Tập đọc( 61)
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách từng nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
-Tranh minh hoạ bài học.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
Tuần 31 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011 Tập đọc( 61) Công việc đầu tiên I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách từng nhân vật. - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy - học: -Tranh minh hoạ bài học. - Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III.Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài 1. Kiểm tra bài cũ - HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam và nêu nội dung bài.- GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Hướng dẫn HS luyện đọc: - 1 HS đọc toàn bài. -Yêu cầu HS nêu cách chia bài thành 3 đoạn.GV nhận xét chốt lại. - Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Gọi HS đọc phần Chú giải. -Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý cách đọc. b. HD HS tìm hiểu bài: - GV chia thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi cuối bài.- HS trình bày kết quả thảo luận : + Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? + Tâm trạng của chị út như thế nào khi lần đầu tiên nhận công việc này? + Những chi tiết nào cho em biết điều đó? + Chị út đã nghĩ ra cách gì để giải hết truyền đơn? + Vì sao chị út muốn được thoát li? + Nội dung chính của bài văn là gì? - GV ghi nội dung chính của bài lên bảng. c. Đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau theo cách phân vai: Anh lấy từ mái nhà xuốnggiấy gì. - GV nhận xét, cho điểm bạn đọc tốt. d. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. I. Luyện đọc truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà,... II. Tìm hiểu bài - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là đi rải truyền đơn. - Chị út hồi hộp, bồn chồn. - Chị thấy trong người bồn chồn, thấp thỏm, đêm ngủ không yên. - Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm.Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. - Vì chị út rất yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. 3. Nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. Toán (151) Phép trừ I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân. - Vận dụng phép trừ để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy- học: Các hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Bài cũ - HS nêu cách trừ hai số tự nhiên, hai phân số, hai số thập phân. - GV NX cho điểm từng HS. 2. Bài mới a, Ôn về các thành phần và tính chất của phét trừ: - GV ghi phép cộng a - b = c - HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả. ? Nêu ý nghĩa của phép trừ ? ? Nêu tính chất của phép trừ ? - GV NX củng có lại kiến thức . b, Luyện tập: Bài 1: - HS đọc đề và tự làm bài vào vở theo mẫu. 2 em lên bảng làm ý a. - GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng. - Các ý còn lại tiến hành tương tự ý a. Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT và tự làm bài vào vở. 2 em lên bảng làm (mỗi em làm một ý). - HS NX chữa bài trên bảng. ? Nêu cách tìm số hạng chưa biết ? ? Nêu cách tìm số bị trừ ? - Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài . - GV NX cho điểm học sinh. Bài 3:- Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm. - Gọi HS trình bày cách làm, HS khác nhận xét, bổ sung.- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.- GV cùng HS nhận xét, chữa bài . 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS CB bài sau. * a - b = c * Trừ số tự nhiên, số thập phân, phân số đều có các tính chất : a - a = 0 a - 0 = a Bài 1: Tính rồi thử lại (theo mẫu). a) Thử lại: 8923 - 4157 4766 4766 + 4157 8923 Bài 2: Tìm x: a) x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 - 5,84 x = 3,32 b) x - 0,35 = 2,55 x = 2,55 + 0,35 x = 2, 9 Bài 3: Bài giải Diện tích đất trồng hoa là : 540,8 - 385,5 = 155,3 (ha) Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là: 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696,1 ha Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 Chính tả( 31) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả. - Viết hoa đúng các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương (BT2, BT3a). II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Nội dung bài 1. Kiểm tra bài cũ - HS lên bảng, cả lớp viết vào vở tên các huân chương trong tiết chính tả trước: Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động. - GV: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - HS trả lời - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. b. Hướng dẫn nghe - viết chính tả: - HS đọc đoạn văn cần viết chính tả. - GV: Đoạn văn cho em biết điều gì? - HS trả lời để nắm nội dung đoạn văn. - Gv yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn. - HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV nhận xét, sửa nếu HS viết sai. - GV đọc bài cho HS viết - GV đọc chậm cho HS soát bài. - GV chấm 5-7 bài và nêu nhận xét chung. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2:- HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập - Em hãy đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong 2 đoạn văn.- Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. d. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương, chuẩn bị bài sau. Đoạn văn tả về đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. 1. Từ khó Mớ ba, mớ bảy, tứ thân, năm thân, thế kỉ XIX, thế kỉ XX 2. Bài tập Bài 2: a) Giải thưởng trong các kì thi văn hóa, văn nghệ, thể thao: - Giải nhất: Huy chương Vàng - Giải nhì: Huy chương Bạc - Giải ba: Huy chương Đồng b)... c)... Bài 3: a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương, Vì sự nghiệp giáo dục. Toán (152) Luyện tập I. Mục tiêu: Biết vận dụng kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ để tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy- học: Các hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Bài cũ - HS làm lại bài tập 2 của tiết trước. - GV NX cho điểm từng HS. 2. Bài mới Bài 1: - HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở. 3 em lên bảng làm ý a, 2 em lên bảng làm ý b.- GV cùng HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). Bài 2: - HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở. 4 em lên bảng làm (mỗi em làm một ý).- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm . - HS NX chữa bài trên bảng. - GV: Em đã vận dụng tính chất gì để làm bài ?- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài . - GV NX cho điểm từng học sinh. Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi) - Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm. - Gọi HS trình bày cách làm, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài . 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Bài 1: Tính: a) ; ...; ... b) 594,72 + 406,38 - 329,47 = 1001,1 - 329,47 = 671,63 ... Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a)... b)... c) 69,78 + 35,97 + 30,22 = (69,78 + 30,22) + 35,97 = 100 + 35,97 = 135,97 d)... Bài 3: Bài giải Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là: ( số tiền lương) a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là : - = b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là: 4 000 000 : 100 15 = 600 000 (đ) Đáp số: a)15%; b)600 000 đồng Luyện từ và câu (61) Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam. - Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3). - HS khá, giỏi đặt câu được với mỗi câu tục ngữ ở BT2. II. Đồ dùng dạy- học - HS chuẩn bị từ điển. - GV chuẩn bị bảng phụ. III.Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy.trò Nội dung bài A. Kiểm tra bài cũ - HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - HS đọc YC của BT. - HS làm bài vào vở, trả lời lần lượt các câu hỏi a và b. - HS trình bày kết quả trên phiếu. - Gọi HS phát biểu. - GVcùng HS NX bổ sung, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung của BT, suy nghĩ phát biểu ý kiến. - HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét , kết luận lời giải đúng. Bài tập 3: - Gọi HS đọc YC và nội dung của BT - Yêu cầu HS tự làm. - 2 HS lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét, cho điểm. - HS dưới lớp đọc câu văn của mình. - GV nhận xét, cho điểm HS đạt yêu cầu. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được học. - Về CB bài sau. Bài 1: Bác Hồ khen phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. a) Hãy giải thích các từ ngữ nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó: anh hùng biết gánh vác lo toan mọi việc. bất khuất có tài năng, khí phách làm nên những việc phi thường. trung hậu không chịu khuất phục trước kẻ thù đảm đang chân thành và tốt bụng với mọi người. b) Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam. Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam là: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, Bài 2: Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của phụ nữ Việt Nam? + Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (mẹ bao giờ cũng nhương chỗ tốt nhất cho con.) + Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.(Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. đất nước có loạn phải nhờ cậy vị tướng giỏi). + Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.(Đất nước có giặc người phụ nữ cũng tham gia diệt giặc). + lòng thương con, đức hy sinh, nhường nhịn của người mẹ. + Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình. + Phụ nữ dũng cảm anh hùng. Bài 3: Đặt câu với một trong các câu tục ngữ trên. Ví dụ: Mẹ em là người phụ nữ yêu thương chồng con, luôn nhương nhịn, hy sinh, như tục ngữ xưa có câu: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Lịch sử tiết (31) lịch sử địa phương: khánh thượng I. Mục tiêu - Học xong bài này HS có ... trước. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới * Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bài vào vở theo mẫu. 4 em lên bảng làm, mỗi em làm một phép tính. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. * Bài 2:- HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bài vào vở theo mẫu. 4 em lên bảng làm, mỗi em làm một phép tính. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. * Bài 3: - HS đọc đề bài. - HS tự làm bài. 1 em lên bảng làm. - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. * Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi) - HS đọc đề bài. - HS tự làm bài. 1 em lên bảng làm. - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. 3. Củng cố, dặn dò - GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian - Dặn HS về xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị cho bài sau. Bài 1: Tính: a) 2 giờ 24 phút + 3 giờ 18 phút = 5 giờ 42 phút 14 giờ 26 phút - 5 giờ 42 phút = 8 giờ 44 phút b)... Bài 2: Tính: a) 8 giờ 54 phút 2 = 17 giờ 48 phút 38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây b)... Bài 3: Bài giải Thời gian cần có để người đi xe đạp đi hết quãng đường là. 18 : 10 = 1,8 (giờ) 1,8 giờ = 1 giờ 48 phút Đáp số: 1 giờ 48 phút Bài 4: Bài giải Thời gian ôtô đi trên đường là: 8giờ56 phút - 6giờ 15phút - 25phút = 2giờ 16phút 2 giờ 16 phút = giờ Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 45 = 102 (km) Đáp số:102 km Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2011 Tập làm văn (63) Trả bài văn tả con vật I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài. - Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập, bảng phụ ghi những lỗi phổ biến. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS đọc dàn ý bài văn cảch mà các em đã làm ở tiết trước. - GV chấm nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a) Nhận xét chung bài làm của HS: - HS đọc lại đề bài. - GV nhận xét chung về bài làm của HS. * Ưu điểm: - HS hiểu y/c đề, bố cục rõ ràng, đủ 3 phần. - Một số bài dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động làm nổi bật lên hình dáng và hoạt động của con vật tả. - Lời văn sinh động, chân thực, có liên kết giữa MB, TB, KB, giữa con vật và con người * Nhược điểm: - Một số em câu văn còn lủng củng, viết sai nhiều lỗi chính tả (Lê Cường, Tâm) - Trình bày bài chưa khoa học, chưa rõ ràng giữa 3 phần (Tâm) - GV viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS tìm cách sửa lỗi. - Trả bài cho HS. b) Hướng dẫn làm BT: Bài 2: HS đọc y/c BT và tự đánh giá bài làm theo những gợi ý của bài tập. Bài 3: HS nêu yêu cầu BT và tự chữa bài theo gợi ý sgk - Chữa chung cả lớp. - Tự chữa lỗi trong bài làm của mình. - Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi. Bài 4: - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS. - HS trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn. Bài 5: - HS đọc y/c bài tập. - Gợi ý HS viết lại đoạn văn chưa đạt y/c. - HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn. - HS đọc đoạn văn đã viết lại. GV chấm điểm những đoạn viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau Toán (159) Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình I. Mục tiêu: Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ - HS tiếp nối nhau nêu cách tính chu vi, diện tích của các hình đã học. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Ôn tập về tính chu vi và diện tích: HS viết lại công thức tính chu vi, diện tích của một số hình đã học vào vở. 1 số em lên bảng viết. b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - HS đọc bài toán. - HS làm bài vào vở, và lên bảng chữa. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 2: (Dành cho HS khá, giỏi) - HS đọc đề bài. Trao đổi với bạn tìm cách làm. - HS làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng. - HS nêu lại cách tính diện tích hình thang. Bài 3: - HS đọc đề bài. Trao đổi với bạn tìm cách làm. - HS làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng. - HS nêu lại cách tính diện tích hình vuông, hình tròn. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích của các hình đã học. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Bài 1: Bài giải Chiều rộng của khu vờn là: 120 = 80 (m) a) Chu vi của khu vườn là: (120 + 80) 2 = 400(m) b) Diện tích của khu vườn đó là. 120 80 = 9600 (m2) 9600 m2 = 0,96ha Đáp số: a)400m, b) 0,96ha Bài 2: Bài giải Đáy lớn của mảnh đất đó là: 5 1000 = 5000(cm) 5000cm = 50m Đáy nhỏ của mảnh đất đó là. 3 1000= 3000(cm) 3000cm = 30m Chiều cao của mảnh đất đó là: 2 1000 = 2000(cm) 2000cm = 20m Diện tích của mảnh đất hình thang là: (30+50) 20 :2= 8000(m2) Đáp số: 8000m2 Bài 3: Bài giải Diện tích hình vuông ABCD bằng diện tích của 4 tam giác có diện tích bằng diện tích tam giác AOB và bằng: (4 4 : 2) 4 = 32(cm2) Diện tích của hình tròn tâm O là: 4 4 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích của phần hình tròn được tô màu là: 50,24 - 32 = 18,24 (cm2) Đáp số: 18,24 cm2 Luyện từ và câu (64) Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm (BT1). - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2; 3). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập. Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài 1. Bài cũ - HS nêu tác dụng của dấu hai chấm. - GV bổ sung nếu cần thiết. GV nhận xét chung. 2. Bài mới a) GV nêu mục tiêu của tiết học. b) HD HS làm các bài tập: Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình. Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bài vào VBT. - HS phát biểu ý kiến. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình. Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm việc nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhấn mạnh những ND cơ bản của tiết học. - Nhận xét giờ học, nhắc nhở HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. Bài 1: a) Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b) Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài 2: a) Đặt dấu hai chấm vào sau tiếng rối rít. b) Đặt dấu hai chấm vào sau tiếng cầu xin. c) Đặt dấu hai chấm vào sau tiếng kì vĩ. Bài 3: Đọc mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu và cho biết người bán hàng đã hiểu lầm ý của khách hàng như thế nào? Để người khách hàng khỏi hiểu lầm, ông cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào? Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011 Tập làm văn (64) Tả cảnh (Kiểm tra viết) I- Mục tiêu: Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng, biết liên kết câu; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II- Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài 1. Kiểm tra - HS nêu cấu tạo bài văn tả cảnh. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Hướng dẫn HS viết bài: - GV ghi đề bài lên bảng. - HS đọc đề bài. - Nhắc HS: Các em nên chọn đề mà các em đã chuẩn bị tiết trước trong vở bài tập. - HS nêu đề mình chọn. - GV nhắc nhở HS những điều cần lưu ý khi làm bài.- Yêu cầu HS tự làm bài. - GV theo dõi bao quát lớp. - GV thu bài. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Đề bài: Chọn một trong các đề sau: 1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. 2. Tả một đêm trăng đẹp. 3. Tả trường em trước buổi học. 4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích. Toán (160) Luyện tập I. Mục tiêu: Biết tính chu vi và diện tích các hình đã học. Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ - HS nêu cách tính chu vi và diện tích của một số hình đã học. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới Bài 1: - HS đọc đề toán. - HS tự làm vào vở. 1 em lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 2: - HS đọc đề toán. - HS tự làm vào vở. 1 em lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi) - HS đọc đề toán. - HS thảo luận cùng bạn tìm cách giải. - HS trình bày cách giải. - HS tự làm vào vở. 1 em lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 4: Tiến hành tương tự BT 3. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Bài 1: Bài giải Chiều dài sân bóng trong thực tế là: 11 1000 = 11 000 (cm) 11 000 cm = 110 m Chiều rộng sân bóng trong thực tế là: 9 1000 = 9 000 (cm) 9 000 cm = 90 m a) Chu vi của sân bóng là: (110 + 90) 2 = 400 (m) b) Diện tích sân bónh là: 110 90 = 9900 (m2) Đáp số: a) 400 m; b) 9900 m2 Bài 2: Bài giải Cạnh hình vuông là: 48 : 4 = 12 (m) Diện tích của hình vuông đó là: 12 12 = 144 (m2) Đáp số: 144 m2 Bài 3: Bài giải Chiều rộng của thửa ruộng là: 100 3 : 5 = 60 (m) Diện tích của thửa ruộng là: 100 60 = 6000 (m2) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là: 55 (6000 : 100) = 3300 kg Đáp số: 3300 kg Bài 4: Bài giải Diện tích của hình vuông hay cũng chính là diện tích của hình thang là: 10 10 = 100 (cm2) Chiều cao của hình thang là: 100 : (12 + 8) 2 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm Đạo đức (32) đạo đức địa phương: em tìm hiểu về ubnd xã khánh thượng I. Mục tiêu: - Có hiểu biết về UBND xã nhà. - Có ý thức bảo vệ UBND xã và các công trình công cộng ở địa phương. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ - HS giới thiệu đôi nét về quê hương mình. - GV: Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới a) Tìm hiểu về UBND xã Khánh Thượng: - Vị trí: Nằm bên đường trục xã - Diện tích: - Cấu tạo bộ máy của UBND xã: có 17 chức danh công chức 1) Chủ tịch 10) Hội cựu chiến binh 2) Phó chủ tịch 11) Công an trưởng 3) Cán bộ tư pháp 12) Công an phó 4) Bí thư 13) Địa chính 5) Phó bí thư 14) Văn phòng 6) Phụ nữ 15) Xã đội trưởng 7) Đoàn thanh niên ... 8) Chủ tịch mặt trận ... 9) Chủ tịch nông dân tập thể ... b) HS hát một số bài hát về quê hương 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ UBND xã, các công trình công cộng ở địa phương. - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Kí duyệt của Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: