Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 3 - Nguyễn Duy Thăng

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 3 - Nguyễn Duy Thăng

KHOA HọC

 Tiết 3: SỰ SINH SẢN

I-MỤC TIÊU:

* Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

* Nêu được ý nghĩa cuủa sự sinh sản.

* GD ý thức giảm sự gia tăng dân số.

 II-CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

*HS: Tranh ảnh về gia đình của mình.

*GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai”, H1-2-3-4 SGK, bảng phụ.

III-HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

(1') 1*Ổn định tổ chức:

(1') 2*Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng học tập.

 3*Bài mới: KHỞI ĐỘNG

(2) Nêu vấn đề Giới thiệu chương trình: HS đọc tên và c chủ đề ở phần mục lụcmục lục SGK - so sánh với khoa học 4(thêm chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên).

 ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào con người và sức khoẻ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà các em học có tên là “ Sự sinh sản ”.

 TĂNG TỐC

 Giải quyết vấn đề

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 3 - Nguyễn Duy Thăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHoa học
 Tiết 3: sự sinh sản
I-MụC TIÊU:
* Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
* Nêu được ý nghĩa cuủa sự sinh sản.
* GD ý thức giảm sự gia tăng dân số.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*HS: Tranh ảnh về gia đình của mình.
*GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai”, H1-2-3-4 SGK, bảng phụ.
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(1') 2*Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng học tập.
 3*Bài mới: khởi động 
(2) Nêu vấn đề Giới thiệu chương trình: HS đọc tên và c chủ đề ở phần mục lụcmục lục SGK - so sánh với khoa học 4(thêm chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên).
	ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào con người và sức khoẻ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà các em học có tên là “ Sự sinh sản ”.
 tăng tốc
 Giải quyết vấn đề
(10') Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?” 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giao nhiệm vụ cho HS chia nhóm trong 3’
- KL: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta có thể nhận ra bố mẹ các em bé.
- Chia nhóm 4: dán tranh các em bé vào với bố mẹ của chúng.
- 2 nhóm đính bảng phụ lên bảng và trình bày.( có thể giải thích vì sao lại biết đó là bố mẹ của các em)
(8') Hoạt động 2:. ý nghĩa của sự sinh sản 
- Cho HS Quan sát tranh SGK và đọc lời thoại
- Treo tranh H1-2-3-4
- Đàm thoại : + Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? 
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ?
- KL:
- Chia nhóm 2: Thảo luận về nội dung bức tranh.
Đại diện nhóm lên giới thiệu về từng bức tranh.
- 2 thế hệ
- Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì, kế tiếp nhau. Do vậy loài người được tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
 (7') Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- Quan sát :- Cho HS giới thiệu về gia đình của mình
- Chia nhóm 2: cho bạn xem ảnh gia đình mình
- 5 HS đính ảnh và giới thiệu về gia đình của mình.
(5') 4*Củng cố: về đích 
 Trò chơi: Ai nhanh hơn
	Đại diện mỗi nhóm 2 HS lên thi trả lời nhanh:
	1. Ta nhận ra được bố mẹ các em bé vì hình dáng bên ngoài có nhiều điểm giống nhau có đúng không?
	2. Nhờ cuộc sống đầy đủ mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau có đúng không?
	3. Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?
	4. Sinh sản càng nhiều càng tốt có đúng không?
 Tổng kết: 	-Nhận xét - Tổng kết điểm thi đua.
(1') 5*Dặn dò: - Về nhà các em học bài . Xem trước bài 2.
 ($ 2) nam hay nữ
I-MụC TIÊU:
* Phân biệt các đặc điểm sinh học và xã hội giữa nam và nữ
* Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm xã hội giữa nam và nữ.
* Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*GV: các tấm phiếu như trang 8 SGK
* HS : thẻ xanh - đỏ
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: -Nêu YN của sự sinh sản ?	(1HS)
 khởi động - Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? (1HS) 
 3*Bài mới : tăng tốc
(1') Nêu vấn đề - HS nêu trong lớp có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ? Bài hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa nam và nữ nhé!
 Giải quyết vấn đề
(7') Hoạt động 1: Thảo luận: Sự khác nhau giữa nam và nữ.
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Cho HS sinh hoạt nhóm 
- KL: SGK tr7
- Cho HS Quan sát H2-3 SGK
- Đàm thoại: 
-HS thảo luận câu hỏi 2 và 3 (SGK) - Đại diện nhóm nêu ý kiến( mỗi nhóm 1 câu)
- 1 HS đọc câu hỏi tr7
Nam: cơ thể rắn chắc, khoẻ mạnh, cao to hơn nữ.
Nữ: cơ thể nhỏ nhắn, mềm mại hơn nam.
(8') Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai nhanh , ai đúng”
- Phát phiếu (BT 4- VBT) cho các nhóm và hướng dẫn đính vào bảng
- Chia nhóm 4 (4)
- 2 nhóm đính bảng - Lớp nhận xét 
(10') Hoạt động 3: Trò chơi: “Một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Nêu cách chơi: tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh, lưỡng lự thì không giơ.
1. Công việc nội trợ chăm sóc con cái là của phụ nữ.
2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
3. Đàn ông là trụ cột trong gia đình, mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
4. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
5. Trong gia đình nhất định phải có con trai.
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
- HS giơ thẻ và giải thích.
- 2 HS đọc mục “Bạn cần biết”
 (4') 4*Củng cố: về đích Trò chơi: Thi trả lời đúng
Đại diện mỗi nhóm 2 HS lên thi trả lời nhanh:
	1. Nam và nữ có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
	2. Tại sao không nên trọng nam khinh nữ?	
 Nhận xét
(1') 5*Dặn dò: - Các em cần biết đoàn kết, không phân biệt nam, nữ để cùng xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
 KHoa học
 Tiết 3: nam hay nữ (tiếp)
I-MụC TIÊU:
* Phân biệt các đặc điểm sinh học và xã hội giữa nam và nữ
* Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm xã hội giữa nam và nữ.
* Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*GV: Tranh ảnh về 1 số phụ nữ tài ba
* HS : thẻ xanh - đỏ
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: 
 1. Nam và nữ có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học? (1 HS )
	 2. Tại sao không nên trọng nam khinh nữ?	 ( 1 HS ) 
 3*Bài mới : 
(1') Nêu vấn đề Bài hôm trước các em đã tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa nam và nữ. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vai trò to lớn của người phụ nữ.
 Giải quyết vấn đề
(15') Hoạt động 1: Thảo luận: Vai trò của nữ.
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Cho HS thảo luận xem H4 chụp gì?
Các cô gái trong ảnh đã lập nên kì tích gì?
Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- Đàm thoại : Kể tên những người phụ nữ tài giỏi mà em biết?
- Cho HS Quan sát tranh ảnh một số phụ nữ nổi tiếng: Ngoại trưởng Mĩ Rice, Tổng thống Philippin, nhà bác học Ma-ri-quy-ri, nhà báo Tạ Bích Loan
- KL: Trong gia đình và ngoài xã hội phụ nữ cũng có vai trò không kém nam giới. Ngày nay có rất nhiều phụ nữ tham gia công tác xã hội, giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lí. ở mọi lính vực phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh cao của con đường vinh quang. 
-HS Quan sát và thảo luận nhóm đôi
 - Đại diện nhóm nêu ý kiến: ảnh chụp đội tuyển bóng đá nữ đã 2 lần vô địch giải bóng đá khu vực Đông Nam á. Điều đó cho thấy nữ cũng có thể chơi đá bóng được như nam, cũng có thể làm được các công việc cần đến sức khoẻ như nam.
- Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Hồ Xuân Hương, chị út Tịch, bà Nguyễn Thị Định, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, bà Phạm Thị Hải Truyền ( nguyên Chủ tịch Tỉnh Bắc Giang )
 (10') Hoạt động 2: Liên hệ 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Cho HS liên hệ cuộc sống xung quanh em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào ? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Điều đó có hợp lí không?
- Giảng giải : Thời phong kiến con gái không được đi học, ăn cơm phải ngồi dưới bếp, không được bàn việc gia đình, việc nước. Ngày nay, một số dân tộc thiểu số vẫn còn quan điểm lạc hậu này.
- Chia nhóm 2 ( 2’ )
- Đại diện nhóm trình bày
(5') 4*Củng cố: Trò chơi: Thi trả lời đúng
Đại diện mỗi nhóm 2 HS lên thi trả lời nhanh:
	1. Kể những mẩu chuyện về những người phụ nữ giỏi?
	2. Tại sao không nên trọng nam khinh nữ?	
 Nhận xét
(1') 5*Dặn dò: - Các em cần biết đoàn kết, không phân biệt nam, nữ để cùng xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Chuẩn bị tiết 4. 
	KHoa học
 Tiết 4: cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào
I-MụC TIÊU:
*Hiểu: cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
* Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
* GD ý thức bảo vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
 *GV: Tranh ảnh về thai nhi trong bụng mẹ, tranh H1
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: 
 1. Nêu vai trò của người phụ nữ? (1 HS )
	 2.Nhận thức của mọi người trong xã hội hiện nay đối với nam và nữ ntn?	( 1 HS ) 
 3*Bài mới : 
(1') Nêu vấn đề Treo tranh thai nhi trong bụng mẹ - giới thiệu: Em bé này hình thành như thế nào ở trong bụng mẹ bài hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu nhé!
 Giải quyết vấn đề
(15') Hoạt động 1:Thảo luận: Sự hình thành cơ thể người 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
-Chia nhóm 2:
 + Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người ?
 + Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
 + Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
 + Bào thai được hình thành từ đâu?
 + Sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra? 
-HS thảo luận rồi trình bày trước lớp.
 + Cơ quan sinh dục.
 + Tạo ra tinh trùng.
 + Tạo ra trứng.
 + Khi trứng trong bụng mẹ gặp tinh trùng.
 + Mang thai 9 tháng 10 ngày
 (10') Hoạt động 2: Giảng giải: Sự thụ tinh và phát triển của thai nhi
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Treo H1 - giảng về sự thụ tinh: Khi trứng rụng có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng, nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng.Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
- Treo H2-3-4-5, đính các băng giấy ghi :5 tuần, 3 tuần, 5 tháng, 9 tháng
- Cho HS quan sát thêm tranh ảnh về một số giai đoạn phát triển của thai nhi.
- Chia nhóm 2 ( 2’ )
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 2 HS lên thi đua gắn băng giấy vào tranh.và trình bày nội dung từng tranh.
- 2 HS đọc mục “Bạn cần biết”
(5') 4*Củng cố: Trò chơi: Thi trả lời đúng
	Đại diện mỗi nhóm 2 HS lên thi trả lời nhanh:
 1.Quá rình thụ tinh diễn ra như thế nào ?
	2.Mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi?
	3. Khi chưa được 3 tháng mà người mẹ bị cúm thì thai nhi có bị ảnh hưởng gì không?
	Nhận xét tiết học.
(1') 5*Dặn dò: - Về học bài và chuẩn bị bài tiết 5.
 ($ 5) cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
I-MụC TIÊU:
*Hiểu: bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi là bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.
*Biết: nêu những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai.
* GD ý thức bảo vệ và chăm sóc phụ nữ có thai.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*GV: tranh H1
* HS : thẻ xanh - đỏ
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: 
 khởi động 1. Quá rình thụ tinh diễn ra như thế nào ? (1 HS )
	 2. Mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi?	( 1 HS ) 
 3*Bài mới : tăng tốc
(1') Nêu vấn đề Em bé ở trong bụng mẹ 9 tháng mới ra đời. Vì thế sức khoẻ và sự phát triển của thai tuỳ thuộc vào sức khoẻ của mẹ. Vậy trong thời kì mang thai phụ nữ nên và không nên làm gì? Các thành viên khác trong gia đình cần làm gì để chăm sóc phụ nữ có thai? Bài hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu nhé!
 Giải quyết vấn đề
(12') Hoạt động 1:Thảo luận: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
-Chia nhóm 2: Quan sá ... y vào quả bóng, kéo dây cao su, thả dây cao su vào bát nước.
- GV làm TN 4 trước lớp: gọi 1 HS cầm 1 đầu dây cao su, đầu kia GV châm lửa đốt. Hỏi HS : Em có thấy nóng không? Điều đó chứng tỏ gì?
- Đàm thoại : Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có tính chất gì?
- Đại diện nhóm ghi kết quả thí nghiệm ra phiếu
- Đại diện nhóm lên làm lại thí nghiệm trước lớp - các nhóm khác nêu kết quả và nhận xét , bổ sung.
+ quả bóng nẩy lên, quả bóng bị lõm lại rồi trở về trạng thái ban đầu-> chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
+ sợi dây dãn ra rồi lại co lại -> chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
+ không có hiện tượng gì xảy ra -> chứng tỏ cao su không tan trong nước.
+ không nóng -> chứng tỏ cao su dẫn nhiệt kém.
- Cao su có tính đàn hồi, không tan trong nước, dẫn nhiệt kém.
 - 3 HS đọc tiếp sức mục “ Bạn cần biết” 
(4') 4*Củng cố: 
	- 2 HS của 2 đội lên hái hoa và trả lời câu hỏi:
	1. Nêu các loại cao su? Công dụng của cao su?
	2. Nêu tính chất của cao su? Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
 KL: SGV tr 113 - Nhận xét tiết học.
(1') 5*Dặn dò: - Về học bài và chuẩn bị 1 số đồ dùng bằng chất dẻo
. ($ 31 ) chất dẻo 
I-MụC TIÊU:
* Nhận biết được các đồ vật làm bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng.
* Nêu tính chất và công dụng của chất dẻo.
* GD ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*GV : đồ vật bằng cao su, phiếu ghi câu hỏi Trò chơi,.
* HS : bóng cao su, dây chun, bát, bảng nhóm, bút dạ. 
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: khởi động 
	1. Nêu các loại cao su? Công dụng của cao su?
	2. Nêu tính chất của cao su? Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
 3*Bài mới : tăng tốc
(1') Nêu vấn đề - HS giới thiệu đồ dùng bằng nhựa mà mình mang đến lớp. Những đồ dùng mà các em mang đến lớp đó là chất dẻo còn có tên là PLASTIC. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về chất dẻo. 
 Giải quyết vấn đề
(10') Hoạt động 1: Thảo luận nhóm : - Đặc điểm đồ dùng làm bằng nhựa.
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Chia nhóm cặp đôi: Quan sát SGK tr 64 và đồ dùng mang đến lớp. Thảo luận đặc điểm của chúng.
 - Đàm thoại : so với cao su đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì? 
- KL: Những đồ dùng bằng nhựa mà ta thường dùng được làm từ chất dẻo. Để biết chất dẻo có nguồn gốc từ đâu, có những tính chất gì ta cùng tìm hiểu tiếp. 
- Thảo luận ghi vào BT1 - VBT 
- 4 HS nêu ý kiến( như SGV tr 115) - lớp nhận xét 
- có nhiều màu sắc, hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều không thấm nước, có tính cách nhiệt, cách điện tốt.
 (10') Hoạt động 2:Thảo luận : -Tính chất của chất dẻo. 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Chia nhóm 4: các nhóm Thảo luận và trả lời 3 câu hỏi SGK
+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không ? Nó được làm từ gì?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo?
+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao?
- 3 HS đọc tiếp sức thông tin 
- Đại diện nhóm ghi ra phiếu
- Đại diện nhóm trình bày ( mỗi nhóm 1 câu) - các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
+ được làm ra từ dầu mỏ và than đá
+cách điện, nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cađược
+ thay thế gỗ, thuỷ tinh, da, vải và kim loại vì chúng rẻ tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
(5') Hoạt động 3:Trò chơi : -Thi kể các đồ dùng làm bằng chất dẻo. 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Chia nhóm 4: phát bảng nhóm, bút dạ. Các nhóm thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo - nhóm nào kể được nhiều hơn là thắng.
- Nhận xét, tính thi đua.
- ghi tên vào bảng
- đính bảng nhóm lên bảng lớp - lớp đếm và tính số đồ dùng mà nhóm bạn ghi được .
(4') 4*Củng cố: 
	- 2 HS của 2 đội lên hái hoa và trả lời câu hỏi:
	1. Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? Nó có tính chất gì?
	2. Cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo?
 KL: SGV tr 115 - Nhận xét tiết học.
(1') 5*Dặn dò: - Về học bài và chuẩn bị 1 số đồ dùng bằng tơ sợi.
($ 32 ) tơ sợi 
I-MụC TIÊU:
* Nhận biết được các công đoạn để làm tơ sợi tự nhiên.
* Nêu được cácloại vải thường may chăn, màn, quần áo; làm thí nghiệm để phát hiện tính chất tơ sợi.
* GD ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*GV : 1 số mẫu vải, phiếu ghi câu hỏi Trò chơi,.
* HS : diêm, bát, bảng nhóm, bút dạ( đủ theo nhóm) 
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: khởi động 
	1. Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? Nó có tính chất gì?
	2. Cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo?
 3*Bài mới : tăng tốc
(1') Nêu vấn đề - KT việc chuẩn bị đồ dùng của HS. Tất cả các mẫu vải các em mang đi đều được dệt từ tơ sợi. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, đặ điểm, công dụng của tơ sợi. 
 Giải quyết vấn đề
(12') Hoạt động 1: Thảo luận nhóm : - Nguồn gốc của tơ sợi
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Đàm thoại : Kể tên 1 số loại vải để may chăn, màn, quần áo?
- Chia nhóm cặp đôi: Quan sát HS 1-2-3 SGK tr 66 và cho biết:
 + Những hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, sợi đay, sợi tơ tằm?
- Đàm thoại : Những sợi nào có nguồn gốc từ thực vật?
Những sợi nào có nguồn gốc từ động vật?
- Quan sát các loại sợi vừa nói.
- KL: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật, động vật là tơ sợi tự nhiên. Còn tơ sợi được làm ra từ chất dẻo là tơ sợi nhân tạo.
- vải sợi bông (coton), sợi len, sợi nilon
 - Thảo luận 
- 3 HS nêu ý kiến - lớp nhận xét 
- sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai có nguồn gốc từ thực vật.
- tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
 (12') Hoạt động 2:Thảo luận : -Tính chất của tơ sợi. 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Chia nhóm 4: phát vải cho các nhóm, các nhóm Thảo luận theo mục thí nghiệm rồi ghi kết quả ra bảng nhóm
 ( kẻ như SGK và SGV)
- 1 HS đọc to yêu cầu thí nghiệm
- Đại diện nhóm ghi kết quả thí nghiệm ra bảng nhóm( 3 nhóm ghi đặc điểm mỗi loại sợi, 3 nhóm đốt 3 mấu vải và ghi hiện tượng)
- Đại diện nhóm lên làm lại thí nghiệm trước lớp - các nhóm khác nêu kết quả và nhận xét , bổ sung.
- 2 HS đọc tiếp sức mục thông tin 
(5') 4*Củng cố: 
	- 2 HS của 2 đội lên hái hoa và trả lời câu hỏi:
	1. Nêu đặc điểm và công dụng của một số loại sợi tự nhiên?
	2. Nêu đặc điểm và công dụng của một số loại sợi nhân tạo?
	3. Cách bảo quản đồ dùng bằng sợi tự nhiên?
	4. Cách bảo quản đồ dùng bằng sợi nhân tạo?
 - Nhận xét tiết học.
(1') 5*Dặn dò: - Về ôn các bài đã học.
($ 35 ) sự chuyển thể của chất 
I-MụC TIÊU:
* Phân biệt được 3 thể của chất. Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
* Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí và một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
* GD ý thức ham hiểu biết, khám phá khoa học.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*GV : hình trong SGK, thẻ từ ghi câu hỏi Trò chơi,.
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: Chữa bài thi
 3*Bài mới : 
(1') Nêu vấn đề 
 Giải quyết vấn đề
(12') Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức : - Phân biệt ba thể của chất
 HĐ GV
Hoạt động của HS
-GV kẻ sẵn bảng “ba thể của chất” lên bảng.
- Chia lớp thành 2 đội. (mỗi đội 5 – 6 em)
-GV phổ biến trò chơi và cách chơi.
-Cho HS thực hành chơi.
- Nhận xét, tổng kết cuộc chơi.
- GV kết luân.
- HS lắng nghe.
- Các đội cử đại diện lên chơi.
- Lần lượt từng người tham gia chơi lên gắn các tấm phiếu của mình lần lượt vào cột tương ứng.
 (12') Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng : -Đặc điểm của chất lỏng, rắn, khí. 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Chia nhóm 4: 
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi
GV đọc câu hỏi.
Nhóm nào lắc chuông trước và đúng là thắng cuộc.
- nhóm 4
- mỗi nhóm chuẩn bị 1 bảng con và phấn, và một cái xúc xắc nhỏ.
- các nhóm thảo luận rồi ghi kết quả vào bảng. 
(12') Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận : Một số VD.. 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK 
-KL: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển đổi này là một dạng biến đổi lí học.
- Nói về sự chuyển thể của nước. 
- Tìm thêm 1 số VD về sự chuyển thể của các chất khác.
- HS đọc mục “Bạn cần biết” trong SGK.
(5') 4*Củng cố: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng : 
 - GV chia nhóm và phổ biến luật chơi.
 - Mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận vào giấy rồi dán lên bảng.
 + Kể tên các chất ở thể rắn, lỏng, khí. Các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 - Tổng kết cuộc thi.
 - Nhận xét tiết học.
(1') 5*Dặn dò: - Về học.bài – chuẩn bị bài sau.
($ 36 ) hỗn hợp 
I-MụC TIÊU:
* HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
* Kể tên một số hỗn hợp. Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
* GD ý thức ham hiểu biết, khám phá khoa học.
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
*GV : hình trong SGK
*HS: - Muối, mì chính, hạt tiêu, bát nhỏ, thìa; dầu ăn, nước, cốc.
 - Cát, nước, giấy lọc, phễu, bông.
 - Gạo có lẫn sạn, giá, chậu nước.
III-Hoạt động trên lớp:
(1') 1*ổn định tổ chức:
(3') 2*Kiểm tra bài cũ: Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 
	- Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, khí.
 3*Bài mới : 
(1') Nêu vấn đề: Hỗn hợp là gì? GT. 
 Giải quyết vấn đề
(12') Hoạt động 1: Thực hành : - Tạo một hỗn hợp gia vị
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ tạo ra một hỗn hợp gia vị từ các nguyên liệu có sẵn.
+ Để tạo ra một gia vị ta cần có những chất nào?
+ Hỗn hợp là gì?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Hỗn hợp là gì?
- GV kết luân.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
+ Theo bạn, không khí là một hỗn hợp hay một chất?
+ Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết?
- Nhóm 4
- Các nhóm thực hành và ghi kết quả vào phiếu.
- Các nhóm trình bày và mời các nhóm khác nếm thử. Các nhóm nhận xét, so sánh.
- HS đọc mục “Bạn cần biết”
- HS thảo luận nhóm rồi trình bày kết quả.
 (12') Hoạt động 2: Trò chơi: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Chia nhóm 4: 
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi
GV đọc câu hỏi.
Nhóm nào lắc chuông trước và đúng là thắng cuộc.
- nhóm 4
- mỗi nhóm chuẩn bị 1 bảng con và phấn, và một cái xúc xắc nhỏ.
- các nhóm thảo luận rồi ghi kết quả vào bảng. 
(12') Hoạt động 3: Thực hành : Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. 
 HĐ GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành các yêu cầu trang 75 SGK.
- Thư kí các nhóm ghi lại các bước làm của nhóm mình.
(5') 4*Củng cố - Nhận xét tiết học.
(1') 5*Dặn dò: - Về họcbài – chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc- full.doc