Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 (buổi chiều)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 (buổi chiều)

Đạo đức:

EM LÀ HỌC SINH LỚP 5

 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết:

- HS lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập, rèn luyện.

- Giáo dục các em vui và tự hào mình là học sinh lớp 5

II/ Chuẩn bị:

- GV: Các bài hát về chủ đề Trường em

- HS: Sách giáo khoa + vở bài tập

III/ Lên lớp:

A/ Mở bài: - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS

- Giới thiệu về môn học, phương pháp học môn Đạo đức

B/ Bài mới:

1/ Giới thiệu bài:

2/ Các hoạt động dạy - học:

a/ Khởi động: - Cả lớp hát bài “Em yêu trường em”

b/ Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh trả lời câu hỏi SGK trang 3,4.

+ Nội dung từng bức tranh vẽ gì?

+ Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?

+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?

+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung

- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em học sinh các khối lớp khác học tập.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai: Ngày soạn: Ngày 20 tháng 8 năm 2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Đạo đức:
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
	I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- HS lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Giáo dục các em vui và tự hào mình là học sinh lớp 5
II/ Chuẩn bị: 
GV: Các bài hát về chủ đề Trường em 
HS: Sách giáo khoa + vở bài tập 
III/ Lên lớp:
A/ Mở bài: 	- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS
Giới thiệu về môn học, phương pháp học môn Đạo đức
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Các hoạt động dạy - học:
a/ Khởi động: - Cả lớp hát bài “Em yêu trường em”
b/ Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh trả lời câu hỏi SGK trang 3,4.
+ Nội dung từng bức tranh vẽ gì?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em học sinh các khối lớp khác học tập. 
c. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK 
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận: Các điểm a,b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
d. Hoạt động 3: Tự liên hệ (bài tập 2 SGK)
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ 
- HS suy nghĩ - thảo luận nhóm đôi
- HS tự liên hệ trước lớp 
- GV kết luận: Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
e. Hoạt động 4: Chơi trò chơi Phóng viên
- GV hướng dẫn cách chơi.
- HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn về vấn đề đã học.
* VD: + Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì? 
	+ Bạn cảm thấy như thế nào khi mình là học sinh lớp 5?
- GV nhận xét và kết luận: SGK 
- HS đọc ghi nhớ SGK. 
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học và dặn bài sau:
+ Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm.
+ Sưu tầm bài thơ, bài hát về Nhà trường.
+ Vẽ tranh về Chủ đề Nhà trường./.
Toán:
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: Biết đọc, viết phân số. 
- Ôn tập cách viết thương và viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
- Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên khác 0 
- Cần làm BT 1,2,3,4.
II. Chuẩn bị: - GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
	 - HS: SGK + Vở toán
III. Lên lớp: 
A. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 
B. Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi đề.
1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV hướng dẫn HS quan sát tấm bìa 	
- HS nêu tên gọi phân số, viết và đọc phân số đó. 
- GV nói: có một băng giấy được chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần => tức là tô hai phần ba băng giấy.
Ta có: Đọc là: hai phần ba	HS nhắc lại
HS làm với các tấm bịa còn lại: => là các phân số.
2/ Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết số tự nhiên dưới dạng số thập phân: 
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết: 1: 3 =;	4: 10 = ;	 9: 2 = 
a. Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia 1 số TN cho 1 số TN khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
b. Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
VD: 5 = ; 	12 = ;	 2009 = ;...
c. Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
VD: = 1;	1 = ;	1 = ; ...
d. Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0. 
VD: 0 = ; 	0 = ; 	0 = ; ...
HS mở SGK đọc phần chú ý.
3/ Thực hành: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu: a, Đọc các phân số.
	 b, Nêu tử số và mẫu số của từng phân số.
- HS làm miệng - Nêu nối tiếp: => 	5 là tử số; 7 là mẫu số.
- GV và HS nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Viết các thương sau dưới dạng phân số.
- HS viết bảng con. 3 : 5 = ;	75 : 100 = ; ...
- HS và GV nhận xét.
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1. 
- HS làm vở - thu chấm - chữa bài: 32 = ; 105 = ; 1000 = .
Bài 4: HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống.
HS làm vở - thu chấm - chữa bài: a, 1 = ; 	b, 0 = ; ...
4/ Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Về nhà xem lại bài và làm vở BT.
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số.
 - Nhận xét giờ học./.
Tập đọc:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
	- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
	- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
	- Học thuộc đoạn: Sau 80 năm ...công học của các em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
	- Giáo dục HS luôn có ý thức học tập, rèn luyện để xây dựng quê hương đất nước. 
	II/ Chuẩn bị: - GV: + Bản phụ ghi đoạn thư cần đọc thuộc.
 - HS: SGK + vở ghi đầu bài
	III/ Các hoạt động dạy - học: 
	A/ Ổn định: Kiểm tra sách vở của HS
	B/ Bài mới: * Giới thiệu chủ điểm Việt Nam Tổ quốc em.
	1/ Giới thiệu bài - Ghi bảng.
	2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
	a/ Luyện đọc: - Một HS đọc toàn bài. 
 - GV chia đoạn (2 đoạn)
	- 2 HS đọc nối tiếp lần 1: Lớp đọc thầm SGK và tìm tiếng từ khó đọc. GV ghi bảng và hướng dẫn đọc: Tựu trường, sung sướng,...
	- 2 HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ: Cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết,...luyện đọc câu: Non sông Việt Nam... của các em.
	- 2 HS đọc tiếp nối lần 3 - nhận xét.
	- HS luyện đọc nhóm đôi.
	- GV đọc mẫu toàn bài.
	b/ Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm đoạn 1: (từ đầu đến các em nghĩ sao?)
Câu 1: Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? ( HS thảo luận nhóm đôi)
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
	- Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
	* HS đọc thầm đoạn 2 + trả lới câu hỏi 2,3.
Câu 2: Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
	- Sau cách mạng tháng 8 toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
	+ Hoàn cầu
	+ Kiến thiết
Câu 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, snáh vai vớic các cường quốc năm châu.
c/ Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- HS tìm giọng đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp - nhận xét - ghi điểm
- HS nhẩm đọc thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng - nhận xét – ghi điểm
3/ Củng cố, dặn dò: 
Trong bức thư Bá Hồ khuyên HS điều gì?
* Nội dung: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
	- Chuẩn bị bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
	- Nhận xét giờ học./.
Chính tả: (nghe viết)
VIỆT NAM THÂN YÊU
	I/ Mục tiêu: 
	- Nghe, viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
	- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.
	- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết đúng, đẹp, giữ vở sạch. 
	II/ Chuẩn bị: - GV: SGK 
 - HS: SGK, vở, bút, vở Bài tập Tiếng Việt. 
	III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ:	Kiểm tra vở HS
	B/ bài mới: 	1/ Giới thiệu bài - ghi bảng
	2/ Hướng dẫn HS nghe viết:
	a/ GV đọc bài chính tả (SGK tr6)
- HS theo dõi SGK + Qua bài thơ em thấy con người Việt Nam như thế nào?
	- HS đọc thầm bài thơ - chú ý cách trình bày bài thơ.
	- HS gấp sách
	b/ GV giúp HS luyện viết tiếng, từ khó
	- HS viết bảng con: mênh mông, dập dờn, quân thù, ...
- GV nhận xét - sữa sai.
- GV nhắc HS cách trình bày, cách ngồi viết bài.
c/ GV đọc, HS viết bài:
- GV đọc từng dòng thơ, HS viết bài.
- GV đọc, HS dò bài.
d/ Thu bài chấm, (1 tổ) - dưới lớp đổi vở để soát bài
GV nhận xét bài viết, chữa lỗi sai.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn: Ngày Độc lập.
GV hướng dẫn mẫu.
HS làm vào vở bài tập
Đại diện 3 tổ lên bảng làm 3 bài - nhận xét - ghi điểm.
1 HS đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
* Chữa bài: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghĩ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống.
GS hướng dẫn HS và làm mẫu
HS nhắc lại quy tắc ngữ pháp cách viết c/k, g/gh, ng/ngh.
Âm c đứng trước e, ê, i viết là k
Âm c đứng trước các âm còn lại viết là c
4/ Củng cố dặn dò: - nhắc lại luật chính tả
Nhận xét giờ học.
Về nhà làm bài tập 3 và luyện viết bài: Thư gửi các HS.
Chuẩn bị bài: Lương Đình Quyến./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 1.doc