Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17, 18

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17, 18

I. MỤC TIÊU :

- Phát âm chuẩn : Bát Xát, Lào Cai, Phàn Phù Lìn, ngoằn ngoèo.

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ “Ông cùng . năm trời/ được. đồi/ dẫn nước . bà con tin”.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 17
TẬP ĐỌC 
Ngày soạn: 16/12/2012 
 Tiết 17
 NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG 
Ngàygiảng: 17/12/2012 
I. MỤC TIÊU :
- Phát âm chuẩn : Bát Xát, Lào Cai, Phàn Phù Lìn, ngoằn ngoèo.
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ “Ông cùng ... năm trời/ được... đồi/ dẫn nước ... bà con tin”. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
1. Kiểm tra bài cũ : - Thầy cúng đi...
- HS đọc thuộc lòng đoạn 3, 4 : (Lĩnh, Nghĩa)
2. Bài mới : - Giới thiệu. 
- HS lắng nghe.
10’
a) Luyện đọc :
- Luyện phát âm chuẩn.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn kết hợp hỏi từ chú giải.
- Đọc theo mục I.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến cả bài (1 lượt). 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- GV đọc mẫu. 
- HS lắng nghe.
12’
b) Tìm hiểu bài : * Đoạn 1 :
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn ?
- Tìm từ đồng nghĩa với từ “ngỡ ngàng”
- Rèn đọc câu dài : Mục I.
* Đoạn 2 :
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngang thay đổi như thế nào ?
- Tìm quan hệ từ trong câu : “ Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang”.
* Đoạn 3 và 4 :
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
* Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Luyện đọc theo cặp.
- . Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
- HSG : ngạc nhiên.
- Đọc cá nhân – đồng thanh.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Luyện đọc thầm.
- Về tập quán canh tác, đồng bào không làm lúa nương mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- QHT : bằng.
- Truyền điện.
- Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
* Muốn có cuộc sống ấm no, con người phải dám nghĩ, dám làm.
7’
c) Luyện đọc lại : 
- Đọc trong nhóm 2.
- HS đọc theo nhóm 2 cả bài.
5’
3. Củng cố : - Đọc diễn cảm đoạn 1.
- Thi đọc : Mỗi tổ 1 em.
1’
4. Dặn dò : Đọc thuộc lòng đoạn 1.
- HS lắng nghe.
 TUẦN: 17
TOÁN 
Ngày soạn: 16/12/2012 
 Tiết 81
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngàygiảng: 17/12/2012 
I. MỤC TIÊU : Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
30’
4’
1’
1. Bài cũ : Làm BT1a, 2a/ SGK 
2. Bài mới : 
* Bài 1/106VTH : Tính :
- Củng cố cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên ; chia một số tự nhiên cho một số thập phân. 
* Bài 2/106 : Tính :
- Củng cố cách tính biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- HSG làm cả bài.
* Bài 3/106 : Gạch 1 gạch dưới cái bài toán đã cho. Gạch 2 gạch dưới cái cần tìm.
- HDHS tìm số người tăng thêm đến cuối năm 2002.
- Tìm số dân năm 2002 của phường đó.
* Bài 4/107 : Dành cho HSG.
- HD các em tìm hiểu đề rồi tự giải.
3. Củng cố : Gọi HS nêu cách tìm tỉ số % của hai số.
 4. Dặn dò : BTVN : Các bài còn lại.
Hằng, Nở
- Làm bảng con từng bài :
a) 216,72 : 42
b) 1 : 12,5
c) 109,98 : 42,3
- 1 em làm ở bảng, lớp làm vào vở.
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
* HSG :
 b) 81,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 :2
 = 81,16 : 4,8 – 0,1725
 = 1,7 – 0,1725
 = 1,5275
- Tìm hiểu đề bằng bút đàm. Vài em nêu cái bài toán đã cho, cái cần tìm.
- Thảo luận nhóm 2, một em nêu cách giải.
- 1 em giải ở bảng, lớp làm vào vở.
a) Số dân tăng thêm đến cuối năm 2001 là 
 15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là :
 250 : 15625 = 0,016
 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối ănm 2002 có số người tăng thêm là :
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là 
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số : a) 1,6%
 b) 16129 người
* Làm bài 4.
- 2 HS : Quỳnh, Hà
 TUẦN: 17
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 16/12/2012 
 Tiết 33
 ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ 
Ngàygiảng: 18/12/2012 
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học : + Bảng phụ viết sẵn bài tập 2/ 120 VBT.
III/ Các hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
30’
4’
1’
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng các câu thành ngữ ở BT1b/ 115 VBT.
3/ Bài mới : Luyện tập :
* Bài 1/ 119 VBT : Nhóm 2
- Củng cố khái niệm từ đơn, từ phức.
- Trong đoạn thơ trên, từ đơn, từ phức ?
- Tìm thêm từ đơn, từ phức ?
* Bài 2/ 119 VBT : Nhóm 2
- Ôn lại khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.
* Bài 3/ 120 VBT : Nhóm 4
- Chú ý : Từ tinh ranh trong bài không thể hiểu theo nghĩa tinh khôn và tinh ngoan được.
* HSG : Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn từ đồng nghĩa với nó ?
4/ Củng cố : 
- Tìm thêm VD về từ đơn, từ phức ?
5/ Dặn dò : BTVN : làm BT2 (còn lại).
- 2 HS trả lời miệng (Nghĩa, Na) 
- Thảo luận nhóm, nêu miệng :
- Từ đơn gồm 1 tiếng.
- Từ phức gồm 2 hay nhiều tiếng.
- Từ đơn : hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
- Từ phức : cha con, mặt trời, chắc nịch.
- HS tự tìm.
- HS thảo luận theo cặp, ghi dấu + vào ô trống cho phù hợp.
a. Từ nhiều nghĩa
b. Từ đồng nghĩa.
c. Từ đồng âm.
- HS đọc bài Cây rơm/ 167 SGK.
+ tinh ranh : tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh,...
+ dâng : tặng, cho, hiến, biếu, nộp, đưa,...
+ êm đềm : êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,...
- Từ tinh nghịch nghiêng về nghịch nhiều hơn. Từ tinh khôn nghiêng về khôn nhiều hơn. Vậy từ tinh ranh đúng nhất. 
- Từ dâng đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã.
- Dùng từ êm đềm đúng nhất vì nó vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người.
- 2 HS : Phát, Dũng.
 TUẦN: 17
TOÁN
Ngày soạn: 16/12/2012 
 Tiết 82
 LUYỆN TẬP CHUNG
Ngàygiảng: 18/12/2012 
I. MỤC TIÊU : Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
III. HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
30’
4’
1’
1. Bài cũ : Sửa bài 1c, 2b/ SGK 
2. Bài mới : Thực hành :
* Bài 1/107VTH : Viết các hỗn số sau thành số thập phân.
- HDHS chuyển hỗn số về hỗn số có phần phân số là phân số thập phân. 
- Ví dụ : 4= 4= 4,5
- Hoặc có thể chia tử số của phần phân số cho mẫu số.
Ví dụ : Vì : 1: 2 = 0,5 nên 4= 4,5
* Bài 2/107 : Tìm x :
- Củng cố cách tìm số chia và cách tìm thừa số chưa biết.
* Bài 3/108 : 
Bài 4/109 : HSG
Bài 4/109 : HSG
 Bài tập dành cho HSG :
 Một người bán hàng được lãi 20% số tiền bán hàng. Hỏi người ấy đã lãi bao nhiêu phần trăm so với tiền vốn.
HDHS :
- Xem số tiền bán hàng là 100% thì số tiền vốn là bao nhiêu ?
- Tỉ số phần trăm tiền lãi so với tiền vốn là bao nhiêu ?
3. Củng cố : Gọi HS nêu cách tìm tỉ số % của hai số.
 4. Dặn dò : BTVN : Các bài còn lại.
 Hường, Hoa 
- Làm bảng con lần lượt từng bài :
a) 4= 4,5
b) 2= 2,6
c) 2= 2,75
d) 1= 1,48
- 2 em làm ở bảng, lớp làm vào vở.
a) X x 100 = 1,643 + 7,357
 X x 100 = 9
 X = 9 : 100
 X = 0,09
b) 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
HS tự giải vào vở
- HS tự giải, ghi đáp án đúng vào bảng con. Ý đúng là : D
- HSG Tự làm
Giải :
Ta xem số tiền bán hàng là 100% thì số tiền vốn là :
100% - 20% = 80%
Tỉ số % tiền lãi so với tiền vốn là : = = 25%
Đáp số : 25%
- 2HS trả lời : Thảo, Phú
 TUẦN: 17
ĐẠO ĐỨC 
NS: 16/12/2012 
 Tiết 17
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (TIẾT 2)
NG: 18/12/2012 
I. Mục tiêu : 
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
* Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II. Đồ dùng dạy học : - GV : phiếu học tập. 
 - HS : thẻ màu. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
1* Kiểm tra bài cũ : 
- Vì sao chúngta cần hợp tác với những người xung quanh ? 
- Chúng ta cẩn hợp tác với những người xung quanh như thế nào ? 
- 2 HS trả lời : Na, Thành. 
25’
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Đánh giá việc làm 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 làm bài 3. 
- GV theo dõi 
- Kết luận : + Tình huống a là đúng. 
 + Tình huống b là chưa đúng. 
- HS thảo luận theo nhóm 2.
- Một số em trình bày trước lớp. 
- Các em khác nhận xét và bổ sung. 
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 2: Thực hành. 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 5 theo nhóm 4. 
- GV ghi ý chính : 
+ Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ nhau.
 + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia hành trang chuẩn bị cho chuyến đi. 
- Các nhóm làm việc. 
- Đại diện các nhóm trình bày cách thực hiện. 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động 3: Trình bày kết quả thực hành 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 5 cá nhân. 
- GV theo dõi. 
- GV nhận xét về những dự kiến của HS. 
- HS trao đổi và ghi vào bảng như ở SGK.
- HS trình bày những dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh. 
- Cả lớp nhận xét và bổ sung. 
5’
3, Củng cố, dặn dò : 
- Trong cuộc sống có nhiều công việc nếu làm một mình khó đạt được kết quả tốt. Vì vậy chúng ta vì vậy chúng ta cần hợp tác với mọi người xung quanh. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe. 
 TUẦN: 17
CHÍNH TẢ
NS: 16/12/2012 
 Tiết 17
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON (Nghe - viết)
NG: 18/12/2012 
I/ Mục tiêu :
- Viết đúng : thức khuya , bươn chải, nuôi dưỡng, Quảng Ngãi.
- Làm được bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
30’
5’
2/ Kiểm tra bài cũ :
 - GV đọc : huơ huơ, sẫm biếc, chiêm bao, lim dim, rau diếp, ca kíp, liêm khiết, kiếp người.
3/ Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn nghe viết chính tả :
- GV đọc mẫu.
- Hỏi : Đoạn văn nói về ai ?
- Đàm thoại từ khó : (Như mục I) 
- GV đọc cho HS viết bảng con : thức khuya , bươn chải, nuôi dưỡng.
- Bài tập 1, 2/ 118 VBT.
c. Viết chính tả :
- GV đọc từng câu cho HS viết. 
- GV đọc chậm từng câu để HS soát lỗi. 
- Hướng dẫn HS chấm bài trên b ...  từ 4 đến 5 bài chấm 
4/ Củng cố, dặn dò :
 - Dặn HS về nhà viết lại các từ khó dễ lẫn lộn, viết lại lỗi sai mỗi từ 1 hàng vào cuối bài viết.
- Lên bốc thăm và đọc bài. Sau khi đọc trả lời câu hỏi GV nêu.
 Lớp đọc thầm SGK trang 174.
- Đánh vần vần : Ta-sken, màu sắc, thêu, mũ vải, chảy dọc, chữa, thõng dài, thắt lưng.
- Cá nhân + đồng thanh
- Viết bảng con : Ta-sken, thêu, thõng dài, thắt lưng.
- 1 em viết ở bảng.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Chấm bài ở bảng.
- HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
 TUẦN: 18
TOÁN 
NS: 24/12/2012 
 Tiết 88
LUYỆN TẬP CHUNG
NG: 26/12/2012 
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Làm các pháp tính với số thập phân.
 - Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG :
III. HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
34’
1’
1. Bài cũ : Sửa bài 1, 2 VBT tiết 87 : 
2. Bài mới :Phần 1 : Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1/117vth : Chữ số 3 trong số thập phân 72,364 có giá trị là :
A. 3 B. C. D. 
Câu 2 : Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể là :
A. 5% B. 20% C. 80% D. 100%
Câu 3 : 2800g bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 280kg B. 28kg 
C. 2,8kg D. 0,28kg
Phần 2 :
* Bài 1/117 : Đặt tính rồi tính :
a) 39,72 + 46,18 b) 95,64 – 27,35
c) 31,05 x 2,6 d) 77,5 : 2,5
* Bài 2/118 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
a) 8m 5dm =  m b) 8m2 5dm2 =  m2
* Bài 3/118 : Dành cho HSG : Cho biết diện tích của hình chữ nhật ABCD là 2400cm2 (xem hình vẽ). Tính diện tích của hình tam giác MDC.
 A B
 15cm
 M
 25cm
 D C 
* Bài 4/90 : Tìm hai giá trị của x sao cho : 3,9 < x < 4,1
4. Dặn dò : BTVN : Bài 3,4/90.
2HS
- HS tính nháp, ghi ý đúng vào bảng con.
- Đáp án :
1 – B
2 – C
3 – C
- HS làm vào vở bài tập trường.
1. 
a) 85,90 b) 68,29
c) 80,730 d) 31
2.
a) 8,5m
b) 8,05m2
Giải :
Chiều rộng của hình chữ nhât là :
15 + 25 = 40 (cm)
 Chiều dài của hình chữ nhật là :
2400 : 40 = 60(cm)
Diện tích của hình tam giác MDC là :
(25 x 40) : 2 = 500 (cm2)
 Đáp số : 500cm2
X = 3,91; x = 3,92; 
 TUẦN: 18
KHOA HỌC 
NS: 24/12/2012 
 Tiết 35
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
NG: 26/12/2012 
I. MỤC TIÊU : Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.
II. ĐỒ DÙNG : Các phiếu ghi một số chất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
27’
2’
1’
1. Bài cũ : - Nêu đặc điểm của tơ sợi nhân tạo và tơ sợi tự nhiên ?
 - Nêu công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo ?
2. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Trò chơi tiếp sức : “Phân biệt 3 thể của chất”
+ Mục tiêu : HS biết được 3 thể của chất.
- Phát cho các nhóm những phiếu sau :
Cát trắng
Cồn
Đường
Ô-xi
Nhôm
Xăng
Nước đá
Muối
Dầu ăn
Ni-tơ
Hơi nước
Nước
- Kẻ ở bảng :
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
* Hoạt động 2 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng ?”
+ Mục tiêu : HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
- Nêu câu hỏi cho HS chọn đáp án đúng ghi và bảng con.
* Hoạt động 3 : Quan sát :
- Quan sát và nêu nội dung của các hình trang 73 SGK.
- Tìm thêm một số ví dụ khác.
* Hoạt động 4 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng ?”
+ Mục tiêu : - Kể tên một số chất rắn, thể lỏng, thể khí.
- Kể được tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
3. Củng cố : Đọc phần bài học.
4. Dặn dò : Nắm lại các ND đã học.
Quân
H Nhật
- Chia thành 2 đội, mỗi đội gắn các phiếu mà giáo viên phát vào cột thích hợp.
- Đội nào gắn đúng, nhanh thì thắng cuộc.
- Kết quả như sau :
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Đường
Nhôm
Nước đá
Muối
Cồn
Dầu ăn
Nước
Xăng
Hơi nước
Ô-xi
Ni-tơ
- Nhóm 2 thảo luận, ghi kết quả vào bảng con :
1 - b; 2 - c; 3 - a.
- HS quan sát các hình SGK/73 và nêu nội dung các hình đó.
+ Hình 1 : Nước ở thể lỏng.
+ Hình 2 : Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kện nhiệt độ bình thường.
+ Hình 3 : Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
- Ví dụ khác như : mỡ, bơ ở thể rắn có thể bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.
- Chia làm 3 tổ, tổ nào ghi được nhiều chất ở 3 thể vào bảng phụ thì tổ đó thắng.
- Cá nhân – đồng thanh.
- Cả lớp lắng nghe.
 TUẦN: 18
TIẾNG VIỆT 
NS: 24/12/2012 
 Tiết 5
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiết 5)
NG: 26/12/2012 
I. MỤC TIÊU :
 - Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư) đủ nội dung cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG : Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
38’
1’
1.Ổn định : Kiểm tra vở chính tả, bút chì, bút mực của HS
2.Bài mới :
Thực hành viết :
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- Vài HS đọc yêu cầu và gợi ý /SGK
- Nhắc HS : Các em cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân. 
- HS viết bài.
- Thu bài làm của HS.
3) Củng cố - Dặn dò : Nhận xét chung qua tiết kiểm tra viết.
HS để dụng cụ lên bàn
2HS đọc
Hs làm bài vào vở
HS lắng nghe
 TUẦN: 18
LỊCH SỬ
NS: 24/12/2012 
 Tiết 18
KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
NG: 26/12/2012 
 TUẦN: 18
ĐỊA LÍ
NS: 24/12/2012 
 Tiết 18
KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
NG: 26/12/2012 
 TUẦN: 18
TIẾNG VIỆT 
NS: 26/12/2012 
 Tiết 8
KIỂM TRA
NG: 28/12/2012 
 TUẦN: 18
TOÁN
NS: 26/12/2012 
 Tiết 90
HÌNH THANG
NG: 28/12/2012 
I. MỤC TIÊU : 
- Có biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
 - Nhận biết hình thang vuông.
II. ĐỒ DÙNG : Bộ đồ dùng học toán 5 (GV và HS)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
7’
7’
17’
3’
1
1. Bài cũ : Sửa bài 2,3 tiết 89 
2. Bài mới :
a) Hình thành biểu tượng về hình thang :
- HDHS quan sát hình SGK
- Gắn lên bảng hình thang cho HSQS và nhận ra những đặc điểm của hình thang.
b) Nhận biết một số đặc điểm của hình thang : Gắn mô hình lắp ghép và hình thang, HDHS quan sát và tìm ra đặc điểm của hình thang.
+ Có mấy cạnh ?
+ Có hai cạnh nào song song với nhau?
* Kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy (đáy lớn DC, đáy bé AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD).
- Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD (ở dưới) và giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang là (độ dài AH).
- Gọi vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang.
3) Thực hành :
 Bài 1/4VTH : Nhằm cung cấp biểu tượng về hình thang.
Bài 2/4 : Nhằm củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang.
Bài 3/5 : Giới thiệu hình thang vuông. Học sinh nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông.
* Bài 4/5 : Dành cho HS giỏi.
4) Củng cố : Nêu đặc điểm của hình thang ?
5) Dặn dò: BT1, 2, 3, 4 SGK
2 HS
- Quan sát hình cái thang SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
- Quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang (ở trên) để tìm ra các đặc điểm của hình thang ABCD :
+ Có 4 cạnh.
+ Có hai cạnh song song với nhau là : AB và DC.
+ Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau.
- Quan sát hình thang ABCD trong SGK (ở dưới) và chỉ ra đường cao AH, quan hệ giữa đường cao AH với hai đáy.
- Vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang 
- HS tự làm, đổi vở kiểm tra. (H1, H2, H4, H5, H6)
- HS tự làm bài, vài em nêu kết quả.
- Nhận biết ABCD là hình thang vuông, cạnh bên AD vuông góc với hai đáy AB và DC; AD cũng chính là đường cao của hình thang ABCD.
* Vẽ thêm các đoạn thẳng còn thiếu để 
tạo thành hình thang.
2HS nêu
 TUẦN: 18
KHOA HỌC 
NS: 26/12/2012 
 Tiết 36
HỖN HỢP
NG: 28/12/2012 
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi hõn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hiựp nước và cát trắng, ...)
II. ĐỒ DÙNG : Muối, tiêu bột, bột ngọt, nước, cát trắng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
7’
7’
7’
6’
2’
1’
1. Bài cũ : - Nêu một số chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể khí ?
 - Nước có mấy thể, nêu các thể của nước ?
 2. Bài mới 
a) Hoạt động 1 : Thực hành :
 “Tạo một gia vị”
- HDHS trộn hỗn hợp gia vị. Nêu tên và đặc điểm của hỗn hợp gia vị.
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ?
+ Hỗn hợp là gì ?
* Kết luận : Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Trong hỗn hợp mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận
* Mục tiêu : HS kể tên một số hỗn hợp.
Nêu câu hỏi :
- Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp.
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết.
* Kết luận : Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như : gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; không khí; nước và các chất rắn không tan.
c) Hoạt động 3 : Trò chơi tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
* Mục tiêu : HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
d) Hoạt động 4 : Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
* Mục tiêu : HS biết tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.
3. Củng cố: đọc nội dung bsif hovj SGK
4. Dặn dò: Học nội dung bsif học SGK
 Hoa
Bình
- Nhóm 4: trộn hỗn hợp gia vị, hoàn thành bảng sau :
Tên và dặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh
Hỗn hợp gia vị.
2. Mì chính
Đặc điểm : mặn, 
3. Hạt tiêu bột
cay, ngọt.
- Cần các chất : muối, mì chính, hạt tiêu.
- Hỗn hợp gồm có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn vào nhau.
- Nhóm 2, thảo luận các câu hỏi bên.
+ Không khí là một hỗn hợp.
+ VÍ dụ : gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; không khí; nước và các chất rắn không tan.
- Các nhóm thực hành tách nước bẩn thành nước sạch bằng cách lọc.
- Kể một số phương pháp tách hỗn hợp như : Lọc, làm lắng, sàn, cho bay hơi, ...
2HS đọc
 SINH HOẠT LỚP 
I. Nhận xét công tác tuần qua :
 - HS đi học đều, chuyên cần.
 - Tác phong gọn gàng, sạch sẽ.
 - Trực nhật đảm bảo, vệ sinh lớp và khu vực sạch sẽ.
 - Một số em chuẩn bị bài ở nhà rất tốt : Hiền, Na, P Nhật
 * Tồn tại : - Nghĩa, Phát, Lĩnh: Học bài ở nhà chưa tốt.
II. Công tác tuần đến :
 - Khắc phục những tồn tại trong tuần trước.
 - Kiểm tra tiểu sử Bác Hồ, tiểu sử chi đội (Phân đội trưởng kiểm tra)
 - Chuẩn bị sách tiếng Việt tập 2, vở thực hành toán.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 1718.doc