Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Trường Tiểu học An Lập

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Trường Tiểu học An Lập

TẬP ĐỌC

Tiết 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I-Mục tiêu: Giúp HS:

- Đọc đúng các tiếng khó đọc: tiến sĩ, chứng tích , tiếng có dấu ngã, âm l- n và đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng dòng cột số liệu, phù hợp với văn bản thống kê. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào.

- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào.

- Hiểu các từ ngữ : văn hiến, Quốc Tử Giám, tiến sĩ,

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời, đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ viết sẵn đọan luyện đọc.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Trường Tiểu học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Sáng Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
Tiết 3: Nghìn năm văn hiến
I-Mục tiêu: Giúp HS: 
- Đọc đúng các tiếng khó đọc: tiến sĩ, chứng tích, tiếng có dấu ngã, âm l- n và đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng dòng cột số liệu, phù hợp với văn bản thống kê. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào.
- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào.
- Hiểu các từ ngữ : văn hiến, Quốc Tử Giám, tiến sĩ,
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời, đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ viết sẵn đọan luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy- học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Kết hợp trả lời các câu hỏi nội dung đoạn đọc.
HĐ2: Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài. Giới thiệu qua tranh vẽ SGK.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc
- GV lưu ý HS đây là bài tập đọc một văn bản khoa học thường thức vì vậy toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch tuần tự từng mục của bảng số liệu thống kê, thể hiện sự trân trọng, tự hào về những chứng tích của nền văn hiến của dân tộc.
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau luyện đọc từng đoạn(2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng 
- Gọi một em đọc phần chú thích.
- Luyện đọc theo cặp.
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trao đổi trong cặp để trả lời các câu hỏi SGK:
Câu 1: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ, ngót 10 thế kỉ các triều đại VN đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đọc gần 3000 tiến sĩ.
+ Đoạn 1 cho ta biết VN có truyền thống khoa cử lâu đời.
+ HS nêu tên các triều đại có nhiều khoa thi (104 khoa) đó là triều Lê.và có nhiều tiến sĩ nhất:1780 tiến sĩ.
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá VN? (HS tự nêu)
+ Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì? (VN có truyền thống khoa cử lâu đời. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.) GV ghi nội dung chính vào bài.
c- Đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung bài và nêu cách đọc bài 
- GV treo bảng phụ có nội dung đoạn đọc để HS luyện đọc diễn cảm theo cặp sau đó tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh.
HĐ3: Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài: Sắc màu em yêu.
Thể dục
Tiết 3: Đội hình đội ngũ
Trò chơi “Chạy tiếp sức”
I- Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. Yêu cầu thuần thục động tác và cách chào, báo cáo, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ, quay phải trái, quay sau.
- Trò chơi “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- Rèn tác phong học tập cho HS, bồi dưỡng lòng yêu thích TDTT.
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
III- Nội dung và phương pháp
Nội dung
Thời gian (phút)
Phương pháp
1- Phần mở đầu
2- Phần cơ bản
a) Ôn đội hình đội ngũ
d) Trò chơi: Chạy tiếp sức.
3- Phần kết thúc
6- 8
8-10
14- 15
5-6
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học.
- HS khởi động.
- Kiểm tra bài cũ.
* Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, dóng hàng, điểm số, đúng nghiêm nghỉ, quay phải trái,...
- Gọi vài HS làm mẫu, sau đó chỉ dẫn cán sự lớp, chia nhóm luyện tập, cả lớp cùng thực hiện.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện.
- Đại diện cá nhóm thi đua với nhau, nhận xét tuyên dương HS thực hiện tốt.
* Nêu tên trò chơi, HS nhắc lại các chơi, GV hướng dẫn thêm.
- Tổ chức cho HS chơi từng trò chơi.
- HS chơi thử, nhận xét.
- HS chơi thật, đánh giá trò chơi.
* HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 2 hàng dọc.
- Hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập, chuẩn bị giờ học sau
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010
Luyện từ và câu
Tiết 3: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
- Biết đặt câu với những tữ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
- Bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm, vở BT Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập tiết trước của HS.
- Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1: HS đọc yêu cầu BT, xác định yêu cầu của bài.
- GV giao việc, HS làm theo cặp (GV chia đôi lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm tìm hiểu trong 1 bài).
- Đại diện cặp trình bày bài, nhận xét, trao đổi thống nhất kết quả đúng.
+ Bài Trung thu độc lập: nước nhà, non sông.
+ Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
Bài tập2: GV nêu yêu cầu của bài tập, HS trao đổi nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV kết luận: Các từ: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
Bài tập3: HS đọc yêu cầu BT, làm cá nhân.
- HS trình bày nối tiếp bài, nhận xét. GV kết luận: Một số từ như: ái quốc, vệ quốc, quốc ca, quốc dân, quốc doanh, quốc hiệu, quốc huy, quốc hội, quốc sự, quốc tang, quốc tế,
- HS nêu nghĩa của một số từ ngữ vừa tìm được.
Bài tập4: HS đọc yêu cầu của bài, GV gợi ý HS làm bài, HS làm cá nhân.
- Một số HS trình bày, GV chấm một số bài. Nhận xét đánh giá bài làm.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập, chuẩn bị giờ học sau.
Chính tả
Tiết 2: Nghe- viết: Lương Ngọc quyến
I-Mục tiêu: Giúp HS
1. Nghe- viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
3. Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- đồng dùng dạy- học
- VBT Tiếng Việt 5.
- Bảng kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tăc schính tả với g/gh, ng/ngh, c/k. Lấy ví dụ ghi bảng.
- Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe- viết
- GV đọc toàn bài chính tả SGK 1 lượt.
- Tìm hiểu nội dung bài: Lương Ngọc Quyến là người như thế nào?
- HS đọc lại bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai: tên riêng, mưu, khoét, xích sắt,
- GV chú ý cho HS về tư thế ngồi viết, cách viết bài, trình bày bài.
- GV đọc, HS viết bài. GV đọc HS soát lỗi chính tả.
- GV chấm một số bài. Trong khi đó HS từng cặp đổi bài kiểm tra lẫn nhau. Nhận xét bài viết của HS.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm cá nhân, trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng:
Tiếng
Trạng
Nguyên
Nguyễn
Hiền
khoa
thi
làng
Mộ
Trạch
Huyện
Bình
Giang
Vần
ang
uyên
uyên
Iên
oa
i
ang
ô
ach
uyên
inh
ang
Bài tập3: Chép vần của những tiếng vừa tìm được theo cấu tạo vần dưới đây:
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Nguyễn
u
yê
n
- Hs đọc yêu cầu, GV giao việc, HS làm theo nhóm 4. Đại diện nhóm bày bài, nhận xét, thống nhất kết quả đúng. Rút ra nhận xét chung:
+ Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
+ Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối, âm đệm (trạng, làng,). Các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u.(nguyên, khoa,)
+ Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, nguyễn, huyện).
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: HS nhắc lại mô hình cấu tạo vần.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập. Chuẩn bị giờ học sau.
Kể chuyện
Tiết 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh nhân của đất nước.
I-Mục tiêu: Giúp HS
1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về các anh hùng, danh nhân của đất nước ta.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc TLCH của bạn về câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
3. Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Một số sách truyện, báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS lên kể nối tiếp truyện Lý Tự Trọng và nêu ý nghĩa truyện.
- Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV ghi đề bài lên bảng, HS đọc đề bài.
- Tìm hiểu trọng tâm của đề, GV gạch chân dưới các từ cần chú ý.
- Giải nghĩa một số từ khó: danh nhân.
- 4HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- GV nhắc nhở HS lựa chọn các câu chuyện để kể.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, gọi 1 số HS giới thiệu về câu chuyện của mình trước lớp.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp. HS cùng GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hay nhất, bạn có câu hỏi thú vị nhất,...
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Dặn dò HS học tập, về kể lại cho người thân nghe, chuẩn bị giờ học sau.
------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010
Sáng Tập đọc
Tiết 4: Sắc màu em yêu
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn với quê hương đất nước.
- Thuộc lòng một số khổ thơ.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Nhgìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi về bài tập đọc.
- Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Một HS khá giỏi đọc bài.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ (4em- 2 lượt). Lưu ý từ khó trong bài HS đọc dễ sai.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài thiết tha ở khổ thơ cuối.
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc bài tìm hiểu nội dung bằng một số câu hỏi sau:
+ Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào? (Tất cả các màu sắc:đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu).
+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? (Màu máu, màu đồng bằng, màu lúa, màu trang giấy, màu hoa, màu áo mẹ,...).
+ Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả màu sắc đó? (vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh vật, con người,mà bạn yêu quý).
+ Bài thơ nói điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? (bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước).
c) Đọc diễn cảm và thuộc lòng những khổ t ... Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập1: HS đọc, xác định yêu cầu BT1.
- Mỗi HS đọc 1 bài văn.
- GV giới thiệu tranh, ảnh.
- GV giao việc, HS trao đổi cặp: Tìm những hình ảnh đẹp trong bài mà em thích?
- HS nối tiếp trình bày ý kiến của mình, có thể hỏi HS lí do vì sao thích hình ảnh đó.
Bài tập2: HS đọc, xác định yêu cầu của bài: Dựa vào dàn ý viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn (hoặc công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
- GV lưúy HS khi làm bài.
- HS trình bày bài dàn ý, nêu lựa chọn viết bài.
- HS làm bìa vào vở.
- Một số HS trình bày bài của mình đã hoàn chỉnh, nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài. GV chấm một số bài, đánh giá bài viết.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập, chuẩn bị giờ học sau.
Khoa học
Tiết 4: cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I- Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng:
- Nhận biết: cơ thể của mỗi người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II- Đồ dùng dạy học:
 - GV: Hình trang 10; 11 sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Khởi động:
- Kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài.
HĐ2: Giảng giải
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
*Cách tiến hành.
- GV đặt câu hỏi cho HS nhớ lại bài trước như:
Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người ?
Cơ quan sinh dục nam có khẳ năng gì ?
Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ?
 - HS trả lời câu hỏi- GV nhận xét và giảng giải thêm.
+ Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh được gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
HĐ3: Làm việc với SGK. 
*Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
*Cách tiến hành:
Bước 1: HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- HS trình bày, HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát các H2, H3, H4 (trang 11SGK) để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- HS trình bày
- GV nhận xét và kết luận chung.
HĐ4: Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (LT)
Luyện tập từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố, mở rộng kiến thức về từ đồng nghĩa. Rèn kĩ năng trình bày bài cho HS.
- Giáo dục HS lòng say mê học tập.
- Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Vở làm bài tập, phiếu học tập, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa?
- Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập1: Chỉ ra điểm giống và khác nhau của các từ đồng nghĩa sau: yên tĩnh, im lìm, vắng vẻ.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài, giao việc, HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện cặp trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
Điểm giống nhau: Đều chỉ trạng thái vắng vẻ.
khác nhau:
+ Yên tĩnh: Trạng thái không có tiếng ồn, hoặc không bị xáo động.
+ Im lìm: Trạng thái hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì về sự sống.
+ Vắng vẻ: vắng vẻ và lặng lẽ.
Bài tập2: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào vào nhóm rồi chỉ ra nghĩa chung cảu từng nhóm.
- GV giao việc, HS thi tiếp sức theo dãy bàn.
- Nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung bài.
a) chọn, lựa  (lựa chọn, chọn lọc, kén, kén chọn, tuyển, tuyển chọn, lọc, sàng lọc ,)
*Nghĩa chung: Tìm thấy cái đúng tiêu chuẩn nhất trong nhiều vật cùng loại.
b) diễn đạt, biểu đạt, (biểu thị, diễn tả, bày tỏ, trình bày, giãi bày,)
*Nghĩa chung: Nói rõ ý kiến của mình bằng lời hoặc bằng chữ viết.
c) đông đúc, tấp nập, (nhộn nhịp, sầm uất,)
*Nghĩa chung: Nhiều người hay vật ở một chỗ.
Bài tập 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: cho, biếu, tặng, truy tặng, cấp, phát, ban, dâng, hiến.
a) Bác gửi  các cháu nhiều cái hôn thân ái. (Hồ Chí Minh)
b)  chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
c) ăn thì no,  thì tiếc. (tục ngữ)
d) Lúc bà về, mẹ lại  một gói trà ướp nhị sen thơm phưng phức.
e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay  phước. (Chu Văn)
g) Nhà trường  học bổng cho sinh viên xuất sắc.
h) Ngày mai, trường  bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
i) Thi đua lập công  Đảng.
k) Sau hoà bình, ông Đỗ Đình Thiện đã  toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
- HS trao đổi nhóm 4, đại diện HS trình bày, nhận xét, thống nhất bài làm đúng. GV kết luận: 
a) Bác gửi tặng các cháu nhiều cái hôn thân ái. (Hồ Chí Minh)
b) Truy tặng chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
c) ăn thì no, cho thì tiếc. (tục ngữ)
d) Lúc bà về, mẹ lại biếu một gói trà ướp nhị sen thơm phưng phức.
e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay ban phước. (Chu Văn)
g) Nhà trường cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc.
h) Ngày mai, trường phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
i) Thi đua lập công dâng Đảng.
k) Sau hoà bình, ông Đỗ Đình Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
Bài tập 4: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Chúng ta bảo vệ những (thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b) Các quốc gia đang phải gánh chịu những (kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) cảu sự ô nhiễm môi trường.
c) Học sinh phải chấp hành (quy chế, nội quy, thể lệ, quy định) của lớp học.
d) Loại xe ấy  nhiều xăng quá, không hợp với ý của người  nên rất khó  (tiêu thụ, tiêu dùng, tiêu hao).
đ) Các  là những người có tâm hồn  (thi sĩ, nhà thơ).
- GV tổ chức trao đổi cả lớp hoàn thiện bài:
a) Chúng ta bảo vệ những thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b) Các quốc gia đang phải gánh chịu những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường.
c) Học sinh phải chấp hành nội quy của lớp học.
d) Loại xe ấy tiêu hao nhiều xăng quá, không hợp với ý của người tiêu dùng nên rất khó tiêu thụ.
đ) Các nhà thơ là những người có tâm hồn thi sĩ.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: Nêu lại khái niệm từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập. Chuẩn bị giờ học sau.
Chiều Tập làm văn
Tiết 4: Luyện tập làm báo cáo thống kê
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào bài nghìn năm văn hiến, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê (giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả có tính so sánh).
- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng HS trong lớp. Biết trình bày kết quả trong bảng thống kê.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- đồng dùng dạy- học
- VBT Tiếng Việt 5. Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Một số HS đọc đoạn văn tả cảnh trong tiết trước đã hoàn thành.
- Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập1: HS đọc yêu cầu của bài, GV giao việc. HS trao đổi cặp hoàn thiện yêu cầu.
- Đại diện HS trình bày bài, nhận xét bổ sung hoàn thiện nội dung:
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài:
- Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ: 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ đỗ trạng nguyên của từng triều đại:
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
- Số bia và số tiến sĩ(từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi 1779) có tên khắc trên bia còn lại đến nay: số bia: 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1306.
b) Các số liệu trên được trình bày theo 2 hình thức:
- Nêu số liệu.
- Trình bày bảng số liệu.
c) Tác dụng của các số liệu thống kê:
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài tập2: HS nêu yêu cầu của bài, xác định đúng yêu cầu.
- GV giao việc HS trao đổi nhóm 4 hoàn thiện nội dung.
- Đại diện nhóm trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
- HS nêu tác dụng của bảng thống kê.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: nêu các hình thức thông kê số liệu, tác dụng của việc thống kê.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập. Chuẩn bị giờ học sau.
Tiếng Việt (LT)
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
I - Mục tiêu: Giúp HS
1. Củng cố về cấu tạo một bài văn tả cảnh.
2. Rèn kĩ năng chuyển dàn ý thành một bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
3. Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- đồ dùng dạy- học
- Vở luyện tập. Tranh ảnh.
- Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Trao đổi cả lớp
- GV đưa ra đề bài, HS đọc, xác định lại trọng tâm của đề.
Đề bài: Dựa vào dàn ý viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn (hoặc công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
- Một số HS trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát được cảnh một buổi trong ngày đã cho.
- GV cùng HS nhận xét, trao đổi về bài làm: Về nội dung, cách dùng từ, viết câu, diễn đạt, chữ viết, trình bày bài.
HĐ2: HS luyện tập viết bài
- GV lưu ý, nhắc nhở HS khi làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS trình bày bài của mình đã hoàn chỉnh, nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài. GV chấm một số bài, đánh giá bài viết.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập, chuẩn bị giờ học sau.
------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
Chiều Hoạt động tập thể
Kiểm điểm hoạt động tuần 2
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS nhận ra được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
 - HS nắm được những phương hướng tuần 3.
 - GD HS ý thức phê và tự phê bình, tham gia và thực hiện tốt mọi hoạt động trong tuần 3.
II- Chuẩn bị:
- GV: Nội dung sinh hoạt.
III- Nội dung sinh hoạt:
HĐ1: khởi động: 
- GV ổn định lớp: Hát
HĐ2: Cán sự lớp báo cáo kết quả theo dõi trong tuần.
- HS đưa ra ý kiến tham gia vào bản báo cáo của cán sự lớp.
HĐ3: GV nhận xét chung các mặt trong tuần.
1. Đạo đức
2. Học tập
3. Các hoạt động khác
- Lớp bình chọn những bạn có những thành tích tốt trong tuần và phê bình những bạn chưa hoàn thành nhiệm vụ.
- Lớp sinh hoạt văn nghệ
HĐ4: HĐ nối tiếp
 GV đưa ra phương hướng hoạt động trong tuần 3:
- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập của trường và lớp.
- Tham gia các hoạt động của trường, lớp. Tham gia tốt vệ sinh môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TV KH tuan 2.doc