Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 20

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 20

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Biết tính chu vi hình trịn , tính đường kính của hình trịn khi biết chu vi của hình trịn đó.

- Lm bi 1 b, c ; 2 ; 3 a .

* HSKG lm bi: 1a, 3b, 4.

II. CHUẨN BỊ:

+ GV: Bảng phụ.

+ HS: SGK, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2010
Tiết 96 TOÁN 	
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chu vi hình trịn , tính đường kính của hình trịn khi biết chu vi của hình trịn đĩ.
- Làm bài 1 b, c ; 2 ; 3 a . 
* HSKG làm bài: 1a, 3b, 4.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“ Chu vi hình tròn “
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Luyện tập “.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài.
Bài 1: Tính chu vi hình tròn
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt.
C = r ´ 2 ´ 3,14
- Dành cho HS khá giỏi
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt lại cách tìm bán kính khi biết C (dựa vào cách tìm thành phần chưa biết).
C = r ´ 2 ´ 3,14
( 1 ) r ´ 2 ´ 3,14 = 15,7
Tìm r?
Cách tìm đường kính khi biết C.
( 2 ) d ´ 3,14 = 18,84
Bài 3:
Giáo viên chốt : 
C = d ´ 3,14
Lưu ý bánh xe lăn 1 vòng ® đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe.
- Chấm 1 số bài n/x
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
Hướng dẫn HS các thao tác :
+ Tính chu vi hình tròn 
+ Tính nửa chu vi hình tròn 
+ Xác định chu vi của hình H : là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính . Từ đó tính chu vi hình H
Hoạt động 2: Ôn lại các qui tắc công thức hình tròn.
Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
5. Tổng kết – dặn dò: 
Chuẩn bị: “Diện tích hình tròn”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài nhà .
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Giải 
a) r = 9 m
C = 9 x 2 x 3,14= 56,52 (m)
b) r=2 cm = cm= 2,5 cm
C = 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 ( cm)
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Học sinh giải.
a) Đường kính hình tròn là
 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b) Bán kính hình tròn
 18,84 :2 : 3,14 = 3 ( dm)
Sửa bài – Nêu công thức tìm bán kính và đường kính khi biết chu vi.
R = C : 3,14 : 2
d = C : 3,14
 Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Nêu công thức tìm C biết d.
Giải
Chu vi của bánh xe là
 0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
Sau 10 vòng xe người đó đi được số m là
 2,041 x 10 = 20,41 (m)
Sau 100 vòng xe người đó đi được số m là
 2,041 x 100 = 204,1 ( m)
 ĐS : a) 2,041 m ; b) 20,41 m ; 204,1 m
Học sinh đọc đề – làm bài.
Sửa bài.
HS nêu hướng giải bài 
- HS lên bảng giải 
- Cả lớp làm vở và nhận xét 
Khoanh vào D
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nhắc lại nội dung ôn.
Hoạt động nhóm bàn.
Vài nhóm thi ghép công thức.
Tiết 39 TẬP ĐỌC 	
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, khơng vì tình riêng mà làm sai phép nước.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* MTR: Đọc trơi chảy đoạn 1. Trả lời câu hỏi 1. 
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: - Tranh minh hoạ trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
13’
6’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Người công dân số Một ”(tt)
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài 
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Thái sư Trần Thủ Độ”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  tha cho”
Đoạn 2: “ Một lần khác  thưởng cho”.
Đoạn 3 : Còn lại 
Hướng dẫn học sinh luyện đọc cho những từ ngữ học sinh phát âm chưa chính xác: 
Gọi HS đọc từ khó
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải
Cho HS đọc theo nhóm 
GV + HS bình chọn nhóm đọc hay-tuyên dương
Giáo viên cần đọc diễn cảm toàn bài 
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: 
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?
+ Cách cư xử này của Trần Thủ Độ có ý gì ?
- GV giúp HS giải nghĩa từ : kiệu , quân hiệu, thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử trí ra sao ?
- GV giúp HS giải nghĩa từ : xã tắc, thượng phụ, chầu vua, chuyên quyền, hạ thần, tâu xằng 
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? 
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?
* GV chốt: Trần Thủ Độ là người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước 
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, giọng đọc thể hiện sự trân trọng, đề cao
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn.
-Linh Từ Quốc Mẫu,kiệu,chuyên quyền.
-2HS đọc
-HS đọc theo nhóm đôi
-Đại diện các nhóm đọc bài
-HS chú ý nghe
Oâng đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác 
- Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước 
- HS đọc lại đoạn văn 
- HS luyện đọc từ khó và thi đọc diễn cảm
- HS đọc đoạn 2
-Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa
- HS đọc lại đoạn văn theo sự phân vai 
- HS đọc đoạn 3
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng
- Ông cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước 
- HS đọc lại đoạn văn theo sự phân vai
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh nêu.
Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2010
Tiết 97 TOÁN	
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU:
 - Biết quy tắc tính diện tích hình trịn.
 - Làm bài: 1a,b ; 2a, b ; 3 . 
 * HSKG làm được bài : 1c , 2c .
II. CHUẨN BỊ:
+ HS:	Chuẩn bị bìa hình tròn bán kính 3cm, kéo, hồ dán, thước kẻ.
+ GV: Chuẩn bị hình tròn và băng giấy mô tả quá trình cắt dán các phần của hình tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
18’
2’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét – chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“ Diện tích hình tròn “.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn 
-GV gọi HS đọc qui tắc tính DT hình tròn
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính DT hình tròn có bán kính r :
Lưu ý: r = m có thể đổiÚ 0,6 m để tính.
Liên hệ kĩ năng làm tính nhân các STP
- Dành cho HS khá giỏi
Bài 2: Tính DT hình tròn có đường kính :
Lưu ý bài d= m ( có thể chuyển thành STP để tính )
Bài 3:
- GV lưu ý : Ở bài toán này đề bài đã cho biết “mặt bàn là hình tròn” và yêu cầu HS tưởng tượng về kích cỡ của mặt bàn nêu trong bài toán .
- GV chấm bài n/x
v Hoạt động 3: Củng cố
Học sinh nhắc lại công thức tìm S
5.Tổng kết – Dặn dò:
Làm bài 3/ 100
Chuẩn bị: “Luyện tập “
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lần lượt sửa bài nhà .
Hoạt động cá nhân, lớp.
Muốn tính S hình tròn ta cần có bán kính 
Học sinh lần lượt phát biểu cách tính diện tích hình tròn.	
S = r x r x 3,14
Hoạt động cá nhân
HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn 
3 học sinh lên bảng sửa bài
r = 5 cm
S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 ( cm2)
b) r = 0,4 dm
S= 0,4 x 0,4 x 3,14 =0,5024 ( dm2)
c) m = 0,6 m
S = 0,6 x 0,6 x 3,14 = 1,1304 ( m2)
Cả lớp nhận xét
Học sinh đọc đề, giải
3 học sinh lên bảng sửa bài.
a) Bán kính của hình tròn
 12 : 2 = 6 ( cm )
Diện tích hình tròn
 6 x 6 x 3,14 = 113.04 ( cm2)
 ĐS : 113,04 m2
Cả lớp nhận xét.
HS vận dụng công thức tính diện tích 
Học sinh đọc đề và tóm tắt
Giải - 1 học sinh sửa bài.
Diện tích của mặt bàn là :
 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 ( cm2)
 ĐS : 6358.5 cm2
HS nêu lại công thức 
Tiết 20
ĐẠO ĐỨC
THAM GIA XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (t2). 
I. MỤC TIÊU: 
-	 Biết làm những việc phù hợp với khả năng để gĩp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được gĩp phần xây dựng quê hương.
- Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
* Thực hành tiết kiệm năng lượng cũng gĩp phần xây dựng quê hương.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Điều 13, 12, 17 – Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
	 Một số tranh minh hoạ cho truyện “Cây đa làng em”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
7’
5’
8’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Em đã và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương?
3. Giới thiệu bài mới: Tham gia xây dựng quê hương (tt).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Xử lí tình huống bài tập 4 (SGK).
.
Giao cho mõi nhóm thảo luận 1 tình huống trong bài tập 4.
® Kết luận:
a) Tuấn có thể làm nhiều việc để góp phần xây dựng thư viện như: 
	- Góp sách, báo, truyện cũ hoặc mới.
	- Vận động các bạn cùng góp sách, báo, truyện.
	- Giữ trật tự khi đọc sách trong thư viện.
	- Giữ vệ sinh chung trong thư viện.
	- Giữ gìn sách, báo khi mượn thư viện để đọc 
b) Hằng nên tham gia làm tổng vệ sinh. Lúc khác sẽ xem chương trình phát lại.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5/ SGK.
Nêu yêu cầu cho học sinh.
Trong những việc đó, việc nào  ... ương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.
d) Lúa gạo quý vì phải đỗ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh sửa bài theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
1 học sinh giỏi làm mẫu.
Ví dụ: Từ câu a “Bởi chúng thái khoai”.
® Tôi phải băm bèo thái khoai vì bác mẹ tôi rất nghèo.
Học sinh làm việc cá nhân, các em viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được.
Học sinh làm trên giấy xong dán nhanh lên bảng lớp.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau nối câu ghép các em tạo được.
Ví dụ: b. Chú Hỉ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình sa sút không đủ ăn.
c. Ngày xửa, ngày xưa có cư dân một vương quốc không ai biết cười nên vương quôc ấy buồn chán kinh khủng.
d. Vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Là thứ đắt và hiếm nên vàng rất quý.
 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài vào vở, các em dùng but chì điền vào quan hệ từ thích hợp.
Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Ví dụ:
Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
Do thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
 Học sinh làm bài trên nháp.
Học sinh làm bài trên giấy rồi dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả.
Ví dụ:
Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
Nhờ nỗ lực nên Bích Vân có nhiều tiến bô trong học tập.
Hoạt động lớp.
Lặp lại ghi nhớ.
Tiết 40 TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhĩm)	
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phụ viết sẵn phần chính của bản chương trình hoạt động. Giấy khổ to để học sinh lập chương trình.
+ HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
13’
20’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
3. Giới thiệu bài mới: 
Lập CTHĐ là một kĩ năng rất cần thiết, rèn luyện cho con người khả năng tổ chức công việc. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng đó 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn lập chương trình.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Bài 1 : 
GV giải nghĩa : 
+ Việc bếp núc : việc chuẩn bị thức ăn, thức uống , bát đĩa , 
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : 
+ Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ?
- GV gắn lên bảng tấm bìa 1 : I- Mục đích
- Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? Lớp trưởng phân công như thế nào ?
GV gắn lên bảng tấm bìa 2 : 
II – Phân công chuẩn bị 
+ Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan
- GV gắn lên bảng tấm bìa 3 : 
III – Chương trình cụ thể
- GV chốt : Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người 
v	Hoạt động 2: Học sinh lập chương trình.
Bài 2 : 
GV chia lớp thành 5, 6 nhóm; phát giấy khổ to cho học sinh làm bài trên giấy.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động.
Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không?
Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? phân công việc rõ ràng chưa?
Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động không?
v Hoạt động 3 : Củng cố 
- GV nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp và khen ngợi những cá nhân xuất sắc 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở.
Chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động (tt)”.
Nhận xét tiết học. 
Nhận xét – Dặn dò
 Hát 
Hoạt động lớp.
- HS đọc tiếp nối yêu cầu đề bài.
- cả lớp theo dõi SGK
- Chúc mừng các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo VN 20 – 11 ; bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô 
- HS trả lời câu hỏi a
- Chuẩn bị : bánh, hoa quả, làm báo tường, chương trình văn nghệ ,
- Phân công : bánh : Phượng ; làm báo tường : Quân ; 
HS trả lời xong câu hỏi b
- HS nêu 
- HS trả lời xong câu hỏi b
Hoạt động nhóm
- Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần 
- Đại diện nhóm trình bày chương trình của từng nhóm 
- HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ
Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 20 KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh 
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV : Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
+ HS : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
15’
5’
1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: “ Chiếc đồng hồ “
Nội dung kiểm tra: Giáo viên gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tự kể những câu chuyện mình được nghe, được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài?
Giáo viên treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề.
Giáo viên gọi học sinh nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
Lập dàn ý câu chuyện.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể chuyện theo trình tự đã học.
Giới thiệu tên các chuyện.
Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Kể tự nhiên, sinh động.
v Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện vào vở.
Chuẩn bị: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu kết quả.
Ví dụ: Gạch dưới các từ ngữ.
Kể một câu chuyện em đã được nghe và được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
1 học sinh đọc lại toàn bộ đề bài và gợi ý cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tên chuyện đúng đề tài, đúng yêu cầu “đã nghe, đọc”.
Nhiều học sinh nói trước lớp tên câu chuyện.
1 học sinh đọc gợi ý 2.
Nhiều học sinh nhắc lại các bước kể chuyện theo trình tự đã học.
Học sinh các nhóm kể chuyện và cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Học sinh cả lớp có thể đặt câu hỏi cho các bạn lên kể chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện bạn kể nói đến những tấm gương nào ?
Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
Học sinh cả lớp cùng trao đổi tranh luận.
Học tập được gì ở bạn.
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 20
CHỦ ĐIỂM THÁNG:LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG NGÀY HS – SV 9/1
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Chủ điểm tháng :
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: Thực hiện tốt nề nếp nội qui của trường của lớp
HS có đầy đủ đồ dùng học tập
Trong lớp chú ý nghe giáng hăng hái phát biểu ý kến XD bài
Có làm và học bài đầy đủ khi đến lớp
Tồn tại
Môït số bạn còn chưa có ý thức trong việc giữ vệ sinh môi trường
Gv tặng phần thưởng cho tổ hạn
nhất, cá nhân xuất sắc
Công tác tuần tới:
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Phát động đôi bạn cùng tiển trong học tập
+Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các tổ
+Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
+tham chăm sóc cây xanh ở sân trường.
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
----- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+ Cá nhân xuất sắc14 em.
+ cá nhân tiến bộ:4 em
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20.doc