Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 23

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 23

 TOÁN

 $111 XĂNG -TI -MÉT KHỐI. ĐỀ -XI -MÉT KHỐI .

I. Mục tiêu:

Giúp H :

- Có biểu tượng về xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối .

- Đọc và viết đúng các số đo có đơn vị đo là xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối.

- Nhận biết được quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối .

- Giải được một số bài tập có liên quan đến xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối.

II. Đồ dùng dạy học:

Mô hình quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối .

Bộ đồ dùng học toán .

III. Các hoạt động dạy học:

*HĐ1. KTBC: <3-5>

- Có những cách nào để so sánh thể tích của hai hình ?

*HĐ2. Dạy học bài mới: < 13-15/="">

2.1 Hình thành biểu tượng về xăng -ti-mét khối .

- G đưa ra hình lập phương có cạnh 1cm , giới thiệu về xăng -ti-mét khối .

- H nhắc lại .

- G hướng dẫn cách đọc và viết kí hiệu xăng -ti-mét khối.

2.2 Hình thành biểu tượng về đề -xi -mét khối , mối quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối

* G đưa ra hình lập phương có cạnh 1dm , yêu cầu H giới thiệu về đề -xi-mét khối

- H nhắc lại .

- G hướng dẫn cách đọc và viết kí hiệu xăng -ti-mét khối.

* G đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối , yêu cầu H tìm mối quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối.

Gợi ý: HLP cạnh 1dm chứa bao nhiêu HLP cạnh 1 cm?

- Nhìn vào số hàng, cột , số HLP trọng một cột để tính.

- H suy nghĩ tìm kết quả , nêu cách làm. 10 x10 x10 = 1000 ( hình lập phương )

1dm3 = ? cm3 1dm3 = 1000 cm3

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 23
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Tiết 1	 chào cờ
Tiết 2 	 Toán
 $111	 Xăng -ti -mét khối. Đề -xi -mét khối .
I. Mục tiêu:
Giúp H :
- Có biểu tượng về xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối .
- Đọc và viết đúng các số đo có đơn vị đo là xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối.
- Nhận biết được quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối .
- Giải được một số bài tập có liên quan đến xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối.
II. Đồ dùng dạy học: 
Mô hình quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối .
Bộ đồ dùng học toán .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC: 
- Có những cách nào để so sánh thể tích của hai hình ?
*HĐ2. Dạy học bài mới: 
2.1 Hình thành biểu tượng về xăng -ti-mét khối . 
- G đưa ra hình lập phương có cạnh 1cm , giới thiệu về xăng -ti-mét khối .
- H nhắc lại .
- G hướng dẫn cách đọc và viết kí hiệu xăng -ti-mét khối.
2.2 Hình thành biểu tượng về đề -xi -mét khối , mối quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối 
* G đưa ra hình lập phương có cạnh 1dm , yêu cầu H giới thiệu về đề -xi-mét khối 
- H nhắc lại .
- G hướng dẫn cách đọc và viết kí hiệu xăng -ti-mét khối.
* G đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối , yêu cầu H tìm mối quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối.
Gợi ý: HLP cạnh 1dm chứa bao nhiêu HLP cạnh 1 cm?
- Nhìn vào số hàng, cột , số HLP trọng một cột để tính.
- H suy nghĩ tìm kết quả , nêu cách làm. 10 x10 x10 = 1000 ( hình lập phương )
1dm3 = ? cm3 1dm3 = 1000 cm3
*HĐ3 .Luyện tập thực hành 
KT chuẩn tối thiểu cần đạt bài 1, 2a
Bài 1: . 
Kiến thức : rèn kĩ năng viết và đọc các số đo thể tích có đơn vị đo là xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối . 
H đọc thầm BT và nêu yc 
H làm VBT + bảng phụ 
Chữa bài bảng phụ - nhận xét
ðChốt: Nêu cách đọc viết số đo thể tích?
Bài 2: 
Kiến thức: củng cố mối quan hệ giữa xăng -ti-mét khối , đề -xi -mét khối, chuyển đổi số đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn và ngược lại.
H đọc thầm BT và nêu yc 
- H làm vở ( yc H làm xong làm tiếp phần b )
- Chữa bài bảng phụ - giải thích cách làm
ðChốt: Khi đổi các đơn vị thể tích em cần xác định được gì?
*Dự kiến sai lầm:
Bài 2 : chuyển đổi sai .
 *HĐ3. Củng cố :
1cm3 = ? dm3
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 3 	 Tập đọc
Phân xử tài tình
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGKtrang 25 .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
- Đọc thuộc bài Cao Bằng ? 
Nêu nội dung bài .
*HĐ2. Giới thiệu bài 
- G ghi tên đề bài- Giới thiệu bài 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: 
-1 H đọc bài, lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối đoạn.
- Hướng dẫn đọc đoạn :
+ Đoạn 1:
- Đọc đúng :l- lâý trộm- câu cuối
- Giải nghĩa: quan án
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 2:
- câu 2 kể từ cuối ngắt sau tiếng này
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 3 :
- Đọc đúng : ngắt giọng câu 9sau tiếng tiểu;câu 10 sau tiếng tiểu
Na- Giải nghĩa: vãn cảnh, biện hộ , sư vãi, chạy đàn.
- HD đọc toàn đoạn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
Bước 2:
- Đọc nhóm đôi cho nhau nghe.
Bước 3: : Đọc cả bài
- G hướng dẫn đọc toàn bài
- Gọi H đọc bài
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 /SGK?
?- Đọc thầm đoạn 2 và quan sát tranh và trả lời câu hỏi 2 /SGK ? 
ðChốt: Quan án rất tài tình đã phá vụ án bằng cách dựa vào tâm lí của người lao động.
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3/ SGK ?
Trả lời câu hỏi 4/ SGK ?
ðChốt: Một lần nữa quan án lại phá vụ án rất thông minh dựa vào tâm lí của con người.
? Nội dung câu chuyện là gì ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm:
- G hướng dẫn đọc diễn cảm theo cách phân vai: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm khâm phục, trí thông minh, tài trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án; chuyển giọng linh hoạt:
+ Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng
+ Giọng 2 người đàn bà:mếu máo, ấm ức, đau khổ
+ Lời quan án, ôn tồn mà đĩnh đạc, uy nghiêm
Nhấn giọng :
Đoạn 1 : rất tài, manh mối , công bằng,
Đoạn 2 : xé đôi, một nửa,
Đoạn 3 : mất tiền , thủ phạm,..
- G đọc mẫu cả bài
- G gọi H đọc , nhận xét , chấm điểm .
*HĐ6: Củng cố , dặn dò 
- Gọi H nêu nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau: Chú đi tuần.
- 2 H đọc 
- H lắng nghe 
- 1H đọc bài , lớp đọc thầm , chia đoạn - 3đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu- lấy trộm
Đoạn 2: Đòi người – nhận tội
Đoạn 3 : còn lại 
- 3 H đọc
- H đọc thể hiện
- H giải nghĩa
- H luyện đọc đ1 
- H đọc thể hiện
- H luyện đọc đ2 
- H gạch bút chì vào SGK, đọc thể hiện
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc
- H lắng nghe 
- Đọc thầm, trả lời: ... hai người đàn bà tranh nhau tấm vải và nhờ quan phân xử .
- Đọc thầm, Hs nêu: dùng nhiều cách cuối cùng quan cho lính xé tấm vải , người chính tay dệt nên tấm vải bật khóc vì tiếc công sức lao động của mình bị phá bỏ...
- H đọc thầm và kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa 
- phương án b 
- H thảo luận nhóm đôi- H đại diện nêu ý kiến- nhận xét.
- Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án 
- H đọc đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn ,đọc doạn yêu thích, đọc cả bài
Tiết 4 	Chính tả 
Cao Bằng
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe- viết đúng , chính xác 4 khổ thơ đầu bài thơ Cao Bằng .
2. Viết hoa đúng các tên riêng, tên địa lí Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
- Viết tên riêng địa lí và tên người Việt Nam ?
- G nhận xét chữ viết .
*HĐ2. Giới thiệu bài 
*HĐ3. Hướng dẫn chính tả 
- G đọc mẫu
- Tập viết chữ ghi tiếng khó : Đèo Giàng,suối trong,núi non, sâu sắc . 
? Phân tích tiếng Giàng trong từ Đèo Giàng?
Làm tương tự với các từ còn lại
- Luyện viết bảng con. 
*HĐ4. Viết chính tả 
- H nhẩm lại bài viết 
- G nhắc H cách trình bày bài theo thể thơ 5 tiếng, viết hoa danh từ riêng, nhắc H tư thế ngồi viết .
- G ra hiệu lệnh viết
*HĐ5. HD chấm , chữa 
- G đọc cho H soát bài
- G chấm bài
*HĐ6. HD làm bài tập chính tả 
Bài 2 ( miệng)
- Đọc thầm đề , xác định yêu cầu ?
Bài 3( Vở)
- Đọc thầm đề , xác định yêu cầu ?
- Làm bài vào vở ?
- G chấm, chữa, nhận xét cách viết hoa danh từ riêng
*HĐ7:Củng cố , dặn dò:
- G công bố điểm, nhận xét giờ học , tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
- VN: Tự sửa lỗi sai
 Chuẩn bị bài sau: Núi non hùng vĩ .
- H viết bảng con
- H đọc thầm theo
- H đọc 
- Giàng = pâ đầu gi+ vần ang +thanh huyền
- H nêu miệng
- H viết bảng con
- H viết bài vào vở
- H soát bài bằng bút chì, ghi số lỗi, đổi vở cho nhau soát bài.
- H đọc đề, xác định yêu cầu
-H làm bài vàoVBT, đọc bài làm 
- H đọc bài làm , H khác nhận xét
- H đọc đề, xác định yêu cầu
-H làm bài vào vở
- H đọc bài làm , H khác nhận xét
Tiết 5	 Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. Mục tiêu:
-HS biết sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: :
+ Phong trào “đồng khởi” Bến Tre diễn ra trong hòan cảnh nào?
+ Thắng lợi của phong trào “đồng khởi” Bến Tre có tác động như thế nào tới cách mạng miền Nam? 
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp :
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ của bài học:
+ Tại sao Đảng, Chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội?
+ Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
+ Thành tích tiêu biểu của nhà máy cơ khí Hà Nội?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi :
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao Đảng,Chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội?
Gợi ý: + Nêu tình hình nước ta sau khi hòa bình lập lại.
+ Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì?
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta?
Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
ðChốt: Xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội là nhằm phụ vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện vũ khí cho miền nam đánh Mĩ.
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm :
- GV Phát phiếu và yêu cầu HS thảo luận theo nội dung sau:
+ Lễ khởi công (Thời gian, địa điểm, khung cảnh).
+ Lễ khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội.
+ Đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau hiệp định Giơ-ne-vơ, em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
Đại diện một số HS trình bày kết quả.
ðChốt: Đây là sự quyết tâm lớn đầy táo bạo của Đảng ta trong lúc đất nước vô cùng khó khăn.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp :
- Cho HS tìm hiểu về các sản phẩm của Nhà máy cơ khí Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:
+ Những sản phẩm do Nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
+ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào?
ðChốt: H quan sát tranh/ SGK
 Sự ra đời của nhà máy đã dánh dấu một sự thắng lợi mới của cuộc Cách mạng.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò :
-Hệ thống bài: HS đọc bài học.
 Chuẩn bị bài sau.
Tiết 6 	đạo đức
Em yêu tổ quốc việt nam( T1)
I, Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
- Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II, Tài liệu và phương tiện:
- Tranh , ảnh về đất nước, con người Việt Nam và 1 số nước khác.
III, Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 34 SGK:
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
* Cách tiến hành: 
- GV chia 5 HS/nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu về 1 nội dung của thông tin trong SGK.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện các nhóm lên chỉ tranh, trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
 ... ịa lí
 Một số nước ở châu Âu
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
- Nhận biết được vị trí, đặc điểm lãnh thổ của liên bang Nga, Pháp.
- Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của nước Nga, Pháp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- bản đồ các nước châu Âu. Một số ảnh về liên bang Nga và Pháp.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (:
+ Nêu đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Âu?
+ Nêu đặc điểm về dân cư, hoạt động kinh tế kinh tế của châu Âu
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: 
1. Liên bang Nga.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm đôi :
- Yêu cầu HS dựa vào SGK để hoàn thành bảng sau đây:
Các yếu tố
Đặc điểm – sản phẩm chính của ngàng sản xuất
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Dân số
- Khí hậu
- Tài nguyên, khoáng sản
- Sản phẩm công nghiệp
- Sản phẩm nông nghiệp
- Nằm ở Đông Âu, Bắc á.
- Lớn nhất thế giới, 17 triệu km2.
- 144,1 triệu người.
- Ôn đới lục địa (chủ yếu thuộc liên bang Nga).
- Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
- Máy mọc, thiết bị, phương tiện giao thông.
- Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
- HS trình bày kết quả.
Kết luận: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngàng kinh tế.
2. Pháp.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp :
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, xác định vị trí của nước Pháp ( Nước Pháp ở phía nào của châu Âu? Giáp với nhưng nước nào, đại dương nào?). So sánh vị trí địa lí liên bang Nga với nước Pháp.
Kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hòa.
Hoạt động 5: Làm việc nhóm đôi. :
- HS đọc SGK rồi trao đổi theo gợi ý các câu hỏi trong SGK. Yêu cầu HS nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp so sánh với nước Nga. Đại diện một số nhóm trình bày.
Kết luận: nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: . :
- Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 23 tháng 2 năm 2007
Tiết 1 	Toán 
	$115	Thể tích hình lập phương 
I. Mục tiêu: 
Giúp H : 
- Tự tìm công thức và lập quy tắc tính thể tích của hình lập phương .
- Vận dung quy tắc tính thể tích của hình lập phương để giải các bài toán liên quan .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình lập phương kích thước 1 cm.
- Một hình chữ nhật có thể tích lớn hơn thể tích hình lập phương cạnh 1cm.
- Hình minh hoạ trong SGK .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
- Viết công thức tính thể tích HHCN? - bc
- Các kích thước của HLP đặc biệt hơn HHCN ntn?
*HĐ2. Dạy học bài mới: 
- G đưa ra ví dụ : hình lập phương có cạnh 3cm , yêu cầu H tính thể tích của hình đó 
- gợi ý:
+H quan sát HLP và HHCN đặc biệt 
+ HLP có thể tích là bao nhiêu? Vì sao?
+ HHCN chứa tất cả bao nhiêu HLP cạnh 1 cm? HHCN đó chính là hình gì? Vì sao?
+ Vậy thể tích của HLP đó bằng bao nhiêu? Làm ntn?
- H tìm cách tính thể tích của hình lập phương G vừa đưa .
- H trình bày cách tính. 3 x3 x3 = 27 (cm3)
- Muốn tính thể tích của HLP ta làm ntn?
- G đưa kí hiệu , H viết công thức tính thể tích - bảng con.
- Muốn tính thể tích của hình lập phương em cần biết gì?
*HĐ3 .Luyện tập thực hành 
KT chuẩn tối thiểu cần đạt bài 1,3
Bài 1: 
Kiến thức : Rèn kĩ năng tính thể tích của hình lập phương , củng cố kĩ năng tính diện tích một mặt , diện tích toàn phần , cạnh của hình lập phương 
H đọc thầm BT và nêu yc 
Gợi ý : cột 3,4 ta nên tìm yếu tố nào trước?
H làm nháp và bảng phụ ( yc H làm xong làm tiếp bài 2 )
- Chữa bài bảng phụ - giải thích cách làm
ðChốt: Nêu cách tính diện tích một mặt , diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương?
Bài 2:
Kiến thức: vận dụng công thứa tính thể tích hình lập phương để tính thể tích hình thực tế, khối lượng của khối lập phương . 
H đọc thầm BT và tóm tắt BT
Gợi ý : khối kim loại HLP hay hiểu chính là gì của kim loại đó?
 - Thể tích của khối kim loại đó đã biết chưa?
 - Lưu ý đơn vị đo
 - H làm nháp và bảng phụ.
- Chữa bài bảng phụ - giải thích cách làm
 ðChốt: Vận dụng kiến thức nào để giải BT này?
Bài 3: 
Kiến thức: Củng cố công thức tính thể tích HHCN, hình lập phương .
- H đọc thầm bài và làm vở
- Chữa bài bảng phụ - giải thích cách làm
ðChốt: Nêu cách tính thể tích của HHCN, HLP?
*Dự kiến sai lầm:
- H lúng túng bài 2 vì chưa hiểu khối kim loại chính là thể tích của khối kim loại đó.
*HĐ4. Củng cố :
- Muốn tính thể tích hình lập phương em làm thế nào ?
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 2 	 Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện 
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho.
2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô nhận xét ; tự viết lại 1 đoạn hoặc cả bài cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học: 
. KTBC (Không kiểm tra)
HĐ2: Dạy bài mới 
a.Nhận xét chung về bài làm của học sinh
* Ưu điểm:
- H nắm được yêu cầu của đề , bố cục bài văn rõ ràng đủ 3 phần.
- Bài đã kể được câu chuyện đảm bảo cốt truyện.
- Câu chuyện kể tương đối hấp dẫn , tự nhiên, sáng tạo : Cù Dung, Hiền , Toàn , Quỳnh
* Nhược điểm:
- Lời giới thiệu câu chuyện chưa rõ: Tiến Huy
- Tình tiết câu chuyện chưa gây hấp dẫn: Tién Huy, Tuấn.
 Sai chính tả nhiều, và sử dụng dấu câu còn hạn chế: Tiến Huy , Huyền Trang , Đ Trang, Huy Huy.
* Một số lỗi điển hình: 
- Chính tả
- Bạn Nam niền cho em mượn, núc đấy em rất súc động.( Tiến Huy)
- Dùng từ:
- Lúc đấy em rất cảm xúc vì có một người bạn tốt.( Tiến Huy)
- Đặt câu:
- Từ hôm em bị chó cắn Nhiên thường sang nhà em chơi và mang theo một món quà đồ chơi.( H Trang)
b.Trả bài và hướng dẫn học sinh chữa bài:
c. Học tập những đoạn văn hay: 
- G gọi 1 số hs đọc đoạn văn hay trong những bài văn được điểm cao cho các bạn học tập
d. Hướng dẫn viết lại đoạn văn: 
G gợi ý hs viết lại đoạn văn khi:
+ Sai nhiều lỗi chính tả
+ Diễn đạt lủng củng chưa rõ ý
+ Dùng từ chưa hay
+ MB, KL chưa hay
HĐ3. Củng cố, dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs
- HS chữa lần lượt từng lỗi:
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi
- Đổi vở để soát lỗi
- HS chọn 1 đoạn chưa hay trong bài mình để viết lại
- 3- 5 hs đọc bài 
Tiết 3 	kĩ thuật
Lắp xe cần cẩu(t2)
I. Mục tiêu: 
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp hoàn thiện được xe cần cẩu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Chuẩn bị: 
Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài: :
2. Bài mới:
b, Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
- Lắp các bộ phận khác
Lắp ráp xe cần cẩu:
+ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
3. Nhận xét – dặn dò:
- Ta đã lắp được bộ phận nào của xe cần cẩu?
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 để trả lời các câu hỏi trong SGK.
Gọi HS lắp hình 4a, 4b, 4c
Yêu cầu toàn lớp quan sát và nhận xét?
GV nhận xét và bổ sung cho hoàn thành các bước lắp.
- Cho quan sát H1 ở SGK và theo dõi GV lắp (lưu ý cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời ở trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng)
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng).
Như bài trước.
- Lắp giá đỡ và cần cẩu
2HS trả lời
3HS lắp
HS theo dõi.
Tiết 4	 Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản
I, Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết.
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
II, Đồ dùng dạy học:
- Mỗi nhóm 1 bộ đồ dùng bằng điện (kiến thức cũ)
- Bóng điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây)
- Hình trang 94, 95, 97 SGK.
III, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
Năng lượng điện được sử dụng để làm gì? Nêu ví dụ cụ thể cho từng trường hợp.
2. Bài mới:
a, Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện. 
* Mục tiêu: HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
* Cách tiến hành: 
- Làm việc theo nhóm: 
+ Chia 5 HS một nhóm, chuẩn bị đồ dùng (pin, dây dẫn, bóng đèn pin)
+ Đọc mục thực hành trang 94 SGK.
+ Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
+ Lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
- Làm việc cả lớp:
+ Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình . GV đặt vấn đề: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?
- Làm việc theo cặp.
+ HS đọc mục: Bạn cần biết ở trang 94,95 SGK và chỉ cho bạn xem cực dương (+) hay cực âm (-) của pin, chỉ hai đầu dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu dây này được đưa ra ngoài.
+ HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK) và nêu được:
Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.
Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự toán mạnh điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao?
+ Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích với kết quả thí nghiệm.
Lưu ý: Khi dùng dây dẫn nối 2 cực của pin với nhau (như trường hợp hình 5c) thì sẽ làm hỏng pin. Khi HS làm kiểm tra trường hợp này cần làm nhanh để tránh làm hỏng pin.
- Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
ðChốt: G đưa sơ đồ chốt cách lắp mạch điện đơn giản.
b, Hoạt động 2: Làm thí nghiệm để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. 
	* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
* Cách tiến hành:
- Chia 5 HS một nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK - ghi kết quả vào phiếu học tập.
Vật
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Miếng nhựa
Miếng nhôm
..
+ Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách 1 đầu dây đồng ra khỏi bóng (hoặc 1 đầu của pin) để tạo ra một chỗ hở trong mạch . Kết quả?
Vậy không có dòng điện nào chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở.
+ Khi dùng 1 số vật......... chèn vào chỗ hở của mạch điện ........
- Làm việc cả lớp.
+ Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm .
- GV hỏi chung cả lớp 
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi chung là gì ?
+ Kể tên 1 số vật liệu cho dòng điện chạy qua ?
+ Vật không cho dòng điện chạy qua là gì ?
+ Kể tên 1 số vật liệu không cho dòng điện chạy qua ?
GV kết luận mục bạn cần biết SGK – HS đọc.
HĐ3. Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
Tiết 6	 mĩ thuật
	Đ/c Thuỷ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tieng viet t23.doc