đọc, nhận xét , trao đổi về nội dung các tranh ảnh trong SGK
- Các nhóm cùng thảo luận 
- GV quan sát , hướng dẫn , gợi ý để HS thảo luận có hiệu quả 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- GV tổng hợp các ý kiến thảo luận của các nhóm về các lợi ích của việc nuôi gà :
1) Các sản phẩm của chăn nuôi gà:
+ Thịt gà, trứng gà
+ Lông gà .
+ Phân gà .
- Hãy kể tên một số sản phẩm được chế biến từ thịt gà, trứng gà 
- Món gà luộc, gà quay, gà hầm, trứng tráng, trứng ốp, bánh ga-tô 
2) Một số lợi ích của việc nuôi gà :
+ Gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.
+ Thịt gà, trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao ( chất đạm )
+ Thịt gà, trứng gà dùng làm thực phẩm hằng ngày 
+ Nuôi gà là nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn 
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm 
-Tại sao nuôi gà lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên 
- Nuôi gà theo cách thả trong vườn, gà sẽ tận dụng thóc, ngô, sâu bọ , rau, cơm .
12’
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV đánh giá kết quả học tập của HS qua phiếu trắc nghiệm 
Em đánh dấu (X) vào ở câu trả lời đúng 
Những lợi ích của việc nuôi gà :
Đem lại nguồn thu nhập cao .
Cung cấp thịt, trứng làm thực phẩm .
Cung cấp chất bột đường .
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm .
Làm thức ăn cho vật nuôi .
Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cung cấp phân bón cho cây trồng .
Xuất khẩu .
-GV nêu đáp án để HS tự đánh giá
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS lắng nghe GV phổ biến 
- HS làm bài tập .
- HS trao đổi bài và đánh giá kết quả bài làm 
Hoạt động 3 : Củng cố 
+ Hãy nêu những ích lợi của việc nuôi gà ?
4. Tổng kết- dặn dò :- Chuẩn bị : “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà”
- Nhận xét tiết học .
 Hoạt động cá nhân , lớp
 - HS nêu 
RÚT KINH NGHIỆM
SINH HOẠT TUẦN 14
I. Đạo đức tác phong:
- Đa số chấp hành tốt nội quy quy định của nhà trường, chào hỏi lễ phép với người lớn, đi học đều và đúng giờ, mặc dù mùa mưa nhưng khơng cĩ em nào đi trể, đây là một biểu hiện tốt mà chúng ta cần đáng tuyên dương. 
- Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, hầu hết các em đi học đều, khơng tự ý bỏ học. 
- Tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn, cán bộ lớp truy bài tương đối đều hơn so với những tuần trước, đơi bạn học tập hoạt động tích cực và bước đầu cĩ hiệu quả. 
Tồn tại : Một số em nam cịn chơi nghịch giờ ra chơi cịn chạy nhảy, tổ chức các trị chơi khơng tốt như xơ đẩy, chạy nhảy làm bẩn quần áo, tác phong khơng đúng quy định, làm ảnh hưởng khơng tốt đến những tiết học sau. 
II. Học tập :
- Hiện tượng khơng thuộc bản nhân đã giảm hơn so với tuần trước, cĩ chuẩn bị bài chu đáo hơn, trong giờ học cĩ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài sơi nổi ở một số tiết học .
- Hiện tượng khơng sửa bài đã giảm hơn so với tuần trước. 
Tồn tại : Cịn một số em bỏ vở bài tập ở nhà trong các giờ luyện tập, chưa thuộc bài khi đến lớp như Cường, Duy, Chung, Giang, Cam.....
III. Các hoạt động khác :
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp học 
- Chấp hành tốt các qui định về nước uống, đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm hợp lý.
- Thực hiện tốt an tồn giao thơng 
IV. Kế hoạch tuần đến :
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giơ.
- Tăng cường truy bài đối những em lười chuẩn bị bài và học bài cũ. 
- Củng cố lại nề nếp tự quản cho lớp.
- Theo dõi, nhắc nhở tình trạng ăn quà vặt khi đến trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 14.doc