Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 3

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 3

Thể dục:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI: BỎ KHĂN

I/ Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.

II/ Chuẩn bị: - GV: còi, khăn

- HS: vệ sinh sân trường

III/ Các hoạt động dạy học:

1) Phần mở đầu:

- GV tập hợp lớp - phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

- Lớp trưởng điều khiển cả lớp vỗ tay và hát

2) Phần cơ bản:

a) Đội hình đội ngũ:

- GV hướng dẫn HS ôn cách chào, báo cáo, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.

- Các tổ tự tập - GV nhận xét.

- Các tổ thi đua biểu diễn.

b) Trò chơi vận động:

- HS chơi trò chơi: Bỏ khăn

- GV nêu tên trò chơi, lớp tập hợp theo đội hình vòng tròn, giải thích cách chơi và quy định chơi.

- HS chơi - lớp trưởng điều khiển - GV nhận xét.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba: Ngày soạn: 01/9/2009
Ngày giảng:08/9/2009
Thể dục:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI: BỎ KHĂN
I/ Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Chuẩn bị: - GV: còi, khăn
HS: vệ sinh sân trường
III/ Các hoạt động dạy học:
Phần mở đầu: 
- GV tập hợp lớp - phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp vỗ tay và hát
2) Phần cơ bản: 
a) Đội hình đội ngũ: 
- GV hướng dẫn HS ôn cách chào, báo cáo, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.
- Các tổ tự tập - GV nhận xét.
- Các tổ thi đua biểu diễn.
b) Trò chơi vận động: 
- HS chơi trò chơi: Bỏ khăn
- GV nêu tên trò chơi, lớp tập hợp theo đội hình vòng tròn, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- HS chơi - lớp trưởng điều khiển - GV nhận xét.
3) Phần kết thúc:
	- GV và HS hệ thống bài học
	- Giao BT về nhà: ôn đội hình đội ngũ và các trò chơi đã học.
	- Nhận xét giờ học./.
Toán:
ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
	- Cần làm BT 1,2 (a,b), 3.
II/ Chuẩn bị: - GV: bảng phụ ghi bài 3
	 - HS: SGK + Vở toán
III. Các hoạt động dạy - học:
A/ Bài cũ: GV gọi HS nhắc lại: Muốn cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số ta làm như thế nào? 
B/ Bài mới:
1 / Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số:
- GV hướng dẫn học sinh nhớ lại để nêu được cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số khác nhau.
Chẳng hạn: GV nêu các ví dụ
 + = ; - =
 Gọi học sinh nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các học sinh khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.
*Chú ý: GV nên giúp HS tự nêu nhận xét chung về cách thực hiện phép cộng, trừ hai phân số.
 Cộng, trừ hai phân số
 Có cùng mẫu số Có mẫu số khác nhau
 - Cộng( trừ ) hai tử số - Quy đồng mẫu số
 - Giữ nguyên mẫu số - Cộng hoặc trừ hai tử số.
 - Giữ nguyên mẫu số chung
2/ Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu:Tính
- 4 HS lên bảng làm - Cho HS tự làm - chữa bài.
a) 	b) 
	c) 	hoặc 
	d) 	hoặc 
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Tính
- HS làm bài - chữa bài Viết các số tự nhiên dưới dạng PS có mẫu số là 1 - Quy đồng rồi tính.	 a) 3 + = = 
	 b) 	
c) Dành cho HS giỏi 
Bài 3: GV gọi HS đọc bài toán rồi tự giải bài toán và vở.
*Chú ý:
- Khi HS chữa bài GV nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra rằng phân số chỉ số bóng của cả hộp bóng là 
- HS có thể giải bài toán bằng cách khác. GV nên cho HS tự nêu nhận xét để thấy cách giải nào thuận tiện hơn.
	Bài giải
Phân số chỉ số bóng màu đỏ và số bóng màu xanh là:
(số bóng trong hộp)
Phân số chỉ số bóng màu vàng là:
( số bóng trong hộp)
 Đáp số: số bóng trong hộp.
- GV chấm bài - chữa bài.
C / Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại cách cộng hoặc trừ 2 phân số
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em làm bài đạt điểm cao.
- Về nhà : Xem lại bài: ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số./.
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
I. Mục tiêu : - Giúp HS tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (BT 1) ; tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT 2) ; tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT 3). 
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT 4).
II. Đồ dùng dạy - học: - GV : phiếu, bút dạ
	- HS : Từ điển HS +SGK + VBT
III. Các hoạt động dạy - học: 
Bài cũ: 	- Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen.
- Em hãy làm BT3. (HS2)
B. Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : 
2/ Luyện tập: 
Bài1:	 - HS đọc yêu cầu BT1: HS làm việc cá nhân. 
+ Các em đọc lại bài Thư gửi các học sinh, tìm từ đồng nghĩa với tổ quốc. 
 - HS trình bày kết quả: GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 	Các từ đồng nghĩa với Tổ quốc là : nước nhà, non sông, đất nước, quê hương.
	- Em hiểu Tổ quốc có nghĩa là gì? (Tổ quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó.)
Bài 2: - HS đọc yêu cầu - HS làm việc theo cặp. 
+ Ngoài từ: nước nhà, non sông, các em tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. 
- HS các nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
+ Những từ đồng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, nước nhà, quốc gia, non sông, giang sơn, quê hương ... 
Bài 3:- HS đọc yêu cầu . - HS làm việc cá nhân. 
+ Các em hãy tra từ điển và tìm những từ chứa tiếng Quốc và ghi những từ vừa tìm được vào giấy nháp. 
- Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại những từ đúng. 
Bài 4:- HS đọc yêu cầu - GV giải thích các từ ngữ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. 
- HS làm việc cá nhân, mỗi em đặt một câu. Làm vở BT - thu chấm - ghi điểm.
- GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng, đặt hay. 
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. GD học sinh yêu quê hương đất nước.
- Dặn HS về nhà viết vào vở các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập về từ đồng nghĩa./.
Kể chuyện :
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC
	I/ Mục tiêu: - Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng đủ ý.
	- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK, kể được một cách tự nhiên, sinh động.
	II/ Chuẩn bị: - GV: ghi đề
 - HS sưu tầm truyện theo đề bài.
	III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ: - HS kể chuyện Lý Tự Trọng.
	- Câu chuyện ca ngợi ai, về điều gì ?
	- Nhận xét - ghi điểm.
	B/ Bài mới:
Giới thiệu bài: ghi bảng
Hướng dẫn kế chuyện:
Tìm hiển đề bài:
* Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
- HS đọc đề bài - GV gạch chân những từ cần chú ý.
- Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng, danh nhân?
+ Danh nhân là những người có danh tiếng, tên tuổi được người đời ghi nhớ.
+ Anh hùng là người lập nên công trạng đặc biệt, lớn lao đối với đất nước.
- HS đọc gợi ý SGK trang 18.
- GV hướng dẫn HS: + gợi ý 1 là những truyện các em đã học.
 + Các em tự tìm truyện ngoài SGK
	- HS nêu tên câu chuyện mình định kể.
	- HS đọc kĩ phần 3
	- GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng:
	+ Nội dung đúng chủ đề: 4 điểm
	+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm
	+ Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện: 1 điểm
	+ Trả lời được câu hỏi bạn đặt: 1 điểm
	+ Kể hay, có phối hợp điệu bộ, giọng kể, cử chỉ: 3 điểm.
Kể truyện trong nhóm: - Hoạt động nhóm 4
- GV gợi ý câu hỏi trao đổi nội dung, ý nghĩa?
c) Thi kể và trao đổi ý nghĩa:
- Thi kể - lớp lắng nghe để hỏi bạn nội dung câu chuyện.
- GV theo dõi để ghi tên truyện, ý nghĩa.
- Nhận xét bình chọn bạn kể - ghi điểm
3) Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại tên các truyện kể về anh hùng, danh nhân Việt Nam.
- Dặn về nhà HS kể lại truyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị câu chuyện về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Nhận xét giờ học./.
Khoa học:
NAM HAY NỮ? ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của XH về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
II. Chuẩn bị: 	GV: phiếu BT4
	HS: SGK + VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
A/ Bài cũ : Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ? ( cơ quan sinh dục đực)
2/ Giới thiều bài :
3/ Hoạt động 3: Thảo luận “Một số quan niệm xã hội về nam và nữ”.Đọc thầm
a) Mục tiêu:
- Nhận ra một số quan niệm XH về nam và nữ, sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới. Không phân biệt nam ,nữ.
b) Tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi (SGV)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS : Từng nhóm báo kết quả.Các nhóm khác nhận xét.Bổ sung.
- GV kết luận : Quan niệm XH về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS có thể góp phần taọ nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình , lớp học của mình.
4/ Củng cố , dặn dò:	- Nêu bài học.
- GV nhận xét tiết học. - Liên hệ thực tế.
- Chuẩn bị bài sau: Cơ thể của chúng ta hình thành như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 2THU 3.doc