Thiết kế giáo án lớp 1 - Tuần 6 (buổi sáng)

Thiết kế giáo án lớp 1 - Tuần 6 (buổi sáng)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.

HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phần thưởng cho HS khá nhất trong cuộc thi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 1 - Tuần 6 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 ( Buổi sáng)
 Thứ Hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Đạo đức
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( Tiết 2)
(Mức độ tích hợp BVMT: Liên hệ) 
I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phần thưởng cho HS khá nhất trong cuộc thi 
III. hoạt động dạy học:
Tiết2
1. Kiểm tra bài cũ: ? Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập của mình như thế nào. (HS K, G trả lời). GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
HĐ1: Thi “Sách, vở ai đẹp nhất”
- GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần ban giám khảo (gồm GV, lớp trưởng, lớp phó học tập và các tổ trưởng).
- Có 2 vòng thi: Vòng 1 thi ở tổ, vòng 2 thi ở lớp. 
- Tiêu chuẩn chấm thi:
+ Có đủ sách vở, đồ dùng theo qui định .
+ Sách vở sạch không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch .
+ Đồ dùng học tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch.
- HS cả lớp cùng xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên trên bàn.
- Cácđồ dùng học tập khác được xếp bên cạnh chồng sách vở .
- Cặp sách được treo ở cạnh bàn hoặc để trong ngăn bàn .
+ Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 3 bạn K nhất để vào thi vòng hai .
+ Ban giám khảo chấm và công bố kết quả khen thưởng các tổ và cá nhân thắng cuộc. 
HĐ2 : Cả lớp cùng hát bài “Sách bút thân yêu ơi”
- Cả lớp cùng hát và vổ tay theo nhịp của bài hát.
HĐ3 : GV hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài.
- GV đọc mẫu. Hs đọc đồng thanh, cá nhân. GV nhận xét.
GV kết luận: Cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tốt của chính mình.
3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS đọc ghi nhớ cuối bài.
Tiếng Việt
Bài 22: p – ph, nh
I.Mục tiêu: Giúp HS: Đọc được p - ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.
- Viết được p - ph, nh, phố xá, nhà lá
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã
- HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua trang minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
+ Biết đọc trơn.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc, viết: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
- Gọi 2 HS K lên bảng đọc và viết
- HS dưới lớp viết vào bảng con từ kẻ ô 
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
HĐ1: Nhận diện chữ 
- GV viết chữ p và hỏi :
? Chữ p gồm những nét nào ? (HS : K, G trả lời :Chữ p gồm một nét xin phải một nét sổ thẳng và một nét móc hai đầu ,HS Y, TB nhắc lại) 
? So sánh p và n. ( HS: K,G trả lời, HS Y, TB nhắc lại )
? Tìm chữ p trong bộ chữ. (HS: đồng loạt tìm, 1 HS K lên bảng tìm ). GV quan sát nhận xét. 
 - GV viết chữ ph lên bảng và hỏi:
? Chữ ph được ghép bởi những con chữ nào ? (HS K,G trả lời chữ p và chữ h. HS TB, Y nhắc lại )
? So sánh chữ ph và p : (HS K ,G trả lời )
? Tìm chữ ph trong bộ chữ . (HS :đồng loạt tìm., 1 HS K lên bảng tìm ph )
- GV quan sát nhận xét .
HĐ 2: Phát âm và đánh vần tiếng
Phát âm
- GV phát âm mẫu ph: (môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra nhẹ không có tiếng thanh). (HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại. HS phát âm, cá nhân, nhóm , lớp). GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đánh vần:
? Muốn có tiếng phố ta phải thêm âm và dấu gì. (HS: K, TB trả lời HS Y, TB nhắc lại).
? Phân tích tiếng phố. ( HS: K, G phân tích, TB, Y nhắc lại).
- HS dùng bộ chữ để ghép (HS: Cả lớp ghép, 1 HS G lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét.
- Đánh vần tiếng phố. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) 
- HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sửa cách đánh vần cho từng HS.
HĐ 3: Hướng dẫn viết chữ trên
Hướng dẫn viết chữ p, ph.
- GV viết mẫu chữ p, ph vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: Cả lớp quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ p, ph .
- HS cả lớp viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Hướng dẫn viết tiếng phố.
- GV viết mẫu tiếng phố trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết. (HS cả lớp quan sát).
- HS viết vào bảng con: phố. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét.
* nh ( quy trình tương tự).
HĐ 4: Đọc tiếng ứng dụng
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng. (Hai HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại).
? Gạch chân những tiếng chứa âm vừa học. 	(2 HS TB lên bảng thi gạch).
- Cho HS đọc cả lớp , nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng: phở bò, phá cỗ, nho khô nhổ cỏ.
tiết 2
HĐ1: Luyện đọc
- Luyện đọc lại các âm, từ và tiếng ứng dụng mới học ở tiết 1. (HS: Đọc cá nhân, nhóm cả lớp).
- Gọi HS TB, Y luyện đọc. HS K, G theo dõi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS. 
? Tìm và gạch chân những tiếng chứa âm vừa học. (HS K tìm).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS K, G đọc lại).
HĐ2: Luyện viết
- GV hướng dẫn HS tập viết p, ph, phố, nh, nhà vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét nối giữa chữ ph và chữ ô...G V nhận xét và chấm một số bài.
HĐ 3: Luyện nói
- HS K, G đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã. (HS: TB, Y đọc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ cảnh gì. 	(HS: Y, TB trả lời).
? Nhà em có gần chợ không.	(HS: Trả lời ).
? Nhà em ai thường đi chợ.	(HS: Trả lời )
? Chợ dùng để làm gì.	 	(HS: Để mua và bán đồ ăn).
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Cho HS luyện nói trước lớp. (HS: Các nhóm lần lượt luyện nói). GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. Dặn HS học lại bài.
Thứ Ba, ngày 22 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 23: g - gh
I.Mục tiêu: Giúp HS: Đọc được g, gh, gà ri, ghế gỗ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ 
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô
- HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua trang minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
+ Biết đọc trơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc, viết: phở bà, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ
- Gọi 2 HS TB lên bảng đọc và viết.
- 1 HS đọc câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài và ghi bảng
HĐ1: Nhận diện chữ 
- GV viết lại chữ g và nói: Chữ g gồm một nét cong hở phải và một nét khuyết dưới . (HS quan sát. 2 HS K nhắc lại).
? So sánh g với a (HS K, G trả lời HS Y, TB nhắc lại )
? Tìm chữ g trong bộ chữ. (HS: Cả lớp tìm, 1 HS TB lên bảng tìm). GV quan sát nhận xét.
HĐ 2: Phát âm và đánh vần tiếng 
Phát âm: GV phát âm mẫug: (gốc lưỡi nhích về phía dưới, hơi thoát ra nhẹ, có tiếng thanh).(HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm cả lớp, cá nhân). GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đánh vần:
? Muốn có tiếng gà ta phải thêm âm và dấu gì. ( HS Y,TB trả lời).
? Phân tích tiếng gà. ( HS K, G phân tích, TB, Y nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ để ghép (HS cả lớp ghép, 1 G lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét.
- Đánh vần tiếng gà. (HS K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) 
- HS đánh vần cá nhân, nhóm , lớp.
- GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS.
HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ
Hướng dẫn viết chữ g.
- GV viết mẫu chữ g lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. (HS cả lớp quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ g .
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Hướng dẫn viết tiếng gà .
- GV viết mẫu tiếng gà trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết. (HS cả lớp quan sát) 
- HS viết vào bảng con: gà. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét.
* gh ( quy trình tương tự).
HĐ 4: Đọc tiếng ứng dụng
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng. (2 HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB ,Y đánh vần và đọc lại).
-Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa âm vừa học: (2 HS TB lên bảng gạch).
- GV có thể kết hợp giải nghĩa từ ứng dụng: nhà ga, gà gô, gồ ghề ...
- GVđọc mẫu. HS đọc cá nhân, nhóm , lớp .
tiết 2
HĐ1: Luyện đọc
- HS luyện phát âm, từ toàn bộ bài đã học ở tiết học ở tiết 1. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dỏi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
-Tìm những tiếng chứa âm vừa học .(HS K,G tìm trước HS Y, TB nhắc lại).
- GV chỉnh sửa cho HS. 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS đọc lại).
HĐ2: Luyện viết
- GV hướng dẫn HS tập viết g, gh, gà ri, ghế gỗ vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét nối giữa chữ g và h, chữ g và chữ a... GV nhận xét và chấm bài.
HĐ3: Luyện nói
- HS G đọc tên bài luyện nói: gà gô, gà ri. (HS: TB, Y đọc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ những con vật nào. 	(HS trả lời: Gà ri và gà gô).
? Vậy gà gô sống ở đâu. 	(HS trả lời: Gà gô sống ở nhà hay trên đồi).
? Em có thể tên 1 số loại gà mà em biết. 	(HS trả lời: Gà ri, gà gô... ).
? Theo em gà thường ăn thức ăn gì. 	(HS trả lời: Ăn lúa, gạo...).
? Các em quan sát tranh và cho cô biết gà ri trong tranh là gà mái hay gà trống. (HS trả lời: Gà trống).
- GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp (HS: Các cặp lần lượt luyện nói). GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò: GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. Dặn HS học lại bài.
Toán
Số 10
I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10; đọc, đếm được từ 1 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 1 đến 10.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng
III.Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra kĩ năng đọc, đếm các số từ 0 đến 9. 
- HS viết bảng con từ 0 đến 9 rồi đếm xuôi, đếm ngược. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài và ghi bảng.
HĐ1: Giới thiệu số 10.
Bước 1: Lập số 10.
- GV cho HS lấy ra 9 que tính và hỏi.
? Có mấy que tính.	( HS: Y trả lời 9 que).
- GV lấy thêm 1 que nữa và hỏi.
? Có 9 que tính thêm 1 que tính nữa là mấy que tính. (HS: TB trả lời 10 que)
- GV cho HS K, G, nhắc lại ; 9  ... ồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đếm các số từ 1 đến 10 và ngược lại.
- GV gọi HS dùng số trong bộ đồ dùng xếp theo thứ tự trên và đọc. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
HĐ 1: Luyện tập
Bài 1: GV nêu y/c bài tập, HS Y, TB nhắc lại.
- GV treo bảng phụ và HD HS cách làm bài.
- GVhướng dẫn HS dựa vào thứ tự từ bé đến lớn của các số trong phạm vi 10 để điền số thích hợp vào vào ô trống.
- GV gọi 3 HS 2TB, 1Y lên bảng làm, ở dưới làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS TB, Y. GV và HS nhận xét.
GV kết luận: Củng cố về thứ tự của mỗi số trong dãy các số từ 0 đến 10. 
 Bài 2: GV nêu y/c bài tập, HS TB nhắc lại.
- GV gọi HS K, G nêu cách làm .
- GV gọi 4 HS TB, Y lên bảng làm, ở dưới lớp làm vào VBT. (HS TB, Y làm 3 cột đầu còn lại về nhà hoàn thành). GV giúp đỡ HS Y, TB.
- Cho HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả. GV và HS nhận xét.
Bài 3: GV nêu y/c bài tập, HS, TB nhắc lại .
- GV cho HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10 từ 10 về 0 và dựa vào thứ tự này để HS diền số thích hợp vào ô trống.
- GV gọi HS nêu kết quả. GV và HS nhận xét.
Bài 4: GV nêu y/c bài tập HS K, G nhắc lại. GV HD HS làm bài.
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GVcho HS dựa vào thứ tự của các số từ bé đến lớn để HS xếp thứ tự 
b.Theo thứ tự từ bé đến lớn 
- GV HD HS dựa vào thứ tự của các số từ lớn tới bé để viết theo thứ tự 
- Gọi 2HS G lên bảng làm ,ở dưới lớp làm vào VBT .GV giúp đỡ HS Y,TB. GV và HS nhận xét .
GV kết luận: So sánh các số trong phạm vi 10.
Bài5: GVHD về nhà làm.
GV kết luận: Giúp HS nhận biết về các hình đã học.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Cả lớp đọc đồng thanh từ 1 đến 9 và ngược lại.
Thể dục
Đội hình đội ngũ- Trò chơi vận động
I Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc.
- Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Nhận biết đúng hướng để xoay người theo ( có thể còn chậm).
- Bước đầu làm quen với trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân bãi, 1 còi.
III. hoạt Động dạy học:
1. Phần mở đầu: GV tập trung HS thành 3 hàng dọc, sau đó cho quay thành hàng ngang. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
- Đứng hát và vỗ tay theo nhịp.
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”: theo đội hình hàng ngang.
2. Phần cơ bản:
* ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. 
- GV hô khẩu lệnh, cho HS tập hợp và ôn tập, sau đó giải tán, rồi tập hợp. Sau mỗi lần như vậy GV nhận xét, tuyên dương, giải thích thêm.
* Dàn hàng, dồn hàng: GVgiải thích, làm mẫu, sau đó cho HS tập. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, bổ sung thêm những điều HS chưa biết hoặc chỉnh sửa những chỗ sai. Nhắc HS không được chen lấn, xô đẩy nhau.
* ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng: 2 lần .
* ôn Trò chơi “Qua đường lội”: GV tổ chức cho HS chơi.
3. Phần kết thúc: Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Thứ Sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 26: y - tr
I.Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc được y, tr, y tá, tre ngà ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được y, tr, y tá, tre ngà 	
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ 
- HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua trang minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
+ Biết đọc trơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc, viết: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ.
- HS viết bảng con và đọc. GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng
HĐ1: Nhận diện chữ
- GV viết chữ y và hỏi:
? Chữ y gồm những nét nào ghép lại.(HS: 1 nét móc ngược, có nét khuyết dưới). 
? Hãy so sánh chữ y và chữ u. (HS K, G trả lời).
- Tìm chữ y trong bộ chữ . (HS: cả lớp cùng tìm. 1 HS Tb lên bảng tìm). GV quan sát nhận xét.
HĐ 2: Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng
Phát âm: - GV phát âm mẫu y: (miệng mở hẹp hơn khi phát âm ê). HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm cả lớp . GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Ghép tiếng và đánh vần:
- Chữ y trong bài đứng một mình tạo nên tiếng y.
- HS dùng bộ chữ để ghép tiếng y (HS cả lớp cùng ghép, 1 G lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét.
- Đánh vần tiếng y. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại). 
- HS đánh vần nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sửa cách đánh vần cho từng HS.
- GV HD học sinh dọc trơn từ khoá: y tá. (HS đọc cả lớp, nhóm, cá nhân). GV chỉnh sữa phát âm và nhịp đọc trơn cho HS.
HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ
Hướng dẫn viết chữ y
- GV viết mẫu chữ y vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ y.
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* tr ( quy trình tương tự).
HĐ 4: Đọc tiếng, từ ứng dụng: - GV viết các tiếng, từ ứng dụng lên bảng. (2 HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại).
-Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa âm vừa học. (2HS TB lên bảng gạch chân từ y, ý, trê, trí).
- GV có thể kết hợp giải nghĩa từ một số tiếng: y tế, chú ý, cá trê...
- GV đọc mẫu. HS đọc theo nhóm, lớp, cá nhân.
tiết 2
HĐ1: Luyện đọc:- Luyện đọc lại toàn bộ bài trên bảng. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Cho HS TB, Y luyện đọc, HS: K, G theo dõi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng	: - HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
? Trong tranh vẽ gì. 	(HS: Trạm y tế, người mẹ...)
? Em bé được mẹ bế đi đâu. 	(Em bé được mẹ bế vào chạm y tế).
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS. 
- Tìm những tiếng chứa âm vừa học. (HS: K, G tìm trước, Y, TB nhắc lại).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS đọc lại).
HĐ2: Luyện viết: - GV hướng dẫn HS tập viết y, y tá, tr, tre ngà vào vở tập viết. 
Chú ý: nét nối giữa t và r, tr và e
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi...G V nhận xét và chấm bài.
HĐ3: Luyện nói
? Chủ đề luyện nói hôm nay là gì: nhà trẻ. (HS: K, G đọc tên bài luyện nói HS TB, Y đọc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì. 	(HS: Các em bé ở nhà trẻ ).
? Các em đang làm gì. 	(HS: V ui chơi )
? Người lớn nhất trong tranh gọi là gì.	(HS: Cô trông trẻ )
? Nhà trẻ khác lớp 1 ở chỗ nào. (HS trả lời: Bé vui chơi chưa học chữ).
- GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp (HS: Các cặp lần lượt luyện nói). GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò: GV chỉ bảng HS theo dõi và đọc theo. Dặn HS học lại bài
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS: So sánh được các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10. Sắp sếp được các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đếm các số từ 1 đến 10 và ngược lại.
- GV gọi HS dùng số trong bộ đồ dùng xếp theo thứ tự trên và đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
HĐ 1: Luyện tập
Bài 1: GV nêu y/c bài tập, HS Y, TB nhắc lại.
- GV treo bảng phụ và HD HS cách làm bài.
- GVhướng dẫn HS dựa vào thứ tự từ bé đến lớn của các số trong phạm vi 10 để điền số thích hợp vào vào ô trống.
- GV gọi 3 HS 2TB, 1Y lên bảng làm, ở dưới làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS TB, Y. GV và HS nhận xét.
GV kết luận: Củng cố về thứ tự của mỗi số trong dãy các số từ 0 đến 10. 
 Bài 2: GV nêu y/c bài tập, HS TB nhắc lại.
- GV gọi HS K, G nêu cách làm .
- GV gọi 4 HS TB, Y lên bảng làm, ở dưới lớp làm vào VBT. (HS TB, Y làm 3 cột đầu còn lại về hà hoàn thành). GV giúp đỡ HS Y, TB.
- Cho HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả. GV và HS nhận xét.
Bài 3: GV nêu y/c bài tập, HS, TB nhắc lại .
- GV cho HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10 từ 10 về 0 và dựa vào thứ tự này để HS diền số thích hợp vào ô trống.
- GV gọi HS nêu kết quả. GV và HS nhận xét.
Bài 4: GV nêu y/c bài tập HS K, G nhắc lại. GV HD HS làm bài.
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GVcho HS dựa vào thứ tự của các số từ bé đến lớn để HS xếp thứ tự 
b.Theo thứ tự từ bé đến lớn 
- GV HD HS dựa vào thứ tự của các số từ lớn tới bé để viết theo thứ tự 
- Gọi 2HS G lên bảng làm ,ở dưới lớp làm vào VBT .GV giúp đỡ HS Y,TB. GV và HS nhận xét .
GV kết luận: So sánh các số trong phạm vi 10.
Bài5: GVHD về nhà làm.
GV kết luận: Giúp HS nhận biết về các hình đã học.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Cả lớp đọc đồng thanh từ 0 đến 10 và ngược lại.
Thủ công
Xé, dán hình quả cam ( Tiết 1)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
Biết cách xé, dán hình quả cam.
- Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá.
- Với HS khéo tay: Xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng.
- Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác.
- Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài xé dán mẫu, hai tờ giấy khác màu .
HS: Giấy thủ công, giấy ô li, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra đồ dùng: GV kiểm tra và nhận xét.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
HĐ1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- GV cho HS xem tranh mẫu và hỏi
? Quả cam có đặc điểm gì. 	(HS G trả lời).
? Hình dáng và màu sắc của cam như thế nào. (HS K, TB trả lời. HS Y hắc lại).
 ? Em cho biết còn có những quả nào giống hình quả cam (quả táo, quả quýt)
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
a. Xé hình quả cam.
- GV lấy 1tờ giấy màu ,luật mặt sau đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô (H1). 
- Xé dời hình vuông khỏi tờ giấy màu.
- Vẽ và xé 4 góc theo đường cong của hình vuông. 
- Xé chỉnh sửa cho giống hình quả cam. 
- Lật nặt sau để HS quan sát (H3).
b. Xé hình lá. 
- Lấy mảnh giấy màu xanh, vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 4ô, cạnh ngắn 2ô (H4).
- Xé hình chữ nhật khỏi tờ giấy màu.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật theo đường vẽ (H5 a).
- Chỉnh sửa cho giống hình chiếc lá. Lật mặt sau để HS quan sát (H5b)
c. Xé hình cuống lá.
- Lấy 1 mảnh giấy màu xanh, vẽ và xé hình chữ nhật cạnh dài 4ô, cạnh ngắn 1ô (H6a)
- Xé đôi hình chữ nhật lấy 1 nửa để làm cuống (H6 b).
- GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẽ ô, tập đánh dấu, vẽ, xé hình quả cam.
- HS cả lớp thực hành. GV quan sát giúp đỡ HS Y, TB.
- GV nhận xét bài của HS.
3. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ và xé hình quả cam 

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 1 tan tuan6 quangthinhtp.doc