Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 3 - Thứ 5

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 3 - Thứ 5

Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:

- Phép nhân, phép chia hai phân số.

- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị.

- Cần làm BT 1, 2, 3.

II/ Chuẩn bị:

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 3 - Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 17/9/2009
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Phép nhân, phép chia hai phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị.
- Cần làm BT 1, 2, 3.
II/ Chuẩn bị:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài 4 
- Nhận xét - chấm điểm. 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ghi bảng
2/ Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1:
- GV gọi HS nêu đề bài và TLCH
+ Cách thực hiện cách nhân, chia, tính với hỗn số như thế nào ? 
+ Yêu cầu HS làm bài - chữa bài - n.xét
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- GV h. dẫn cách làm như số tự nhiên. 
- HS làm bài - thu chấm - chữa bài.
 a) b) 
 c) d) 
Bài 3: HS nêu yêu cầu
- H. dẫn HS thực hiện theo mẫu.
M: 2m 15cm = 2m + 
Nhận xét cho điểm. 
Bài 4: gọi HS nêu yêu cầu
- GV h.dẫn HS tìm kết quả nhanh theo nhóm 4.
3/ Củng cố dặn dò: 
- Tổng kết đánh giá tiết học, tuyên dương. 
- Bài làm ở VBT và xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán./. 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- Tính
- 3 HS trả lời - lớp nhận xét. 
a) b) 
c) 
d) 
- Tìm x:
- HS nêu cách làm.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở - thu chấm - chữa bài.
1m 17cm = 1m + 
5m 36cm = 5m + 
8m 8cm = 8m + 
- Khoanh vào b: 1400 m2
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ Mục tiêu:
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1).
- Hiểu ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ (BT2). 
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sác màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
II/ Chuẩn bị: GV: - Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to.
	 HS: - SGK + Vở
III/ Các hoạt động dạy - học: 
Giáo viên
 Học sinh
A/ Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS - Nhận xét - ghi điểm.
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bàitập:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV: - Các em quan sát tranh SGK.
- BT đã cho trước một đoạn văn và còn để trống một số chỗ. Các em chọn các từ xách, đeo, khiêng.để điền vào chỗ trống trong đoạn văn đó sao cho đúng.
- HS làm bài vào vở BT- phát 3 tờ giấy khổ to cho 3 HS.
- HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng: Các từ lần lượt cần điền vào chỗ trống là: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp.
 Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ chọn ý trong ngoặc đơn sao cho ý đó có thể giải thích nghĩa chung của cả 2 câu tục ngữ, thành ngữ đã cho.
- Cho HS làm bài.
- GV gợi ý: Các em có thể lần lượt lắp các ý trong ngoặc đơn vào 3 câu a, b, c ý nào đúng nhất với cả 4 câu thì ý đó là đúng.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhật xét và chốt lại ý đúng nhất.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc:3 việc.
- Các em đọc lại bài Sắc màu em yêu.
- Chọn một khổ thơ trong bài.
- Viết một đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
- HS làm bài.
- HS trình bày.
4/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có sử dụng từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh BT3.
- Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa./.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh.
- Làm bài cá nhân.
- 3 HS làm bài vào giấy.
- 3 HS đem dán bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- Chép lời giải đúng vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu và đọc 3 câu a, b, c.
- HS đọc lại 3 câu a,b,c và các gợi ý cho trong ngoặc đơn.
- HS lần lượt ghép ý vào 3 câu.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS lần lượt thực hiện 3 việc.
- Một số em đọc đoạn đã viết.
- Lớp nhận xét.
Âm nhạc:
ÔN BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH + TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1.
Đ/c Lực dạy
Địa lí:
KHÍ HẬU
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc - Nam trên bản đồ.
- Nhận biết được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
- HS khá, giỏi giải thích được vì sao VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa; biết chỉ các hướng gió:đông bắc, tây nam, đông nam.
II/ Chuẩn bị:	GV: 	- Bản đồ Địa lí Việt Nam.
- Các hình minh họa SGK
- Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng 
- Nhận xét - ghi điểm
B/ Bài mới: * Giới thiệu bài:
- Hỏi: Hãy kể một số đặc điểm về khí hậu của nước ta mà em biết?
- GV nêu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khí hậu của Việt Nam và những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
- Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
- Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
1/ Hoạt động1: Nước ta có nhiệt đới gió mùa:.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho từng nhóm và nêu yêu cầu HS thảo luận 
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV tổ chức cho HS dựa vào phiếu học tập thi trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
- GV nhận xét phần trình bày.
- HS chia thành các nhóm 4 HS, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
* Đáp án:
1. a) Nhiệt đới; b) Nóng
 c) Gần biển;
 d) Có gió mùa hoạt động.
 e) Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.
2. ( 1 ) nối với ( b )
 ( 2 ) nối với ( a ) và ( c )
* Kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
2/ Hoạt động 2 :Khí hậu gió mùa có sự khác nhau
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, cùng đọc SGK, xem Lược đồ khí hậu VIệt Nam để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
- Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?
-Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?
- Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.
- GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu?
- GV theo dõi, sửa chữa chỉnh câu trả lời của HS.
- Hỏi: Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện.
- Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
- Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhiệt độ trung bình vào thánh 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.
- Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu miền đông, trời lạnh, ít mưa.
- Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu màu hạ, trời nóng và nhiều mưa.
- Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
- Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ, vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu.
- Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền.
* Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
3/ Hoạt động 3 :Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất :
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?
+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?
+ Vào mùa tmưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV gọi HS trả lời.
- HS nghe câu hỏi của GV.
- Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.
- Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.
- Vào mùa mưa, lượng nước nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân.
- Mùa khô kéo dài làm hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
*Kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- GV tổng kết các nội dung chính của khí hậu Việt Nam.
4/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - dặn HS về nhà thực hành: trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ - Chuẩn bị bài sau: Sông ngòi./.
Kĩ thuật:
THÊU DẤU NHÂN ( tiết 1)
	I/ Mục tiêu:	- Biết cách thêu dấu nhân .
	- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật , quy trình. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị nhúm.
	- Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu.Có thể thực hành đính khuy.
	- Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản. 
	- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được .
	II/ Chuẩn bị: GV: - Mẫu thêu dấu nhân .
	- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân .
	 HS: - Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
	III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
1/Ổn định :
2/ Bài cũ: 
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước 
3/ Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân.- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I SGK kết hợp quan sát hình 2 để nêu cách vạch dấu đường thêu.
-H. dẫn cách bắt đầu thêu theo hình 3.
-H. dẫn chậm các thao tác thêu mũi thứ 1, 2.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu dấu nhân.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy 
4/Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài sau ( tiết 2 ) ./.
 Hoạt động học
- Hát.
- Đọc mục 2a, quan sát hình 3 để nêu cách bắt đầu thêu.
- Đọc mục 2b, 2c, quan sát hình 4 để nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất , thứ hai .
- Lên thực hiện các mũi thêu tiếp theo .
- Quan sát hình 5 để nêu cách kết thúc đường thêu.
- Lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu.
- Nhắc lại cách thêu và nhận xét.
- 3 HS đọc ghi nhớ
- Đọc mục 2a, quan sát hình 3 để nêu cách bắt đầu thêu.
- Đọc mục 2b, 2c, quan sát hình 4 - nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất , 
thứ hai .
- Lên thực hiện các mũi thêu tiếp theo .
- Quan sát hình 5 để nêu cách kết thúc đường thêu.- Lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu.
- Nhắc lại cách thêu và nhận xét.
- 1 HS đọc ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 3 THU 5.doc