Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Nguyền

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Nguyền

Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (T1)

 I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, phát thanh rõ, tốc độ tối thiểu 120chữ/ phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài,thuộc 2-3 bài thơ ,đoạn văn dễ nhớ .

- Kỹ năng đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng vở bài tập làm phiếu học tập (bài 2)

 III. Lên lớp:

1. GV giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, cách gắp thăm bài đọc.

2. Kiểm tra tập đọc:

- Cho HS lần lượt (theo bàn) lên bảng gắp thăm để đọc bài.

- Sau mỗi lượt giáo viên hỏi thêm về nội dung.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Nguyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Thứ 2 ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc: 	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (T1)
	I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, phát thanh rõ, tốc độ tối thiểu 120chữ/ phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài,thuộc 2-3 bài thơ ,đoạn văn dễ nhớ .
- Kỹ năng đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm.
	II. Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng vở bài tập làm phiếu học tập (bài 2)
	III. Lên lớp:
1. GV giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, cách gắp thăm bài đọc.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lần lượt (theo bàn) lên bảng gắp thăm để đọc bài.
- Sau mỗi lượt giáo viên hỏi thêm về nội dung.
* Chú ý: Những em chuẩn bị bài chưa tốt, giáo viên động viên thêm và cho các em lui lại tiết sau.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
? Em đã học được những chủ điểm gì?
? Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy?
- Gọi 1 số em đọc bài làm.
GV nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ HS nêu các chủ điểm đã học.
- Sắc màu em yêu (Phạm Đình ân)
- Bài về trái đất ( Định Hải)
- HS sử dụng vở bài tập, tự làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Kết quả đúng:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam Tổ quốc em
- Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước VN
Cánh chim hoà bình
-Bài ca về trái đất.
-Ê-mi-li, con
Định Hải
Tố Hữu
Trái đất thật đẹp, chúng ta càn giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh.
Chú Mô-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ QP Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN.
Con người với thiên nhiên
-Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Trước cổng trời
Quang Huy
Nguyễn Đình ánh
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của “cổng trời” ở vùng núi nước ta.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
Toán: 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau 
- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. Lên lớp:
1. Luyện tập.
Bài 1. GV yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
- Gọi 1 số em trình bày kết quả.
- Cả lớp nhân xét bổ sung.
* GV chỉ từng số thập phân yêu cầu HS
đọc
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
Yêu cầu HS báo cáo kết quả
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số trên đều bằng 11,02 km.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
1 số em báo cáo kết quả.
GV nhận xét, bổ sung
Bài 4: HS đọc đề toán.
? Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
GV: Biết giá tiền của một hộp đồ dùng, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi ntn?
? Có thể dùng những cách nào để giải bài toán?
GV gọi HS lên bảng làm theo 2 cách
- Gọi HS nhận xét cách làm của bạn.
- GV bổ sung.
2. Dặn dò: Về nhà ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra.
- 1 HS đọc đề cả lớp tự làm bài.
a) = 12,7
b) = 0,65
c) = 2,005
d) = 0,008
- 1 HS đọc đề cả lớp làm VBT.
- HS nối tiếp nêu kết quả
- HS giải thích:
a/ 12,20 km > 11,02 km
b/ 11,02 km = 11,020 km
c/ 11km 20m = 11 km = 11,02 km
d/ 11020m = 11 km = 11,02 km
Vậy b, c, d = 11, 02 km.
- 1 HS đọc đề cả lớp tự làm bài.
- 1 HS đọc đề toán.
- Mua 12 hộp đồ dùng hết 18.000 đ.
- Mua 36 đồ dùng hết ?
HS trao đổi nhóm bàn. tìm các cách giải bài toán.
+ Số tiền phải trả cũng tăng lên bấynhiêu lần
C1. Rút về đơn vị.
C2. Tỉm tỉ số.
- 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách:
Cách 1:
Giá tiền 1 hộp đồ dùng:
180.000 : 12 = 15.000 (đ).
Mua 36 hộp đồ dùng phải trả:
15.000 x 36 = 540.000 (đ).
Đ/s: 540.000 đ.
Cách 2:
36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền phải trả để mua 36 hộp đồ dùng:
180.000 x 3 = 540.000 đ.
Đ/ s : 540.000 đ.
Đạo đức: 	TÌNH BẠN (T2)
I: Mục tiêu: 	 -Biết được bạn bè cần phải đoàn kết ,thân ái ,giúp đỡlẫn nhau,nhát là những khi khó khăn,hoạn nạn 
	- Thực hiện tốt đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: - Bài hát: “Lớp chúng mình đoàn kết”
	III. Lên lớp:
1. GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn các hoạt động.
a. Hoạt động 1: Giải quyết tình huống.
 GV nêu một số tình huống sau.
+ Em nhìn thấy bạn mình làm việc sai trái.
+ Bạn em gặp chuyện không vui.
+ Bạn em bị bắt nạt.
+ Bạn em bị ốm phải nghỉ học.
+ Bạn bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những việc không tốt.
- HS thảo luận nhóm bàn: Em sẽ làm gì trước các tình huống trên ?
- Gọi một số nhóm trình bày trước lớp: GV ghi tóm tắt cách xử lý của mỗi nhóm.
? Em đã làm được như vậy với bạn bè trong những tình huống tương tự chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
- GV khen ngợi những em có những hành động, việc làm đúng.
b. Hoạt động 2: 	Cùng nhau học tập gương sáng.
+ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện về tấm gương trong tình bạn để kể cho nhóm nghe.
- Mời đại diện một số nhóm lên kể.
? Chúng ta học tập được gì từ câu chuyện em đã kể ?
c. Hoạt động 3: 	Liên hệ bản thân.
+ HS hoạt động cá nhân.
- Liệt kê những việc làm đúng và tốt cho tình bạn mà em đã thực hiện được.
- Nêu những việc em chưa làm được và dự định sẽ làm để vun đắp giữ gìn tình bạn.
+ Một số em báo kết quả.
+ Cả lớp nhận xét, góp ý.
3. Tổng kết: - Cho HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn.
VD: Tình bạn là tấm gương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau.
- Dặn dò: Chúng ta ai cũng có bạn bè: Cần phải biết yêu quý, xây dựng tình bạn ngày càng đằm thắm hơn.
- GV nhận xét giờ họ.
Thứ 3 ngày18tháng 10 năm 2011
Toán: 	KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
I. Mục tiêu: 
- Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- So sánh số thập phân, đổi đơn vị đo diện tích.
- Giải bài toán có liên quan rút về đơn vị và tìm tỉ số.
II. Đề ra: Thời gian 45 phút.
Phần 1: Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. Số “Hai mươi mốt phẩy tám mươi sáu” viết là”
	A.	 201,806	B.	 21,806
	C. 	21,86	D. 	201,86
2. Viết dưới dạng số thập phân ta được :
	A. 	7,0	B.	70,0
	C.	0,07	D.	7,9
3. Số lớn nhất trong các số : 6,97 ; 7,99 ; 6,79 ; 7,9 là :
	A.	6,97	B.	7,99
	C.	6,79	D.	7,9
4. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm trong “ 7dm24 cm2 = .cm2” là”
	A.	74	B.	704
	C.	740	D.	7400
450 m
300 m
5. Một khu rừng hình chữ nhật có kích thước
ghi trên hình vẽ.
Diện tích của khu rừng đó là:
13,05 ha
1,35 km2
132,5 ha5
0,135 km2
Phần 2: 
1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
	a/ 9m 34 cm =.m	b/ 56 ha =km2
2. Mua 15 quyển sách Toán 5 hết 135 000 đồng. Hỏi mua 45 quyển sách Toán 5 hết bao nhiêu tiền ?
III. Biểu điểm.
Phần 1. 	5 điểm
Phần 2 .	5 điểm
--------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện 
	 ÔN TẬP HỌC KÌ I(T2)
I. Mục tiêu: 	 - Mức độ đọc như tiết 1
 - Nghe- viết chính xác, đẹp bài văn tốc độ khoảng 95chữ trong 15 phút ,khong mắc quá 15 lỗi
II. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Viết chính tả.
a. Tìm hiểu nội dung bài văn:
- Gọi HS đọc bài văn và phần chú giải.
? Tại sao tác giả nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
? Vì sao người chân chính lại càng thêm canh cánh giữ nước, giữ rừng?
? Bài văn cho em biết điều gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn viết chính tả và luyện viết.
? Trong bài văn có những chữ nào cần phải viết hoa?
c. Viết chính tả.
d. Khảo lỗi, chấm bài
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học
Về nhà tiếp tục ôn tập và đọc thuộc các bài học thuộc lòng
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Vì sách làm bằngg bột nứa, bột của gỗ rừng.
+ Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
+ HS tìm và nêu các từ khó trong bài.
+ Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
HS nghe GV đọc và chép vào vở
Lịch sử: 	BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: 
- Ngày 2/ 9/ 1945, tại Quảng Trường Ba Đình- Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH.
- Đẩy là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Ngày 2/ 9 trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh tư liệu về ngày 2/ 9.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Em hãy trường thuật lại cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội ngày 19/ 8/ 1945.
- Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng 8.
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh (SGK)
? Bức tranh chụp ảnh ở đâu?	- Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Lúc nào?	- Ngày 2/ 9/ 1945.
- Em nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh?	 - Có rất đông người, có cờ và hoa.
GV: Đây là ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự kiện lịch sử này.
b. Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: 	 Quang cảnh Hà Nội ngày 2/ 9/ 1945.
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK + Quan sát tranh ảnh.
- Gọi 1 số em lên trình bày trước lớp.
GV	+ Hà Nội từng bừng cờ và hoa.
+ Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, trai ..... người đều xuống đường hướng về Ba Đình.
+ Đội danh dự đứng trang nghiêm.
- HS đọc thầm SGK + Quan sát tranh ảnh.
- Hoạt động nhóm đôi, mô tả mô tả cho nhau về quang cảnh ở Hà Nội ngày
 2/ 9/ 1945.
* Hoạt động 2: 	Diễn biến của buổi lễ.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
? Buổi lễ bắt đầu khi nào?
? Trong buổi lễ có các sự việc chính nào?
? Buổi lễ kết thúc ra sao ?
- Khi đang đọc bản tuyên ngôn, Bác Hồ kính yêu của chúng ta dừng lại để làm gì ?
GV: Thể hiện sự gần gũi, giản dị và sự quan tâm, yêu quý của Bác Hồ với đồng bào.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:
- Đúng 14 giờ.
- Bác Hồ và các vị trong Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, các thành viên của Chính phủ lâm thời ra mắt.....
- Trong bầu không khí thân mật, náo nức. Lời của Bác cứ vang vọng mãi trong lòng người dân.
- Hỏi đồng bào: “ Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?’’
* Hoạt động 3: 	Một số nội dung của bản tuyên ngôn độc lập.
- Gọi 2 HS đọc đoạn trích trong bản tuyên ngôn độc lập.
- 1 số nhóm báo cáo kết quả.
- GV chốt ý.	
- 2 HS đọc. Trao đổi theo nhóm đôi nói về nhữngđiều mà em biết về nội dung 2 đoạn trích. 
1. Khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
2. Khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ qu ...  thông.Toán 

III. Lên lớp:
1. Bài cũ: Chúng ta cần làm gì để tránh bị xâm hại
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Ngày nay, có rất nhiều vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người vô tội. Có nhiều nguyên nhân, trong đó phải nói đến ý thức chấp hành luật giao thông của một số người chưa tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được hậu quả nặng nề của vi phạm giao thông và những việc nên làm để thực hiện ATGT.
b. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1:	Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh của HS về các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
- Yêu cầu HS kể bạn nghe về vụ tai nạn giao thông đường bộ mà em biết, em chứng kiến, Nêu rõ nguyên nhân.
- GV ghi nhanh 1 số nguyên nhân gây tai nạn.
VD: 	Phóng nhanh, vượt ẩu.
 Lái xe khi say rượu.
 Bán hàng không đúng nơi quy định.
 Không quan sát đường.
 Đường có nhiều khúc cong.
 Trời mưa đường trơn.
 Xe máy không có đèn báo hiệu
? Ngoài các nguyên nhân trên, em còn biết đến những nguyên nhân nào đãn đến tai nạn giao thông?
- HS trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được.
HS tự nêu các nguyên nhân theo hiểu biết của mình.
+ Do đường xấu.
+ Do phương tiện giao thông quá cũ không đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Thời tiết xấu.
GV kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ... Nhưng nguyên nhân chủ yếu là ý thức của người tham gia giao thông đường bộ chưa tốt. Sau đây chúng ta cùng xem xét, phân tích thêm một số vi phạm luật ATGT để thấy được hậu quả của những vi phạm này.
 * Hoạt động 2: Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 chỉ ra những việc làm vi phạm luật giao thông?
? Dự đoán những hậu quả có thể xẩy ra.
- Gọi 1 số nhóm trình bày.
? Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì?	
- HS quan sát và thảo luận nhóm
H1: Đá bóng ở lòng đường.
H2: Bạn nhỏ đi xe đạp vượt đèn đỏ.
H3: Đi xe đạp hàng 2, hàng 3.
H4: Người đi xe máy chở hàng quá cồng kềnh, chắn tầm quan sát của các phương tiện tham gia giao thông khác. 
Nếu tai nạn xẩy ra, tài sản thiệt hại.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.	
- Tai nạn giao thông xẩy ra hầu hết là do sai phạm của người tham gia GT.
* Hoạt động 3: 	Những việc làm để thực hiện ATGT.
- Yêu cầu HS quan sát H5, H6, H7 và liên hệ thực tế để nêu rõ những việc làm thực hiện ATGT.
- Gọi 1 số em trình bày, các em khác bổ sung
- GV ghi nhanh các ý kiến đúng lên bảng.
- Nhận xét khen ngợi những em có hiểu biết về việc thực hiện ATGT.	
- HS hoạt động cá nhân, quan sát H5, H6, H7 và thực hiện nhiệm vụ của GV
+ Đi đúng phần đường quy định, học luật giao thông.
 + Khi đi đường phải quan sát kĩ các biển báo.
 + Đi xe đạp phải đi sát lề đường bên phải và đội mũ bảo hiểm, không đi hàng hàng 3, hàng 4...
3. Tổng kết
- Tổ chức cho HS sinh thực hành đi bộ an toàn.
- Cách tiến hành: Cử 3 học sinh làm ban giám khảo để quan sát.
GV kê bàn ghế thành lối đi, có vỉa hè, có chỗ rẽ để học sinh thực hành.
- GV đưa ra một số tình huống để HS xử lý. 
- Các học sinh lần lượt thực hành đi trên đường.
- BGK quan sát và cho điểm.
* Nhận xét, khen ngợi những HS tham gia tốt ATGT.
Dặn dò: Luôn chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
-------------------------------------------------------------
Mỹ thuật : 	Vẽ trang trí
Vẽ trang trí đối xứng qua trục
I. Mục tiêu
- Hs nhận biết được cách trang trí đối xứng qua trục. 
- HS biết cách vẽ trang trí đối xứng qua trục.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số bài vẽ trang trí đối xứng.
- Một số bài của Hs lớp trước.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bài trang trí( hình vuông , hình tròn , đường diềm) 
Hs quan sát
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV : cho Hs quan sát hình vẽ trang trí đối xứng qua trục để các em thấy được:
+ các phần của hoạ tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu.
+ có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục
+ Gv kết luận: các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng, hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí. 
Hs quan sát 
Hoạt động 2: cách trang trí đối xứng
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho HS quan sát hình tham khảo ở SGK để HS nhận rõ các bước trang trí đối xứng
HS quan sát 
Gợi ý cho HS nắm vững các bước trước khi thực hành
- Cho HS quan sát lại các hình vẽ trong SGK
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
 Hs thực hiện
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
+ Kẻ các đường trục
+ Tìm các hình mảng và hoạ tiết
+ Cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục
+ Tìm, vẽ màu hoạ tiết nền( có đậm có nhạt)
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc HS chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp.
Nhận xét chung tiết học và xếp loại
Sưu tầm tranh ảnh vềấngỳ nhà giáo Việt Nam.
Hs lắng nghe
 Thứ 06 ngày 21 tháng 10 năm 2011
Toán: 	TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:Biết
- Tính tổng nhiều số thập phân 
- Nhận biết tính chất kết hợp của số thập phân.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiệ
II. Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đặt tính và tính: 1,32 + 28,7
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài: Trong tiết học này, chúng ta sẽ dựa vào cách tính tổng 2 số thập phân để tính tổng nhiều số thập phân.
b. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ:
* GV nêu ví dụ: (SGK)
? Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng?	
- Dựa vào cách tính tổng 2 số thập phân em hãy suy nghĩ và tình cách tính tổng 3 số?	- Yêu cầu HS nêu cách tính và thực hiện tính.	
-> Kết luận: Cách tính tổng nhiều số TP tương tự như cách tính tổng 2 số TP.
* GV nêu tiếp bài toán (SGK)
? Hãy nêu cách tính chu vi hình tam giác?
- Yêu cầu HS giải bài toán.
GV nhận xét.
3. Luyện tập – Thực hành:
Bài 1:a,b - HS đặt tính và tính.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 2 -3 em đọc nhận xét (SGK)
Bài 3a,c - HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của 
4. Tổng kết – dặn dò: phép cộng để tính nhanh.
- 4 em lên bảng chữa bài.
- Về nhà hoàn thiện các bài tập.
- HS nêu tính tổng:
	27,5 + 36,75 + 14,5
- HS trao đổi và cùng tính:
	.......................
	........................
- Tính chu vi tam giác bằng tính tổng các độ dài các cạnh.
- 1 HS nêu cách tính tổng:	8,7 + 6,25 + 10
- 4 em lên bảng cả lớp làm vào vở.
- HS tính giá trị 2 biểu thức: (a + b) + c và a + (b + c)
- HS rõ giá trị 2 biểu thức.
- Rút ra tính chất kết hợp của phép cộng.
-------------------------------------------------------------------
Tập làm văn:	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (T8)
I. Mục đích – yêu cầu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Kiểm tra tập làm văn.
III. Lên lớp:
1. GV giới thiệu mục tiêu – yêu cầu giờ học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (1/4 số HS trong lớp)
- gọi từng lượt HS lên gắp thăm.
- HS đọc bài theo yêu cầu thăm.
- GV nêu 1 số câu hỏi kiểm tra việc hiểu nội dung của bài.
- Nhận xét, cho điểm
* Lưu ý: Với những HS đọc chưa tốt, khuyến khích, động viên các em cố gắng luyện đọc để tiết sau trả bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng để kiểm tra lấy điểm.
 Khoa học: 	ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (T1)
I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì 
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét ,sốt xuất huyết,viêm não viêm gan A:nhiễm HIV
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cá nhân.
III. Lên lớp:
1.GV giới thiệu bài: Chúng ta tìm hiểu xong chương trình “Con người và sức khoẻ”. Bài học hôm nay sẽ ôn các kiến thức các em đã học về con người.
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập về con người
GV gợi ý cho HS vễ sơ đồ tuổi dậy thì ở con trai và con gái.
- Cho HS quan sát sơ đồ ở h1.
? Sơ đồ thể hiện nội dung gì?
? Các số trên sơ đồ là tập hợp số nào?	
? Tuổi vị thành niên được thể hiện như thế nào trên sơ đồ?
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?	
- GV và cả lớp nhận xét góp ý.
? Nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ?
? Nêu sự hình thành của một cơ thể người?
HS vẽ sơ đồ lứa tuổi (vị thành niên) dậy thì ở con trai riêng và con gái riêng.
- Thể hiện lứa tuổi vị thành niên.
- Số tự nhiên bắt đầu từ 1.
- Được vạch ranh giới bởi nét đứt cắt ngang, phía dưới có ghi chú thích.
- Vẽ sơ đồ tương tự thể hiện lứa tuổi
dậy thì ở con trai và con gái.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 vài em lên bảng trình bày sơ đồ.
- 1 HS nhìn vào sơ đồ nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ, ở nam. 
 	* Hoạt động 2: 	Đặc điểm của tuổi dậy thì.
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
- Gọi 1 số em trình bày ý kiến.
GV: Tuổi dậy thì là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
? Cơ thể người được hình thành như thế nào?	
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
- Nêu sự phát triển tiếp theo?
- HS đọc nội dung bài tập 3, tự làm bài tập.
- Gọi 1 số em trình bày ý kiến.
(Khoanh tròn ô C)
?Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ ?
3. Tổng kết: - Nhận xét giờ học.
- HS sinh trao đổi nhóm bàn để thống nhất ý kiến.
(Khoanh tròn vào ô Đ)
- Được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng
của người mẹ và tinh trùng của người
bố.
- Gọi là thụ tinh.
- Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Bào thai lớn trong bụng người mẹ khoảng 9 tháng rồi ra đời.
- Người phụ nữ có thể tham gia và làm tốt trong việc như nam giới trong gia đình và xã hội, phụ nữ còn có thiênchức riêng là mang thai và cho con bú.
---------------------------------------------------------------
Sinh hoạt : TUẦN 10
I Mục tiêu -Đáng giá hoạt động tuần 10 - Rút kinh nghiệm tuần sau
-Vạch kế hoạch tuần 11
II Nội dung sinh hoạt
 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần10
+ Nề nếp + Sinh hoạt 15 phút
+ Lao động vệ sinh + Học tập ở nhà: Tương đối tốt
2 . GV đánh giá chung
+ Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ 
 - Học tăng buổi đi đầy đủ
 + Sinh hoạt 15 phút: Tốt
 + Học tập: vắng 3P + Lao động vệ sinh : Tốt 
 + Tổ dẫn đầu: tổ 2
 3 Kế hạch thời gian tới :(Tuần 11)
 - Khắc phục tồn tại tuần 10 - Đẩy mạnh việc học tập ở nhà
 - Thực hiện tốt việc học tập đêm theo tiếng trống của thôn bản (kể từ ngày 19/10/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 Tuan 10 1112.doc