Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

(Hồ Chi Minh )

 I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc lưu loát, trôi chảy bức thư của Bác Hồ: Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng thiết tha của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

 - Hiểu bài: Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 - Học thuộc lòng một đoạn thư.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh trong SGK, bảng phụ viết đoạn HS cần đọc thuộc lòng.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Mở đầu:

- T: Nhắc nhở HS một số yêu cầu của giờ học tập đọc lớp 5.

B. Bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

- T: Giới thiệu chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em.

 Giới thiệu bài đọc: Thư gửi các học sinh.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc:

- HS: 1 em giỏi đọc toàn bài.

- T: Chia đoạn bài đọc:

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến vậy các em nghĩ sao ?

+ Đoạn 2 : Phần còn lại.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, (đọc 2-3 lượt) T kết hợp hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc các từ: nhộn nhịp, tựu trường, trông mong.

 Tìm hiểu cách đọc, giọng đọc toàn bài.

+ Chú giải các từ ngữ: cơ đồ, hoàn cầu, những cuộc chuyển biến khác thường, giời, giở đi.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
(Hồ Chi Minh )
	I. Mục đích yêu cầu: 
	- Đọc lưu loát, trôi chảy bức thư của Bác Hồ: Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng thiết tha của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
	- Hiểu bài: Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
	- Học thuộc lòng một đoạn thư.	
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh trong SGK, bảng phụ viết đoạn HS cần đọc thuộc lòng. 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Mở đầu:
- T: Nhắc nhở HS một số yêu cầu của giờ học tập đọc lớp 5.
B. Bài mới:
 	1. Giới thiệu bài: 
- T: Giới thiệu chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em.
 	Giới thiệu bài đọc: Thư gửi các học sinh.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 
- HS: 1 em giỏi đọc toàn bài.
- T: Chia đoạn bài đọc:
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến vậy các em nghĩ sao ? 
+ Đoạn 2 : Phần còn lại. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, (đọc 2-3 lượt) T kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các từ: nhộn nhịp, tựu trường, trông mong.
 Tìm hiểu cách đọc, giọng đọc toàn bài.
+ Chú giải các từ ngữ: cơ đồ, hoàn cầu, những cuộc chuyển biến khác thường, giời, giở đi. 
- HS: Luyện đọc theo cặp.
- T đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? 
? Ý đoạn 1 nói gì? HS: Thảo luận nhóm đôi và rút ý đoạn 1: Giới thiệu ngày đầu tiên khai trường của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 
- HS: Đọc thầm đoạn còn lại: Thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi 2 và 3. 
+ Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ? 
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiến đất nước ? 
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. 
? Phần các em vừa tìm hiểu nói lên điều gì? (Nhiệm vụ của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước). 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- HS: 2em nối tiếp đọc lại toàn bài
- HS: nhắc lại giọng đọc toàn bài
- T hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Sau 80 năm ... kết quả tốt đẹp.
- HS: Đọc thầm đoạn văn, tìm cách đọc phù hợp và nêu ý kiến. 
+ T đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS. 
 + HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp. . 
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. T theo dõi, uốn nắn. 
d. Hướng dẫn HS học thuộc lòng. 
- HS nhẩm học thuộc từ: “Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
- T tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
	- T: Qua bức thư, Bác Hồ muốn nhắn gửi đến các em điều gì? (Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới).
- HS nêu nội dung chính của bài. 
- T bổ sung - HS nhắc lại nhiều lần. 
- T nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” kết hợp trả lời câu hỏi sgk. 
-------------------------------a&b------------------------------
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
-------------------------------a&b------------------------------
Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS
 	- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
 	- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 B/Bài mới 
1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- T hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số, chẳng hạn:
 	- T cho HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành ba phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba phân số, ta có phân số: ; đọc là: hai phần ba.
 	- GV gọi một vài em nhắc lại.
 	- GV hướng dẫn tương tự với các tấm bìa còn lại.
 	- Cho HS chỉ vào các phân số: ;;; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần một trăm là các phân số.
2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
- GV hướng dẫn H lần lượt viết: 1: 3; 4:10; 9 :2 ; ... dưới dạng phân số. 
Chẳng hạn: 1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: 1 chia 3 có thương là 1 phần 3.
Làm như vậy với các phép thương còn lại. GV giúp học sinh nêu chú ý trong SGK.
- GV: Ghi bảng các số tự nhiên:5; 12; 2001.Yêu cầu HS viếc các số đó dưới dạng các phân số có mẫu số là 1. và rút ra nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV: Viết số tự nhiên 1, yêu cầu HS viết phân số bằng 1 và rút ra nhận xét như ở chú ý 3 ở SGK trang 4.
- Tương tự GV làm như trên đối với các chú ý 4 trong SGK và rút ra nhận xét:Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0. 
3. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài trong SGK.
*Bài 1: a, Đọc các phân số: GV cho HS đọc. Chú ý những em đọc còn yếu.
b, HS làm bảng con, GV theo dõi, sửa sai
*Bài 2: GV cho 3 em lên bảng làm. Sau đó GV chốt lại.
*Bài 3: GV cho HS làm bài vào vở, sau đó gọi 3 em lên bảng làm. Lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
4. Củng cố, hướng dẫn:
 	- GV chốt lại nội dung chính của bài.
Về nhà làm bài tập 4,chuẩn bị ôn tập tính chất cơ bản của phân số
-------------------------------a&b------------------------------
Chính tả
 Nghe viết: VIỆT NAM THÂN YÊU
I. Mục đích, yêu cầu : 
- Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Việt Nam thân yêu.
- Làm bài tập để củng cố qui tắc viết chính tả với: ng/ngh; g/gh; c/k.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bút dạ + một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2 + 3 cho HS làm việc theo nhóm. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết: 
- GV đọc toàn bài một lượt 
- HS: Giới thiệu nội dung chính của bài: Bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp. 
- HS: Đọc thầm bài chính tả, nhận xét về cách trình bày thể thơ lục bát, chú ý những tiếng, từ viết sai.
- HS luyện viết những từ dễ viết sai : dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn... 
- GV đọc cho HS viết, đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi
- GV chấm 7 đến 10 bài.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. 
- GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2: 
 	- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi: mỗi nhóm 3 em, 3 em nối tiếp nhau, mỗi em điền một tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. 
Thứ tự các số 1: ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày; Thứ tự các số 2 : ghi, gái; Thứ tự các s 3 : có, của, kiên, kỉ. 
* Bài tập 3:
 	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV: Đính bảng 2 tờ phiếu ghi sẵn nội dung bài tập, mời 2 HS đại diện hai dãy lên làm. 
- Cả lớp cùng GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 	+ Âm “c” đứng trước i, e, ê viết là k; trước các âm còn lại viết là c
+ Âm “g” đứng trước i, e, ê viết là gh; trước các âm còn lại viết là g
 	- HS nhắc lại quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ ngh. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS: Nhắc lại qui tắc chính tả vừa luyện.
- GV nhận xét tiết học yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại. 
-------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Toán
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
 	- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Ôn tập tính chất cơ bản cuả phân số:
 	- GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1:
 = x = HS: Tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm
 	- HS nêu nhận xét về tính chất cơ bản của phân số như SGK.
- Tương tự với ví dụ 2.
- HS nêu toàn bộ tính chất của phân số:
+ Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
+ Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
2. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
* Rút gọn phân số:
- GV: Ghi ví dụ: Rút gọn phân số:
- HS tự rút gọn phân số 
- T : Lưu ý HS :
+ Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
+ Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa (phân số tối giản)
*Qui đồng mẫu số: 
- GV: Quy đồng mẫu số: và 
+ HS: 1 em nêu cách qui đồng và lên bảng làm, lớp cùng nhận xét
- GV: Quy đồng mẫu số: và 
+ HS: Tìm mẫu số chung nhỏ nhất (10), tự QĐMS hai phân số và nêu kết quả. Một số em nhắc lại cách qui đồng mẫu số hai phân số.
3. Luyện tập
 	* Bài tập 1:
- HS: Làm bảng con, GV theo dõi, kiểm tra kết quả và chữa bài. 
- GV lưu ý HS: Có nhiều cách rút gọn phân số, cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chia hết cho số đó. 
*Bài tập 2: - HS : tự quy đồng mẫu số các phân số. GV theo dõi giúp đỡ những em làm bài còn chậm.
- GV: Chọn chấm bài một số em, chữa bài.
* Bài tập 3: - HS: Thi làm bài nhanh theo nhóm 4: Tìm nhanh các phân số bằng nhau, sau đó cho các em cử đại diện làm bảng lớp. 
Chẳng hạn: = = GV cho học sinh giải thích bằng cách trình bày miệng. Chẳng hạn: bằng vì nhân cả tử và mẫu số của với 6 ta được 
- GV: Nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng. 
3. Củng cố, hướng dẫn
- HS: Nhắc lại các tính chất cơ bản của phân số, cách qui đồng mẫu số các phân số.
- GV hệ thống kiến thức, nhận xét tiết hoc.
- Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập so sánh hai phân số.
-------------------------------a&b------------------------------
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đích, yêu cầu : 
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu với từ đồng nghĩa.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của BT1, 8 tờ A4 để HS làm bài tập 2-3. 
 	III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét: 
*Bài tập1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, GV giao việc: 
+ ở câu a so sánh nghĩa của từ xây dựng với từ kiến thiết;
+ ở câu b từ vàng hoe với từ vàng lịm, vàng xuộm. 
- HS trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Lời giải: Câu a: Cùng chỉ 1 hoạt động; câu b : Cùng chỉ 1 ... những gì quan sát được.
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Ghi chép kết quả quan sát một buổi trong ngày (đã chuẩn bị).
- Bảng phụ + tranh ảnh cảnh cánh đồng vào buổi sớm. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. KTBC: 
- HS1: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết tập làm văn trước. 
- HS2: Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa. 
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1
- HS sinh hoạt nhóm 4: Các em đọc đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng. Thảo luận 3 yêu cầu: 
+ Tìm trong đoạn trích những sự vật được tác giả trong buổi sớm mùa thu. 
+ Chỉ rõ tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả ? 
+ Tìm được chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế. 
- HS trình bày kết quả; 
- GV nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết của tác giả trong bài văn:
a. Những sự vật được tả trong bài: cánh đồng, vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những bó rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sao liệng trên đồng lúa, mặt trời mọc.
b. Tác giả quan sat bằng các giác quan: làn da, đôi mắt.
c. Chi tiết thể hiện quan sát tinh tế của tác giả: tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của HS. 
* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT2. 
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và hướng dẫn cách làm bài: phải nhớ lại những gì đã quan sát được cảnh một cánh đồng, trên nương rẫy, đường phố... buổi sáng (hoặc trưa chiều), rồi ghi lại những gì các em đã quan sát được và lập dàn ý. 
- HS làm bài, 3 em làm vào bảng phụ và trình bày trước lớp
- GV nhận xét, khen những HS quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, cách trình bày rõ ràng, biết lập dàn ý. 
- GV cùng HS bổ sung đầy đủ các dàn ý ở bảng phụ và coi như dàn ý mẫu. Lớp đối chiếu, bổ sung dàn ý của mình.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở, tập dàn ý tả một cảnh HS đã chọn. 
------------------------------a&b------------------------------
Toán
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết các phân số thập phân
- Nhận ra được: Có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân, biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: GVgọi HS làm bài tập b của bài 3. 
GV kiểm tra bài của học sinh làm ở nhà. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu phân số thập phân:
 	- GV nêu và viết trên bảng các phân số ; ; 
- HS : nêu đặc điểm của mẫu số của phân số này (các phân số đó có mẫu số là 10, 100, 1000, ... )
- GV giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10 ; 100; 1000; ...gọi là các phân số thập phân (cho vài học sinh nhắc lại)
- GV nêu và viết trên bảng phân số , rồi yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng . Chẳng hạn: = = 
Làm tương tự với ; 
 	- HS: Nêu nhận xét:
+ Nhận ra rằng: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân (bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10 hoặc 100; 1000 ;... rồi nhân cả tử số và mẫu số với số đó để được phân số thập phân).
2. Thực hành:
Bài 1:
- HS: Nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân trong bài tập.
Bài 2: 
- HS: Làm bảng con
- GV: Đọc cho HS viết, kiểm tra và sửa sai. 
 ; ; ; 
Bài 3: Cho học sinh nêu (Bằng nói hoặc viết) từng phân số thập phân trong các phân số đã cho. Đó là các phân số:
 ; 
Bài 4: - HS: Nêu yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn cách làm.
- HS: Làm bài vào vở
 	- GV chấm bài, sau đó gọi học sinh lên chữa bài.
C. Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em làm bài đạt điểm cao.
 Xem trước bài: Luyện tập.
-------------------------------a&b------------------------------
Khoa học
NAM HAY NỮ?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Hình trang 6, 7 SGK.
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
- HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước).
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
- Nếu con người không có khả năng sinh sản thì điều gì có thể xảy ra? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV hỏi: Con người có những giới nào? (HS trả lời). Sau đó GV giới thiệu: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
Hoạt động 1: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3, trang 6 SGK và sử dụng tranh vẽ ở nhà.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- HS: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. (3 nhóm lên trình bày), các nhóm khác bổ sung. 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt rồi đưa ra kết luận.
Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ:
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. (Chỉ vào hình 2)
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. (Chỉ vào hình 3)
 * GV hỏi : Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? ( 2-3 HS trả lời )
Hoạt động 2: TRÒ CHƠI “ AI NHANH, AI ĐÚNG?”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi như sau:
Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
2. Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn.
3. Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm, đồng thời xem nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
- Trong quá trình thảo luận với nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Đáp án:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
- Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn
- Tự tin
- Chăm sóc con
- Trụ cột gia đình
- Đá bóng
- Giám đốc
- Làm bếp giỏi
- Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
- Mang thai
- Cho con bú
C. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Dặn dò: Học bài, xem trước trang 9 để tiết sau học tiếp bài 2: Nam hay nữ?
-------------------------------a&b------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua.
- Phân tổ, mạng lưới cán bộ lớp.
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo và chuẩn bi cho khai giảng năm học mới.
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình hình tuần học đầu tiên:
a. Nền nếp:
- Sĩ số: 35 em 
- Cơ bản đã ổn định được nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nền nếp đầu giờ đã xây dựng ở lớp 4.
b. Học tập: Bước đầu đã ổn định được nền nếp học tập.
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Quỳnh Lưu, Đình Sơn, Ái Diễm, Phương Thảo, Thoại.
- Sách vở, đồ dùng học tập đã cơ bản đầy đủ. Tuy nhiên một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập: Việt, Thọ.
c. Lao động vệ sinh:
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể cũng như vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
II. Kế hoạch tuần 2:
a. Nền nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nền nếp lớp, đặc biệt là nền nếp ra vào lớp.
b. Học tập: Tiếp tục ổn định nền nếp học tập đầu năm.
- Phân công kèm cặp bạn yếu
- Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
c. Các hoạt động khác:
- Tích cực tập luyện Nghi thức đội chuẩn bị cho khai giảng.
- Phân công 10 lá cờ cán dài 2,5 m chuẩn bị khai giảng.
-------------------------------a&b------------------------------
KÍ DUYỆT
ÂM NHẠC
ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I) Mục tiêu
 H nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học ở lớp 4
 Hát đúng cao độ, tiết tấu.
 Giáo dục H thái độ yêu thích ca hát.
II) Cuẩn bị 
 - thanh phách
 Sách âm nhạc lớp 4
III) Tiến trình lên lớp
1. Ôn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số lớp
2. Bài cũ
 Cho cả lớp cùng hát bài Trên ngựa ta phi nhanh.
3. Bài mới 
1. Hoạt động 1:
 Em cho biết ở lớp 4 em đã được học những bài hát nào? kể tên một số bài hát mà em đã được học.
Hãy kể tên một số bài dân ca mà các em đã được học ở lớp 4 ?
Em hãy hát lại một bài trong số các bài hát mà em đã được học ?
* H trả lời câu hỏi và hát.
- H kể tên 10 bài hát mà các em đã được học ở lớp 4.
Cò lả, Bạn ơi lắng nghe, Chim sáo...
-H hát kết hợp gõ đệm theo phách
2.Hoạt động 2 : Ôn tập các bài hát
T hướng dẫn H ôn bài hát: Quốc ca
Cho các em hát với thái độ nghiêm trang, thể hiện bài hát với tính chất hùng tráng.
Hát bài hát với hình thức hát tập thể.
- Hát ôn bài hát: Em yêu hoà bình.
Hướng dẫn các em hát đúng tính chất của bài, thể hiện bài theo hình thức đơn ca.
- Hát ôn bài hát: Chúc mừng.
Chia nhóm cho H thi đua thể hiện lại bài hát. T kiểm tra theo nhóm, nhận xét, đánh giá cho H.
- Hát ôn bài:
Thiếu nhi thế giới liên hoan
- T : Hướng dẫn H hát kết hợp gõ đệm theo 3 cách đã học 
- T : kiểm tra vài cá nhân nhận xét, đánh giá cho H.
- H hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều, hoà giọng, hát có sắc thái, diễn cảm, hát mạnh mẽ, hùng tráng.
- H hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều, hoà giọng, hát có sắc thái, diễn cảm, hát vui tươi, nhịp nhàng.
- H thể hiện được tính chất vui tươi, nhịp nhàng của bài.
Chia lớp làm nhiều nhóm và tổ chức thi đua.
- H hát kết hợp 3 cách gõ đệm.
+ Gõ đệm theo tiết tấu
+ Gõ đệm theo nhịp
+ Gõ đệm theo phách
- H thức hiện theo hướng dẫn
3. Hoạt động 3 : Tập biểu diễn bài hát
- Từng tốp H lên biểu diễn bài hát trước lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ. Mỗi nhóm hát một bài
-H thức hiệntheo nhóm. Biểu diễn tự tin, chủ động theo hướng dẫn của T
4.Củng cố 
- HS : cùng hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và gõ đệm theo phách
Hát thuộc các bài hát trong chương trình âmnhạc lớp 4

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 5Tuan 1.doc