Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19, 20

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19, 20

Tập đọc:

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu nội dung trích đoạn kịch

2. Kỹ năng: Đọc đúng một văn bản kịch

3. Thái độ: Thể hiện thái độ kính yêu Bác

II. Chuẩn bị:

 - Học sinh:

 - Giáo viên: Tranh minh hoạ (SGK)

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 48 trang Người đăng hang30 Lượt xem 343Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc:
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung trích đoạn kịch
2. Kỹ năng: Đọc đúng một văn bản kịch
3. Thái độ: Thể hiện thái độ kính yêu Bác
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Tranh minh hoạ (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Sách TV5 tập 2
3. Bài mới:
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- Giới thiệu bằng lời + Tranh (SGK)
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
- Đọc mẫu trích đoạn kịch
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó, đọc đúng giọng.
* Tìm hiểu bài
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì? (Tìm việc ở Sài Gòn)
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? (“Chúng ta là đồng bào Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng  anh có khi nào nghĩ tới đồng bào không?
Vì anh với tôi  chúng ta là công dân nước Việt”)
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
(- Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành thường không trả lời câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại: Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành đáp: Anh học trường  anh là người nước nào?
Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến
Anh Thành lại nói: Vì đèn dầu 
 Sở dĩ câu chuyện giữa hai người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau.
- Trích đoạn kịch muốn nói với chúng ta điều gì? (ý chính: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân)
* Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cách phân vai (đoạn 2 và 3)
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị
- 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch
- Lắng nghe, nắm được cách đọc
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- 1 – 2 HS đọc toàn bộ trích đoạn kịch
- Đọc thầm phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra sự việc trong trích đoạn kịch
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Nêu nôi dung chính của trích đoạn kịch
- Lắng nghe
- Luyện đọc phân vai
- 1 số cặp thi đọc
- Lắng nghe
- Luyện đọc
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
2. Kỹ năng:
	- Tắt, ghép hình
	- Vận dụng công thức để làm các BT
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:Bộ ĐD học toán của HS 
	- Giáo viên: ĐDDH của giáo viên
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- Hướng dẫn HS cắt ghép hình thang để được hình tam giác (thao tác với bộ ĐD học toán).
- Yêu cầu học sinh so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
( Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK)
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích tam giác ADK (Diện tích tam giác ADK là:
- Yêu cầu học sinh nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
(Mà 
- Quy tắc: (SGK)
- Công thức: S = 
(S là diện tích, a là đáy lớn, b là đáy nhỏ, h là chiều cao)
c) Thực hành:
Bài 1: Tính diện tích hình thang
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 2 HS chữa bài ở bảng lớp
a) 
b) 
Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang (SGK)
- Thực hiện tương tự BT1
a) 
b) 
- Từ ý b) y/c học sinh nêu cách tính diện tích hình thang vuông. (Diện tích hình thang vuông bằng tổng độ dài hai cạnh đáy nhân với độ dài cạnh góc vuông rồi chia cho 2)
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh từ làm bài rồi chữa bài
Bài giải.
Chiều cao của hình thang là:
( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 (m )
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) × 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
4. Củng cố: Học sinh nêu lại quy tắc tính diện tích hình thang
5. Dặn dò: Dặn HS ghi nhớ KT của bài.
- Thao tác với bộ ĐD học toán
- So sánh diện tích hai hình
- Nêu cách tính diện tích tam giác ADK
- Nhận xét 
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Làm bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài toán
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh giải bài
- Lắng nghe
- Về học bài
Đạo đức:
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết tại sao mọi người cần biết phải yêu thương quê hương.
2. Kỹ năng: Biết lựa chọn hành vi, việc làm phù hợp thể hiện tình yêu quê hương.
3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Cây đa làng em” (SGK)
- Yêu cầu học sinh đọc truyện ở SGK
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi ở SGK
- Gv nhận xét, kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây Đa khỏi bệnh. Việc làm đó đã thể hiện tình yêu quê hương.
* Hoạt động 2: Làm BT1(SGK).
- Gv yêu cầu Học sinh trao đổi nhóm 2, làm BT1.
- Gv kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu Học sinh liên hệ theo các gợi ý:
+) Quê bạn ở đâu? Bạn biết gì về quê hương của mình?
+) Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Gv khen những học sinh biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
* Hoạt động tiếp nối:
- Mỗi học sinh vẽ một bức tranh nói về việc làm mà mình mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình.
- Chuẩn bị các bài thơ, bài hát về tình yêu quê hương.
- 1 Học sinh đọc to, lớp đọc thầm
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Trao đổi nhóm, làm bài
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Học sinh liên hệ, trả lời.
- Học sinh đọc: Ghi nhớ.
Chính tả: (nghe-viết)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được tấm lòng yêu nước của nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực thông qua bài chính tả.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng nghe- viết chính tả.
	- Làm đúng các bài tập chính tả.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, yêu tiếng việt.
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:Bảng con.
	- Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu Bt2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
-Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài cần viết chính tả (Ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Trung Trực)
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ khó: chài lưới, nổi dậy, khởi nghĩa.
- Đọc cho học sinh viết chính tả.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
- Chấm, chữa 1 số bài viết chính tả.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó 1 số học sinh chữa bài ở bảng lớp
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án: Những tiếng có âm đầu và vần cần điền là: Giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt.
Bài tập 3 (a): Tìm những tiếng bắt đầu bằng r/d hay gi thích hợp với mỗi ô trống
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó viết lên bảng con các từ cần điền
- Nhận xét, chốt lại các từ cần điền
* Đáp án: Các từ cần điền là: ra, giải, già, dành
4. Củng cố: Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả đã luyện tập.
- Nêu nội dung bài
- Viết từ khó lên bảng con
- Viết chính tả
- Soát lỗi chính tả
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT2
- Tự làm bài, chữa bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT3
- Làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ ngày tháng năm 200
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố cách tính diện tích hình thang
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong các tình huống khác nhau.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu BT3
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 học sinh nêu quy tắc diện tích hình thang
- 1 học sinh làm ý b) của BT1 (Tr.93)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tính diện tích hình thang có độ dài các cạnh là a và b, chiều cao là h
- Yêu cầu học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang để làm bài sau đó chữa bài.
a) a = 14 cm; b = 6 cm; h = 7cm
 S = 
b) a = 
 S = 
c) a = 2,8m; b = 1,8m; h = 0,5m
 S = 
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh tính
+) Độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang
+) Tính diện tích của thửa ruộng
+) Tính số kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó
- Yêu cầu học sinh tự giải bài ở bảng
Bài giải
Độ dài đáy bé của thửa ruộng hình thang là:
120 
Chiều cao của thửa ruộng là:
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
(120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
7500m2 gấp 100m2 số lần là:
7500 : 100 = 75 (lần)
Số kg thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
64,5 x 75 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4873,5 kg thóc
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và tự giải bài sau đó chữa bài ở bảng phụ.
Đ
a) Diện tích các hình thang AMCD, MNCD, NBCD bằng nhau 
S
b) Diện tích hình thang AMCD bằng diện tích hình chữ nhật ABCD 
* Yêu cầu đối tượng HSG đếm xem có bao nhiêu hình thang, bao nhiêu hình tam giác có trong hình vẽ (SGK)
4. Củng cố: Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ KT của bài.
- 2 học sinh 
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu bài toán
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Thực hiện giải bài theo hướng dẫn
- Quan sát hình, tự làm bài rồi chữa bài; giải thích cách làm
- Lắng nghe
- Về học bài
Luyện từ và câu:
CÂU GHÉP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản
2. Kỹ năng: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép, đặt được câu ghép.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn ở phần: Nhận xét, bảng phụ viết đoạn văn ở BT1 (phần luyện  ... thích
- Lắng nghe
- Về học bài, ôn bài
Luyện từ và câu:
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
2. Kỹ năng: Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép dùng các quan hệ từ nói các vế câu ghép.
3. Thái độ: Ý thức dùng từ hay khi nói hoặc viết.
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn ở yêu cầu 1, BT3. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm BT2, BT4 tiết LTVC giờ trước.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nhận xét:
- Nêu yêu cầu 1
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 2, chỉ ra các câu ghép trong đoạn văn
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
* Đáp án: Đoạn văn có 3 câu ghép
Câu 1: ..., anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình ...
Câu 2:Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự...
Câu 3: Lê - nin không tiện từ chối ...
- Nêu yêu cầu 2
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, dùng bút chì gạch chéo phân tách các vế trong câu ghép
- Gọi 3 học sinh lên bảng phân tách các vế câu trong câu ghép
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án: 
Câu 1: ..., anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở, / một người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, /nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối/đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
- Nêu yêu cầu 3; yêu cầu học sinh suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
* Đáp án: 
Câu 1: Vế 1 nối với vế 2 bằng QHT: thì; vế 2 nối với vế 3 bằng dấu phẩy
Câu 2: Vế 1 nối với vế 2 bằng cặp quan hệ từ: tuy ... nhưng ...
Câu 3: 2 vế câu nối trực tiếp bằng dấu phẩy
Chốt lại phần: nhận xét, rút ra ghi nhớ
c) Ghi nhớ: 
- Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ (SGK)
d) Luyện tập: 
Bài tập 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn, xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
Câu 1 trong đoạn văn là câu ghép, câu này có 2 vế câu. Cặp quan hệ từ trong câu là: nếu ... thì...
Bài tập 2: Trong 2 câu ghép cuối đoạn văn ở SGK, tác giả đã lược bớt quan hệ từ. Hãy khôi phục lại những quan hệ từ bị lược và giải thích vì sao tác giả lại lược các từ đó.
- Hướng dẫn tương tự bài tập 1
Đáp án: (nếu) Thái hậu ... (thì) thần xin cử Trần Trung Tá
Lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp
Bài tập 3: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống
- Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài
Đáp án:
a) Tấm chăm chỉ hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
4. Củng cố:
 - Gọi 1 học sinh đọc lại mục ghi nhớ
	- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài
- 2 học sinh lên bảng
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 2, trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Phân tách các vế câu trong câu ghép
- 3 học sinh làm trên bảng
- Theo dõi
- Lắng nghe, phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Làm bài
- vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe
- Làm bài tương tự bài 1
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh đọc lại
- Lắng nghe
- Về học bài
Khoa học:
NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ ... nhờ được cung cấp năng lượng. Biết được một số nguồn năng lượng 
2. Kỹ năng: Làm thí nghiệm
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn năng lượng
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: nến, diêm, đèn pin
	- Giáo viên: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu VD về vai trò của nhiệt và của ánh sáng trong biến đổi hoá học.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh đọc mục hướng dẫn làm thí nghiệm ở SGK
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
- Nhận xét như mục: Bạn cần biết (SGK)
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát hình vẽ ở SGK và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện... và chỉ ra các nguồn năng lượng cho các hoạt động đó
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bạn cần biết (SGK)
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài
- 1 học sinh 
- Đọc hướng dẫn
- Làm thí nghiệm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Lắng nghe
- Làm việc theo nhóm đôi, nêu thêm ví dụ
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Địa lý:
CHÂU Á (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được các đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân Châu Á và ý nghĩa (lợi ích) của những hoạt động này
	- Biết sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân Châu Á
	- Biết đặc điểm khí hậu của khu vực Đông Nam Á 
2. Kỹ năng: Phân tích lược đồ
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Ảnh chủng tộc da vàng (bộ đồ dùng dạy học)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vị trí địa lý và giới hạn của Châu Á
- Nêu những nét chính về đặc điểm tự nhiên của Châu Á
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu về dân số các châu lục ở bài 17, thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi ở mục 3 (SGK).
- Nhận xét, kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới; phần lớn dân cư Châu Á là da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ
- Cho học sinh quan sát ảnh chụp trẻ em thuộc chủng tộc da vàng
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 (SGK) và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất của người dân Châu Á
- Lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất, yêu cầu học sinh tìm kí hiệu về hoạt động sản xuất trên lược đồ SGK
- Kết luận HĐ2
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát H3 (bài 17) và hình 5 (bài 18) để xác định lại vị trí khu vực Đông Nam Á
- Yêu cầu học sinh xác định đường xích đạo chạy qua khu vực Đông Nam Á và nêu đặc điểm về khí hậu, địa hình ở khu vực này (Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, địa hình núi là chủ yếu, có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn)
- Yêu cầu học sinh nêu hoạt động sản xuất của người dân khu vực Đông Nam Á (sản xuất lúa gạo, trồng cây lương thực, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản)
- Kết luận về HĐ3
- Gọi học sinh đọc mục: Bài học (SGK)
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài
- 2 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe
- Quan sát
- Quan sát, đọc bảng chú giải
- Nghe, tìm kí hiệu
- Lắng nghe
- Quan sát, xác định
- Vài học sinh xác định
- Vài học sinh nêu
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2008
Toán:
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh làm quen với biểu đồ hình quạt 
2. Kỹ năng: Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt 
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ vẽ biểu đồ hình quạt
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
VD1: Yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ hình quạt rồi nhận xét đặc điểm của nó (Biểu đồ hình quạt có dạng hình tròn được chia làm nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng)
- Hướng dẫn học sinh tập "đọc" biểu đồ:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại?
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
VD2: Hướng dẫn học sinh đọc tương tự với VD2
c) Thực hành: 
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tính số học sinh thích các loại màu sắc theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số học sinh của cả lớp
a) Số học sinh thích màu xanh là:
120 × 40 : 100 = 48 (học sinh)
b) Số học sinh thích màu đỏ là:
120 × 25 : 100 = 30 (học sinh)
c) Số học sinh thích màu trắng là:
120 × 20 : 100 = 24 (học sinh)
d) Số học sinh thích màu tím là:
120 - (48 + 30 + 24) = 18 (học sinh)
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh nhìn vào màu sắc quy ước đọc các số tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi, số học sinh khá và số học sinh trung bình
17,5 % học sinh giỏi
60% học sinh khá
22,5% học sinh trung bình
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài
- Chuẩn bị
- Quan sát, nêu nhận xét 
- Trả lời
- Thực hiện tương tự ví dụ 1
- Làm ra nháp
- Quan sát, đọc các tỉ số phần trăm
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập làm văn:
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể và cách lập chương trình hoạt động nói chung 
2. Kỹ năng: Lập được chương trình hoạt động theo yêu cầu
3. Thái độ: Rèn luyện trí óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: Đọc mẩu chuyện (SGK) và trả lời câu hỏi
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc chuyện
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét, đưa ra đáp án và chỉ rõ cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động
Bài tập 2: Lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 20/11
- Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh các nhóm làm bài trên giấy khổ to
- Gọi các nhóm trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung về chương trình hoạt động của các nhóm.
4. Củng cố:
- Gọi học sinh nêu lại cấu tạo 3 phần của CTHĐ
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài, chuẩn bị bài sau
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 1 học sinh nêu
- Lắng nghe
- Về học bài, làm bài
SINH HOẠT ĐỘI

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 1920.doc