Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Khánh Thượng

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Khánh Thượng

Tập đọc (45)

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. MỤC TIÊU:

1. Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Hiểu được quan án là người thông minh có tài xử kiện (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV và HS Nội dung

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Khánh Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tập đọc (45)
Phân xử tài tình 
I. mục TIÊU:
1. Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật 
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Hiểu được quan án là người thông minh có tài xử kiện (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi từ 2 đến 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm. 
2. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài:
 Cho HS quan sát tranh và GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: 
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- Y/c HS đọc nối tiếp nhau theo nhóm.
+ HS 1: Xưa, có... bà này lấy trộm.
+ HS 2: Đòi người ... cúi đầu nhận tội.
+ HS 3: Lần khác.đành nhận tội.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài: quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn.
- HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi sau:
? Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử điều gì? (Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
? Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? (Quan đã dùng nhiều cách khác nhauThấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia).
? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? (Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải).
? Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
 ? Vì sao quan án lại dùng cách trên? (Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt). 
? Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? (Nhờ thông minh quyết đoán./ Nắm vững đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội)
? Nội dung chính của bài là gì? (Ca ngợi trí thông minh, tài sử kiện của vị quan án)
- HS nêu nội dung, GV ghi bảng.
- Gọi HS nêu lại nội dung.
c. Đọc diễn cảm :- Gọi HS đọc tiếp nối.
- Luyện đọc diễn cảm từng đoạn cho HS.
- GVđọc diễn cảm làm mẫu đoạn 1.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
 3. Củng cố, dặn dò: - GV hỏi:Truyện có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét tiết học. 
- Y/c HS về đọc lại toàn bài. CBị bài sau: Chú đi tuần.
I. Luyện đọc
rưng rưng, lấy trộm, làm chứng, thừa lệnh
II. Tìm hiểu bài
1. Quan xét xử vụ mất trộm vải:
+ Đòi người làm chứng.
+ Cho lính về xem xét.
+ Xé tấm vải làm đôi, mỗi người 1 nửa.
+ 1 người bật khócđ quan trao tấm vải cho người đó.
+ Thét chói người kia lạiđkhông thấy sót công sứcđkhông phải người làm ra tấm vải.
2. Quan án xử vụ nhà chùa mất tiền: 
+ biện lễ, chạy đàn, niệm Phật. Phật thiêng nên làm cho thóc trong tay kẻ gian nảy mầm.
+ hé bàn tay cầm thóc ra xemđquan cho bắt chú tiểuđcó tật hay giật mình.
Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án .
Toán (111)
xăng-ti-mét khối. đề xi mét khối
I. Mục tiêu 
- Có biểu tượng về xăng ti mét khối, đề xi mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
II. Các đồ dùng dạy học 
- Mô hình lập phương 1cm3 và 1dm3 
- Hình vẽ về mối quan hệ giữa hình lập phương cạnh 1dm và hình lập phương 1cm. Bảng minh hoạ bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1. Bài cũ
- HS nêu lại bảng đơn vị đo diện tích.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối và quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích:
a) Xăng-ti-mét khối
- GV trình bày vật mẫu hình lập phương có cạnh 1 cm, gọi 1 HS xác định kích của vật thể.
- Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
- Giới thiệu: Thể tích của hình lập phương này là xăng-ti-mét khối.
- Hỏi: Em hiểu xăng-ti-mét khối là gì?
- Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
- Yêu cầu HS nhắc lại
b) Đề-xi-mét khối
- GV trình bày vật mẫu hình lập cạnh 1 dm gọi 1 HS xác định kích của vật thể.
- Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
- Giới thiệu: Hình lập phương này thể tích là đề-xi-mét khối.Vậy đề-xi-mét khối là gì?
- Đề- xi-mét khối viết tắt là dm3.
c) Quan hệ giữa xăng-xi-mét khối và đề-xi-mét khối
- GV trình bày minh hoạ.
- Có một hình lập phương có cạnh dài 1 dm.Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?( 1dm3)
- Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?
- Giả sử sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương 1dm thì cần bao nhiêu hình sẽ đầy? (10 10 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm).
- Hãy tìm cách xác định số lượng hình lập phương cạnh 1cm?
- Vậy 1dm3 bằng bao nhiêu cm3?
- GV xác nhận:
Hoạt động 2: Thực hành đọc viết và chuyển đổi đơn vị đo thể tích 
 Bài 1:- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV đọc mẫu: 76cm3: Bẩy mươi sáu xăng ti mét khối
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 5 HS nối tiếp lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
 Bài 2: (Làm ý a, các ý còn lại dành cho HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 4 HS đọc bài làm. - Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý HS: ở phần (a) ta đổi số đo từ đơn vị lớn (dm3) sang đơn vị nhỏ (cm3). Vậy ta chỉ việc nhân nhẩm số đo với 1000. Ngược đối với phần (b), số được đổi từ đơn vị nhỏ (cm3) ra đơn vị (dm3); vì vậy phải chia nhẩm số đo cho 1000. 
3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
a) Xăng-ti-mét khối
- xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài là 1cm.
- xăng-ti-mét viết tắt là cm3
b) Đề-xi-mét khối
- Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
- Đề- xi-mét khối viết tắt là dm3
c) Quan hệ giữa xăng-xi-mét khối và đề-xi-mét khối
 1dm3= 1 000 cm3
 Hay 1 000 cm3= 1dm3
 Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu):
- 519dm3: Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối.
- 85,08dm3: Tám mươi lăm phẩy không chín đề-xi-mét khối
 Bài 2a: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1dm3 = 1000cm3
375dm3 = 375 000cm3
5,8dm3 = 5 800cm3
 dm3 = 800cm3
b)2 000cm3 = 2dm3
154 000cm3 = 154dm3
490 000cm3 = 490dm3
5 100cm3 =5 ,1dm3
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Chính tả (23)
Nhớ - viết: Cao Bằng 
I. Mục tiêu:
1. Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
2. Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng các tên người, tên địa lí VN (BT2, BT3).
+ Giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng; của cửa gió Tùng Chinh( Đoạn thơ ở bài tập 3), từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. ( GV khai thác gián tiếp nội dung bài )
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ :
- Cho 1 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào nháp: 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam.
- GV nhận xét - cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn nhớ - viết:
a. Hướng dẫn chính tả:
- 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
- GV: Các em hãy tìm những danh từ riêng có trong bài? Những từ này viết như thế nào? Vì sao ? Nêu cách trình bày thể thơ 5 chữ ?
b. Viết chính tả:
- HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút,...
- GV chấm 7 - 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc:Tìm những từ đã cho để điền vào chỗ trống trong câu a, b, c sao cho đúng.
- HS làm bài - GV đưa bảng phụ đã chép bài tập ra (cho 3 HS làm trên bảng phụ hoặc cho HS thi tiếp sức).
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Bài 3:
 - HS đọc yêu cầu BT - đọc bài thơ Cửa gió Tùng Chinh
 - GV giao việc: Các em đọc lại bài thơ, viết lại cho đúng chính tả những tên riêng trong bài thơ còn viết sai .
Cho HS làm bài .
- GV nhận xét và chốt lại kết quả cho đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam.
- 
 - Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm
- Hà Nội , Đà Nẵng.
1. Luyện viết từ
Đèo Gió , Đèo Giàng , Cao Bắc , Cao Bằng.
 Bài 2:
* Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu .
 * Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
 * Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lí mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
 Bài 3:
Viết sai
Viết đúng
Hai ngàn
Ngã ba
Pù mo
pù xai
Hai Ngàn
Ngã Ba
Pù Mo
Pù Xai
Toán (112)
Mét khối
I . Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét.
II. Đồ dùng dạy học : SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV và HS
Nội dung
A. Bài cũ
- HS nêu hai đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo này..
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
- GV cho HS quan sát mô hình và gợi ý cho HS rút ra được đơn vị mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
- GV hướng dẫn HS rút ra mối quan hệ.
2. Thực hành.
Bài 1:a, HS tếp nối nhau đọc từng số đo.
b, GV đọc từng số cho HS viết.
Bài 2:- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nêu các đơn vị đo thể tích đã học.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS CB bài sau.
1. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
- Mét khối kí hiệu là: m3
- Ta có: 1 m3 = 1000 dm3
 1 m3 = 1 000 000 cm3
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
2. Luyện tập
Bài 1: a, Đọc các số đo:
 15 m3 : Mười lăm mét khối.
...
 b, Viết các số đo thể tích:
 Bảy nghìn hai trăm mét khối:7200m3
...
Bài 2: 
1cm3 = 0,001dm3
5,216 m3 = 5216dm3
Bài 3:
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 5 3 2 = 30 (dm3)
Số hình lập phương có thể xếp đầy là:
 30 : 1 = 30 (hình)
Đáp số: 30 hình	 	  ... nh: cái cổ áo như hai cái lá non, tôi chững chạc như một anh lính tí hon,
+ Hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm gọn lấy cổ tay tôi.
Bài tập 2:
Ví dụ: 
+ Cái bàn học ở nhà của tôi trông rất xinh xắn. Mặt bàn bằng gỗ, hình chữ nhật, đánh véc ni màu cánh dán bóng sáng. Bốn chân bàn cũng bằng gỗ, đẽo tròn, hơi to hơn ở phần sát với mặt bàn
 + Cầm chiếc đồng hồ trên tay, tôi ngắm đi ngắm lại mà không biết chán. Chiếc đồng hồ màu xanh, pha vàng mang dáng hình một con thuyền đang băng băng lướt sóng. Mặt đồng hồ hình tròn được viền nhưạ rất đẹp...
Toán (119)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học : Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
III. Các hoạt động dạy - học .
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ
- HS làm bài tập 3 của tiết trước.
- GV NX cho điểm từng HS.
2. Bài mới 
Bài 1: (Dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở. 1em lên bảng làm.
- GV: Tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
- HS dưới lớp làm bài và đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: (Làm ý a; các ý còn lại dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở. 1em lên bảng làm.
- HS dưới lớp làm bài và đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc đề bài , quan sát hình và trao đổi với bạn để tìm cách giải .
- Gọi HS trình bày cách giải , lớp nghe nhận xét bổ sung .
- HS giải vào vở , 1 HS lên bảng làm .
- HS cùng GV NX chữa bài .
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Bài giải
a. Diện tích của hình tam giác ABD là.
 4 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích của hình tam giác BDC là.
 5 3 : 2 = 7,5 (cm2)
b. Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là:
 6 : 7,5 = 0,8
 0,8 = 80%
 Đáp số: a) 6cm2 ; 7,5 cm2
 b) 80%
Bài 2a: Bài giải
Diện tích của hình bình hành MNPQ là
 12 6 = 72(cm2)
Diện tích của hình tam giác KQP là.
 12 6 : 2 = 36(cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và diện tích của hình tam giác KNP là.
 72 - 36 =36 (cm2)
Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP
Bài 3: Bài giải
 Bán kính hình tròn là:
 5: 2 = 2,5 (cm)
 Diện tích hình tròn là:
 2,5 2,5 3,14 = 19,625 (cm2)
 Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
 3 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần hình tròn được tô màu là:
 19,625 - 6 = 13, 625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2
Luyện từ và câu (48)
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Mục tiêu
	1. Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND ghi nhớ).
	2. Làm được BT1; 2 của mục III.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Bảng phụ.
	2. Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Bài cũ: - HS đọc bài làm số 4 của tiết LTVC trước.- GV nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
2. Bài mới: 
a) Phần nhận xét:
Bài 1 
- 1 HS đọc YC, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 2 về YC của bài tập.
- HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét cho bạn.
- GV chốt lại.
Bài 2
- 1 HS đọc YC, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 2 về YC của bài tập hoặc làm việc cá nhân.
- HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần.
- GV chốt lại.
Bài 3
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm bài và chữa bài.
b) Phần ghi nhớ
- 2,3 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
- GV YC HS học thuộc phần ghi nhớ.
c) Phần luyện tập 
Bài 1- 1 HS đọc YC, GV giúp HS hiểu rõ thêm YC.
- HS làm bài. HS nối tiếp trình bày bài làm.
- Nhận xét bổ sung . GV chốt lại ND đúng.
Bài 2- 1 HS đọc YC , GV giúp HS hiểu rõ thêm YC.- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi nhóm 2. - GV YC 1, 2 HS làm bài vào giấy khổ to. 
- HS nối tiếp trình bày bài làm. GV dán lên bảng bài làm của HS để cả lớp cùng nhận xét và học tập.
- GV chốt lại ND đúng(....)
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau.
I. Nhận xét:
Bài 1 + Câu ghép 1: 
Vế 1: Buổi chiều, nắng vừa nhạt,
 C V
Vế 2: sương đã buông nhanh xuống mặt 
 C V
biển.
+ Câu ghép 2:
Vế 1: Chúng tôi đi đến đâu,
 C V
Vế 2: rừng rào rào chuyển động đến đấy.
 C V
Bài 2
+ ý a: Các từ vừa đã, đâuđấy trong 2 câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
+ ý b: Nếu lược bỏ các từ vừađã, đâu đấy, thì: 
- QH giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước.
- Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh.
Bài 3
- HS tiếp nối đọc trước lớp .
+ Với câu a: chưađã, mớiđã, càng càng;
+ Với câu b: chỗ nào chỗ ấy.
II. Ghi nhớ: (SGK)
III. Luyện tập 
Bài 1
+ Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
 ( 2 vế được nối bằng cặp QHT chưađã)
+ Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.( 2 vế được nối bằng cặp QHT vừađã)
+ Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.( 2 vế được nối bằng cặp QHT càngcàng)
Bài 2 
- Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
- Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm2011 
Tập làm văn (48)
Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu
	 1. Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 2. Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Bảng phụ
	2.Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Bài cũ:
- HS nêu lại cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
- GTB: Nêu mục tiêu của tiết học.
- HD HS làm bài tập:
 BT1 - Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- HS nối tiếp đọc gợi ý .
- Cả lớp đọc thầm lại YC và làm bài cá nhân hoặc trao đổi nhóm 2.
- HS viết nhanh dàn ý bài văn và trình bày.
- GV nhấn mạnh những ND cơ bản mà BT đề cập tới.
 BT2- 1 HS đọc YC.
- GV cho HS dựa vào dàn bài trình bày miệng.
- HS làm bài và phát biểu ý kiến nhận xét bạn.
- GV chấm điểm cho những HS trình bày tốt.
- HS tự sửa lại bài làm của mình dựa trên những ND đã được bổ sung , góp ý.
- GV nhấn mạnh lại ý cơ bản của BT.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
BT 1:
VD: Dàn ý bài văn tả chiếc động hồ báo thức:
- Mở bài: Cái đồng hồ này em được tặng nhân ngày sinh nhật.
- Thân bài:
+ Đồng hồ rất đẹp.
+ Mặt hình tròn được viền nhựa đỏ.
+ Mang hình dáng một con thuyền lướt sóng
+ Màu xanh pha vàng rất hài hoà.
+ Đồng hồ có 3 kim. 
+ Các vạch số chia đều đến từng mi li mét
+ Khi chạy đồng hồ kêu lạch tạch.
- Kết bài: Đồng hồ là người bạn giúp em không bao giờ đi học muộn.
BT 2: Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý. 
Toán (120)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. Các hoạt động dạy- học .
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ
- HS làm lại bài tập 3 của tiết trước.
- GV NX cho điểm.
2. Bài mới 
Bài 1: (Làm ý a, b; ý c dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề, HS tự làm bài vào vở? Nêu cách tính diện tích xung quanh, DT đáy, thể tích của HHCN?
- HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở .1em lên bảng làm.
- HS nêu cách tính DT xung quanh, DT toàn phần, thể tích của HLP.
- Gọi HS NX chữa bài trên bảng.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài.
- GV NX cho điểm từng học sinh.
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài, quan sát hình và trao đổi với bạn để tìm cách giải .
- Gọi HS trình bày cách giải , lớp nghe nhận xét bổ sung .
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm .
- HS cùng GV NX chữa bài .
3. Củng cố - dặn dò
- GV NX đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Bài giải
1m = 10dm; 50cm = 5dm;
60cm = 6dm
a) Diện tích xung quanh của bể cá là:
 (10 + 5) 2 6 = 180 (dm2)
 Diện tích đáy của bể cá là:
 10 5 = 50 (dm2)
 Diện tích kính làm bể cá là:
 180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích trong lòng bể cá là:
 10 5 6 = 300 (dm3)
 300 dm3 = 300lít
c) Thể tích nước có trong bể kính là:
 300 : 4 3 = 225 (lít)
 Đáp số: a) 230dm2; b) 300dm3; c)225 lít
Bài 2: Bài giải
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 1,5 1,5 4 = 9(m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 1,5 1,5 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương là.
 1,5 1,5 1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số: a) 9m2; b) 13,5m2; c) 3,375m3 
Bài 3: Bài giải
a) Diện tích toàn phần của :
Hình N là: a a 6
Hình M là: (a 3) (a 3) 6 = (a a 6) (3 3) = (a a 6) 9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích của hình N
b)Thể tích của: 
Hình N là: a a a
Hình M là: (a 3) (a 3) (a 3) = (a a a) (3 3 3) = (a a a) 27
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 27 lần diện tích của hình N
Đạo đức (24)
Em yêu tổ quốc Việt Nam (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
 ( Như tiết 23)
II. Đồ dùng dạy học: Sách GK, Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học.- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Triển lãm “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm đã sưu tầm theo yêu cầu thực hành của tiết trước.
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm theo nội dung sau:
+ N1: Nhóm tục ngữ ca dao
+ N2: Nhóm bài hát, thơ ca
+ N3: Nhóm tranh ảnh
+ N4: Nhóm thông tin
- GV phát giấy bút cho các nhóm, giao công việc của các nhóm.
+ N1: Thu thập các câu tục ngữ, ca dao về đất nước con người Việt Nam mà các bạn đã sưu tầm được.
+ N2 : T hu thập các bài hát, câu thơ của các bạn. 
+ N3 : Thu thập các tranh ảnh về đất nước VN từ các bạn.
+ N4: Thu thập các thông tin kinh tế, văn hoá xã hội. mà các bạn trong lớp tìm được.
- Sau một thời gian làm việc các nhóm chọn vị trí để triển lãm kết quả mà nhóm mình sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm có kết quả tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò
- GV: Các em có cảm xúc gì khi tìm hiểu về đất nước con người VN?
- GV KL: Yêu tổ quốc VN, các em cố gắng học tập thật tốt để có thể góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- HS trả lời - nhận xét đánh giá.
- HS trình bày sản phẩm đã sưu tầm
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm có kết quả tốt nhất.
Kí duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 2324.doc