Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 20

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 20

I. Mục đích, yêu cầu :

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, )

- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – mmột người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2011
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
Tập đọc 	
I. Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu,)
- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – mmột người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1’
 4’
 33’
 1’
 32’
 10’
 12’
 10’
 2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
-H1: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
-H2: Quyết tâm tìm đường cứu nước của anh Thành được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
Giáo viên nhận xét –Ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : ( Nêu MĐ – YC )
b.Giảng bài :
 v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Gọi HS khá đọc.
- GV chia đoạn: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu  mới tha cho.
+ Đoạn 2: Một lần khác đến thưởng cho.
+ Đoạn 3: Còn lại
GV tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp từng đoạn,kết hợp luyện đọc và giải nghĩa từ.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
-HS đọc lướt đoạn 1, trả lời:
 + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
-Hỏi HS nghĩa từ: câu đương.
- Cách xử lí này của Trần Thủ Độnhằm mục đích gì?( HS K).
-HS đọc lướt đoạn 2, trả lời:
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
-HS đọc lướt đoạn 3, trả lời:
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? (HSK). GV cho HS xem tranh.
- 1 HS đọc lại cả bài, nêu nội dung chính của bài?
- GV giáo dục HS
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu đoạn văn
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn (theo cách phân vai).
-GV tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
4. Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau:Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
Hát 
HS đọc bài : “Người công dân số Một”và trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
 Hoạt động lớp
- Cả lớp theo dõi đọc thầm.
3 học sinh nối tiếp đọc từng đoạn, kết hợp luyện đọc và giải nghĩa từ ( SGK ).
- Thái sư : chức quan đầu triều thời xưa
- Kiệu : phương tiện đi lại thời xưa gồm một ghế ngồi có mái che và đôi đòn khiêng
- Quân hiệu : chức quan võ nhỏ
- Xã tắc : đất nước, nhà nước
- Thượng phụ : từ xưng hô để tỏ ý tôn kính Trần Thủ Độ
 Hoạt động lớp, nhóm đôi.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời:
+ Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
-Nhằm răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước, làm rối loạn phép nước.
+ Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
- HS giải nghĩa từ: chầu vua, chuyên quyền
+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương , phép nước.
-Ý nghĩa: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- HS đọc lại từng đoạn văn và nêu cách đọc. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp đoạn 2.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- 1-2 HS đọc nối tiếp cả đoạn văn.
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
RÚT KINH NGHIỆM 
LUYỆN TẬP
Toán 	
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố về tính chu vi hình tròn.
- Tính được bán kính, đường kính của hình tròn khi biết chu vi của nó
II . Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
 33’
1’
 32’
 7’
9’
 10’
 6'
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 3 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : (Nêu MĐ – YC)
b. Luyện tập:
Bài 1 : (HS TB- Y).
-GV lưu ý HS trường hợp: r = 2cm, có thể đổi hỗn số ra STP hoặc PS.
à Củng cố công thức tính chu vi hình tròn.
Bài 2: ( HS TB – K ). 
- GV giúp đỡ HS yếu: Từ công thức tính chu vi hình tròn, suy ra cách tính đường kính , bán kính hình tròn.
- Muốn tính bán kính hình tròn, ta làm thế nào?
-Muốn tính đường kính hình tròn , ta làm thế nào?
à GV củng cố cách tính bán kính và đường kính hình tròn.
Bài 3 : ( HS TB – K ).
- Ở phần b, GV gợi mở để HS yếu nhận thấy : Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Vì thế bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.
à Củng cố về cách tính chu vi hình tròn.
Bài 4 :(HS TB – K).
- GV giúp đỡ HS yếu : 
+ Tính chu ci hình tròn.
+ Tính nửa chu vi hình tròn.
+ Xác định chu vi hình H : là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm vào vở. 1 HS lên bảng.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm BT. 1 HS lên bảng.
- Muốn tính bán kính hình tròn, ta lấy chu vi chia cho 2 rồi chia cho 3,14.
-Muốn tính đường kính hình tròn, ta lấy chu vi 
chia cho 3,14.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS suy nghĩ và chọn: Khoanh vào D.
- HS nhắc lại cách tính chu vi, bán kính, đường kính hình tròn.
Rút kinh nghiệm: 
 Thứ ba, ngày 11 tháng 01 năm 2011
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
Toán	
I. Mục tiêu:
 Giúp HS : Nắm được qui tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
32’
1’
 31’
10’
21’
6’
 8’
 7’
 2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lên bảng làm BT 2 (VBT in ).
HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Nêu MĐ – YC)
b) Bài mới : 
v Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn:
-GV vẽ hình tròn lên bảng và cho HS chỉ phần diện tích của hình tròn.
- GV giới thiệu một cách trực tiếp : Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
-Gọi S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn. Yêu cầu HS viết công thức tính diện tích hình tròn?
- GV nhận xét.
- VD: HS tính diện tích của hình tròn , biết r = 3 cm.
- GV chốt lại cách tính diện tích hình tròn (phân biệt với tính chu vi).
v Hoạt động 2: Luyện tập
*Bài 1 : (HS TB – Y). 
- GV gợi ý cho HS yếu (nếu các em lúng túng) :ở phần c nên đổi r = m về STP. 
à Củng cố về cách tính diện tích hình tròn.
* Bài 2: (HS TB – Y).
- HS nêu yêu cầu BT?
- HS suy nghĩ tìm cách giải.GV gợi ý để HS yếu phát hiện ra cách giải: Tìm bán kính à Tìm diện tích.
à Củng cố về cách tính diện tích hình tròn khi biết đường kính.
* Bài 3: (HS TB – Y).
- HS đọc và nêu yêu cầu BT.
- GV gợi ý HS nêu ý nghĩa thực tiễn của bài toán:Tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của mặt bàn nêu trong bài toán.
4.Tổng kết - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại
- HS viết vào vở nháp. 1 HS lên bảng viết.
 S = r Í r Í 3,14
- HS làm vào giấy nháp. 1 HS lên bảng.
- HS nhận xét.
- 
- HS đọc yêu cầu BT. HS tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng.
- HS làm bài vào vở sau đó đổi vở chữa bài
- Tính diện tích hình tròn biết độ dài đường kính.
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng.
- HS nhận xét và đổi vở để kiểm tra kết quả.
- Tính diện tích hình tròn, biết bán kính 
- HS làm bài vào vơ.û1 HS lên bảng làm bài.
- Diện tích mặt bàn hình tròn:
 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
RÚT KINH NGHIỆM:
CÁNH CAM LẠC MẸ
Chính tả ( Nghe viết) 
I. Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ.
- Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o / ô
III. Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
 34’
1’
33’
23’
10’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Gv đọc cho HS viết các từ: lim dim, bịn rịn, lóc cóc
Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu: ( Nêu MĐ – YC ).
b. Giảng bài:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
- Gv đọc bài thơ Cánh cam lạc mẹ cần viết chính tả.
- Em hãy miêu tả tình cảnh của chú cánh cam tội nghiệp trong hai khổ thơ đầu?
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó trong bài thơ: xô vào, khản đặc, râm ran, xén tóc
- Bài này được viết theo thể thơ gì? Khi viết em cần lưu ý điều gì?
- Giáo viên đọc từng câu cho HS viết.
- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chữa lỗi và chấm 1 số vở.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
	Bài 2a. ( HS TB – K )
- Gọi HS nêu yêu cầu BT?
- GV giúp đỡ HS yếu.
-Hỏi thêm: Tìm chi tiết gây cười trong truyện?
 Giáo viên chốt lại, lưu ý nghĩa của một số từ.
4. Tổng kết - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Trí dũng song toàn.
 Hát 
Học sinh viết vào bảng con. 1 HS viết bảng lớp.
Học sinh nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-Cả lớp đọc thầm.
- HS nêu nội dung bài thơ
-Buổi chiều tối , chú cánh cam không biết đường về nhà bị rơi vào một khu vườn xa lạ, cánh cam sợ nên gọi mẹ khản cả giọng.
- HS viết các từ khó.
- HS nêu.
- HS chú ý lắng nghe và viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở để kiểm tra số lỗi .
- HS đọc đề BT.
- Điền r / d / gi thích hợp vào chỗ trống:
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng.
+Thứ tự điền: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.
- Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này không phải của tôi.
- HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
RÚT KINH NGHIỆM 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
Luyện từ và câu
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
1’
32’
7’
9’
8’
8’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng:
H1:-Xác định các vế câu trong câu ghép sau và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Bố đi làm, mẹ đi chợ còn em đi học.
H2: Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Đó là những cách nào?
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : (Nêu MĐ – YC )
b. Giảng bài : Hướng dẫn HS làm bài tập
v Bài tập 1 : ( HS Tb – Y )
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:Nghĩa của từ công dâ ... ệp là ngành SX chính
- HS quan sát hình và trả lời :
-HS xác định vị trí của khu vực ĐNA trên lược đồ.
- HS nêu tên 11 quốc gia trong khu vực.
Khu vực ĐNA có Xích đạo chạy qua, đặc điểm khí hậu nóng, loại rừng chủ yếu của ĐNA là rừng rậm nhiệt đới.
- Địa hình: núi là chủ yếu, có độ cao trung bình ; đồng bằng nằm dọc sông lớn và ven biển.
- Sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nước ĐNA.
-HS nhắc lại nội dung bài.
RÚT KINH NGHIỆM 
 Thứ sáu, ngày 14 tháng 01 năm 2011
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
Toán 	
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết cách “ đọc”, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II. Chuẩn bị: Vẽ sẵn biểu đồ hình quạt vào bảng phụ.
- III Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3
1
7
8/
 8/
8/
3/
1/
1- Ổn định lớp : 
2- Kiểm tra bài cũ : 
- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết .
- Biểu đồ có tác dụng,ý nghĩa gì trong thực tiễn
- GV nhận xét chung .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : Biểûu đồ hình quạt
 b– Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Giới thiệu biểu đồ hình quạt .
a) Ví dụ 1 : 
- GV treo tranh Vdụ 1 lên bảng và giới thiệu : Đây là Bđồ hình quạt .
- Bđồ có dạng hình gì ? gồm những phần nào ? 
- Hướng dẫn HS tập “đọc” B.đồ .
+ Bđồ biểu thị cái gì ? 
+ Sách trong thư viện được phân làm mấy loại ?.
+ Tỷ số % của từng loại là bao nhiêu ? 
+ Hình tròn tương ứng với bao nhiêu % ?.
Ví dụ 2 : 
- Gắn bảng phụ lên bảng .
+ Bđồ cho biết điều gì ? 
+ Có tất cả? môn thể thao được thi đấu ? .
+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu ? ,
+ Tính số HS tham gia môn bơi .
 * HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1 : 
- Gọi 1 HS đọc đề .
- Yêu cầu Hs quan sát Bđồ và tự làm vào vở .
- Gv nhận xét,chữa bài .
Bài 2 : - Gọi 1 Hs đọc đề bài .
- GV gắn bảng phụ lên bảng . 
+ Bđồ nói về điều gì ? .
+ Căn cứ vào các dấu hiệu qui ước, hãy cho biết phần nào trên Bđồ chỉ số HS giởi, số HS khá, số HS TB .
+ Đọc các tỷ số % của số HS giởi, số HS khá và số HS TB .
4- Củng cố :
- Nêu tác dụng và ý nghĩa của Bđồ .
5- Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập về tính diện tích 
Hát 
HS nêu .
HS nghe . 
HS quan sát tranh và lắng nghe .
Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần.Trên mỗi phần của hình tròn điều ghi các tỉ số % tương ứng .
+ Biểu đồ biểu thị tỷ số % các loại sách có trong thư viện của 1 trường tiểu học .
+ Được chia ra làm 3 loại : 
+ Truyện thiếu nhi chiếm 50% 
+ Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện .
- HS theo dõi .
 + Cho biết tỷ số % Hs tham gia các môn thể thao của lớp 5/C .
 + 4 môn .
 + 32 bạn .
 + 32 Í 12,5 : 100 = 4 Hs .
- HS đọc.
-HS làm bài.
- Hs chữa bài . 
- HS đọc đề .
- Hs quan sát .
+ Nói về Kquả học tập của HS ở 1 trường tiểu học .
+ HS giỏi : Phần màu trắng ; HS khá : Phần màu xanh nhạc ; HS trung bình : Phần màu xanh đậm .
+ Hs đọc .
- HS nêu .
- HS nghe . 
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG 
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Tập làm văn	
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
- Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể 
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
1’
32’
10’
22’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- HS đọc các đoạn mở bài đã viết ở tiết trước.
-GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: ( Nêu MĐ – YC ).
b. Giảng bài: 
Bài tập 1 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
-Câu chuyện nói về điều gì?
- GV hỏi HS : việc bếp núc là công việc ntn?
-Gọi HS đọc thầm lại câu chuyện 
- Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
- Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
- GV nói : Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng Thuý Minh đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người
- Dựa vào BT1 , hãy nêu cấu tạo của việc lập chương trình hoạt động cụ thể ?
-GV treo bảng phụ cấu tạo của chương trình hoạt động.
- Theo em , lập chương trình hoạt động có tác dụng gì?
à GV chốt lại.
Bài tập 2 :(HS cả lớp)
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT2 : BT2 yêu cầu mỗi em đặt vị trí mình là lớp trưởng Thuỷ Minh, dựa theo câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể kết hợp với tưởng tượng, phỏng đoán riêng, lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi LHVN chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 
20 – 11.
-Nếu HS lúng túng , Gv gợi ý:
+ Chương trình em lập có tên là gì?
+Em phân công công việc như thế nào?
+Chương trình cho buổi liên hoan văn nghệ diễn ra ntn?
- GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm
- GV hướng dẫn cụ thể ví dụ về 1 CTHĐ trong SGK.
4. Củng cố – Dặn dò :
- HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- GV nhận xét tiết học.
Hát 
 -HS nhận xét.
 Hoạt động lớp
- 1-2 HS đọc yêu cầu BT1.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS nêu.
-là việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa,
- HS đọc thầm lại mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể :
- Chúc mừng các thầy, cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 ; bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
- Cần chuẩn bị : bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa,.. ; Làm báo tường ; Chương trình văn nghệ. HS nêu sự phân công
- HS kể lại diễn biến của buổi liên hoan
- Gồm có ba phần: Mục đích , chuẩn bị, chương trình cụ thể.
- HS nhắc lại.
- Giúp chuẩn bị tốt, đảm bảo cho hoạt động thành công.
- 1-2 HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần : Mục đích – Phân công chuẩn bị – Chương trình cụ thể. HS có thể bổ sung tiết mục văn nghệ không có trong câu chuyện.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Lớp nhận xét
- Chương trình hoạt động chuẩn bị cho buổi liên hoan vă nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11
- HS nêu.
- HS trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
RÚT KINH NGHIỆM: 
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 2)
Đạo đức 	 
I. Mục tiêu : Học xong bài này , HS biết :
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
1’
27’
10’
9’
 8’
 2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng:
H1: Vì sao chúng ta ai cũng cần yêu quê hương mình?
H2: Những hành động, việc làm nào thể hiện biết yêu quê hương?
- Nhận xét – Ghi điểm
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : (Nêu MĐ – YC)
b) Giảng bài :
v Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ (BT2 SGK)
- GV nêu từng ý kiến trong BT2. HS đại diện nhóm trình bày.
-GV lật ngược lại vấn đề.
- GV kết luận .
v Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT3 SGK).
- GV yêu cầu HS thảo luận
- GV kết luận:
+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn tham gia đóng góp
+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm.
v Hoạt động 3: Trình bày kết quả sưu tầm
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
2 học sinh lên bảng trả lời.
- HS nhận xét.
Họat động nhóm, lớp.
- HS nêu yêu cầu BT 2 .HS thảo luận nhóm đôi để ghi dấu X vào trước ý kiến đúng.
- Nhóm khác nhận xét.
- Các đáp án HS chọn là: ii, iii, v
- HS bày tỏ thái độ bằng cách phát biểu ý kiến
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa, đã chuẩn bị
- HS trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- HS cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận
 RÚT KINH NGHIỆM:
Kĩ thuật
CHĂM SÓC GÀ
	I) Mục tiêu: HS cần phải
	-Nêu được mục đích,tác dụng của việc chăm sóc gà
	-Biết cách chăm sóc gà
	-Có ý thức chăm sóc,bảo vệ gà
	II) ĐDDH
	-Tranh ảnh, phiếu đánh giá kết quả học tập
 III) HĐDH
T.G
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’
4’
1’
10’
13’
4’
2’
I) Ổn định
II) KTBC
 -Nêu mục đích ,ý nghĩa của việc nuôi gà
 -Nêu cách cho gà ăn uống
III) Bài mới
1)Giới thiệu bài: Chăm sóc gà
2) Hướng dẫn
 HĐ 1: (Nhóm)
- HS đọc mục 1 SGK
+ Nêu mục đích và tác dụng của việc nuôi gà
 HĐ 2: Cách chăm sóc gà
 -HS đọc mục 2 SGK
 +Nêu têân các công việc chăm sóc gà
*Nêu cách sưởi ấm cho gà con, nhất là gà ko có mẹ
*Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà
 HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập
 -GV nhận nxét
 IV) Nhận xét-dặn dò
 -GV nhận xét
 - Xem trước bài: Vệ sinh phòng bệnh cho gà
-Hát
-HS nêu
-HS nghe
- MĐ: Nhằm tạo đk về nhiệt độ ánh sáng, kk thích hợp cho gà sinh trưởng
-TD:Giúp gà khoẻ mạnh mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất.
a)Sưởi ấm cho gà con
b)Chống nóng ,chống rét,phòng ẩm cho gà.
c)Phòng ngộ độc thức ăn cho gà
-HS nêu
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá
Rút kinh nghiệm: 	
Sinh hoạt lớp
I. ĐẠO ĐỨC TÁC PHONG :
- Chấp hành nghiêm túc nội quy của trường không có em nào vi phạm, mặc dù nay là thời gian đầu học kì 2 nhưng các em vẫn thực hiện tốt. 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bỏ rác đúng nơi quy định 
- Thực hiện 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, còn ồn trông lớp 
Tồn tại: Một số em đầu tóc chưa gọn gàng, hay ăn quà vặt trong lớp, quần áo còn xộc xệch, cần chấn chỉnh trong thời gian đến (Sự, Vĩ A, Cường, Duy, ...)
II. HỌC TẬP : 
- Học tập có chiều hướng lơ là do ảnh hưởng của của những ngày nghỉ, ít chuản bị bài, ít học bài ở nhà nên việc học ở lớp còn trầm chưa sôi nổi.
- Một số em có ý thức học tập tốt thật đáng khen như: Dương, Nhung, Bảo, Thảo
III. KẾ HOẠCH TUẦN ĐẾN :
- Sắp xếp lại chỗ ngồi cho một số học sinh phù hợp hơn
- Xây dựng lại đôi bạn cùng tiến
- Nhận và chăm sóc cây bóng mác theo sự phân công của Liên đội.
- Họp PHHS cuối tuần 20.
IV. Tuyên dương, nhắc nhở:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 20.doc