LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- HS ham thích học toán.
II.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
? Muốn tính diện tích xung quanh của HHCN ta làm thế nào?
? Muốn tính diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào?
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT
- HS nêu cách tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật.
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
TUẦN 22 Thứ hai: Ngày dạy: /2/ 2011 TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. - HS ham thích học toán. II.Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. ? Muốn tính diện tích xung quanh của HHCN ta làm thế nào? ? Muốn tính diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào? B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT HS nêu cách tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật. HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm. Lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu BT. - 1HS nhận xét về các đơn vị đo đổi về cùng đơn vị đo ? Diện tích quét sơn chính là phần nào của thùng? (S toàn phần) - 1HS nêu cách tính, trình bày bảng - Cả lớp làm vào vở (sau 5 phút gọi 1 em lên bảng giải) Bài giải: Đổi: 8 dm = 0,8 m Diện tích xung quanh của cái thùng là: (1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2) Diện tích mặt đáy là: 1,4 x 0,6 = 0,9 (m2) Diện tích cần quét sơn là: 3,36 + 0,9 = 4,26(m2) Đáp số:4,26 m2 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại về về cách tính Sxq và Stp của HHCN TẬP ĐỌC: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN I. Mục tiêu. - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Giáo dục HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta. II. Đồ dùng dạy học. -Tranh ảnh về những làng ven biển. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. - HS đọc bài : Tiếng rao đêm + Nêu nội dung của bài đọc? B. Dạy bài mới. 1, Giới thiệu chủ điểm bài đọc 2, Luyện đọc và tìm hiểu bài. a, Luyện đọc. - 1HS giỏi đọc bài. - HS quan sát tranh minh họa bài đọc - GV chia bài làm 4 đoạn:+ Đoạn 1: Từ đầu... người ông như tỏa ra hơi muối. + Đoạn 2: Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh... thì để cho ai? + Đoạn 3: Ông Nhụ bước ra võng...quan trọng nhường nào + Đoạn 4: (Phần còn lại). - HS nối tiếp nhau luyện đọc + Đọc lần 1: kết hợp luyện đọc từ: ông bỗng hổn hển, tỏa, lưu cữu + Đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ (SGK) và làng biển, dân chài, vàng lưới. - HS luyện đọc theo cặp - 2HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm. b, Tìm hiểu bài - HS hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi cuối bài - 1HS điều khiển lớp thảo luận ? Bài văn có những nhân vật nào? (Nhụ, bố bạn Nhụ, ông bạn Nhụ 3 thế hệ) ? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? (Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo) ? Bố Nhụ nói con sẽ họp làng chứng tỏ ông làm gì trong làng? (cán bộ...) ? Theo lời của bố Nhụ việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? ? Hình ảnh làng chài mới hiện ra ntn qua những lời nói của bố Nhụ? (Làng mới rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới có chợ, trường, nghĩa trang...) ? Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ? ( Bước ra võng, ngồi xuống, vặn mình, súc miệng khan...) ? Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? (Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi, Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mỏm Cá Sấu) c, Đọc diễn cảm - 4HS phân vai đọc diễn cảm bài văn. Thể hiện được lời nhân vật: + Bố Nhụ: lúc đầu rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát lúc sau: hào hứng, sôi nổi + Lời ông Nhụ: kiên quyết, gay gắt. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối theo cách phân vai. - HS thi đọc diễn cảm theo nhóm. 3. Củng cố dặn dò. ? Nêu nội dung của bài học? - HS nêu, gv ghi nội dung lên bảng - 2 HS nhắc lại - Nhận xét giờ học. _________________________________ CHÍNH TẢ: (Nghe-viết) HÀ NỘI I. Mục tiêu. - Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ. - Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2), Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3. - HS ý thức được việc giữ gìn và bảo vệ cảnh quan MT ở thủ đô để giữ mãi vẻ đẹp của Hà Nội. II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN Giấy khổ to kẻ sẵn bảng (mẫu BT 3) III. Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ. HS lên bảng viết các tiếng có âm đầu d/gi B. Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn viết chính tả. GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội. ? Nêu nội dung chính của bài thơ? (Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô HN có nhiều thứ lạ,có nhiều cảnh đẹp) ? Hà Nội có những gì đẹp? (Hồ Gươm, Tháp Bút...) ? Chúng ta cần làm gì để Hà Nội mãi giữ được vẻ đẹp vốn có? ( giữ gìn và bảo vệ cảnh quan MT của thủ đô ) - HS đọc thầm lại bài thơ, viết ra giấy nháp những từ viết hoa. - HS gấp SGK, GV đọc từng dòng thơ cho HS viết - GV đọc lại bài, hs dò lại bài - Chấm một số bài, nhận xét 3. Hướng dẫn Hs làm bài tập Bài 2: - 1HS đọc nội dung bài tập. - HS phát biểu ý kiến (Tìm DTR là tên người, tên địa lí trong đoạn văn) - HS nhắc lại quy tắc viết tên người tên địa lí VN - GV mở bảng phụ - HS nhìn bảng đọc lại quy tắc. Bài 3:- 1HS đọc yêu cầu BT - HS làm vào VBT - GV dán lên bảng 3 tờ giấy khổ to, giải thích cách chơi. + Mỗi HS viết đủ 5 tên riêng vào 5 ô rồi chuyển bút cho bạn. + Nhóm nào chỉ ghi đầy đủ 1 ô là không được tính điểm cao. - HS thi tiếp sức. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét. Tên bạn nam Tên bạn nữ Tên anh hùng nhỏ tuổi Tên sông, hồ, núi, đèo Tên xã, huyện - HS ghi 1 số từ vào VBT 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học ______________________________________________________________ Thứ ba : Ngày dạy: /2/2011 TOÁN: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG. I. Mục tiêu: Biết: - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. II. Đồ dùng dạy học. - 1 số HLP có kích thước khác nhau III. Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ 1HS lên bảng giải BT3/110 GV nhận xét ghi điểm B.Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài 2.Hình thành công thức tính Sxq và Stp của HLP. - HS quan sát các hình lập phương. + Nhận xét về số mặt của HHCN và HLP. ? HHCN có giống HLP không? Vì sao? KL: Hình lập phương là HHCN đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau. ? Từ công thức tính diện tích xq của HHCN, HS nêu cách tính Sxq của HLP. Tương tự với cách tính Stp của HLP HS đọc quy tắc (SGK) Ví dụ: GV hướng dẫn HS làm BT ví dụ trong SGK 3. Thực hành. Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT HS tự làm vào vở, 1HS lên bảng giải Diện tích xung quanh của HLP: 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (cm2 ) Diện tích toàn phần của HLP là: 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (cm2) Lớp nhận xét. Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu BT - HS nêu hướng giải bài tập ? Tính diện tích bìa cần dùng tức là chúng ta cần tính gì? ? Diện tích bìa cần dùng được tính như thế nào? ( Diện tích 1 mặt x 5 (vì hộp không có nắp) - HS làm vào vở, 1HS lên bảng giải - 1 số HS đọc kết quả bài làm - Lớp nhận xét 4. Củng cố, dặn dò ? Vì sao khi tính diện tích toàn phần của HLP ta lấy diện tích 1 mặt x 6? Nhận xét tiết học. __________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I.Mục tiêu. - Hiểu thế nào là câu ghép th hiện quan hệ Điều kiện-kết quả, Giả thiết-kết quả (Nội dung Ghi nhớ) - Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép (BT1), tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2), biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3). II. Đồ dùng dạy học. VBT, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. - 2HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng QHT thể hiện mối quan hệ nguyên nhân-kết quả. - Lấy ví dụ minh họa. B. Dạy bài mới. 1, Giới thiệu bài. 2, Phần nhận xét. Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu BT - GV nhắc lại trình tự làm bài. + Đánh dấu phân cách các vế câu trong từng câu ghép. + Phát hiện cách nối các vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau. + Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép có gì khác nhau? - HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng. Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT - HS phát biểu, GV ghi bảng. 3, Phần ghi nhớ. - 2HS đọc phần ghi nhớ (SGK) - 1 số HS nhắc lại - GV giúp HS hiểu thêm 2 thuật ngữ: Điều kiện - Giả thiết. 4, Phần luyện tập Bài 1: 2HS đọc phần ghi nhớ (SGK) - 1HS đọc yêu cầu BT 1 HS lên bảng gạch dưới vế câu chỉ điều kiện (GT), vế câu chỉ kết quả. GV giúp HS khoanh tròn các QHT nối các vế câu. Lớp nhận xét. Bài 2: -1 HS đọc yêu cầu BT GV: Các câu trên tự nó đã có nghĩa song để thể hiện quan hệ điều kiện-kết quả hay giả thiết-kết quả, các em phải điền các QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu. - HS làm bài, 2HS làm giấy khổ to - Lớp nhận xét bổ sung. Bài 3: Cách làm tương tự như BT2. Kết quả: a, Hễ em được điểm tốt thì em được cô giáo khen. b, Nếu chúng ta chủ quan thì... c, Nếu chăm chỉ học tập thì Hồng... 5, Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Ghi nhớ những kiến thức đã học. ______________________________________________________________________ Thứ tư: Ngày dạy: /2/2011 TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP. - Vận dụng để tính Sxq và Stp của HLP trong một số trường hợp đơn giản. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu công thức tính Sxq và S tp của hình lập phương. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm BT. Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu BT HS tự làm vào vở 1HS lên bảng trình bày, lớp nhận xét. Bài giải: Đổi: 2m5cm = 2,05m Diện tích xung quanh của HLP là: (2,05 x 2,05) x 4 = 16,81 (cm2) Diện tích toàn phần của HLP là: (2,05 x 2,05) x 6 = 25,215(cm2) Đáp số: 16,81cm2; 25,215cm2 Bài 2: HS nêu yêu cầu BT HS quan sát hình vẽ nêu kết quả, giải thích. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 3: - HS đọc thầm bài toán. - HS liên hệ với công thức tính Sxq, Stp của HLP và dựa vào kết quả tính hoặc nhận xét về độ dài cạnh của HLP để so sánh. HS nêu kết quả và giải thích cách làm GV kết luận + Sxq và Stp của HLP không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp. + Sxq của HHCN phụ thuộc vào vị trí đặt hộp. + Stp của HHCN không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học ________________________________ KỂ CHUYỆN: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG I. Mục tiêu. - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. ... ổng kết về trạng ngữ - HD cách làm ? Trạng ngữ là gì? ? Có những loại trạng ngữ nào? ? Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào? - HS nhắc lại các nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ. - GV phát phiếu cho một số HS , cả lớp làm vào VBT - Những HS làm phiếu dán lên bảng - Lớp nhận xét - 1 số HS đọc kết quả bài làm của mình 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Ghi nhớ kiến thức vừa ôn. ______________________________________________________________________ Thứ ba : Ngày dạy: /5/2011 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: - Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. II. Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ 1HS lên bảng làm lại BT4/177 GV nhận xét, ghi điểm. B.Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Tính - GV ghi đề lên bảng - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính - HS tự làm vào vở, 2 HS lên bảng trình bày. a, 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05 = 6,78 - 13,735 : 2,05 = 6,78 - 6,7 = 0,08 b, 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5 = 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút = 8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT. - HS nêu cách tìm số trung bình cộng - HS tự làm bài - Chữa bài a, Trung bình cộng của 19, 34 và 46 là: (19 + 34 + 46) : 3 = 33 Bài 3: 1HS đọc đề toán - HS nêu cách tính tỉ số % của hai số (Lấy STN : STH 100%) ? Trong bài yêu cầu tìm tỉ số % của số HS nam so với gì? Số HS nữ so với gì? - Cả lớp làm vào vở - Một số HS nêu kết quả - Lớp nhận xét. Bài giải: Số học sinh nữ là: 19 + 2 = 21 (hs) Số học sinh của cả lớp là: 19 + 21 = 40 (hs) Tỉ số phần trăm số HS nam và số HS cả lớp là: 19: 40 = 0,475 0,475 = 47,5% Tỉ số % số HS gái và số HS cả lớp là: 21 : 40 = 0,525 0,525 = 52,5% Đáp số: 47,5% và 52,5% 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Về nhà làm BT5 vào vở. TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 3) I. Mục tiêu. - Biết đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5 - 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Biết lập được bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2,3. II. Đồ dùng dạy học. Phiếu ghi tên bài TĐ-HTL (Như T1) Giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học. 1.Giới thiệu bài. 2.Kiểm tra tập đọc và HTL (6 em) - Từng HS lên bốc thăm bài đọc + TLCH về nội dung bài đọc (Như T1) 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: - 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT a, Lập bảng thống kê. ? Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục Tiểu học ở nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào? ? Như vậy cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? ? Bảng thống kê sẽ gồm mấy hàng ngang? HS tự lập vào vở nháp 3HS thi kẻ nhanh bảng thống kê - nhận xét. GV dán lên bảng tờ phiếu kẻ sẵn b, Điền số liệu vào bảng thống kê. - HS tự điền số liệu vào bảng thống kê trong VBT - 1 số HS đọc kết quả - Lớp thống nhất lời giải đúng. ? So sánh bảng thống đã lập với bảng liệt kê trong SGK các em thấy có điểm gì khác nhau? (Bảng thống kê đã lập cho thấy một kết quả có tính so sánh rất rõ rệt giữa các năm học. Chỉ nhìn từng cột dọc, có thể thấy ngay các số liệu có tính so sánh) Bài 3: - 1HS đọc BT - GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu BT - HS làm vào VBT - HS nêu kết quả - lớp nhận xét 4. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. ______________________________________________________________________ Thứ tư: Ngày dạy: /5/2011 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu. - Biết tính tỉ số % và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn. - HS có hứng thú học tập. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy bài mới. - GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu S tự làm bài.hHS tự làm bài. - 2HS lên bảng làm các bài 1, 2 Phần 2 3. Hướng dẫn HS chữa bài. Phần 1: - HS tự làm các BT trắc nghiệm - Gọi HS đọc đáp án của mình chọn từng câu (Có thể y/c HS TB giải thích) - Lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng: 1- B; 2- C ; 3 - D Phần 2: Cả lớp nhìn bảng nhận xét, chữa bài của bạn Bài 1: -1HS đọc bài toán ? Diện tích phần tô màu chính là diện tích hình nào? - HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn ? Chu vi phần không tô màu được tính như thế nào? - HS nêu cách tính - Lớp nhận xét. Bài giải: Ghép phần tô màu lại ta được hình tròn có bán kính 10cm, chu vi phần không tô màu chính là chu vi của hình tròn trên. Diện tích phần đã tô màu là: 10 x 10 x 3,14 = 314 (m2) Chu vi phần không tô màu là: 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (m) Đáp số: a,314m2; b, 62,8 m 5. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra. ______________________________ TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 4) I. Mục tiêu. - Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết. II. Đồ dùng dạy học. Giấy khổ to III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập. - 1HS đọc nội dung BT - Cả lớp đọc lại bài : Cuộc họp của chữ viết. ? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? ? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? ? Nêu cấu tạo của một Biên bản - HS nêu: 1.Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự vệc đã diễn ra để làm bằng chứng. 2.Nội dung biên bản thường gồm 3 phần: a, Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản. b, Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc. c, phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm. - Gv cùng HS thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết (SGV) - HS viết biên bản vào vở - 1HS làm giấy khổ to. - HS nối tiếp nhau đọc biên bản. - HS virts giấy khổ to trình bày - Lớp bình chọn bạn viết biên bản giỏi nhất. 3, Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. __________________________ TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II. (Tiết 5) I. Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL - Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ. - HS khá, giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được. II. Đồ dùng dạy học. Phiếu ghi tên bài TĐ-HTL (Như T1) Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài 2. Kiểm tra tập đọc-HTL. - Kiểm tra số HS còn lại và những em đọc chưa đạt 3. Bài tập - 2HS nối tiếp nhau đọc bài - GV giải thích về địa danh Sơn Mỹ - HS đọc thầm bài thơ - GV lưu ý HS: Miêu tả một hình ảnh không phải là diễn đạt lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói về tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra - 1HS đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em. Ví dụ: Em thích hình ảnh trẻ em Tóc bết đầy nước mặn, Chúng ùa chạy mà không cần tới đích, Tay cầm cành củi khô. Hình ảnh đó gợi cho em tưởng tượng về một bãi biển rất rộng và dài, cát mịn trắng xóa. Mặt trời đỏ rực đang lên. Một tốp các bạn nhỏ chạy ùa từ dưới biển lên. Bạn nào bạn nấy da cháy nắng, bết đầy nước mặn... - 1HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển. - HS đọc kĩ từng câu hỏi, chọn một hình ảnh mà mình thích nhất và miêu tả hình ảnh đó. - HS nối tiếp nhau trình bày. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học - Xem lại về từ nhiều nghĩa. ______________________________________________________________________ Thứ năm: Ngày dạy: /5/2011 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu. - Biết giải toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật. II. Chuẩn bị - Giấy kiểm tra in sẵn Phần 1. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS tự kiểm tra. - GV phát phiếu kiểm tra cho HS. - HS làm bài - Thu bài của HS chấm, nhận xét - Chữa bài. Bài 1: Câu c: 3 giờ Bài 2: Cần hướng dẫn HS tìm thể tích bể 40 x 60 x 40 = 96000cm3 = 96dm3 Số nước cần đổ vào để nửa bể có nước là: 96 : 2 = 48 dm3 = 48 lít Đáp án : A (48 l) Bài 3: HS cần tính; - Sau mỗi giờ Vừ đến gần Lềnh là: 11 - 5 = 6 km - Thời gian để Vừ đuổi kịp Lềnh là: 8 : 6 = 1giờ = 1giờ 20 phút Đáp án: B (80 phút) 3. Củng cố dặn dò - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra. __________________________________ TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 6) I.Mục tiêu. - Nghe - viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu ( dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ). - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: - Vở chính tả III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài 2. HD ôn tập: Nghe-viết. - GV đọc bài - HS theo dõi SGK - Gv giúp HS xác định trọng tâm của bài - HS đọc kĩ, suy nghĩ và chọn đề tài. - Trình bày nhanh đề tài đã chọn (5-6 em) - HS viết đoạn văn - nối tiếp nhau đọc - GV nhận xét, sửa lỗi. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học - Về nhà viết lại đoạn văn (với những em chưa đạt) _________________________________ ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ II I. Mục tiêu. - HS biết vận dụng những mẫu hành vi đã học để có những hành vi ứng xử đúng đắn trong từng tình huống cụ thể. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử cho HS - HS ngoan, lễ phép, biết tu dưỡng rèn luyện đạo đức. II. Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài 2.Dạy bài mới *Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức đã học ? Từ đầu học kì II đến nay chúng ta đã học những chuẩn mực hành vi nào? - HS kể , GV ghi lên bảng + Hợp tác với những người xung quanh. + Em yêu quê hương. + Uỷ ban nhân dân xã (phường) em. + Em yêu Tổ quốc Việt Nam. + Em yêu hòa bình + Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên *Hoạt động 2: Đóng vai ứng xử tình huống. -GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm -Thảo luận và đóng vai trong các tình huống phù hợp với mỗi chuẩn mực hành vi đã học - Các nhóm thảo luận, đóng vai. - Các nhóm khác trình bày - Lớp nhận xét - rút ra bài học qua mỗi tình huống. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. Nhắc HS ghi nhớ các hành vi ứng xử. ___________________________________________________________________ Thứ sáu: Ngày dạy: /5/2011 TOÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Theo đề của Phòng GD) _______________________________ TIẾNG VIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Kiểm tra đọc) (Theo đề của Phòng GD) _______________________________ TIẾNG VIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Kiểm tra viết) (Theo đề của Phòng GD)
Tài liệu đính kèm: