Toán
Nhân số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu :
- Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .Vận dụng giải các bài toán đơn giản , thực tiễn .
- Rèn luyện kĩ năng tính các đơn vị đo lường. Giáo dục HS tính cẩn thận trong giải toán.
II . Đồ dùng dạy học:
GV : Bảng phụ viết sẵn ghi ví dụ, bút dạ.
HS : SGK ,vở , nháp .
III . Các hoạt động dạy –học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ (3).
GV ghi bảng bài luyện thêm SGV . Gọi HS lên bảng làm.
+ Nêu cách cộng ,trừ số đo thời gian?
- GV nhận xét,cho điểm.
TUầN 26. Ngày soạn : 24.2.2011 Buổi sáng Thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2011 Chào cờ. Tập trung dưới cờ. ---------------------------------------------- Toán Nhân số đo thời gian với một số I. Mục tiêu : - Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .Vận dụng giải các bài toán đơn giản , thực tiễn . - Rèn luyện kĩ năng tính các đơn vị đo lường. Giáo dục HS tính cẩn thận trong giải toán.. II . Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ viết sẵn ghi ví dụ, bút dạ. HS : SGK ,vở , nháp . III . Các hoạt động dạy –học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ (3’). GV ghi bảng bài luyện thêm SGV . Gọi HS lên bảng làm. + Nêu cách cộng ,trừ số đo thời gian? - GV nhận xét,cho điểm. B Bài mới (32’). 1. Giới thiệu .GV nêu và ghi bảng. 2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. ( 10’ ) * Ví dụ 1:- GV nêu bài toán. + Nêu phép tính để giải bài toán? + Thảo luận để tìm ra kết quả của phép tính? + Nêu cách thực hiện? - Gv hướng dẫn HS thực hiện phép tính. * Ví dụ 2:- GV hướng dẫn làm tương tự VD1 . 3 giờ 15 phút x 5 = 15 giờ 75 phút. Yêu cầu HS trao đổi nêu ý kiến cần đổi 75 phút ra giờ và phút.GV kết luận về cách nhân số đo thời gian. 3 Hướng dẫn thực hành: Bài 1. Gọi đọc yêu cầu.Yêu cầu tự làm 3 HS yếu làm bảng phụ. GV chấm một số bài HS TB. GV gọi HS khá giỏi chữa bài nhận xét. * Củng cố cách nhân số đo thời gian. 4. Củng cố – dặn dò. - Tổng kết toàn bài. - Nhận xét tiết học . Tập đọc: Nghĩa thầy trò I. Mục tiêu : - HS biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu các từ khó trong bài :Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập vái tạ, cụ đồ - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó . - Giáo dục tình cảm thầy trò. II. Đồ dùng dạy học : GV :Tranh minh họa bài đọc trong SGK , bảng phụ chép câu ,đoạn văn cần luyện đọc . HS : SGK III. Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời : + Theo bài thơ cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào? + Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ? - GV nhận xét và cho điểm. B - Dạy bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc : - Gọi 1 HS đọc toàn bài- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 2 lượt 3 phần của bài. + Lượt 1 : phát âm từ dễ đọc sai : sáng sớm, cuối làng sáng sủa, sưởi nắng, một lần nữa, lần lượt, + Lượt 2 : giải nghĩa các từ ở mục Chú giải. - Yêu cầu HS đọc theo cặp và gọi 1 cặp đọc trước lớp. - GV đọc diễn cảm toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? ( HS yếu) +Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? (HS TB). + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?( HS khá, giỏi) + Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu : a) Tiên học lễ, hậu học văn. b) Uống nước nhớ nguồn. c) Tôn sư trọng đạo d) Nhất tự vị sư, bán tự vi sư. + Em biết thêm thành ngữ tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự? ( Không thày đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Kính thày, yêu bạn; Cơm cha, áo mẹ, chữ thày) 4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm : - GV mời 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn - GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài. - GV treo bảng phụ tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp và thi đọc đoạn : “Từ sáng sớm . dạ ran”. III- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học – dặn dò. Chính tả (Nghe – viết ) Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động I. Mục tiêu : 1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. 2. Làm đúng bài tập về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 3. Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ. II.Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ, bút dạ. HS : SGK, nháp ,vở,bút III. Các hoạt động dạy học : A– Kiểm trả bài cũ :(3’) - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết vào bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp các từ : Sác-lơ, Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, ấn Độ, - GV nhận xét cho điểm. B – Dạy bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS nghe – viết : a)/ Tìm hiểu bài viết : - GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : +Nội dung của đoạn văn là gì?(Giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 – 5). b) Luyện viết : GV cho HS nêu các từ khó . - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ, - GV sửa lỗi sai (nếu có) - GV nhận xét và yêu cầu 1 HS đọc lại. c) Viết bài chính tả : - Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết. - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS. - GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần. - GV chấm và nhận xét 5- 7 bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 2 : - Gọi HS đọc nội dung bài. - Hỏi : Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - GV kết luận về cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. (Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận, các tiếng trong mỗi bộ phận được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Nếu tên riêng nước ngoài đọc theo âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng). - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng. 4- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Buổi chiều Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Truyền thống I. Mục tiêu : - Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc. 2. Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống 3. Giáo dục: HS có ý thức sử dụng từ ngữ trong chủ điểm khi nói và viết. II. Đồ dùng dạy học : GV :Bảng phụ, bút dạ HS :Nháp ,vở ,SGK. III. Các hoạt động dạy học : A– Kiểm tra bài cũ : (3’) - Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Gọi HS đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ. - GV đánh giá cho điểm. B – Dạy bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS làm cá nhân : dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng nêu ý đúng nghĩa của từ truyền thống. - Gọi HS nêu ý mình chọn và giải thích vì sao lại chọn ý đó. - GV kết luận: đáp án c là đúng. Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp thảo luận và viết vào vở, 2 HS làm bảng nhóm. - Yêu cầu HS treo bảng nhóm và đọc từng từ trong dòng. - GV cùng cả lớp nhận xét và kết luận lời giải đúng: + truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống. + truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng. + truyền máu, truyền nhiễm, - Hỏi : Em hiểu nghĩa của từng từ trong bài 2 như thế nào ? Đặt câu với mỗi từ đó. Bài 3 : (HS khá, giỏi) - Gọi 1 HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bài ra nháp - Gọi HS đọc các từ mình tìm được. - GV cùng cả lớp nhận xét và kết luận lời giải đúng. 3- Củng cố, dặn dò: - E m hiểu thế nào là truyền thống ? Quê em có những truyền thống gì? GV nhận xét tiết học . - Dặn dò : Ghi nhớ các từ vừa tìm được. Ôn toán Nhân số đo thời gian với một số I.Mục tiêu : -Củng cố cho HS cách nhân số đo thời gian với một số. -Rèn luyện cho HS kĩ năng tính đúng, nhanh. - Giáo dục HS ý thức say mê ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ, bút dạ HS : VBT Toán5 , nháp. III. Các hoạt động dạy học : 1/Kiểm tra bài cũ:3’:HS chữa bài tập về nhà- GV chữa nhận xét, cho điểm 2/Dạy bài mới:32’ Bài 1:VBT tr29 (HS yếu) 1HS đọc yêu cầu, 1 HS yếu nêu miệng. 1 HS TB làm bảng phụ. Lớp làm vở, HS khá nhận xét. * Củng cố cách nhân số đo thời gian. Bài 2:VBT tr30 ( HS TB) 1HS đọc yêu cầu, 1 HS TB làm bảng phụ. Lớp làm vở, HS khá nhận xét, chữa, nêu cách làm. * Củng cố cách nhân số đo thời gian. Bài 5 VBT tr30: 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi Lớp làm vở bài tập.1 HS làm bảng phụ,lớp nhận xét. GV chấm, nhận xét. * Củng cố cách nhân số đo thời gian. Bài 7 VBT tr 30:-1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi Lớp làm vở bài tập.1 HS làm bảng phụ,lớp nhận xét. * Củng cố cách nhân số đo thời gian. 3/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà chuẩn bị bài sau. Thể dục Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. I. Mục tiêu. - Ôn luyện tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bài chân . Yêu cầu thực hiện chính xác động tác và nâng cao thành tích. - Học trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi. - Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: còi, giày III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung. ĐL Phương pháp 1. Phần mở đầu. - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học. 2. Phần cơ bản. a. Môn thể thao tự chọn. - GV cho HS ôn tâng cầu bằng đùi: - GV YC HS tập theo đội hình vòng tròn. - GV nêutên động tác - GV YC HS giỏi làm mẫu. - GV quan sát uốn nắn. b.Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân: - YC HS xếp đội hình vòng tròn. - GV nêu tên động tác. - YC 1 nhóm HS làm mẫu. - GV nhắc lại những điểm cơ bản của động tác. - Chia tổ cho HS tập luyện. c.Trò chơi:“Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. - Nêu tên trò chơi, HD luật chơi, cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi, tổng kết đánh giá cuộc chơi. 3. Phần kết thúc. - HD học sinh hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá giờ học. 5- 7’ 18-22’ 4-6’ * Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số. - Khởi động các khớp. - Chạy tại chỗ. - Tập bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi khởi động. * Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác tâng cầu bằng đùi. - Chia nhóm tập luyện. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm. * Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác tâng cầu bằng đùi. - Chia nhóm tập luyện. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm. * Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Chơi thử 1-2 lần. - Các đội chơi chính thức. * Thả lỏng, hồi tĩnh. - Nêu lại nội dung giờ học. Ngày soạn : 25.2.2011 Buổi sáng Thứ tư, ngày 2 tháng 3 năm 2011 Toán Luyện tập I. Mục tiêu : - Giúp HS củng cố rèn kỹ năng thực hiện nhân số đo thời gian với một số, chia số đo thời gian với một số. Vận dụng để tính giá trị của biểu thứcvà giải các bài toán có liên quan. Giáo ... ng trắc nghiệm điền Đ / S cần phải tính ra nháp rồi mới điền.GV chữa bài ,nhận xét.Đáp án đúng B. - Bài 4 ( HS khá, giỏi)Gọi đọc đề toán. + Muốn biết tàu đi Hà Nội đến Hải Phòng khởi hành lúc nào và đến lúc nào em làm thế nào ?GV vẽ sơ đồ lên bảng hướng dẫn HS còn chậm.Gọi nêu cách làm.Yêu cầu làm bài.Gọi 1HS làm bảng.GV chữa bài ,nhận xét. 3.Củng cố – dặn dò. Tổng kết toàn bài. Nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài theo hướng dẫn. Luyện từ và câu Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu I. Mục tiêu : - Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trng BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu BT2; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu BT3. - HS biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. - Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ HS : SGK ,nháp ,vở . III. Các hoạt động dạy học : A– Kiểm tra bài cũ (3’) : - GV gọi 2 HS lên bảng đặt câu với từ thuộc chủ điểm Truyền thống. - Gọi HS dưới lớp làm miệng bài tập 2, 3 trang 82. - GV đánh giá cho điểm. B – Dạy bài mới (32’) : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1 : - Gọi HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS nêu các từ tìm được trong đoạn văn. - Hỏi : Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ? - GV nhận xét và kết luận: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản. ở đoạn văn trên tác giả đã dùng nhiều từ ngữ cùng chỉ về một đối tượng có tác dụng tránh lặp và cung cấp thông tin để cho người đọc biết rõ về đối tượng. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài : + Đọc kĩ đoạn văn, gạch chân dưới những từ bị lặp lại. + Tìm từ thay thế. + Viết lại đoạn văn đã sử dụng từ thay thế. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng- GV chữa bài và kết luận lời giải đúng. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bài.GV đến giúp HS yếu . - GV chữa bài trên bảng lớp. - Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình- GV cho điểm những bài đạt yêu cầu. * HS yếu + TB làm bài 1 tìm đúng 2 – 3 từ ; bài 2 thay đúng 2 – 3 từ ; bài 3 viết được 2 – 3 câu . * HS khá , giỏi làm bài 1 , 2 ; 3 viết 5- 7 câu. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Trả bài văn tả đồ vật I.Mục tiêu : - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục,trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết,cách diễn đạt, trình bày. - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của bạn,của mình khi thày, cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung;biết tự sửa lỗi thày cô yêu cầu;biết viết lại một đoạn cho hay hơn. - Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý, trong bài làm của HS cần chữa chung trước lớp. III. Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ (3’) : - GV chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS. - GV nhận xét. B– Dạy bài mới (32’) : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Nhận xét chung : - GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp : (Nhận xét viết ở sổ chấm chữa Tập làm văn) - Thông báo điểm số cụ thể. 3. Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình : - GV chỉ ra các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. - Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự chữa trên nháp. (Các lỗi viết ở sổ chấm chữa Tập làm văn) - Hướng dẫn HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng : nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân và chữa lại cho đúng. 4. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài : GV trả bài cho HS và hướng dẫn HS : - Sửa lỗi trong bài : + Yêu cầu HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. + Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để kiểm tra lại. - Học tập những đoạn văn, bài văn hay : + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. + Hướng dẫn HS trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn đó. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm : + Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn. + Gọi một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại. 5- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò :Những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại để nhận đánh giá tốt hơn. Buổi chiều Ôn Tiếng Việt Mở rộng vốn từ : Truyền thống ;Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu I. Mục tiêu : -Thực hành vận dụng làm các bài tập về chủ đề truyền thống - Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. - Sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu để viết lại đoạn văn II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ + BTTN TV5 Tập 2. HS : BTTN TV5 Tập 2, nháp . III.Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ (3’): - GV gọi 2 HS lên bảng đặt câu với từ thuộc chủ điểm Truyền thống. - GV đánh giá cho điểm. B – Dạy bài mới (32’): 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 6 Trang 30 (BTTN ) : - Gọi HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời HS nêu miệng.GV KL Bài 7 Trang 30 (BTTN ) : - Gọi HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời HS nêu miệng.GV KL -Bài 8 Trang 30 (BTTN ) : - Gọi HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời HS nêu miệng.GV KL -Mời HS giải nghĩa các thành ngữ . Bài 14 Trang 31 (BTTN ) : - Gọi HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bàivào vở và bảng phụ .GV đi giúp HS yếu .GV chữa bài . Hỏi : Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ? - GV nhận xét và kết luận: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản. ở đoạn văn trên tác giả đã dùng nhiều từ ngữ cùng chỉ về một đối tượng có tác dụng tránh lặp và cung cấp thông tin để cho người đọc biết rõ về đối tượng. - GV chữa bài và kết luận lời giải đúng. * HS yếu làm bài 6 ; 7 ; 8; 14 tìm được 2 – 3 từ . * HS khá , giỏi Làm 6 ; 7 ; 8 ; 14. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật lắp xe ben (tiết 3) I/ Mục tiêu: HS thực hành: -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. -Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫuXe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. -Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng qui trình. -Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II/ Đồ dùng dạy học: -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.Bảng tiêu chí đánh giá. -Mẫu xe ben đã lắp sẵn. III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: A-Kiểm tra bài cũ: 3’ -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. -Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước. B-Bài mới:32’ 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học. 2-Dạy bài mới:32’ Hoạt động 1:Hướng dẫn HS thực hành các thao tác kĩ thuật a/ chọn các chi tiết HS thực hành chọn các chi tiết.GV kiểm tra b/Lắp từng bộ phận GV chia nhóm thực hành- Giao việc cho từng nhóm Nhóm 1: Lắp khung sàn và cá giá đỡ . Nhóm 2: Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ Nhóm 3: Lắp hệ thống giá đỡ và trục bánh xe sau. Nhóm 4: Lắp trục bánh xe trước và ca bin. c/ Lắp ráp xe ben. HS thực hành lắp giáp d/Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. GV lưu ý:Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với chi tiết lắp. Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí qui định. HS thực hành tháo,GV theo dõi . Hoạt động 2:Đánh giá sản phẩm Cho Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm- GV treo bảng tiêu chí. HS dựa vào bảng tiêu chí nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn. GV nhận xét đánh giá chung. 3Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : 27 .2.2011 Buổi chiều Thứ sáu, ngày 4 tháng 3 năm 2011 Toán Thực hành giải toán về nhân ,chia số đo thời gian với một số . I. Mục tiêu : - Giúp HS củng cố thực hiện phép nhân, phép chia số đo thời gian Vận dụng giải các bài toán đơn giản và thực tiễn và tính giá trị biểu thức. Rèn luyện kĩ năng tính số đo thời gian. Giáo dục HS tính cẩn thận trong toán học. * Trọng tâm :Thực hành nhân ,chia đúng ,nhanh số đo thời gian . II.Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ , BTTN Toán 5 Tập2 HS : BTTN Toán 5 Tập2 III.Các hoạt động dạy –học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ (3’). GV: Gọi HS lên bảng làm phép tính:10,5 giờ : 9 = 34,5 giờ : 5 = +Nêu cách nhân, chia số đo thời gian? - GVnhận xét,cho điểm. B. Bài mới (32’). 1. Giới thiệu: GV nêu và ghi bảng 2. Hướng dẫn HS làm bài. Bài 1Trang 29 (BTTN ): - Gọi đọc yêu cầu.Gọi HS nhắc lại cách nhân ,chia số đo thời gian?Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, đánh giá và chốt cách nhân số đo thời gian. Bài 2 Trang 30 ( BTTN ) : YC HS tự làm .GV đigiúp HS yếu . Bài 3 Trang 30 ( BTTN ) : YC HS tự làm .GV đigiúp HS yếu . Bài 6 Trang 30 ( BTTN ) : YC HS tự làm vào vở + bảng phụ.GV đi giúp HS yếu .GV chữa bài chốt kiến thức . Bài 8 Trang 30 ( BTTN ) : YC HS tự làm vào vở + bảng phụ.GV đigiúp HS yếu .GV chữa bài chốt kiến thức . Bài 10 Trang 30 ( BTTN ) : YC HS tự làm vào vở .GV đi giúp HS yếu .GV chữa bài chốt kiến thức . 3. Củng cố – dặn dò. GV chốt lại trọng tâm. Nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài theo hướng dẫn. ÔnTiếng Việt Ôn:Tập viết đoạn đối thoại I.Mục tiêu : - Rèn HS kỹ năng đọc hiểu câu chuyện; Rèn HS kỹ năng viết đoạn đối thoại dựa vào câu chuyện đọc hiểu . * Trọng tâm : Hiểu nội dung câu chuyện và viết hoà thành 2 đoạn đối thoại đúng và hay. II. Đồ dùng dạy học : GV :Bảng phụ, BTTN TV Tập 2. HS : BTTN TV Tập 2. III.Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ (3’) : + Em hiểu thế nào là đối thoại ? + Khi viết đoạn đối thoại ta cần chú ý điều gì ? - GV đánh giá cho điểm. B– Dạy bài mới (32’) : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài đọc Trang 30 ( BTTN ): - Gọi HS đọc nội dung bài. - Yêu cầu HS tự đọc thầm bài. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập + Nội dung câu chuyện nói gì ? Bài 12 Trang 30 (BTTN ) YC 1 HS đọc đầu bài.HS tự viết đoạn đối thoại vào vở + bảng phụ.GV đến giúp HS yếu. GV chữa bài và chốt kiến thức . Bài 13 Trang 30 (BTTN ) YC 1 HS đọc đầu bài.HS tự viết đoạn đối thoại vào vở + bảng phụ.GV đến giúp HS yếu. GV chữa bài và chốt kiến thức . * Lưu ý : HS yếu có thể làm 1 bài . 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: