Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Trỗi

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Trỗi

I- MỤC TIÊU

-Đọc lưu loát diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

-Thấy đựơc vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi , phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

- Hs yêu quý thiên nhiên.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về rừng thảo quả (nếu có).

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Thứ hai, ngày 07/11/11
Tiết 2 Tập đọc: MÙA THẢO QUẢ 
I- MỤC TIÊU
-Đọc lưu loát diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
-Thấy đựơc vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi , phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả. 
- Hs yêu quý thiên nhiên.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về rừng thảo quả (nếu có).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 hs lên bảng
- Gv nhận xét, ghi điểm
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài 
Thảo quả là một trong những loại cây thuốc quý của Việt Nam. Rừng thảo quả đẹp như thế nào, hương thơm của thảo quả đặc biệt ra sao, đọc bài Mùa thảo quả của nhà văn Ma Văn Kháng, các em sẽ cảm nhận được điều đó. 
4’
1’
-Hs đọc bài: Chuyện một khu vườn nhỏ.
-Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2-Hướng dẫn luyện đọc & tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc 
Bài có thể chia thành 3 phần:
-Đoạn 1: từ đầu đến nếp khăn.
- Đoạn 2: từ thảo quả đến không gian.
-Đoạn 3: phần còn lại.
* Gv chú ý giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh họa rừng thảo quả; sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho từng em; giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải sau bài.
-Gv đọc mẫu.
10’
-1hs khá giỏi đọc một lượt toàn bài.
-Hs nối tiếp nhau đọc từng đọan của bài.
-Từng tốp 3 hs đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
-Hs luyện đọc theo cặp 
- 2 cặp Hs đọc bài trước lớp 
b)Tìm hiểu bài 
-Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
-Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì chú ý?
-Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
-Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
-Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
+Nội dung chính của bài nói lên điều gì?
11’
-Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn người đi rừng cũng thơm.
-Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Câu 2 khá dài, lại có những từ như lướt thướt, quyến rũ, rải, ngọt lựng, thơm nồng, gợi cảm giác hương thơm lan tỏa kéo dài. Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. rất ngắn, lặp lại từ thơm, như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian .
-Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
-Nảy dưới gốc cây.
-Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
* Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến mức bất ngờ của thảo quả.
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho hs. 
-Gv theo dõi, uốn nắn.
5’
-Hs luyện đọc diễn cảm.
- 2 hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
3-Củng cố, dặn dò :
-Nhắc lại nội dung bài văn?
-Nhận xét tiết học.
4’
-Nêu nội dung bài học
Tiết 3 Toán: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,  
I- MỤC TIÊU 
Giúp hs: 
- Biết và vận dụng được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100,  
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Yêu môn toán.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-Kiểm tra bài cũ 
Kết quả đúng: 
b) 4,18 x 5 = 20,90
d) 6,8 x 15 = 102
4’
-2hs lên bảng làm bài tập 1b,d
-Cả lớp nhận xét, sửa bài .
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài 
-Chúng ta sẽ học cách nhân một số thập phân với 10,100,1000 . . . 
1’
-Hs nhắc lại.
2-Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000, . . . 
a)Ví dụ 1 
-Gv đưa VD 1, HS thực hiện phép tính (đặt tính và làm trên bảng con).
-Có nhận xét gì về phép tính trên?
b)Ví dụ 2 
-Yêu cầu HS thực hiện phép tính VD2 (đặt tính và làm trên bảng).
-Nhận xét?
-Khi nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000  ta làm thế nào?
c) Quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000,
-Khi nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000 . . . ta làm thế nào?
3- Thực hành 
Bài 1(Làm bảng)
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài.
Bài 2(làm vào vở)
- Yêu cầu Hs đọc đề, làm bài.
12’
14’
27,867 x 10 = 278,67
-Chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang phải 1 chữ số thành 278,67 
53,286 x 100 = 5328,6
-Chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang phải 2 chữ số thành 5328,6 
-HS nêu quy tắc theo SGK/57
a) 1,4 x 10 = 14 b) 9,63 x 10 = 96,3
2,1 x 100 = 210 25,08 x 100 = 2508
7,2 x 1000 = 7200 5,32 x 1000 = 5320
10,4dm = 104cm 0,856m = 85,6cm
12,6m = 1260cm 5,75dm = 57,5cm
3- Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
4’
Nêu nội dung bài học
Tiết 4 Đạo đức: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, trẻ em.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng với người già và trẻ em.
* Kĩ năng: tư duy phê phán; ra quyết định phù hợp trong các tình huống; giao tiếp, ứng xử với người già và trẻ em trong cuộc sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài : ghi tựa
 2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động1: Tìm hiểu nội dung truyện “Sau đêm mưa”
- HS đọc truyện “Sau đêm mưa” trong.
- HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
* Kết luận: Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh lịch sự.
- GV mời 1 – 2 HS đọc phần Ghi nhớ 
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập1
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận: Các hành vi (a), (b), (c) là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. Hành vi (d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
4’
1’
16’
10’
4’
- Kiểm tra bài học của tiết trước.
- HS nhắc lại.
- HS đóng vai minh họa theo nội dung truyện.
- HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc phần Ghi nhớ (SGK).
- HS làm bài tập 1.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Nêu nội dung bài học
Thứ ba, ngày 08/11/11
Tiết 2 Toán: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
Giúp hs củng cố về: 
- Kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 . . . 
- Rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Giải bài toán có lời văn.
- Yêu thích môn toán.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
5,328 x 10 = 53,28
4,061 x 100 = 406,1
0,894 x 1000 = 894
4’
-2 hs lên bảng làm bài tập 1c
-Cả lớp nhận xét , sửa bài .
B- DẠY BÀI MỚI
1-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp.
1’
-Hs nhắc lại tên bài.
2-Luyện tập 
Bài 1a 
- Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài.
Bài 2: 
- Yêu cầu Hs đọc đề, làm bài.
Bài 3: 
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài vào vở.
- Cả lớp sửa bài.
26’
a) 1,48 x 10 = 14,8 0,9 x 100 = 90
15,5 x 10 = 155 2,571 x 1000 = 2571
5,12 x 100 = 512 0,1 x 1000 = 100
c) 12,82 d) 82,14
 x 40 x 600
 512,80 49284
Giải 
3 giờ đầu người đó đi được :
10,8 x 3 = 32,4(km)
4 giờ tiếp theo đi được :
9,52 x 4 = 38,08(km)
Quãng đường dài tất cả :
32,4 + 38,08 = 70,48(km)
Đáp số : 70,48km
3-Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
4’
Nêu nội dung bài học
Tiết 4 Chính tả (nghe- viết) MÙA THẢO QUẢ
I- MỤC TIÊU
- Nghe – viết chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
- HS yêu Tiếng Việt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Phiếu bài tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2 hs lên bảng
- Gv nhận xét, ghi điểm
B- DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
4’
1’
-Hs viết các từ ngữ theo yêu cầu BT3a tiết chính tả tuần 11.
2-Hướng dẫn hs nghe, viết 
-Nêu nội dung đoạn văn?
-Đọc cho hs viết.
-Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
-Gv chấm chữa 7-10 bài.
-Nêu nhận xét chung.
16’
-Hs đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo quả.
-Cả lớp theo dõi SGK.
-Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đã làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
-Hs đọc thầm đoạn văn. Chú y những từ ngữ dễ viết sai: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng.
-Đọc thầm bài chính tả 
-Hs viết.
-Hs soát lại bài sửa lỗi 
-Từng cặp hs đổi vở đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai.
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 :
-Gv chọn BT2a.
-Cách chơi: như tiết 11.
-Lời giải 
10’
-Hs thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu.
Bài tập 3 :
-Gv chọn BT3b.
-Với BT3b, gv hướng dẫn hs nêu nhận xét, nêu kết quả. Các nhóm thi tìm từ láy, trình bày kết quả.
Hs sinh làm vở
Lớp nhận xét
4- Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
4’
Nêu nội dung bài học
Tiết 5 Khoa học: SẮT, GANG, THÉP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được nguồn gốc và một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Kể tên một số ứng dụng của sắt, gang, thép trong đời sống và trong công nghiệp.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép trong gia đình.
* Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình minh họa trang 48, 49 SGK.
- Các đồ dùng làm bằng sắt, gang, thép.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động : Khởi động
* KTBC: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét, ghi điểm.
* GTB: Đưa cho HS quan sát con dao hoặc cái kéo và hỏi: Đây là vật gì? Nó được làm từ vật ... a các cụ già trong làng về thân hình khoẻ đẹp của Hạng A Cháng .
-Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như trắc gụ; vóc cao, vai rộng; người đứng như cái cột đá trời trồng; khi đeo cày hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
-Người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
-Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
-Hs trả lời. 
3-Phần ghi nhớ 
2’
-Hs đọc ghi nhớ ở SGK .
4-Phần luyện tập 
-Gv nêu yêu cầu của bài luyện tập lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình ; nhắc hs chú ý:
+Khi lập dàn ý cần bám sát cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả người.
+Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc – những chi tiết nổi bật về hình dáng , tính tình , hoạt động của người đó
-Gv phát giấy, bút dạ cho 2, 3 hs. Những hs này làm bài xong, dán kết quả lên bảng lớp; trình bày.
-Cả lớp và gv nhận xét 
14’
-Vài hs nói đối tượng chọn tả là người nào trong gia đình.
-Hs lập dàn ý vào nháp để có thể sửa chữa, bổ sung trước khi viết vào vở.
5-Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
4’
- Hs nhắc lại nội dung bài học.
Tiết 4 Lịch sử VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I- MỤC TIÊU:
- Học xong bài này hs biết: Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc’’ của nước ta sau cách mạng tháng 8 - 1945. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc’’ đó như thế nào?
- Rèn kỹ năng tư duy phân tích tư liệu, trình bày lại bằng lời nói (viết) các sự kiện lịch sử.
- GD hs biết tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Hình sgk, các tư liệu, phiếu học tập 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- Gọị 2hs lên bảng
- Gv nhận xét
B- BÀI MỚI: 
1- Giới thiệu bài
2- HĐ1: Hoàn cảnh Việt Nam sau CM tháng 8 
Yc hs thảo luận nhóm cùng đọc sgk và trả lời câu hỏi.
Gọi hs phát biểu ý kiến 
Nhận xét chốt lại câu trả lời đúng 
3- HĐ2: Đẩy lùi giặc dốt giặc đói 
Tổ chức cho hs đàm thoại cả lớp để trả lời câu hỏi
Giảng thêm về nạn giặc ngoại xâm
4-HĐ3 : ý nghĩa lịch sử
Yc hs quan sát hình minh hoạ 2, 3 và trả lời câu hỏi.
+ Hình chụp gì?
Yêu cầu hs nêu ý kiến 
Nhận xét 
Nêu câu hỏi gợi ý để hs tìm ý nghĩa
Tóm tắt ý kiến của hs và kết luận
5-HĐ4: Bác Hồ trong những ngày diệt giặc đói giặc ngoại xâm
Gọi một hs đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn “Bác Hoàng Văn Tý ....cho ai được’’
Gv kết luận 
6- Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau..
4’
1’
6’
10’
6’
4’
4’
- Nêu những nhân vật, sự kiện tiêu biểu giai đoạn 1858-1945
- lớp nhận xét
Hs chia nhóm nhỏ cùng đọc sgk và trả lời câu hỏi.
Hs phát biểu ý kiến 
2 hs lần lượt nêu ý kiến 
Hs nối tiép nêu trước lớp 
Hs thảo luận nhóm và lần lượt nêu ý kiến để các bạn khác bổ xung
Hs thảo luận theo nhóm để tìm ra ý nghĩa của việc nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ chống lại giặc đói giặc dốt .
Hs đọc trước lớp 
Lớp theo dõi sgk
Nêu nội dung bài học
Thứ sáu, ngày 11/11/11
Tiết 1 Toán: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
- Giúp hs củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân 
- Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức số.
- GD hs tính cẩn thận kiên trì khi làm tính và giải toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bảng số trong BT 1a kẻ sẵn vao bảng
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs làm bài tập.
- Nhận xét cho điểm.
B- Bài mới :
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: a/ gọi hs đọc yc phần a:
Yc hs tính giá trị của biểu thức.
Gọi hs nhận xét bài của bạn.
Hd hs nhận xét cách tính.
 b/ yc hs đọc đề bài.
Yc hs làm bài.
Nhận xét cho điểm hs.
Bài 2:
Yc hs đọc đề bài
Yc hs tự làm bài 
a/28,7 +34,5 x 2,4 = 63,2x 2,4 = 151,68
b/ 28,7+34,5 x 2,4 = 28,7 + 82,8 = 151,68
Chữa bài nhận xét cho điểm.
3- Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
4’
1’
26’
4’
2 hs lên bảng làm bài 1 
Lớp nhận xét
Hs đọc thầm sgk
1 hs lên bảng làm
Lớp làm vào vở
1 hs đọc đề bà
4 hs lên bảng làm bài 
Lớp làm vào vở
2 hs làm bài trên bảng
Lớp làm vào vở
Nêu nội dung bài học
Tiết 2 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
I- MỤC TIÊU
- Nhận biết đươc những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi, Người thợ rèn)
- Hiểu: khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
- Giáo dục tình yêu con người.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà (BT1), những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc (BT2)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gv kiểm tra hs về việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết
B- DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay giúp các em hiểu: phải biết chọn lọc chi tiết quan sát, khi viết một bài văn miêu tả người.
2-Hướng dẫn hs luyện tập 
Bài tập 1 : 
- Gọi hs đọc yêu cầu bài 
- Gv mở bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà. Một hs nhìn bảng đọc :
Bài tập 2 :
- Gọi hs đọc yêu cầu bài
- Cách tổ chức tương tự BT1 
3- Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
4’
1’
26’
4’
1 hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước
-Hs đọc bài Bà tôi , trao đổi cùng bạn bên cạnh , ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt) 
-Hs trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- hs đọc bài người thợ rèn trao đổi cùng bạn những chi tiết miêu tả người thợ rèn đang làm việc 
- Hs trình bày kết quả
Nêu nội dung bài
Tiết 3 Địa lí: CÔNG NGHIỆP
I- MỤC TIÊU: Sau bài học hs có thể:
- Nêu được vai trò công nghiệp và thủ công nghiệp 
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Kể tên sản phẩm ngành công nghiệp. HS kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng công nghiệp.
- GD hs biết yêu quý đất nước qua bài thấy được các ngành công nghiệp của nước ta phát triển mạnh
* Qua bài học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường tự nhiên.Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh minh hoạ, phiếu học tập
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nhận xét cho điểm
B- DẠY BÀI MỚI :
1- Giới thiệu bài mới 
2- Các ngành công nghiệp 
HĐ1: Làm việc theo cặp trong nhóm nhỏ
- Yc hs làm các bài tập ở mục I sgk
- Giọi hs trình bày kết quả , giúp hs hoàn thiện câu trả lời 
- Nhận xét nêu kết luận
-Ngành công nghiệp phát triển ảnh hưởng gì đến môi trường?
-Theo em làm thế nào để khắc phục tình trạng đó?
3-Nghề thủ công 
HĐ2: Làm việc cả lớp 
 - Yc hs trả lời câu hỏi ở mục II sgk
- Nhận xét và kết luận : Nước ta có nhiều nghề thủ công ...
HĐ3: làm việc cá nhân hoặc theo cặp
- Yc hs dựa vào sgk TLCH
+ Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
- Gọi hs trả lời , giúp hs hoàn thiện câu trả lời 
- Cho hs chỉ trên bản đồ những địa phương có những sản phẩm thủ công nổi tiếng.
- Nhận xét kết luận
4-Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
4’
1’
15’
10’
4’
2 hs lên bảng trả lời
Hs làm bài tập 1 sgk
Một số hs trình bày kết quả trước lớp .
Hs trả lời
-Khí thải của các nhà máy công nghiệp thải vào môi trường, rác thải, nước thải nhiều hơn. 
- Cần có các nhà máy xử lí nước thải, rác thải 
Hs dựa vào sgk trả lời
1 số hs trả lời trước lớp
Vài hs lên chỉ trên bản đồ.
Nêu nội dung bài
Tiết 4 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I- MỤC TIÊU
- Hs kể lại được một câu chuyện đã đọc (hay đã nghe) có nội dung bảo vệ môi trường.
- Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè ý nghĩa câu chuyện kể, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
*Qua câu chuyện kể học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường tự nhiên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường (gv và hs sưu tầm được)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2hs lên bảng
- GV nhận xét
B- DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết kể chuyện tuần trước, cac em đã được nghe thầy (cô) kể câu chuyện Người đi săn và con nai. Hôm nay, các em sẽ thi kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
4’
1’
-Hs kể lại 1, 2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai.
-Nói điều em đã hiểu được qua câu chuyện.
2- Hướng dẫn hs kể chuyện 
a)Hướng dẫn hs hiểu yếu cầu đề bài 
-Gv gạch dưới cụm từ bảo vệ môi trường trong đề bài.
-Gv kiểm tra nội dung cho tiết KC. Yêu cầu một số hs giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể. Đó là chuyện gì? Em đọc truyện ấy trong sách báo nào? Hoặc em nghe thấy truyện ấy ở đâu?
a)Hs thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
-Câu chyện các em kể có nội dung gì?
-Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với môi trường?
-Hãy kể những hành động cụ thể bảo vệ môi trường?
-Gv và cả lớp nhận xét nhanh về câu chuyện.
26’
-1 hs đọc đề bài.
-2 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3. Một hs đọc thành tiếng đoạn văn trong bài tập 1 .để nắm được các yếu tố bảo vệ môi trường.
-VD: Tớ muốn kể câu chuyện Thế giới tí hon. Truyện nói về một cậu bé có tài bắn chim đã bị một ông lão có phép lạ biến cậu thành một người nhỏ xíu. truyện này tôi đã đọc trong cuốn Cái ấm đất . / Tớ sẽ kể câu chuyện về một cậu hs lớp Một đã bảo vệ cái cây mà các cậu tưởng tượng là một chiếc thuyền buồm. truyện tên là Cái cây có cánh buồm đỏ .
-Hs KC theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
-Hs thi KC trước lớp; đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Câu chuyện nội dung BVMT.
-Cần phải yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức chấp hành tốt trong việc bảo vệ môi trường.
-Không vứt rát bừa bãi, quét dọn môi trường xung quanh sạch sẽ, không bẻ cây, không giết các con vật có ích
-Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
4-Củng cố, dặn dò 
-Dặn hs đọc trước nội dung bài sau
-Nhận xét tiết học 
4’
Nêu nội dung bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN t12.doc