Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Lê Thị Tuyết Nhung

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Lê Thị Tuyết Nhung

TIẾT 1: SỰ SINH SẢN

I. Mục đích yêu cầu : Sau bài học học sinh có khả năng :

- Nhận biết mọi người đều do bố,mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- Gd hs biết yêu thương quan tâm mọi người trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học :

III. Hoạt động dạy học

Giáo viên Học sinh

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Lê Thị Tuyết Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:	Ngày 17 tháng 8 năm 2010
TIẾT 1: 	SỰ SINH SẢN
I. Mục đích yêu cầu : Sau bài học học sinh có khả năng : 
- Nhận biết mọi người đều do bố,mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
- Gd hs biết yêu thương quan tâm mọi người trong gia đình. 
II. Đồ dùng dạy học :
III. Hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Nam hay nữ 
* Giới thiệu : Sự sinh sản 
* Hoạt động 1 : Trò chơi “Bé là con ai” 
- Mục tiêu : Như mục I 
- Tiến hành : 
- Giáo viên phổ biến cách chơi 
- Giáo viên tổ chức chơi 
- Giáo viên phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho học sinh và yêu cầu mỗi cặp học sinh vẽ một em bé và một người mẹ (bố) ..Từng cặp bàn nhau chọn 1 đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi người nhìn vào có thể nhận ra đó là hai mẹ con (2 bố con) 
- Giáo viên thu tất cả các phiếu đã vẽ hình 
- Kết thúc trò chơi tuyên dương các cặp thắng cuộc, cho học sinh trả lời các câu hỏi sau : 
+ Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé ? 
+ Qua trò chơi các em rút ra được điều gì ? 
- Kết luận : Mọi trẻ em điều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố mẹ của mình. 
* Hoạt động 2 : làm việc với SGK 
- Mục tiêu : Học sinh nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. 
- Tiến hành : Giáo viên hướng dẫn.
. Cho học sinh quan sát các hình 1,2,3/4,5 và đọc các lời thoại giữa các nhân vật trong hình 
. Các em liên hệ đến gia đình mình.
. Cho các em làm việc theo cặp để tìm ra được ý nghĩa thông qua các câu hỏi. 
+ Hãy nói ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ? 
- Kết luận : nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. 
3 Củng cố, dặn dò : 
- Gọi học sinh đọc điều cần biết ở SGK.
- Giáo dục : Yêu thươngquan tâm mọi người trong gia đình 
- Chuẩn bị : Nam hay nữ 
 Nhận xét tiết học 
Học sinh ngồi theo cặp 
Lắng nghe 
Học sinh trả lời 
3 em nhắc lại 
Học sinh quan sát 
Học sinh thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi 
2 em nhắc lại 
3 em đọc 
*********************
Ngày 20 tháng 8 năm 2010
TIẾT 2: NAM HAY NỮ
I. Mục đích yêu cầu : Sau bài học học sinh biết : 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ.
- Gd : Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam hay nữ.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trang 6, 7/SGK 
- Các tấm có nội dung như trang 8/SGK 
III. Các hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Em hãy nêu ý nghĩa của sự sinh sản ? 
 Nhận xét bài cũ 
2) Bài mới : 
* Hoạt động 1 : Sự khác nhau giữa nam và nữ 
- Mục tiêu : Như ở mục I 
- Tiến hành : Làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi 1,2,3/6
- Mỗi nhóm chỉ trình bày câu trả lời của một câu hỏi 
- Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung của nam và nữ còn có sự khác biệt, trong đó sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chúc năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và bé gái chưa có sự khác nhau rõ rệt về ngoại hình.
* Hoạt động 2 : trò chơi “Ai nhanh ai đúng” 
- Mục tiêu : Ở mục I 
- Tiến hành : 
. Giáo viên phát phiếu,học sinh thi xếp các phiếu vào bảng
. lần lượt các nhóm giải thích 
. Cả lớp đánh giá. 
. Làm việc cả lớp 
. Giáo viên đánh giá,kết luận, tuyên dương 
3) Củng cố, dặn dò : 
+ Em hãy nêu vài điểm giống nhau, khác nhau giữa bạn trai,bạn gái. 
Nhận xét tiết học. 
2 học sinh trả lời 
Ngồi theo 4 nhóm, thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét. 
Ngồi theo 4 nhóm, xếp các tấm phiếu.
Các nhóm thi đua

Học sinh trả lời
***********************
Tuần 2:	Ngày 25 tháng 8 năm 2010
TIẾT 3: NAM HAY NỮ
I. Mục đích yêu cầu : 
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt nam hay nữ.
- GD : Giúp bạn
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình 4 trang 9 SGK 
III. Các hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Em hãy nêu điểm giống nhau giữa bạn trai và bạn gái ? 
+ Em hãy nêu điểm khác nhau giữa bãn trai và bạn gái ? 
 Nhận xét bài cũ 
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : nam hay nữ 
* Hoạt động 3 : Một số quan niệm xã hội về nam và nữ. 
- Mục tiêu : Như mục I 
- Tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- Cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau : 
a) Bạn có đồng ý những câu hỏi sau không ? Hãy giải thích tại sao đồng ý hoặc không ? 
 1) Công việc nội trợ là của phụ nữ ?
 2)Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình ?
 3) Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 
b) Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau hay không và khác nhau như thế nào ? Vậy có hợp lý không ? (Gợi ý : Em trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em) 
c) Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ không ? 
d) Tại sao không nên phân biệt đối xử giũa nam và nữ ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi học sinh có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Học sinh đọc lại điều cần biết ở SGK/9 
- Giáo dục : Biết tôn trọng, giúp đỡ bạn nữ.
- Chuẩn bị : Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào 
 Nhận xét tiết học 
4 học sinh trả lời câu hỏi 
Học sinh ngồi theo 4 nhóm, thảo luận (Mỗi nhóm 1 câu hỏi) 
Từng nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
Hai em đoc lại
****************************
Ngày 27 tháng 8 năm 2010
TIẾT 4 :
CƠ THỂ CHÚNG TA
ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhận biết cơ thể của chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. 
- Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng con người.
II. Đồ dùng dạy học : Hình vẽ trang 10,11/SGK. 
III. Hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? 
 Nhận xét bài cũ
2) Bài mới : 
* Hoạt động 1 : 
- Mục tiêu : Học sinh nhận biết một số từ khoa học : thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
+ Bước 1 : Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1 : Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người ? 
a) Cơ quan tiêu hóa b) Cơ quan hô hấp
c) Cơ quan tuần hoàn d) Cơ quan sinh dục
Câu 2 : Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? 
a) Tạo ra trứng b) Tạo ra tinh trùng
Câu 3 : Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? 
a) Tạo ra trứng b) Tạo ra tinh trùng
+ Bước 2 : Giáo viên giảng giải 
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp tinh trùng gọi là sự thụ tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được ra đời.
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK 
- Mục tiêu : Hình thành cho học sinh biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi 
+ Bước 1 : Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân.
-Hướng dẫn học sinh quan sát hình.
- Cho học đọc phần chú thích xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào 
- Hình 1a : Các tinh trùng gặp trứng
 1b : Một tinh trùng đã chui được vào trứng 
- Hình 1c : Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. 
+ Bước 2 : Hướng dẫn học sinh quan sát các hình 2,3,4,5/11
Hình 2 : Thai 9 tháng, cơ thể người hoàn chỉnh 
Hình 3 : Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn thiện.
Hình 4 : thai 3 tháng 
Hình 5 : Thai 5 tuần
3) Củng cố, dặn dò : 
- Cho 2 em đọc mục “bạn cần biết” 
- Chuẩn bị : Cần làm gì để cả mẹ và em bé điều khỏe 
 Nhận xét tiết học 
Hai học sinh trả lời
Học sinh làm bài cá nhân.
Lắng nghe 
Học sinh quan sát hình 1a,b,c
3 em đọc 
Học sinh quan sát và trình bày.
5 em nhắc lại 
2 em đọc
**************************
Tuần 3:	Ngày 1 tháng 9 năm 2010
TIẾT 5: 
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai .
- Giáo dục : có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trang 12,13/ SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? 
+ Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ? 
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe.
* Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
- Mục tiêu : Như ở mục I 
- Tiến hành : 
Bước 1 : Giao nhiệm vụ và hướng dẫn 
- Quan sát hình 1,2,3,4 trả lời 
+ Phụ nữ có thai nên không làm gì ? Tại sao ? 
Bước 2 : Làm việc theo cặp 
- Giáo viên hướng dẫn theo mẫu sau : 
Bước 3 : Mỗi em chỉ nói về nội dung của một hình 
Hình
Nội dung
Nên
Không nên
Hình 1
Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi 
X
Hình 2
Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức khẻo của người mẹ
X
Hình 3
Người phụ nữ có thai được khám thai tại y tế 
X
Hình 4
Người phụ nữ có thai đang gánh lúa
X
- Ăn đủ chất đủ lượng. 
- Không dùng các chất kích thích 
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái 
* Hoạt động 2 : Thảo luận theo bàn
- Mục tiêu : Như ở tiết 1 
- Tiến hành : 
Bước 1 : Cho học sinh quan sát hình 5,6,7 và nêu nội dung của chương trình .
Bước 2 : Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận 
+ Mọi người tronng gia đình cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai ? 
- Kết luận : Bạn cần biết SGK/13
* Hoạt động 3 : Đóng vai 
- Mục tiêu : Học sinh có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai 
Bước 1 : Thảo luận câu hỏi 
+ Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không có chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ ? 
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
Bước 3 : Trình diễn trước lớp
3) Củng cố, dặn dò : 
- Cho học sinh đọc mục “Bạn cần biết”
- Chuẩn bị : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
 Nhận xét tiết học
4 em trả lời câu hỏi
Quan sát và trả lời câu hỏi 
Thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày
Nhận xét, bổ sung
Quan sát hình, thảo luận, đại diện nhóm trình bày
2 học sinh đọc lại
Ngồi theo 4 nhóm, tập đóng vai, đại diện nhóm trình bày.
3 em đọc
*********************
Ngày 3 tháng 9 năm 2010
TIẾT 6 : 
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu : 
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. 
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
 - Giáo dục học sinh biết chăm sóc sức khoẻtrong từng giai đoạn. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Thông tin và hình trang 14, 15 . Học sinh sưu tầm ảnh chụp bản  ... Làm việc cả lớp.
- Một số học sinh trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp
. Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh : li cốc, bóng đèn
. Thủy tinh có tính chất trong suốt, bị vỡ khio va chạm vào vật rắn.
- Kết luận : thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ
* Hoạt động 2 : Thực hành xử lí thông tin
- Mục tiêu : Như mục I
- Tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm bàn, thảo luận các câu hỏi trong SGK
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Cho học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung , nhận xét
Câu 1 : Tính chất của thủy tinh
Câu 2 : Công dụng của thủy tinh
Câu 3 : cách bảo quản 
- Kết luận : Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác.
Ngồi theo nhóm 2 
Quan sát và thảo luận 
Đại diện nhóm trình bày
Lắng nghe, nhắc lại
Mỗi bàn một nhóm, nhóm trưởng điều khiển
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
Nhắc lại
3) Củng cố, dặn dò : 
+ Thủy tinh có tính chất gì ?
* GDBVMT: GD hs bieát caùch giöõ gìn vaø baûo quaûn thuyû tinh, ñaûm baûo an toaøn khi söû duïng. GV lieân heä ñeán caùc cöûa kính laøm baêng thuyû tinh ôû nhaø- tröôøng
- Chuẩn bị : Cao su 
Nhận xét tiết học 
2 em trả lời
****************************
Ngày 2 tháng 12 năm 2010
TIẾT 30 : CAO SU
I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết :
- Nhận biết một số tính chất của cao su .
- Nêu một số công dụng ,cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
* GDMT : Liên hệ
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trang 62,63/SGK
- Sưu tầm đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây thun..
III. Hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Em hãy nêu tính chất của thủy tinh ? 
+ Em hãy nêu công dụng và cách bảo quản những đồ vật được làm bằng thủy tinh ? 
Nhận xét bài cũ.
2 em trả lời
2 em trả lời
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Cao su.
* Hoạt động 1 : Thực hành 
- Mục tiêu : Như ở mục I
- Tiến hành : 
+ Kể tên một số đồ dùng được làm bằng cao su ? 
.Làm việc theo nhóm, các nhóm thực hành theo chỉ dẫn của SGK.
. Các nhóm báo kết quả.
. Nội dung cần nêu được : Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, quả bóng nhảy lên. Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây giãn ra, khi bung tay dây cao su trở về vị trí cũ.
- Kết luận : Cao su có tính chất đàn hồi.
* Hoạt động 2 : Thảo luận 
- Mục tiêu : Như ở mục I
- Tiến hành : 
. Gọi học sinh đọc nội dung ở mục bạn cần biết để trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
.Gọi một số học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Có mấy loại cao su ?
+ Đó là những loại nào ? 
+ Ngoài tính đàn hồi tốt cao su còn có tính chất gì ?
+ Cao su được dùng để làm gì ?
+ Nêu cách bảo quản các đồ dúng bằng cao su ? 
- Kết luận : Có 2 loại cao su.
. Cao su có tính đàn hồi.
. Cao su được sử dụng để làm xăm lốp xe 
. Không được để các đồ cao su ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp.
Ngồi theo 4 nhóm, thảo luận 
Đại diện trình bày
Lắng nghe và nhắc lại
1 em đọc 
Học sinh trả lời, nhận xét bổ sung.
Lắng nghe và nhắc lại
3) Củng cố, dặn dò : 
- Cao su thường được sử dụng để làm gì ?
* GDBVMT: GD hs bieát caùch söû duïng,yeâu quyù saûn phaåm. Khoâng vöùt hoaëc ñoát böøa baõi nhöõng saûn phaåm laøm baèng cao su ñaõ hö, hoûng.
- Chuẩn bị : Thất dẻo.
Nhận xét tiết học 
2 em trả lời
******************************
Tuần 16:	Ngày 7 tháng 12 năm 2010
TIẾT 31 : CHẤT DẺO
I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết :
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo .
- Nêu một số công dụng ,cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trang 64,65/SGK
- Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa.
III. Hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Cao su thường được sử dụng để làm gì ?
+ Em hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ? 
Nhận xét bài cũ.
2 em trả lời
2 em trả lời
2) Bài mới :
* Giới thiệu : thất dẻo.
* Hoạt động 1 : Cả lớp quan sát.
- Gọi một vài học sinh kể tên một số đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong gia đình.
- Mục tiêu : Giúp học sinh nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ thất dẻo.
- Tiến hành : Làm việc theo nhóm.
. Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình bằng nhựa trang 64/SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng thất dẻo.
. Gọi một vài đại diện nhóm trình bày.
* Hoạt động 2 : Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
- Mục tiêu : Như mục I.
- Tiến hành :
Bước 1 : Làm việc cá nhân
Đọc thông tin để trả lời các câu hỏi SGK
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Gọi một vài học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Kết luận : Chất dẻo không có sẳn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ. Chất dẻo có tính chất cách điện, bền, khó vỡ, các đồ dùng bằng thất dẻo như bát, đĩa, bát. Ngày nay sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho sản phẩm bằng gỗ
Quan sát hình 1
Ngồi theo nhóm bàn
Đại diện trình bày
Đọc thông tin SGK
Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
3 Củng cố, dặn dò : 
- Trò chơi : Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. (nhóm nào kể được nhiều nhóm đó thắng)
- Một em đọc ghi nhớ
- Giáo dục : Bảo quản d0ồ dùng bằng chất dẻo : không để ngoài nắng nơi có nhiệt độ cao.
- Chuẩn bị : Sợi tơ.
Nhận xét tiết học 
Mỗi dãy 1 nhóm
2 em đọc
****************************
Ngày 9 tháng 12 năm 2010
TIẾT 32 :SỢI TƠ
I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết :
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi .
- Nêu một số công dụng ,cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Giáo dục : Học sinh yêu thích lao động.
* GDMT:Bộ phận
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình và thông tin trang 66/SGK
- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơi sợi nhân tạo.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Em hãy nêu tính chất chung của thất dẻo ? 
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình bằng thất dẻo ?
- 1 em đọc ghi nhớ
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Sợi tơ 
* Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận 
- Mục tiêu : Học sinh kể được tên một số loại sợi tơ.
- Tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi trang 66/SGK
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trả lòi cho một hình các nhóm khác bổ sung.
. Các sợi có nguồn gốc từ thực vật : sợi bông, sợi đay, sợi gai, sợi lanh
. Các sợi có nguồn gốc từ động vật : tơ tằm.
- Giáo viên giảng : Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật hoặc từ thực vật gọi là tơ sợi tự nhiên. Tơ sợi được làm ra từ thất dẻo như các loại sợi ni lông gọi là sợi nhân tạo
2 em trả lời
1 em trả lời
1 em đọc lại
Ngồi theo 4 nhóm
Nhóm trưởng điều khiển
Đại diện trình bày
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Thực hành 
- Mục tiêu : Như mục I 
- Tiến hành : Làm việc theo bàn
. Bàn trưởng điều khiển bàn mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành.
. Giáo viên mời đại diện nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
- Kết luận : Sợi tự nhiên khi cháy tạo thành tro, vón thành cục.
* Hoạt động 3 : Làm việc với phiếu học tập.
- Mục tiêu : Như mục I 
- Tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc cá nhân : Giáo viên phát phiếu cho học sinh.
Bước 2 : Làm việc cả lớp : Giáo viên gọi một số học sinh chữa bài tập 
Nhận xét, bổ sung.
*GDBVMT: Yeâu quyù toân troïng nhöõng ngöôøi laøm ra saûn phaåm töø tô sôïi cuûa ngaønh deät may- các nhà máy dệt phải sử lí nước thải để baûo veä moâi tröôøng xung quanh.
Ngồi theo bàn, đại diện mỗi bàn trình bày
Nhắc lại
Học sinh làm bài vào phiếu.
Học sinh lên bảng chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Giáo dục : Không để áo quần gần nơi có nhiệt độ cao.
- Chuẩn bị : Ôn tập học kì II
Nhận xét bài tiết học.
2 em đọc
*******************************
Tuần 17:	Ngày 14 tháng 12 năm 2010
TIẾT 33 : 
 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu : 
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về : 
- Đặc điểm giới tính, một số biện pháp phòng bệnh, bệnh có liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng một số vật liệu đã học.
- Giáo dục : Học sinh giữ vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trang 68/SGK.
- Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
1) Bài cũ : 
+ Kể tên một số loại vải dùng để may chăn, quần áo? 
+ Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
Nhận xét bài cũ 
2 em trả lời
2 em trả lòi
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Ôn tập HKI
* Hoạt động 1 : Làm việc với phiếu học tập.
- Mục tiêu : Như mục I 
- Tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc cá nhân
. Học sinh làm bài tập trang 68 SGK ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở.
Câu 1 : Trong các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua đường sinh sản và đường máu ? 
Câu 2 : Đọc yêu cầu của bài tập ở mục quan sát trang 68 và hoàn thành bảng sau : 
Thực hành theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Bước 2 : Chữa bài tập 
Gọi một số học sinh lần lượt lên chữa bài
Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Thực hành 
- Mục tiêu : Như mục I 
- Tiến hành : 
Đối với bài 1 : Giáo viên chia 4 nhóm, mỗi nhóm nêu một tính chất.
Nhóm 1 : Tính chất, công dụng của tre, sắt, các hợp kim của sắt, thủy tinh.
Nhóm 2 : Tính chất công dung của đồng đá vôi, tơ sợi.
Nhóm 3 : Tính chất , công dụng của nhôm, gạch ngói, chất dẻo.
Nhóm 4 : Tính chất công dụng của mây, tre, cao su.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Bước 2 : Trình bày, đánh giá.
- Đối với bài 2 chọn câu trả lời đúng.
Chơi trò chơi : “Ai nhanh ai đúng”
Đáp án : 2-1-c; 2-2a; 2-3-c; 2-4a
* Hoạt động 3 : Trò chơi “Đoán chữ”
- Mục tiêu : Như mục I 
- Tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn : Cho học sinh chơi theo nhóm
Luật chơi : Quản trò đọc câu thứ nhất, người chơi có thể trả lời luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cái.
Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc.
Bước 2 : Cho học sinh chơi trò chơi
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Đáp án : Câu 1 : Sự thụ tinh ; Câu 2 : Bào thai 
 Câu 3 : Dậy thì Câu 4 : Vị thành niên
 Câu 5 : Trưởng thành Câu 6 : Già
 Câu 7 : Sốt rét Câu 8 : Sốt xuất huyết
Học sinh làm bài tập vào vở hoặc phiếu tập 
1 em đọc 
1 em lên bảng điền vào bảng, nhận xét, bổ sung.
Ngồi theo 4 nhóm
Nhóm truonmg73 điều khiển
Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe
Học sinh tham gia trò chơi
3) Củng cố, dặn dò : 
+ Nêu cách phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết ? 
- Giáo dục : Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
- Chuẩn bị : KTHKII
Nhận xét tiết học
2 em trả lời
************************
TIẾT 34 
 KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC (HKI).doc