Thiết kế giáo án lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 26

Thiết kế giáo án lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 26

 I. Mục tiêu

 + Gip hs :

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kình tấm lịng cụ gio Chu

 Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

 - Giáo dục HS nhớ công ơn thầy cô giáo.

 II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26
Thứ
Tiết
Mơn
T.gian
Tên bài
Đồ dùng
HSG
Hai
27/2
1
SHDC
35
2
TĐ
50
Nghĩa thầy trị
Tranhminh hoạ-BP
3
Tốn
50
Nhân số đo thời gian với một số
Giấy khổ to
4 
ÂN
35
5
Đ Đ
30
Em yêu hịa bình
Phiếu bài tập 
200
Ba
28/2
1
 CT
40
Ng-V: Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ
Giấy khổ to
2
KT
30
Lắp xe ben (Tiết 2)
Bộ lắp ghép
3
Tốn
50
Chia số đo thời gian cho một số
Băng giấy
4
LS
40
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên khơng
Phiếu bài tập
5
LT&C
40
Mở rộng vốn tù: Truyền thống
 Giấy khổ to
200
Tư
29/2
1
TĐ
40
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tranh minh hoạ-BP
2
TD
40
3
Tốn
50
 Luyện tập
Phiếu giao việc
B4
4
KH
35
Cơ quan sinh sản của thực vật cĩ hoa
PhiếuBT
5
KC
35
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
200
Năm
1/3
1
TD
40
2
TLV
40
Tập viết đoạn đối thoại
Giấy khổ to
3
Tốn
50
Luyện tập chung
Phiếu BT
B4
 4
KH
35 
Sự sinh sản của thục vật cĩ hoa
 Tranh ảnh trong sgk
5
ĐL
35
Bài tự chọn : Châu Phi(T.T)
Bản đồ KT 
200
Sáu
2/3
1
LT&C
50
LT: thay thế từ ngữ để liên kết câu
Bảng phụ
2
Tốn
50
Vận tốc
BT3
 3
TLV
45
Trả bài văn tả đồ vật
Giấy khổ to
4
MT
40
5
SHL
15
200
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tiết 1 TẬP ĐỌC
Nghĩa thầy trò
 I. Mục tiêu 
 + Giúp hs :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tơn kình tấm lịng cụ giáo Chu
 Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
 - Giáo dục HS nhớ công ơn thầy cô giáo.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hỗ trợ
1 Bài cũ : H: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ? 
H: Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? 
H: Nêu đại ý
- GV nhận xét ghi điểm.
2 Bài mới : GTB
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
-GV treo tranh minh họa và giới thiệu về tranh cho HS nghe.
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc các từ ngữ: tề tựu, đơn sơ, sáng sủa, sưởi nắng
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
-Cho HS đọc cả bài.
-1 HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu lần 1.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
* Giải nghĩa từ: mừng thọ
H: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
* Giúp hs hiểu từ: tề tựu ; vỡ lịng
H: Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào?
.
H: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
H: Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao
-GV : truyền thống tôn sự trọng đạo mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
+ Nội dung bài nĩi gì?
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc cả bài văn; yêu cầu cả lớp theo dõi ,nhận xét cáh đọc phù hợp 
- GV hướng dẫn thêm .
- Gọi hs đọc lại; nhận xét cho điểm hs đọc tốt 
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 cần luyện đọc lên và đọc mẫu
-Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc đúng, hay.
 3. Củng cố – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục lịng biết ơn và tơn trọng thầy ,cơ giáo
Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sự trọng đạo của dân tộc Việt Nam
-HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu. Thực hiện theo yêu cầu.
-HS dùng bút đánh dấu các đoạn trong SGK.
Đ1 : Từ đầu  mang ơn rất nặng.
Đ2 : Tiếp theo  đến ta ïơn thầy.
Đ3 : Phần còn lại
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Thực hiện trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. 
_ Mừng thọ thầy
- từ sáng sớmtề tựuvỡ lịng
-Rất tơn kính .
- Mời học trị cùng đến thăm thầychắp taythưa với cụ “lạy thầy”
- Tơn sư trọng đạo ; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ; uống nước nhớ nguồn 
- HS nêu đại ý.
* Nội dung : ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- HS nêu cách đọc, đọc thể hiện.
-3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn. Cả lớp lắng nghe.
-HS luyện đọc đoạn.
-Một vài HS thi đọc.
Theo dõi uốn nắn hs đọc đúng .
Giúp hs yếu trả lời được câu hỏi.
Hướng dẫn hs yếu đọc diễn cảm ,
***************************
Tiết 2 : TOÁN
Bài 126: Nhân số đo thời gian với một số
 I.Mục tiêu :
 * Giúp HS :
 - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
 - Làm đúng các bài tập .
 II. Đồ dùng dạy học :
 - giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của GV
H/động học của HS
Hỗ trợ
1. Bài cũ : 2 HS lên bảng làm bài
Bài 1b : Tính 
1,6 giờ =  phút	 2,5 phút =  giây 
2 giờ 15 phút =  phút	 4 phút 25 giây =  giây
Bài 4 : - GV nhận xét ghi điểm.
2 . Bài mới : GTB
Hoạt động 1 : Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
Ví dụ 1 : GV gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng
- GV gọi HS nêu cách đặt tính và tính
- GV ghi bảng : 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- GV đặt tính, hướng dẫn HS cách tính.
- Yêu câu hs nêu nhận xét
+Vậy 1giờ10phút x 3 = ?
Ví dụ 2 : HS đọc bài toán
- 1 HS lên tóm tắt và giải
 3 giờ 15 phút x 5 = ? 
- Yêu cầu HS nhận xét tích của phép nhận nêu ý kiến : 75 phút = ? giờ...?phút
 3 giờ 15 phút x 5 = ?giờ ..? phút 
+ Vậy muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thê nào? 
-Nhận xét ghi bảng, gọi hs nhắc lại .
.
Hoạt động2 : Luyện tập
Bài 1 : gọi hs nêu yêu cầu của bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề, thực hiện làm bài. Phát giấy khổ to cho 2cặp hs 
+ Yêu cầu hs nhận xét giải thích vài trường hợp
Bài 2 : HS đọc đề, phân tích đề
- Gọi 1 HS lên tóm tắt và giải	
- GV chấm 1 số bài
3. Củng cố – Dặn dò :
- Cho hs nhắc lại cách thực hiện phép nhân số đo thời gian 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- HS đọc, phân tích đề
- 1 hs lên bảng thực hiện theo hướng dẫn, lớp làm nháp
1giờ10phút
 x 3
3giờ30phút
Nhận xét: đặt tính rồi nhân riêng đơn vị đo
- HS nêu : 1giờ10phút x 3 =3giờ30phút
+HS thực hiện phép tính
 3 giờ 15 phút x 5 = ? 
3 giờ 15 phút
 x 5
15giờ75phút
 + 75 phút = 1 giờ 15 phút
 + 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút 
HS nêu: nhiều hs nhắc lại
* Muốn nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. 
 + Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
+ 1 HS nêu ; Tính
 - hs trao đổi cùng bạn làm bài ra nháp; 2 hs làm bài trên giấy sau đĩ dán giấy trình bày 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Đáp án :
a/ 3giờ12phút 
 x3 
 9giờ 36phút
4giờ23phút
 x 4
16giờ92phút = 17giờ32phút
12phút25giây
 x 5
60phút125giây = 62phút5giây
b/ 4,1giờ 3,4phút 9,5giây
 x 6 x 4 x 3
24,6giờ 12,16phút 27,15giây
- HS làm vào vở
- HS nhận xét bài bạn
 GIẢI
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1phút25giây x 3 = 3phút75giây
 = 4phút 25giây
 Đáp số: 4phút 25giây
Hướng dẫn hs yếu thực hiện cáh chuyển đổi
*********************************
TIẾT 3 : ĐẠO ĐỨC
BÀI 25 : EM YÊU HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Giáo dục kĩ năng sống : Biết thảo luận trong nhĩmtìm kiểm, xử lí thơng tin về các hoạt động bảo vệ hịa bình.( HĐ 4 ) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	. Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh.
. Tranh ảnh về những tổn thất do chiến tranh để lại (HĐ 1 - Tiết1) .
. Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động chống chiến tranh của thiếu nhi và trẻ em nhân dân Việt Nam , thế giới. (Tiết 1).
. Mô hình cây hoà bình (HĐ 2,3 - Tiết 2).
. Thẻ xanh đỏ cho HS (HĐ 2 - Tiết 1).
. Bảng phụ (HĐ4- tiết1).
. Phiếu bài tập (HĐ 3 - Tiết1)
. Băng dính, giấy, bút dạ bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hỗ trợ 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU 
CÁC THÔNG TIN SGK VÀ TRANH ẢNH
- GV treo tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở các vùng có chiến tranh.
- Yêu cầu HS trả lời :
+ Em thấy những gì trong tranh ảnh đó.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV ghi câu hỏi thảo luận treo lên bảng.
Nội dung thảo luận:
1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em vùng chiến tranh?
2. Những hậu quả mà chiến tranh để lại.
3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no,hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo chúng ta cần làm gì?
GV gọi nhóm lên trình bày thảo luận.
-Gọi hs đọc thơng tin trong SGK 
Hoạt động 2: BÀY TỎ THÁI ĐỘ
- GV giới thiệu: Chiến tranh gây ra nhiều tội ác như vậy, chúng ta có những suy nghĩ và ý kiến riêng , khác nhau về chiến tranh. 
- GV treo bảng phụ 
+ Phát cho HS thẻ và quy ước:( Thẻ xanh: tán thành; Thẻ đỏ: không tán thành)
+ GV đọc từng ý kiến yêu cầu bày tỏ thái độ.
+ GV mời HS giải thích lý do:
a/ Chiến tranh không mang lại hạnh phúc cho con người.
b/ Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống hoà bình.
c/ Chỉ có nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
d/ những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hoà bình.
- GV nhận xét:
Hoạt động 3:Hành động nào đúng ?( Bài tập 3)
- GV giới thiệu: Lịng ... việc cá nhân.
- Một số HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung thêm.
+ 844 triệu người đứng hàng thừ hai trên thế giới.
 + Chủ yếu là người da đen ( hơn3/4 dân số)
+ Tập trung chủ yếu ở ven biển và các thung lũng sơng.
+ vì khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt
- HS làm việc theo nhóm, trao đổi và ghi câu trả lời vào phiếu.
-1 nhóm làm bảng phụ
- lớp nhận xét, sửa bài.
- Một số trình bày ý kiến .
- Lớp nhận xét, bổ sung .
* Đáp án : a) S; b) Đ ; c) Đ
- HS thảo luận nhóm đơi, hoàn thành câu trả lời .
- Đại diện một số nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm.
Giúp đỡ hs yếu bằng câu hỏi gợi ý .
Theo dõi nhắc hnở hs thảo luận và ghi chép.
________________________________________________
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
Luyên tập thay thế tự ngữ để liên kết câu
I. Mục tiêu : 
HS cần :
 + Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1.
 + Thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2 .
 II.Chuẩn bị : -Bảng phụ viết đoạn văn củaBT1, 2 đoạn văn ở BT2 .
III.Các hoạt động dạy và học :
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỗ trợ
1. Bài cũ: -2 HS làm lại BT2,3 trong tiết LTVC trước.
-GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả đoạn văn của Nguyễn Đình Thi.
- GV yêu cầu HS :
+ Hãy đánh số thứ tự các câu văn.
+ Đọc thầm lại đoạn văn.
+ Gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương, nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế. 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
.
Bài 2: - Gọi HS đọc nội dung của bài.
-GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+Xác định những từ ngữ đã lặp lại trong 2 đoạn văn.
+Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa ( có thể dùng những đại từ hoặc từ ngữ khác nhau, có trường hợp nên giữ từ ngữ lặp lại)
-Yêu cầu HS đánh số thứ tự các câu văn, đọc thầm lại đoạn văn vàlàm bài.
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng
3. Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét tiết – Chuẩn bị bài sau.
-2 HS đọc, cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, bài văn và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe thực hiện yêu cầu .
- Cả lớp suy nghĩ cùng làm bài vào VBT.
-1HS lên bảng làm bài, sau đó trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
*Các từ ngữ chỉ Phù Đổng Thiên Vương là :
+ Trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
+ Tác dụng: tránh lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn,nói rõ những từ ngữ thay thế các em đã sử dụng để liên kết câu.
- Cả lớp cùng nhận xét.
* 2 đoạn văn có 7 câu, từ ngữ lặp lại là Triệu Thị Trinh (lặp lại 7 lần).
- Các từ có thể thay thế là : (2) Người thiếu nữ họ Triệu, (3) nàng, (4) nàng, ( 5) Triệu Thị Trinh, (6) Người con gái vùng núi Quan Yên, (7) bà .
Theo dõi nhắc nhở hs yếu .
***************************
Tiết 2 : Tốn
Bài 130 : Vận tốc
I. Mục tiêu:-Giúp HS :
 - Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
-Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Bài tập cần làm : bài 1;2
* HS khá,giỏi làm thêm BT 3
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Hỗ trợ
 1 .Bài cũ: - 3 HS lên bảng, lớp làm nháp.
12 ngày 13 giờ + 9 ngày 14 giờ ; 2,5 phút x 6 ; 10 giờ 42 phút : 2
- GV nhận xét, ghi điểm.
2 .Bài mới: Giới thiệu bài: “Vận tốc”.
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về vận tốc. 
-
a.Ví dụ 1 : - GV gắn VD, yêu cầu HS đọc VD
- GV ghi sơ đồ tóm tắt .
H. Muốn biết TB 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu km ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài toán.
-GV nêu: 1 giờ ô tô chạy được 42, 5 km ta gọi là vận tốc của ôtô.
H.Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở bài toán này là 
km/ giờ .
- GV nêu : Nếu quãng đường là S, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là :
v = s : t
- GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô ,sau đó sửa lại cho đúng với thực tế.
- Thông thường vận tốc của :
+ Người đi bộ khoảng : 5 km / giờ
+ Xe đạp khoảng : 15 km/ giờ
+ Xe máy khoảng : 35 km/ giờ
+ Ô tô khoảng : 50 km/ giờ 
- GV nêu ý nghĩa khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động 
b.Ví dụ 2 : ( Hướng dẫn tương tự VD1)
+ Muốn tính vận tốc chạy của người đó, ta cần làm như thế nào?
1 em nêu cách thực hiện.
GV chốt lời giải đúng.
H. Đơn vị tính vận tốc trong bài toán này là gì?
- GV nhấn mạnh : Đơn vị của vận tốc trong bài toán này là m/giây 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: - Gọi Hs đọc bài toán.
- Yêu cầu H phân tích đề và làm bài.
-Yêu cầu HS giải bài.
Hỗ trợ: GV giúp HS yếu cách giải và viết cho đúng đơn vị 
đo làkm/giờ.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: -Y/cầu HS vận dụng công thức v= s: t để làm bài.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
B
ài 3: -Gọi HS đọc bài toán.
- Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì ta cần làm gì?
- Muốn tính vận tốc chạy của người đó ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài toán.
Hỗ trợ: GV giúp HS cách đổi : 1 phút 20 giây = 80 giây
- GV nhận xét, chấm bài của 1 số HS và chốt lời giải đúng, chữa bài.
 3 . Củng cố - dặn dò: 
 H.Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
H.Nêu công thức tính vận tốc ? - Nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài “Luyện tập”
- HS trả lời theo ý hiểu .
-2 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- 2 HS tìm hiểu đề.
- Lấy quãng đường170km chia cho thời gian 4giờ
-1 HS lên bảng giải, lớp làm vở nháp.
- TB 1 giờ ô tô đi được là:
	170 : 4 = 42, 5 (km/ giờ
-Lấy quãng đường chia cho thời gian.
-HS nhắc lại công thức tính vận tốc 
-HS nêu cách ước lượng. 
- Lắng nghe.
-1 HS lên giải, lớp làm vở nháp.
-HS trả lời.
+ Lấy 60 : 10 = 6 (m/ giây)
+ m/giây 
-1 HS đọc và tóm tắt.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-Lớp nhận xét, chữa bài.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Lớp nhận xét, chữa bài.
GIẢI
Vận tốc của xe máy là :
105 : 3 = 35(km/ giờ)
 Đáp số: 35km/ giờ
HS đọc và giải bài tốn . Cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét chữa bài 
G GIẢI
V Vận tốc của máy bay đĩ là :
 1 800 : 2,5 = 720(km/giờ)
 Đáp số : 720km/giờ
- hs đọc bài 
-Đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây: 
1 phút 20 giây = 80 giây 
 400 : 80 = 5(m/giây)
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Theo dõi giúp đỡ hs yếu .
Giúp hs yếu đổi 1phút20giây ra giây.
Tiết 4 : Tập làm văn
 Bài 52 : Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs biết :
 + Rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài .
 + Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật.
-Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý  phiếu học tập của HS để thống kê các lỗi 
trong baì làm của mình.
+ HS: Xem lại cấu tạo bài văn tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Hỗ trợ
1. Bài cũ: Tập chuyển câu chuyện thành kịch.
- Yêu cầu HS phân vai đọc lại đoạn kịch đã viết.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Trả bài văn tả đồ vật.
Hoạt động 1: GV nhận xét chung
 GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật gọi hs đọc.
GV gạch chân từ trọng tâm trong đề.
* Nhận xét chung về bài làm của HS :
+ Những ưu điểm chính:Nhìn chung đa số các em xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục rõ ràng, bài làm có đủ 3 phần mở bài thân bài, kết bài. Diễn đạt khá mạch lạc, một số bài đã có sự sáng tạo biết dùng những từ ngữ so sánh, có hình ảnh để bài văn của mình sinh động, có nội dung. 
+ Những thiếu sót hạn chế.
-Một số em chữ viết cẩu thả,chữ viết còn xấu, câu văn chưa có dấu chấm dấu phẩy rõ ràng. Một số em còn dùng từ chưa đúng, diễn đạt còn vụng chưa rõ ý, câu văn còn lủng củng .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sửa bài
GV hướng dẫn sửa lỗi chung.
GV chỉ các lỗi cần sửa trên bảng phụ.
1.Lỗi chính tả: ngộ ngĩnh, găng tay, cái bàng, nhẹ nhành, nút bớm, dóng như.
2. Lỗi dùng từ : cặp dài 2 cm, rộng 1,5 cm; sau lưng chiếc cặp có hai dây đeo; chiều rộng một rưỡi gang; một lớp em để vở.
3. Diễn đạt, câu : Từ năm lớp 4 em được mẹ mua một chiếc cặp cho em. Trong năm học đầu tiên học lớp 5 cô giáo được phát một quyển tiếng Việt .
Em rất quý cái cặp vì đó là quà tặng của bà em sẽ nhớ mãi kỉ niệm của bà.
* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
GV đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
GV nhận xét, chấm điểm bài làm của một số HS .
 3 Củng cố : Đọc đoạn, bài văn hay. Nhận xét.
. Dặn dò: về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn vào vở.
- HS tìm hiểu đề.
Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý nhận xét về kết quả làm bài của HS.
HS lắng nghe.
-Một số HS lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
HS cả lớp cùng trao đổi về bài sửa trên bảng.
HS chép bài sửa vào vở.
-HS cả lớp trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân sau đó đọc đoạn văn tả viết lại (so sánh với đoạn văn cũ).
HS phân tích cái hay, cái đẹp.
Nhận xét.
Theo dõi nhắc nhở hs yếu chữa bài .
Giúp hs viết đoạn văn.
. 
DUYỆT KHỐI
 DUYỆT BAN GIÁM HIỆU
..
.
..
..
..
..
..
..
.
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 26X.doc