Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Hoài Linh

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Hoài Linh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chí Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.

2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

3. Thái độ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Hoài Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
TIẾT 27: CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chí Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
3. Thái độ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Trồng rừng ngập mặn
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi theo từng đoạn.
2. Giới thiệu bài: Chuỗi ngọc lam
3. Hoạt động 1: Luyện đọc
ç: Mục đích: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Giáo viên nhận xét, giới thiệu ảnh.
- 1 học sinh khá giỏi đọc toàn bài. 
- Giáo viên chia 2 đoạn, hướng dẫn đọc. Giáo viên hướng dẫn giải thích các từ cuối bài, rèn đọc những từ khó: giáo đường, Pi-e, Gioan,
Đoạn 1: Từ đầu... cướp mất người anh yêu
Đoạn 2: Còn lại
- 2 học sinh đọc tiếp nối 2 đoạn (3 lượt) 
- Học sinh đọc thầm toàn bài và phần chú giải.
- Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
- 1, 2 học sinh đọc cả bài.
ç: Kết luận: Học sinh luyện đọc toàn bài.
4. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
ç: Mục đích: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. 
- Giáo viên hỏi: 
+ Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng ai?
+ Em có đủ tiền mua không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Cô không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Chi tiết cho biết điều đó làCô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
- Giáo viên hỏi: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
- Học sinh đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi.
Ÿ Giáo viên chốt: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho côbé với giá tiền bao nhiêu?
- Giáo viên hỏi: 
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Học sinh thảo luận nhóm bàn, trả lời. Cả lớp nhận xét.
ç: Kết luận: Học sinh tìm hiểu nội dung bài.
5. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
ç: Mục đích: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chí Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn cả bài. Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
- 2, 3 học sinh đọc. Học sinh khác nhận xét cách đọc
- Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng nhanh, hồi hộp, gấp gáp.
- Học sinh nêu cách đọc, nhấn giọng từ trong đoạn.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm đoạn, cả bài
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm 
ç: Kết luận: Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
* Củng cố
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn 2, mỗi tổ chọn 1 học sinh.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị: Hạt gạo làng ta.
- Nhận xét tiết học
* Bổ sung:
——————————————ab——————————————
TOÁN
TIẾT 66: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	 Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh chia nhanh, thành thạo, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống..
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 3 học sinh lên bảng làm bài 2a; 2c; 3.
2. Giới thiệu bài: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
3. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
ç: Mục đích: Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
- Giáo viên nêu ví dụ 1, hỏi: Muốn cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét ta làm thế nào?
- Học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Để tính độ dài cạnh của cái sân hình vuông ta thực hiện phép tính 27 : 4.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm cách tính 27 : 4.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Giáo viên nhận xét, chốt, vừa hướng dẫn cách tính vừa thao tác trên bảng.
- Học sinh trình bày cách làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt:
Đặt tính rồi tính:
- 27 chia 4 được 6, viết 6. 6 nhân 4 bằng 24, 27 trừ 24 bằng 3, viết 3.
- Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 rồi viết thêm 0 vào bên phải 3 được 30. 30 chia 4 được 7, viết 7. 7 nhân 4 bằng28, 30 trừ 28 bằng 2, viết 2.
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20. 20 chia 4 được 5 viết 5. 5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0, viết o. Vậy 27 : 4 = 6,75 (m).
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính, thực hiện lại phép tính 27 : 4.
- Cả lớp làm bảng con. 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nêu ví dụ 2, hỏi: Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 được không? Vì sao?
- Cả lớp làm bảng con. 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày cách làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Chuyển 43 thành 43,0, đặt tính rồi thực hiện tính 43,0 : 52.
- 43 chia 52 được 0, viết 0. 0 nhân 43 bằng 0, 43 trừ 0 bằng 43, viết 43. Viết dấu phẩy vào bên phải 0.
- Hạ 0; 430 chia 52 được 9. 8 nhân 52 bằng 416, 430 trừ 416 bằng 14, viết 14.
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 14 được 140. 140 chua cho 52 được 2, viết 2. 2 nhân 52 bằng 104, 140 trừ 104 bằng 36, viết 36.
- Vậy 43 : 52 = 0,82
- Giáo viên rút ghi nhớ.
- Học sinh nêu ghi nhớ.
ç: Kết luận: Học sinh biết cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
4. Hoạt động 2: Luyện tập
ç: Mục đích: Rèn học sinh chia nhanh, thành thạo, chính xác. 
Ÿ Bài 1:- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 2 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày bài.Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 2:- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
- Học sinh trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Bài giải:
May một bộ quần áo hết số mét vải là:
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:
2,8 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8m
Ÿ Bài 3:- Giáo viên hỏi: Làm thế nào để viết các phân số dưới dạng số thập phân?
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: ; ; 
ç: Kết luận: Học sinh thực hành chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
* Củng cố
- Học sinh nêu qui tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
* Bổ sung:
——————————————ab——————————————
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 14: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cần tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ; trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái
2. Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng phụ nữ.
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
2. Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Kính già, yêu trẻ.
- Giáo viên hỏi: Nêu những việc em đã và sẽ làm để thực hiện truyền thống kính già yêu trẻ của dân tộc ta.
- 2 học sinh lên bảng. Cả lớp nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Tôn trọng phụ nữ
3. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
ç: Mục đích: Học sinh biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
- Giáo viên chia các 4 nhóm quan sát giới thiệu 1 ảnh trong sách giáo khoa.
- Học sinh thảo luận nhóm tổ.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh Mẹ địu con làm nương đều là những người p ... ọc sinh tìm hiểu một số nhà máy xi măng ở nước ta.
4 Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
ç: Mục đích: Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. Nêu được tính chất và công dụng của xi măng.
- Giáo viên chia nhóm để thảo luận: đọc thông tin trang 59 và thảo luận các câu hỏi:
+ Xi măng có tính chất gì? Tại sao phải bảo quản xi măng cẩn thẩn, để nơi khô ráo, thoáng khí?
+ Nêu tính chất của xi măng? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay?
+ Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông và bê tông cốt thép. Nêu tính chất, công dụng của bê tông và bê tông cốt thép
- Học sinh thảo luận nhóm tổ.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày. Học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện.
ç: Kết luận: Học sinh tìm hiểu công dụng của xi măng
* Củng cố
- Giáo viên hỏi:
+ Nêu công dụng của xi măng.
+ Xi măng có tính chất gì?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài, học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Thuỷ tinh. 
- Nhận xét tiết học .
* Bổ sung:
——————————————ab——————————————
ÂM NHẠC
TIẾT 14: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ
NGHE NHẠC
I-MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 HS hát thuộc lời ca , đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát những bông hoa những bài ca, ước mơ.
2.Kĩ năng:
Tập trình bày 2 bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp , đồng ca
3.Thái độ:
HS trình bày cảm nhận về tác phẩm được nghe.
II-CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên:
- Băng đĩa bài hát, máy. 
- Phân chia hát đối đáp trong bài những bông hoa những lời ca và xác định cách hát có lĩnh xướng trong bài ước mơ.
- Chuẩn bị băng đĩa 1 bài hát có nhịp 2/4 và bài hát có nhịp ¾ hoặc 1 trích đọan nhạc không lời 
2.Học sinh: Nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách.
III-CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp hát lại bài Ước mơ.
2. Giới thiệu bài: Ôn tập 2 bài hát: những bông hoa những bài ca, ước mơ, Nghe nhạc
3. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát những bông hoa những bài ca và ước mơ.
ç: Mục đích: Học sinh hát thuộc lời ca , đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát những bông hoa những bài ca, ước mơ.
- Cho HS hát với tình cảm vui tươi náo nức.
- Cho vài tốp hát nối tiếp lời 1:
 - Cho vài tốp hát nối tiếp lời 1:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp hát.
- Cho HS phụ họa
- Hai học sinh hát: cùng nhau.. đường phố
- 2 học sinh hát tiếp: ngàn hoa..yêu đời.
- Cả lớp hát những đóa hoa..các cô.
- HS hát tương tự lời 1.
- Vài HS biết thể hiện động tác phụ họa trình bày.
ç: Kết luận: Học sinh ôn và hát lại 2 bài những bông hoa những bài ca và ước mơ.
4. Hoạt động 2: Nghe nhạc
ç: Mục đích: HS trình bày cảm nhận về tác phẩm được nghe.
- Học sinh nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài dân ca 
- GV có thể cho học sinh nghe 1 trích đọan nhạc không lời.
- Học sinh nghe và nói lên cảm nhận của mình.
- Học sinh nghe, nhận xét.
ç: Kết luận: Học sinh nghe một bài hát thiếu nhi.
* Củng cố
- Giáo viên cho cả lớp hát lại bài những bông hoa những bài ca và ước mơ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Nhận xét tiết học
* Bổ sung:
——————————————ab——————————————
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 28: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	Học sinh nắm được tác dụng, nội dung thể thức viết một biên bản cuộc họp.
2. Kĩ năng: Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, học sinh biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính trung thực, khách quan.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bảng so sánh để giáo viên điền nhanh kết quả so sánh vào 2 loại biên bản.
2. Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Làm biên bản cuộc họp
- Giáo viên hỏi:
+ Biên bản là gì?
+ Nội dung biên bản gồm mấy phần? Nêu rõ từng phần?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Luyện tập làm biên bản cuộc họp
3. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
ç: Mục đích: Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, học sinh biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp? Nói những điều gì?
+ Kết luận cuộc họp nói gì?
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh lần lượt trả lời. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm 4, gợi ý: đọc lại nội dung biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của một biên bản mẫu đã học ở tiết trước.
- Học sinh làm theo nhóm 4.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Học sinh lần lượt đọc bài. Cả lớp nhận xét.
ç: Kết luận: Học sinh thực hành viết một biên bản
* Củng cố
- Giáo viên và cả lớp nhận xét biên bản đúng, đủ nội dung từng phần nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm hoàn chỉnh bài.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả người (đang hoạt động)
- Nhận xét tiết học
	Trường Tiểu học Xuân Bình	Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
	Lớp 5/5	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	Bình Lộc, 07 – 12 – 2007 
BIÊN BẢN HỌP LỚP
	I. Thời gian, địa điểm họp:
	- Thời gian: 4h30 chiều ngày 07 – 12 – 2007 
	- Địa điểm: Phòng học lớp 5/5.
	II. Thành phần tham dự:
	- Cô: Nguyễn Thị Hoài Linh, giáo viên chủ nhiệm lớp.
	- Toàn thể học sinh lớp 5/5.
	III. Chủ toạ, thư kí cuộc họp
	- Chủ toạ: Bùi Văn Sơn, lớp trưởng.
	- Thư kí: Nguyễn Thị Phương Trinh, lớp phó phụ trách văn nghệ.
	IV. Chủ đề cuộc họp: Bàn kế hoạch tổ chức chào ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	V. Diễn biến cuộc họp:
	1. Bạn Sơn phổ biến chương trình tổ chức chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và kế hoạch thực hiện của lớp.
	2. Thảo luận:
	- Bạn Mỹ Phụng: Các bạn phải thi đua giành nhiều bông hoa điểm tốt.
	- Bạn Thành Đạt: Lớp phó phụ trách văn nghệ cần phân công các bạn tập văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	- Bạn Kim Oanh: Tổ 2 nhận trang trí ngày lễ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	- Bạn Lê Trường An: Mỗi tổ chuẩn bị hai câu hỏi để chơi trò chơi Hái hoa dân chủ.
	- Cô Nguyễn Thị Hoài Linh:
	+ Lớp có nhiều ý kiến, ý tưởng hay.
	+ Lớp trưởng và lớp phó phụ trách văn nghệ cần phân công cụ thể từng nhiệm vụ để các bạn hoàn thành chương trình chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	3. Kết luận cuộc họp:
	- Lớp 5/5 chào mừng thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 vào chiều thứ bảy ngày 22/12/2007.
	- Tổ 2 trang trí lớp.
	- Mỗi tổ chuẩn bị hai câu hỏi để chơi trò chơi Hái hoa dân chủ. 
	- Viết báo cáo thành tích: Bạn Hồng Trang, lớp phó học tập.
	Cuộc họp kết thúc lúc 15h 30 phút
	Thư kí	Chủ toạ
	Nguyễn Thị Phương Trinh	Bùi Văn Sơn
* Bổ sung:
——————————————ab——————————————
KĨ THUẬT
TIẾT 14: CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (tiết 3)
. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
Học sinh cần nhớ lại cách làm một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
2. Kĩ năng: 
Học sinh cần phải làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
3. Thái độ: 
Học sinh có tính khéo léo, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- Tranh, ảnh các bài đã học.
2. Học sinh:
 Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Giáo viên hỏi:
+ Nêu cách đính khuy hai lỗ.
+ Nêu cách thêu dấu nhân.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
3. Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm sản phẩm
ç: Mục đích: Học sinh cần thực hành làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
- Giáo viên kiểm tra nguyên liệu chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên chia nhóm thực hành. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Học sinh nêu lại, và những nội dung đã học về nấu ăn
- Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn theo nhóm.
ç: Kết luận: Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn.
4. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hành
ç: Mục đích: Học sinh cần thực hành đánh giá kết quả sản phẩm tự chọn.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý cùa giáo viên.
- Học sinh đánh giá sản phẩm tự chọn của bạn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
- Học sinh báo cáo kết quả đánh giá.
ç: Kết luận: Học sinh tập đánh giásản phẩm thực hành tự chọn.
* Củng cố
- Giáo viên hỏi: Các sản phẩm em vừa làm ứng dụng được gì trong cuộc sống?
5. Tổng kết - dặn dò 
- Về nhà xem lại bài, nhóm nào chưa làm xong tiết sau thực hành tiếp.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Nhận xét chung tiết học.
* Bổ sung:
——————————————ab——————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 14(2).doc