Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Phượng

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Phượng

Tập đọc

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH.

I/ Mục tiêu

1.Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ

- Đọc đúng từ ngữ câu trong bài.

- Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác với Thiếu nhi VN.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằngHS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 3. Học thuộc lòng 1 đoạn thư.

II/ Đồ dùng dạy học

 Tranh minh hoạ cho bài đọc

III/ Các hoạt động dạy học

 A/ Mở đầu

Nêu yêu cầu, mục đích giờ học, kiểm tra sách vở môn học.

 B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm; giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- 1 HS giỏi đọc toàn bài, GV chia đoạn

- HS đọc nối tiếp theo đoạn( 2, 3lần) GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng và giúp các em hiểu nghĩa 1 số từ khó ở chú giải

- HS luyện đọc theo cặp

- 1HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

b) Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm đoạn 1 để TLCH:

? Ngày khai trường tháng 9/ 1945 có gì đặc biệt so với các ngày khai trường khác?

-HS đọc thầm đoạn 2 để TLCH:

? Sau CMT8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

? HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

- Hướng dẫn HS nêu ý nghĩa của bài

( Bác khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước VN mới.)

c) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2 .

- GV đọc diễn cảm đoạn 2

- HS luyện đọc theo cặp

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Thư gửi các học sinh.
I/ Mục tiêu
1.Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ
- Đọc đúng từ ngữ câu trong bài.
- Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác với Thiếu nhi VN.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằngHS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
 3. Học thuộc lòng 1 đoạn thư.
II/ Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ cho bài đọc
III/ Các hoạt động dạy học
	A/ Mở đầu
Nêu yêu cầu, mục đích giờ học, kiểm tra sách vở môn học.
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm; giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- 1 HS giỏi đọc toàn bài, GV chia đoạn 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn( 2, 3lần) GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng và giúp các em hiểu nghĩa 1 số từ khó ở chú giải
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 để TLCH:
? Ngày khai trường tháng 9/ 1945 có gì đặc biệt so với các ngày khai trường khác?
-HS đọc thầm đoạn 2 để TLCH: 
? Sau CMT8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
? HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Hướng dẫn HS nêu ý nghĩa của bài
( Bác khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước VN mới.)
c) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2 .
- GV đọc diễn cảm đoạn 2
- HS luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm trước lớp – HS &GV bình chọn em đọc tốt nhất
- HS nhẩm học thuộc lòng đoạn 2 và thi đọc trước lớp
C/ Củng cố- Dặn dò
- HS nêu lại ý nghĩa của bài
- GV nhận xét giờ, dặn HS về HTL đoạn 2, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa
I/ Mục tiêu: 
- HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Vận dụng những hiểu biết đã có làm đúng bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa
II/ Các hoạt động dạy học
A/ Mở đầu: Nêu yêu cầu, mục đích giờ học, kiểm tra sách vở môn học.
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
 Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc từ in đậm, GV viết bảng: 
	a) xây dựng - kiến thiết
	b) vàng xuộm- vàng hoe- vàng lịm
- Hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi đoạn.(Giống nhau)
- GV: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa
- HS nhắc lại
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo nhóm đôi
- HS trình bày ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng
- GV Kết luận: Có 2 loại từ đồng nghĩa là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
3. Phần Ghi nhớ
3 HS lần lượt đọc to nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm
4. Phần Luyện tập
Bài tập 1:
- 1HS nêu yêu cầu bài tập, HS khác đọc từ in đậm trong đoạn văn
- Cả lớp suy nghĩ phát biểu
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 2:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS trao đổi nhóm đôi, làm vào vở; HS trình bày kết quả, nhận xét
	đẹp : đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh tươi, mỹ lệ..
	to lớn: to tướng, vĩ đại, khổng lồ,
	học tập: học hành, học hỏi,..
Bài tập 3:- 1 HS nêu yêu cầu của BT
- GV nhắc HS mỗi em đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ đồng nghĩa, nếu đặt 1 câu có 2 từ đồng nghĩa phù hợp thì càng tốt
- HS làm bài tập cá nhân vào vở nháp
- 5-6 HS trình bày bài làm, nhận xét - Cả lớp làm vào vở 
	C/ Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS học thuộc Ghi nhớ, hoàn thành BT và chuẩn bị bài sau
Chính tả 
nghe- viết : việt nam thân yêu
I/ Mục tiêu
- HS nghe- viết đúng, trình bày đúng bài chính tả “ Việt Nam thân yêu”.
- Biết làm bài tập để củng cố quy tắc chính tả với c/k; g/gh; ng/ngh
II/ Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết các từ ngữ cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở BT2; 3 tờ phiếu kẻ nội dung BT3
III/ Các HĐ dạy học
	A/ Mở đầu
Nêu yêu cầu, mục đích giờ học, kiểm tra sách vở môn học.
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe- viết
- GV đọc đoạn chính tả 1 lần, HS theo dõi
- Em hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
(chịu đựng gian khổ, anh hùng dũng cảm, hiền lành...)
- HS đọc thầm bài chính tả kết hợp theo dõi cách trình bày bài thơ, chú ý các từ dễ viết sai( mê nh mông, biển lúa, dập dờn...)
- GV hướng dẫn cách trình bày, tư thế ngồi viết
- GV đọc từng khổ thơ cho HS viết
- GV đọc cho HS soát lỗi, sửa lỗi
- GV chấm 5 bài, HS đổi vở để soát lỗi
- GV nhận xét chung
3.HD HS làm bài tập chính tả
* Bài 2
- HS nêu yêu cầu của bài tập, GV nhấn mạnh yêu cầu
- HS làm vào vở
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị, 1 số HS lên chữa bài
- 1 số HS đọc bài làm của mình, cả lớp đối chiếu, chữa bài
* Bài3
- HS nêu yêu cầu của BT, làm vào vở
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, 3 HS thi làm nhanh.
- Nhận xét, chữa bài
- 3 HS nhìn bảng nhắc lại quy tắc viếtc/k; g/gh; ng/ngh.
- HS nhẩm thuộc quy tắc
- HS đối chiếu bài làm chữa bài.
C/ Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà viết lại và ghi nhớ quy tắc chính tả vừa học.
Địa lý
Việt Nam- đất nước chúng tA
I- Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh:
- Chỉ được vị trí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ, (lược đồ) và trên quả địa cầu.
- Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta.
- Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí của nước ta đem lại.	
II- Đồ dùng dạy học
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Quả địa cầu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2- Bài mới :
a- Vị trí địa lý và giới hạn.
* Hoạt động 1 (làm việc cá nhân) :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK, đọc thầm rồi trả lời các câu hỏi SGK.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi, kết hợp chỉ bản đồ. 
- Chỉ vị trí và đất liền của nước ta trên lược đồ (1 đến 2 HS)
- HS chỉ vị trí địa lý của nước ta trên quả Địa cầu
+ GV nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận.
b- Hình dạng và diện tích.
* Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 2 và bản số liệu, rồi thảo luận theo các câu hỏi SGK. 
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó cử đại diện trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 3 (hoạt động cả lớp):
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận chung của bài.
- 1- 2 HS nêu kết luận chung của bài.
- Một HS đọc kết luận SGK
3- Củng cố- dặn dò :
- Một HS chỉ bản đồ nêu tóm tắt vị trí, giới hạn nước ta.
- GV nhận xét giờ học.
- HS về chuẩn bị bài sau
Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009
Tập đọc 
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I/ Mục tiêu
1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ khó.
- Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi,dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng ở các từ chỉ màu vàng khác nhau của cảnh vật.
2. Hiểu bài văn
- Hiểu các từ ngữ, phân biệt được sắc thái khác nhau của các từ đồng nghĩa chỉ mùa vàng trong bài.
- Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp và sinh động, trù phú. Qua đó thể hiện lòng yêu quê hương thiết tha của tác giả.
II/ Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ bài đọc.
 Sưu tầm 1 số bức ảnh có màu sắc về quê hương và sinh hoạt ở làng quê ngày mùa.
III/ Các HĐ dạy học
	A/ Kiểm tra bài cũ
 KT 2 HS đọc thuộc lòng đoạn 2 bài “Thư gửi các HS” kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung thư.
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- 1HS giỏi đọc bài, cả lớp theo dõi
- HS quan sát tranh ảnh minh hoạ.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1, kết hợp sửa lỗi phát âm
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2, GV giúp hiểu nghĩa từ khó, từ mới.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc lướt bài văn và kể những sự vật trong bài có màu vàng và nêu những màu vàng đó.
- HS đọc câu hỏi 2, trao đổi nhóm đôi rồi trình bày trước lớp.
- Nhận xét:
? Chọn 1 từ trong bài chỉ màu vàng và cho biết từ đó gợi cho emcảm giác gì?
- HS đọc lướt đoạn cuối và trả lới câu hỏi:
? Những chi tiết nào về thời tiết làm bức tranh thêm đẹp?
? Những chi tiết nào về con người làm bức tranh thêm đẹp và sinh động ?
? Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? 
- GV chốt ý. HS nêu nội dung, ý nghĩa bài văn.
c) Đọc diễn cảm
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn, GV hướng dẫn cách đọc.
- GV đọc diễn cảm đoạn “ Màu lúa chín.......vàng mới” - HD cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp, cả lớp bình chọn.
	C/ Củng cố- Dặn dò: -HS nêu lại nội dung , ý nghĩa bài văn
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I/ Mục tiêu
- HS nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả cảnh.
- Biết phân tích cấu tạo của 1 bài văn cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi cấu tạo của bài “ Nắng trưa”
II/ Các HĐ dạy học 
	A/ Mở đầu
 GVnêu tóm tắt nội dung chính của phân môn, cách học TLV, cách ghi vở.
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
Bài tập 1
- 1 HS đọc yêu cầu BT1 và đọc 1 lượt bài “ Hoàng hôn trên sông Hương”.
- HS đọc thầm đoạn văn và đọc phần giải nghĩa từ khó.
- GV giải nghĩa từ “ Hoàng hôn”
- HS đọc thầm bài văn, xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
- 3 HS nhắc lại các phần của bài văn trên.
Bài tập 2:
- 1HS nêu yêu cầu của BT, GV nhấn mạnh yêu cầu.
- HS đọc lướt bài văn, trao đổi theo cặp 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng:
 Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa - tả từng BP của cảnh.
 Bài:Hoàng hôn trên sông Hương - tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh qua 2 bài văn trên.
3. Phần Ghi nhớ
- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
- 2 HS nhắc lại thứ tự tả cảnh trong 2 bài văn đã nêu ở BT2.
4. Luyện tập
- 1HS đọc yêu cầu của BT và bài văn “Nắng trưa”
- HS đọc thầm và trao đổibài theo nhóm4.
- HS phát biểu, cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
- GV treo bảng phụ ghi cấu tạo của bài “Nắng trưa”, gọi 2,3 HS đọc lại.
- HS đối chiếu với bài làm của nhóm mình.
	C/ Củng cố – Dặn dò
- 1HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
- GV nhận xét giờ, nhắc HS ghi nhớ cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (Tiết 1)
I - mục tiêu: Sau bài học này, học sinh biết :
	- Biết cách đính khuy hai lỗ
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức tự phục vụ bản thân.
II - Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu, một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : Khuy hai lỗ, vải, chỉ, kim khâu...
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Giới thiệu bài
HĐ 1 : Quan sát, nhận xét mẫu.
- Giáo viên giới thiệu về mẫu.
- Em có nhận xét gì về đường chỉ, khoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm ?
HĐ 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các nội dung trong mục II (SGK):
 ? Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy?
? Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ?
- Giáo viên hướng dẫn 
- Cho học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 4(SGK), để học sinh nêu cách đính khuy.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 5, hình 6; nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- Giáo viên hướng dẫn lại.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp nép, khâu lược nép, vạch dấu các điểm đính khuy.
* Giáo viên chốt nội dung bài.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Chúng đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước ...
- Học sinh nêu, em khác bổ sung.
- Học sinh nêu cách vạch dấu, cách đặt khuy vào.
- Học sinh nêu lại các thao tác thực hiện trong bước 1.
- Học sinh nêu cách đính khuy.
- Lưu ý học sinh khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 - 4 lần cho chắc.
- Học sinh nêu cách quấn chỉ quanh khuy và kết thúc đính khuy.
- Gọi học sinh nhắc lại các thao tác đính khuy hai lỗ.
- Học sinh thực hành
IV - Nhận xét - dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị dụng cụ giờ sau.
Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
I/ Mục tiêu
- HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa với các từ đã cho.
- Biết cảm nhận sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Từ đó biết cân nhắc lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học
 Bút dạ, 1 số tờ giấy A4; Bảng phụ ghi BT3.
III/ Các hoạt động dạy học 
	A/ Kiểm tra bài cũ
- 3 HS trình bày miệng BT2- Nhận xét
 ? Nêu VD về từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu BT1
- HS làm BT theo nhóm 4, cử thư kí ghi kết quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm đúng, nhanh, nhiều từ.
- HS viết vào vở với mỗi từ đã cho 4- 5 từ đồng nghĩa.
Bài tập 2:
- 1HS đọc yêu cầu.
- Mỗi HS đặt ít nhất 1 câu và trao đổi với các bạn cùng bàn.
- Từng dãy nối tiếp nhau chơi trò chơi tiếp sức, mỗi em nói nhanh 1- 2 câu với những từ đồng nghĩa mình tìm được.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3:
- 1HS đọc yêu cầu của bài và bài văn “Cá hồi vượt thác”
- HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu, nói rõ từ đã điền- Nhận xét chốt ý đúng.
- GV treo bảng phụ đã hoàn chỉnh, 2 HS đọc toàn bài
- HS tự sửa lỗi.
	C/ Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét giờ. - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
BàI 1: Bình tây đại nguyên soáI trương định
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết.
Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam kì.
Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trong sách giáo khoa phóng to (nếu có thể).
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phiếu học tập của HS (theo nhóm).
III. Hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài: 1 - 2 phút.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: 4 – 5 phút.
 Giáo viên dùng bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miềm tây Nam kì.
- HS theo dõi.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: 12 – 15 phút.
GV chia nhóm, phát phiếu học tập.
 - Các nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi.
.
Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?
Trước những băn khoăn đó nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Đại diện nhóm phát biểu.Các nhóm bổ sung. Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: 10 – 12 phút.
Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?
Em biết gì thêm về Trương Định?
Em có biết đường phố trường học nào mang tên Trương Định?
 Giáo viên kết luận.
3. Củng cố dặn dò: 3 - 4 phút.
 - GV gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học (tr 5).
 - GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài 2.
Kể chuyện 
Lý tự trọng
I/ Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh bằng 1,2 câu; kể từng đoạn và cả câu chuyện ; biết kết hợp lời kể và điệu bộ, cử chỉ nét mặt 1 cách tự nhiên
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
2. Rèn kỹ năng nghe
- Tập trung nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện
- Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn
II/ Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ truyện
 Bảng phụ viết lời thuyết minh cho 6 tranh
III/ Các HĐ dạy học
A/ Mở đầu
Nêu yêu cầu, mục đích giờ học, kiểm tra sách vở môn học.
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GV kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1- HS nghe. GV viết tên các nhân vật trong truyện, giúp HS giải nghĩa 1 số từ khó
- GV kể lần 2 trên tranh minh hoạ phóng to, HS nghe và theo dõi trên tranh
- GV kể lần 3- HS nghe.
3. Hướng dẫn HS kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Bài tập 1:
HS đọc yêu cầu vủa BT
HS trao đổi theo nhóm đôi.
HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
Cả lớp và GV nhận xét, GV treo bảng phụ ghi lời thuyết minh cho 6 tranh, gọi 2 HS đọc lại.
Bài tập 2,3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
 GV nhấn mạnh 2 yêu cầu :
 +Kể đúng cốt truyện .
 + Trao đổi nội dung, ý nghĩa.
- HS kể theo nhóm 6.
- Thi kể trước lớp.
- Trao đổi về ý nghĩa câu truyện.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất, bạn nêu câu hỏi thú vị nhất, bạn hiểu truyện nhất.
C/ Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài tuần sau.
Thứ bảy ngày 22 tháng 8 năm 2009
Tập làm văn 
Luyện tập tả cảnh
I/ Mục tiêu
- Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
- HS biết lập dàn ý tả cảnh 1 buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh về 1 số vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng.
- Những ghi chép khi quan sát 1 buổi trong ngày ( Theo chuẩn bị tiết trước)
III/ Các hoạt động dạy học
	A/ Kiểm tra bài cũ
 ? Nêu cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh? (2 HS nêu)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1:
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS đọc thầm bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng”, trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK.
- 1 số HS thi nhau trình bày ý kiến để nhận xét.
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV và HS giới thiệu 1 số tranh minh hoạ cảnh vườn cây, công viên, đường phố, nương dãy.
- Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý cho bài văn tả 1 buổi trong ngày
- 1 số HS dựa vào dàn ý nối tiếp nhau trình bày.
- Cả lớp và GV đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện nét độc đáo của cảnh vật, có dàn ý hợp lý. GV đánh giá, cho điểm.
- Gọi HS có dàn ý tốt nhất trình bày.
- HS tự sửa dàn bài của mình.
	C/ Củng cố- Dặn dò
- GVnhận xét giờ.
- Yêu cầu HS về hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau.
	Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, rèn luyện đội viên.
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, hoạt động tuần qua:
- Lớp trưởng tổ chức cho lớp thảo luận theo tổ về ưu khuyết điểm các hoạt động của lớp trong tuần. 
- Tổ trưởng báo cáo kết quả của tổ.
- Lớp trưởng lên nhận xét về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- Nhận xét việc kèm học sinh yếu trong các nhóm đôi
- GV nhận xét chung ưu, khuyết điểm.
+ Tích cực học tập để chào mừng năm học mới
+ Khen ngợi các bạn trong lớp lao động tích cực chuẩn bị khai giảng:
Tiêu biểu như:Doan, Hiếu, Nhàn.
+ Khen ngợi các bạn trong đội văn nghệ tích cực luyện tập: Hoà.
2- Phương hướng hoạt động tuần sau:
- Thi đua nói lời hay làm việc tốt chào mừng năm học mới
- Luyện tập tốt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học mới.
- Duy trì tốt nề nếp ra vào lớp.
- Duy trì hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	* Dặn dò:
	- Thực hiện tốt các nội dung trên.
 Ký duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docp Tuan 1.doc