Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Đồng Nguyên 2

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Đồng Nguyên 2

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng /phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập được bảng thống kê bài Tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.

 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

 * Kĩ năng thu thập xử lí thông tin và kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê.

 - Có ý thức bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Đồng Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Buổi sáng Tập đọc:
 ÔN TẬP: TIẾT 1
(STK-504)
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng /phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng thống kê bài Tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.
 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. 
 * Kĩ năng thu thập xử lí thông tin và kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
 - Có ý thức bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bộ đồ dùng chơi câu cá.
 - Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu MĐYC của tiết học
- Lắng nghe
HĐ 2. Kiểm tra Tập đọc:
a) Số lượng kiểm tra: khoảng 1/3 HS trong lớp.
b) Tổ chức kiểm tra:
- GV nêu tiêu chí đánh giá, ghi điểm
- GV gọi từng HS lên chơi câu cá, trúng con cá có mang số nào thì đọc bài và trả lời theo thứ tự bài Tập đọc đó.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (Sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1- 2’ )
- HS đọc + trả lời câu hỏi.
- HSKG nhận biết được biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- GV cho điểm.
HĐ 3. Lập bảng thống kê: 
- HS đọc yêu cầu đề.
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung ntn?
- Như vậy, cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc?
- Bảng thống kê gồm mấy dòng ngang?
- Thống kê theo 3 mặt: Tên bài – Tác giả - Thể loại
-Bảng thống kê có 4 cột dọc ( có thêm cột thứ tự)
- Có bao nhiêu bài tập đọc thì có bấy nhiêu hàng ngang.
- GV chia lớp thành 5 hoặc 6 nhóm và phát phiếu cho HS làm bài.
- Các nhóm làm bài vào phiếu.
- HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại.
* B¶ng thèng kª c¸c bµi th¬ ®· häc trong c¸c giê tËp ®äc tõ tuÇn 11 ®Õn tuÇn 13:	
 Chñ ®iÓm
 Tªn bµi
 T¸c gi¶ 
 ThÓ lo¹i 
Gi÷ lÊy mµu xanh
-ChuyÖn mét khu v­ên nhá.
-TiÕng väng.
-Mïa th¶o qu¶.
-Hµnh tr×nh cña bÇy ong.
-Ng­êi g¸c rõng tÝ hon.
-Trång rõng ngËp mÆn.
V©n Long 
NguyÔn Quang ThiÒu
Ma V¨n Kh¸ng
NguyÔn §øc MËu
NguyÔn ThÞ CÈm Ch©u
Phan Nguyªn Hång
V¨n
Th¬
V¨n
Th¬
V¨n
V¨n
HĐ 4. Nêu nhận xét về nhân vật:
- HS đọc yêu cầu đề bài 3.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nh¾c HS: CÇn nãi vÒ b¹n nhá – con ng­êi g¸c rõng – nh­ kÓ vÒ mét ng­êi b¹n cïng líp chø kh«ng ph¶i nh­ nhËn xÐt kh¸ch quan vÒ mét nh©n vËt trong truyÖn.
- Trình bày bài của mình.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ 5: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc thêm.
Toán: 
Tiết 86 : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
(STK-340,SGK-87)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tính diện tích hình tam giác.
 - Cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bộ đồ dùng học toán
 - GV chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau (bằng bìa, cỡ to để có thể đính lên bảng)
 - HS chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau (bằng giấy); kéo để cắt hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Bài cũ 
Gv nhận xét cho điểm.
B- Bài mới
1-Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta sẽ tìm tìm cách tính diện tích của hình tam giác . 
2-Cắt ghép hình tam giác 
-GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác ghép hình như SGK .
+Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau .
+Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó .
+ QS hình tam giác vẽ một đường cao
+Ghép hai mảnh 1,2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+Vẽ đường cao EH .
3-So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép 
- Hãy so sánh chiều dài CD của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác ?
-So sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác ?
-So sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích tam giác EDC ?
4-Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác 
-Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD?
-GV: Phần trước chúng ta đã biết AD = EH, thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là như thế nào?
Diện tích tam giác EDC bằng một nửa diện tích hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác DEC là như thế nào?
+DC là gì của hình tam giác EDC?
+EH là gì của hình tam giác EDC ?
-Để tính diện tích của hình tam giác EDC ta làm như thế nào ?
-GV : Đó là quy tắc tính diện tích hình tam giác . Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia 2 .
GV: Gọi S là diện tích; a là độ dài đáy của hình tam giác; h là chiều cao của hình tam giác. ta có công thức tính diện tích hình tam giác?
5-Thực hành 
Bài 1 GV yêu cầu HS đọc đề, lớp theo dõi đọc thầm. – Y/c 2HS lên bảng làm, lớp làm bảng con, nhận xét giải thích cách làm của bạn
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài 2*: Yêu cầu HS đọc đề toán. 
Khi làm bài này em cần lưu ý điều gì ? 
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
C-Củng cố, dặn dò 
-Gv tổng kết tiết học .
-Dặn hs xem trước bài mới. Làm bài ở VBT
-HS lên bảng thực hiện bài tập ở VBT
- Lớp nhận xét
-HS thao tác theo hướng dẫn của GV .
-Bằng nhau .
-Bằng nhau .
-Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích hình tam giác .
- DC x AD 
- DC x EH .
( DC x EH ) : 2 hay 
- DC là đáy của hình tam giác EDC.
- EH là đường cao tương ứng với đáy DC 
- Lấy độ dài DC nhân với chiều cao EH rồi chia 2 .
- 4,5 HS nhắc lại 
 -HS đọc đề và làm bài .
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bảng con, nhận xét giải thích cách làm của bạn
a)Diện tích của hình tam giác :
 8 x 6 : 2 = 24(cm2)
b)Diện tích của hình tam giác :
 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
-HS đọc đề và làm bài .
- Độ dài đáy và chiều cao không cùng một đơn vị đo
- 2 em lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở
a)24 dm = 2,4m
Diện tích của hình tam giác :
 5 x 2,4 : 2 = 6(m2)
b)Diện tích của hình tam giác :
 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5(m2)
Nhận xét sửa chữa bài bạn .
Kể chuyện:
 ÔN TẬP: TIẾT 6
(STK-510)
I. MỤC TIÊU:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
 - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi ở BT2.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bút dạ, băng dinh, 1 số tờ giấy khổ to đã phô tô bài tập cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:Giới thiệu bài: 
- Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng: 
( Thực hiện tương tự các tiết trước)
- Những HS chưa đựợc kiểm tra và những HS chưa đạt yêu cầu của các tiết trước.
HĐ 3: Bài tập 2: 
- HD HS tương tự bài tập 2 của tiết 1.
- Cho HS đọc bài thơ.
- HS đọc yêu cầu + bài thơ Chiều biên giới.
- Cho HS trả lời câu hỏi.
- Chốt lại những ý đúng
- HS trả lời :
a,Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới.
b,Trong khổ thơ 1,từ đầu với từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c, Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ : em và ta.
d, Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra,VD: lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra.
- Xem lại bài để chuẩn bị cho 2 tiết kiểm tra học kì.
Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
 ÔN TẬP CUỐI KÌ 
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
 òng sông qua trước cửa
 Nước ì ầm ngày đêm
 ó từ òng sông lên
 Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn. 
Bài tập 4:Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
 Nước rì rầm ngày đêm
 Gió từ dòng sông lên
 Qua vườn em dào dạt.
Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm
 DT DT TT DT TT tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như 
 ĐT DT DT TT tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những
 DT TT DT 
cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm 
 DT TT DT ĐT DT TT chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng 
 ĐT TT DT TT lượn giữa trời xanh.
 ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn. 
Lời giải:
Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.
- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức: 
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 - HS được củng cố để nhớ lại kiến thức đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 8.
 - Nhớ lại những kĩ năng thực hành thông qua các bài tập trắc nghiệm và xử lí tình huống cho sẵn xử lí các tình huống chính xác, sắm vai tự nhiên, thể hiện được các hành vi đạo đức trong bài tập cho sẵn để từ đó áp dụng vào cuộc sống.	
 - Thể hiện đúng mực các hành vi đạo đức đã học trong cuộc sống.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1 : Ôn bài 1, 2,3.
-Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
- Em hiểu câu nói "Có chí thì nên" như thế nào?
- GV chốt ý chính.
HĐ2 : Ôn bài 4
- Nêu những việc cần để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
HĐ3 : Ôn bài 5, 6,7
- Bạn bè cần đối xử với nhau như thế nào?
- Với người già và các em nhỏ em cần thể hiện thế nào?
-Với phụ nữ chúng ta cần có thái độ thế nào? vì sao?
- GV tiểu kết
HĐ 4: Ôn bài 8
Khoanh vào chữ cái thích hợp trước ý em cho là đúng
a) Hợp tác với người xung quanh là rất quan trọng.
b) Hợp tác là th ... -sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bộ đồ chơi câu cá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài: 
- Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2: Kiểm tra học thuộc lòng:’
- Số lượng kiểm tra: 1/3 tổng số HS trong lớp.
- Thực hiện như tiết 3
HĐ 3: Chính tả: 
a) Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc một lượt bài chính tả.
- HDHS viết từ khó.
- Lắng nghe
- 2 HS đọc lại bài viết.
- HS viết bảng con, 1 HS viết bảng lớn: Ta-sken, nẹp, thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
- GV nói về nội dung bài chính tả.
b) GV đọc cho HS viết chính tả.
- HS viết chính tả.
c) Chấm, chữa bài.
- Đọc toàn bài
- Chấm 1/3 lớp, nhận xét.
- Dò bài
- Đổi vở chéo cho nhau để dò bài.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu:
 ÔN TẬP: TIẾT 7
(Kiểm tra (đọc hiểu) theo đề của phòng - Tiến hành theo chỉ đạo của nhà trường)
*******************************
Địa lí:
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
(Đề chuyên môn ra - Tiến hành theo chỉ đạo của nhà trường)
***********************************************************************
Buổi chiều :
Lịch sử: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
( Tiến hành theo chỉ đạo của nhà trường)
*******************************
Toán*:
CHỮA BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 2
*******************************
Thể dục:
SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 - Sơ kết học kì I. Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong HKI.
 - Chơi trò chơi"Chạy tiếp sức theo vòng tròn".YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
 - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1. Chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi"Kết bạn"
* Thực hiện bài thể dục phát triển chung.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
2. Cơ bản:
a. Sơ kết học kì I.
- GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì (kể cả tên gọi, cách thực hiện)
+ Khi sơ kết và nhắc lại các kiến thức kĩ năng trên, GV chọn một số em thực hiện các động tác đã học.
+ Sau đó GV có thể nhận xét, kết hợp nêu những sai lầm thường mắc và cách sửa để HS nắm được động tác kĩ thuật.
b. Trò chơi"Chạy tiếp sức theo vòng tròn".
- Cả lớp cùng chơi dưới sự điều khiển của GV.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 C
 o
 o
 o 
 o o 
 A o o B
 r 
3. Kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- Về nhà ôn bài thể dục và các động tác RLTTCB.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
Thứ 6 ngày 31 tháng 12 năm 2010
Toán:
Tiết 90: HÌNH THANG
(STK-3,SGK-91)
I. MỤC TIÊU:
 - Có biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang và một số hình đã học.
 - Nhận biết hình thang vuông.
 - Yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sử dụng bộ dùng toán lớp năm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Nêu đặc điểm hình tam giác? 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài.
HĐ1: Hình thành biểu tượng hình thang và nhận biết đặc điểm của hình thang. 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
- Yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để nhận biết biểu tượng về hình thang.
- Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hình thang có mấy cạnh? Có hai cạnh nào song song với nhau?
- Yêu cầu HS trả lời, GV chốt lại.
- GV vẽ đường cao AH của hình thang ABCD và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang.Y.cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy.
HĐ2. Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài tập 1, quan sát các hình thang ở SGK/ bài 1 và nêu ra hình nào là hình thang.
- GV cầu HS nhận xét, GV chốt lại. 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại.
Bài 3: Yêu cầu HS vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình thang (HS làm vào SGK).
Bài 4: GV đưa mô hình lắp ghép hình thang và GV thao tác trên mô hình. Yêu cầu HS nhận xét hình thang vuông là hình thang như thế nào?
- GV kết luận. Gọi HS đọc bài 4 và làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại.
 3.Củng cố - Dặn dò: Nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ – GDHS- GV nhận xét tiết học.	
- Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS nêu
- HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK .
- Quan sát GV vẽ và nghe giới thiệu.
- HS theo nhóm 2 em trả lời câu hỏi.
- HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung.
- HS làm bài 1 theo yêu cầu của GV.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Nhận phiếu bài tập và làm 
- Nhận xét bài trên bảng, đổi chéo bài chấm điểm.
- HS làm vào SGK, 1 em làm bảng phụ.
- Làm cá nhân bài 4.
- HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Hai em nhắc lại.
Tập làm văn:
 ÔN TẬP: TIẾT 8
(Kiểm tra viết theo đề của phòng - Tiến hành theo chỉ đạo của nhà trường)
1, KiÓm tra(§äc): theo møc ®é cÇn ®¹t vÒ kiÕn thøc, kÜ n¨ng HK1(nªu ë tiÕt 1, «n tËp) 
2, KiÓm tra( ViÕt): theo møc ®é cÇn ®¹t vÒ kiÕn thøc, kÜ n¨ng HK1:
- Nghe viÕt ®óng bµi chÝnh t¶( tèc ®é viÕt kho¶ng 95ch÷/15 phót), kh«ng m¾c qu¸ 5 lçi trong bµi, tr×nh bµy ®óng h×nh thøc bµi th¬(v¨n xu«i).
- ViÕt ®­îc bµi v¨n t¶ ng­êi theo néi dung yªu cÇu cña ®Ò bµi.
*******************************
Buổi chiều Khoa học: 
HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số ví vụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.)
 * Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp và kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
 - Thích khám phá khoa học, nghiêm túc trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình trang 75, SGK.
 - Chuẩn bị (đủ dùng cho các nhóm ):
 + Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ; thìa nhỏ.
 + Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước); phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
 + Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước); Cốc( li ) đựng nước; thìa.
 + Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo; chậu nước. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ 2: Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị”
- 2 HS
* GV cho HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh:..................
2. Mì chính ( Bột ngọt):.................................
3. Hạt tiêu ( đã xay nhỏ):...
* GV cho các nhóm tiến hành làm việc.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi.
* HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
* Cho HS thảo luận các câu hỏi:
- Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và nếm riêng từng chất: muối, mì chính, hạt tiêu. Ghi nhận xét vào báo cáo.
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
- Hỗn hợp là gi?
- Gồm có : muối, mì chính, hạt tiêu bột.
- Nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
* GV cho HS làm việc cả lớp:
* Đại diện nhóm có thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon.
* GV cùng HS theo dõi và nhận xét.
GV kết luận:
- Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có 2 chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
HĐ 3: Thảo luận:
* GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK:
* HS làm việc theo nhóm
+ Theo bạn không khí là một chất hay một hỗn hợp?
+ Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết
* Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung. 
Kết luận:
- Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan;...
* HS lắng nghe + nhắc lại.
HĐ 4 : Trò chơi: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp: 
* Cho HS hoạt động theo nhóm.
* Tổ chức và hướng dẫn:
- GV đọc câu hỏi( ứng với mỗi hình). Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
* HS làm việc theo nhóm.
* HS chú ý theo dõi
* GV theo dõi & nhận xét.
* HS chơi
* HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục Thực hành trang 75 SGK. Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm thực hành:
* Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp 
* Các nhóm khác theo dõi & nhận xét
* GV nhận xét và đánh giá theo từng nhóm
* Các nhóm theo dõi và nhận xét.
Hình 1: Làm lắng. 
Hình 2 : Sảy.
Hình 3 : Lọc
3. Củng cố dặn dò:
 - Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
 - Về nhà tiếp tục thực hành & chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học. 
.
- HS lắng nghe
Tiếng Việt*:
CHỮA BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 2
SINH HOẠT
KIỂM ĐIỂM TUẦN 18
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần qua.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
- Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:..
Về duy trì nề nếp:
Về các hoạt động khác
 * Tuyên dương: 
 * Phê bình: .
III. Đề ra phương hướng tuần tới:
- Khắc phục nhược điểm của tuần trước.
- Thực hiện nghiêm túc các nội qui của lớp, trường.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học phải có lí do chính đáng.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Trong lớp tích cực học tập, phát biểu ý kiến.
- Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Tham gia thi giải toán qua mạng.
- Vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Tham gia thực hiện an toàn giao thông.
IV. Sinh hoạt văn nghệ:
Các tổ tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
**************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 5 TUAN 18 2 BUOICKTKNS.doc