Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 24 - Trường TH Nậm Sài

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 24 - Trường TH Nậm Sài

 Tiết 2.

Đạo đức

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊTI

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi lịch sử , văn hoá và kinh tế Việt Nam.

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

- Yêu tổ quốc Việt Nam.

- Giáo dục vệ sinh môi trường: Biết làm một công việc bảo vệ quê hương mình.

II. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng hợp tác nhóm.

- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về quê hương.

 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Thảo luận.

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam và một số nước khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

- Nhắc nhở bạn bè cùng học tập và xây dựng đất nước.

II. Đồ dùng dạy-học

- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.

- Giấy tô ki, bút dạ(HĐ 1-tiết 1, HĐ 3-tiết 2)

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 24 - Trường TH Nậm Sài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012.
 Tiết 1
Chào cờ
 Nhận xét hoạt động tuần 23.
____________________________________________
 Tiết 2.
Đạo đức
Em yêu tổ quốc Việt Nam
I. Mục tiêti
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi lịch sử , văn hoá và kinh tế Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
- Yêu tổ quốc Việt Nam.
- Giáo dục vệ sinh môi trường: Biết làm một công việc bảo vệ quê hương mình.
II. Những kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng hợp tác nhóm.
Kĩ năng trình bày những hiểu biết về quê hương.
 III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
Thảo luận.
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam và một số nước khác.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Nhắc nhở bạn bè cùng học tập và xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng dạy-học
- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.
- Giấy tô ki, bút dạ(HĐ 1-tiết 1, HĐ 3-tiết 2)
III: Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài học giờ trước của HS.
3. Bài mới(25)
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1.Tìm hiểu thong tin (Trang 34 , SGK) 
* Mục tiêu. HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
* Cách tíên hành.
Gv chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Theo dõi và giúp đỡ các nhóm thực hiện, gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả , Yêu cầu các nhóm nhận xét và sửa sai .
- GV theo dõi sửa sai.
b. Hoạt động 2.
* Mục tiêu : HS có thêm hiểu biết và tự hoà về dân tọc Việt Nam .
* Tiến hành.
Gv cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau.
+ Em biết thêm những gì về Việt Nam?
+ Em nghĩ gì về đất nước con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì ?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- Gv gọi các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét kết luận .
- GV mời 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
c. Hoạt động 3. Làm bài tập 2 trong SGK.
* Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về tổ quốc việt nam.
* Tiến hành. GV nêu yêu cầu bài tập .
- GV cho HS làm bài tập .
- GV gọi HS nêu ý kiến .
GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố - Dặn dò(5) .
- Yêu cầu HS sưu tầm bài hát bài thơ tranh ảnh ... có liên quan đến chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- Về nhà tập vẽ tranh về đất nước con người Việt Nam.
- Hát .
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo nhóm, trình bày kết quả .
KL: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời , có truyền thóng đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào . Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày .
- HS làm việc theo nhóm .
- HS trình bầy ý kiến trước lớp.
* Tổ quốc chúng ta là việt nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về tổ quốc mình , tự hào vì mình là người Việt Nam.
- Đất nước ta còn nghèo ,còn nhiều khó khăn , vì vậy chúng ta cần phải cố ngắng học tập , rèn kuyện để góp phần xây dựng tổ quốc. 
- HS nêu : Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ , ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh .
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam , là danh nhân văn hoá thế giới.
- Văn miếu nằm ở thủ đô Hà Nội , là trường đại học đầu tiên của nước ta .
- áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
- HS nghe và thực hiện theo HD của GV.
 Tiết 3
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu. Giúp HS:
 - Biết vận dụng các công thức tính về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhầt và hình lập phương.
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
- HS yếu làm được BT1 trong SGK.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
+ Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học và HD h/s làm bài tập.
B. HS làm bài tập.
- Bài 1: GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán.GV nhận xét ý kiến của HS.
- Yêu cầu HS giải bài toán .
- HS nêu kết quả.
- GV nhận xét sửa sai .
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài tập và nêu quy tắc tính Sxq và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Yêu cầu HS giải bài toán , nêu kết qủa.
- Gọi HS nhận xét bài làm của HS.
- Gv nhận xét và sửa sai.
* Bài 3.GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ , đọc kĩ yêu cầu bài toán .
- GV nhận xét : Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu. Trừ đi thể tích của khối gỗ hình lập phương đã cắt gia.
- Gọi HS trình bày bài giải .
- Gọi HS nhận xét và GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò (5)
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
_ hát.
2 – 3 HS nêu.
- HS nghe.
* HS làm bài tập.
Bài 1:
Bài giải:
+Diện tích một mặt của hình lập phương đó là.
2,5 x 2,5 = 6,25(cm)
+Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là.
2,5 x 2,5 x6 = 37,5( cm
+Thể tích của hình lập phương đó là.
2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625(cm3)
Bài 2 : Bài giải:
HHCN
(1)
(2)
(3)
A
11cm
0.4m
1/2dm
B
10cm
0.25m
1.25m
C
6cm
0.9m
2/5dm
Sđáy
110cm
0,1m
Sxq
484cm2
0.64m2
Thể tích
1,331cm3
0.064m3
Bài 3. HS giải.
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là : 
9x 6 x 5 = 270( c m3).
Thể tích của khối gôc hình lập phương là:
4x4x4 = 64 ( c m3)
- HS theo dõi.
____________________________________________________
 Tiết 4
Tập đọc .
Luật tục xưa của người Ê - Đê.
I.Mục tiêu.
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê - Đê xưa.
II. Đồ dùng dạy - học 
* Tranh minh hoạ trang 56, SGK( phóng to nếu có điều kiện ).
* Tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của cộng đồng người Tây Nguyên(nếu có).
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài.
B. Hướng dản luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc 
- Giải thính: dân tộc Ê-đê là một dân 
tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên
- Đây là văn bản hành chính nên GV cần - GV đọc mẫu. 
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (2 lượt ). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có ).
- Gọi HS đọc phần Chú giải. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+ Kể những việc làm mà người Ê-đê xem là có tội.
- Giảng: Luật tục là những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc. Người xưa đặt ra luật tục buộc mọi người phải tuân theo nhằm đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình ổn cho mọi người. Các loại tội mà người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
+ Tìm những chi tiết cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
+ Hãy kể tên một số luật tục của nước ta mà em biết.
+ Qua bài tập đọc luật tục xưa của người Ê-đê em hiểu điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. 
Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm ra cánh đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3: Đọc diễn cảm
+ Treo bảng phụ viết sẳn đoạn văn.
+ đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Hỏi : qua bài tập đọc, em hiểu được gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và soạn bài hộp thư mật.
- Hát
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Về cách xử phạt.
+ HS 2: Về tang chứng và vật chứng.
+ HS 3: Về các tội.
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải cho HS cả lớp cùng lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau luyện đọc từng đoạn (đọc 2 lượt).
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc đến làng mình.
- lắng nghe.
+ Đồng bào Ê-đê quy định các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ(phạt tiền một song ), chuyện lớn thì xử nặng(phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn(phải nhìn tận mắt bắt tận tay, lấy và giũ được gùi, khăn áo dao...của kẻ phạm tội, đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
+ HS viết tên các luật vào giấy khổ to, dán lên bảng. Các nhóm khác bổ sung. VD: Luật Giáo dục, Luật Đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Luật Giao thông,Luật Bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Dầu khí...
+ Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật 
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài cho cả lớp lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các HS bổ sung ý kiến.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc. 
- 3 đến 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất
Tiết 5:	 Kỹ thuật 
Lắp xe ben
I. Mục tiêu:íH cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới: (36’)
3.1. GTB:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
- Nêu tác dụng của xe ben trong thực tế?
3.2. HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS q/ s toàn bộ và q/ s kĩ từng bộ phận.
- Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
3.3. HĐ 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết :
- Chọn từng loại chi tiết và nêu tên ?
- Nhận xét, bổ xung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận :
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK)
- Y/ c HS q/ s H. 2 (SGK)
- Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào?
- GV h/ d lắp các giá đỡ.
* Lắp sàn ca bin và các  ... bể kính là:
( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 x 5 = 50 ( dm2 )
Diện tích kính làm bể cá là:
180 + 50 = 230 ( dm2 )
b; thể tích trong lòng bể kính là: 
10 x 5 x 6 = 300( dm3 )
c: thể tích nước trong bể kính là:
300: 4 x 3 = 225( dm3 ).
Đáp số : a; 320 dm2; b: 300dm3 ; c:225dm3:
- HS đọc bài tập 2 và trình bày kết quả trước lớp
Bài giải.
a. Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2)
b. Diện tích toàn phần của hình lập phương là :
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5( m 2 ).
c. Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375( m 2).
Đáp số: a. 9m2 ; b. 13,5 m2; ; c. 3,375m2.
- HS làm bài tập 3:
Bài giải:
a. Diện tích toàn phần của hình N là:
 a xa x6 
Hình M là: ( a x 3 ) ( a x 3 ) x 6= ( a x a x 6 ) x ( 3 x 3 ) = ( a x a x 6 ) x 9 
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. 
b.thể tích của:
Hình N là . a x a x a.
Hình M là .
(a x3 )x(a x 3 ) x ( a x 3 ) = (a x a x a) x( 3 x 3 x 3 ) = ( a x a x a ) x 27.
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thẻ tích của hình N .
___________________________________________
 Tiết 2.
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu.
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng đúng ý.
II. Đồ dùng dạy-học.
 - HS chuẩn bị đồ vật thật hoặc tranh ảnh về đồ vật.
 - Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức(2).
2. Kiểm tra bài cũ(3).
- Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công cụ của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
3. Bài mới(30).
A. Giới thiệu bài
GV nêu: tiết học hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
B. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạn được biết.
- Gọi HS đọc gợi ý 1
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ.
VD: Dàn ý cho bài văn tả cái đồng hồ báo thức. 
- Mở bài: Cái đồng hồ này em được tặng nhân ngày sinh nhật.
- Thân bài:
+ Đồng hồ rất đẹp.
+ Mặt hình tròn được viền nhựa đỏ. + Mang hình dáng một con thuyền lướt sóng. 
+ Màu xanh pha vàng rất hài hoà.
+ Đồng hồ có 4 kim: Kim giờ to, màu đỏ; kim phút gầy, màu xanh; kim giây mảnh mai, màu tím; kim giây gầy guộc, màu vàng.
+Cách vạch số chia đều đến từng mi-li-mét.
+ Đồng hồ chạy bằng pin.
+ 2 nút điều khiển phía sau lưng.
+ Khi chạy đồng hồ kêu tạch tạch. Đến giờ đổ chuông thì giòn giã rất vui tai.
- Kết bài: Đồng hồ là người bạn giúp em không bao giờ đi học muộn. Em rất yêu quý chiếc đồng hồ này.
- Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để tự sửa đàn ý của mình theo hướng dẫn của GV.
- Gọi HS đọc lập dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
 - Lưu ý: HS với dàn ý đã lập, khi trình bày em cố gắng nói thành câuvới mỗi chi tiết, hình ảnh miêu tả.
- Gọi HS đọc lập dàn ý của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt.
4. Củng cố - dặn dò(5).
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết
- hát
- 3 HS mang bài cho GV chấm.
- HS lắng nghe và xác định mục tiêu của giờ học.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào giấy khổ to(hoặc bảng nhóm).
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe.
- Sửa bài của mình.
- 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS đọc gợi ý 2 trước lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng tạo thành 1 nhóm, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 đến 5 HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
____________________________________________
 Tiết 3.
Khoa học.
An toàn và tránh lãng phí 
khi sử dụng điện
I. Mục tiêu .
Sau bài học HS biết 
Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật: Tránh gây hỏng đồ điện: Đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà
Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
GD vệ sinh môi trường: Biết cách bảo vệ tránh điện giật.
II. Chuẩn bị .
Một vài dụng cụ máy móc sử dụng pin(như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi ...pin)
- Tranh ảnh áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn
- Hình và thông tin trong SGK trang 98,99.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức(2).
2. Kiểm tra bài cũ(3).
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới(30).
A. Giới thiệu bài
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học
B. Nội dung
a: Hoạt động 1 :Thảo luận về các biện pháp phòng tránh điện giật
* Mục tiêu : HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật
* Tiến hành : Cho HS làm việc theo nhóm
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật
- Liên hệ thực tế khi ở nhà và ở trường bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác
- Mời đại diện các nhóm phát biểu 
- GV nhận xét bổ sung.
*Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện, hoặc dây dẫn điện như cắm vào các vật vào ổ điện (dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện...(vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện vừa có thể bị điện giật
b: Hoạt động 2 : Thực hành.
*Mục tiêu : HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện. 
*Tiến hành 
- Cho HS làm việc theo nhóm.
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 99
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ thiết bị điện có ghi số vôn.
- GV cho HS quan sát cầu trì và giới thiệu :
+Khi dây chì bị chẩy, phải mở câù dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
c:Hoạt động 3 :Thảo luận về việc tiết kiệm điện.
*Mục tiêu: HS giải thích được lý do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
*Tiến hành : Cho HS làm việc theo cặp thảo luận các câu hỏi sau:
+Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện
- GV cho một số HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò(5).
- GV gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét giờ học
- Hát
- HS lắng nghe
- HS nghe và thảo luận theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
HS nghe.
HS nghe.
- HS làm việc theo nhóm
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS quan sát và đọc chỉ số ghi trên thiết bị dùng điện.
- HS nghe.
- HS nghe
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
Một vài HS trình bày kết quả thảo luận
Tiết 5: 	Âm nhạc.
Học hát : Màu xanh quê hương
Theo điệu Sa – ri - ăng, dân ca Khơ me Nam Bộ,
 đặt lời mới: Nam Anh.
A. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
- Hát đúng những âm có luyến, láy và ngắt hơi đúng chỗ.
B. Đồ dùng dạy học:
- Nhạc cụ gõ: Song loan.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: (2’)
II. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi đọc bài Tập đọc nhạc số 6.
III. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động 1: Dạy hát bài : Màu xanh quê hương.
- Giáo viên trình bày bài hát.
- HD h/s đọc lời ca. Bài hát có 2 lời ca, mỗi lời chia làm 4 câu hát :
- Lời 1:
+ Câu 1: Xanh xanh quê hương ... nơiđây.
+ Câu 2: Lung linh lung linh ... tươi thêm.
+ Câu 3: Rung rinh rung rinh ..bên đường.
+ Câu 4 : Tung tăng tung tăng...tới trường.
- Lời 2: Chia làm 4 câu hát như lời 1.
- GV dạy từng câu hát liên kết cho đến hết bài.
- HD h/s hát. GV theo dõi nhận xét sửa sai.
- Chú ý những chỗ ngắt câu và những âm có luyến láy. Khi hát câu dài, cần giữ hơi và lấy hơi nhanh.
- Nốt nhạc cuối cùng là móc đơn có dấu ngân tự do, nên kéo dài 2 phách rưỡi.
3. Hoạt động 2. Luyện tập:
- Hát kết hợp gõ phách gõ đệm, theo nhịp.
- Hát đối đáp.
- Hát kết hợp vận động.
4. Phần kết thúc.
- GV cho cả lớp hát bài 2 lần .
- GV theo dõi sửa sai.
- Dặn HS về nhà tập hát, gõ đệm, vận động và học thuộc lời bài hát.
- Hát đầu giờ.
- 1 vài HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS nghe băng đĩa bài hát
- HS đọc lời ca.1 – 2 lượt.
- HS học hát từng câu hát như HD của GV.
- Học sinh luyện tập đồng thanh, dãy.
- HS hát kết hợp gõ phách, theo nhịp
- 2 dãy hát đối
- Hát kết hợp vận động.
- Cả lớp hát lại bài hát 1 – 2 lượt.
 Tiết 5: 
Sinh hoạt lớp.
Nhận xét tuần 24
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc